Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Giáo dục
2016: the year of the next global financial crisis?
2016: năm của cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu tiếp theo?
So far this year gloom has dominated the headlines – falling stock markets, low commodity prices, risks of debt crises in developing countries and risks of deflation. Some banks have even recommended investors sell everything other than “safe” (usually government) bonds.
Tính đến thời điểm này trong năm nay tin xấu tràn ngập các trang báo - các thị trường chứng khoán sụt giảm, giá cả hàng hoá thấp, nguy cơ khủng hoảng nợ tại các quốc gia đang phát triển và rủi ro giảm phát. Một số ngân hàng thậm chí còn khuyên nhà đầu tư bán hết chỉ giữ lại trái phiếu "an toàn" (thường là trái phiếu chính phủ).
Both the IMF and the World Bank have revised their global growth expectations downwards for this year. Low growth will particularly affect developing countries which need GDP growth to increase living standards.
Cả Quỹ tiền tệ thế giới lẫn Ngân hàng Thế giới đều điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay xuống. Tăng trưởng thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các nước đang phát triển, những nước này cần tăng GDP để tăng mức sống.
The main reason for slow global growth in 2016 will be China. After 2008, with less demand for its exports in crisis-ridden developed countries (most notably the US), China attempted to rebalance its economy.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại trong năm 2016 thì cái nguyên nhân chính vẫn là Trung Quốc. Sau năm 2008, trước tình trạng nhu cầu hàng Trung Quốc giảm ở các quốc gia phát triển bị vướng vào cuộc khủng hoảng tài chính (đáng kể nhất là Mỹ), Trung Quốc nỗ lực tái cân đối nền kinh tế của mình.
It tried to compensate for reduced export revenue by inciting infrastructure investments and increasing domestic consumption. For a few years, this strategy seemed to work, but this is not the case anymore – it resulted in the creation of domestic bubbles (notably in the real estate), which are now bursting.
Họ cố gắng bù đắp doanh thu xuất khẩu bị giảm bằng cách khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng và tăng tiêu dùng trong nước. Trong vài năm, chiến lược này tỏ ra hiệu quả, nhưng đến nay không còn phát huy tác dụng nữa - kết quả là tạo ra bong bóng nội địa (đáng kể là trong lĩnh vực bất động sản), những quả bong bóng này đang vỡ.
As a consequence, China is importing less material and commodities from other developing countries. This is why the price of these commodities is shrinking: there is too much supply and not enough demand to meet it.
Kết quả là, Trung Quốc đang ít phải nhập khẩu nguyên liệu và hàng hoá từ các nước phát triển. Đây là lý do vì sao giá các hàng hoá này giảm: nguồn cung quá dư thừa trong khi không có nhiều cầu cho cái nguồn cung dồi dào ấy.
Parts of the developing world that specialized in exporting commodities to China are now experiencing a reduction of export revenue (which also affects their public finances). As a result many Latin American countries (including the biggest one, Brazil) are currently either in outright recession or stagnating. The same applies for some African and Asian countries.
Các nước phát triển chuyên xuất khẩu hàng hoá vào Trung Quốc hiện đang chịu cảnh sụt giảm doanh thu xuất khẩu (điều này cũng ảnh hưởng đến ngân sách của họ). Vì vậy nhiều nước Mỹ La - tinh (trong đó nước lớn nhất là Braxin) đang trong tình trạng vừa bị suy thoái kinh tế nghiêm trọng lại vừa bị tồn ứ hàng hoá. Một số nước ở châu Phi và châu Á cũng thế.
At the same time, OPEC’s decision to flood the world with cheap oil (an attempt to kill the US shale industry) has also translated into reduced oil exports revenue for some developing countries – such as Saudi Arabia, Russia, Venezuela and even Brazil or Colombia. For example, Russia is on the edge of recession while Venezuela’s economy contracted by 10% in 2015.
Trong khi đó, quyết định của OPEC là cứ để dầu rẻ tràn ngập thế giới (một nỗ lực nhằm giết chết ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ) cũng khiến thất thu từ dầu mỏ ở một số nước phát triển - chẳng hạn Ả Rập Xê - út, Nga, Venezuela và còn có cả Braxin hay Cô-lôm-bi-a nữa. Ví dụ, Nga đang bên bờ vực khủng hoảng trong khi nền kinh tế Venezuela mất 10% trong năm 2015.
Finally, many European economies are still fragile, as the Eurozone remains a deficient currency union – incapable of addressing its poor economic performance post-2008. The Eurozone as a whole grew by only 0.3% in the last quarter of 2015, with Finland, Italy and Greece posting a negative growth rate and Portugal and France virtually stagnating.
Cuối cùng, nhiều nền kinh tế châu Âu vẫn yếu ớt, vì Khu vực đồng euro vẫn vẫn là liên minh tiền tệ yếu kém - không thể giải quyết được tình hình kinh tế tồi tệ của mình sau 2008. Khu vực đồng euro nói chung tăng trưởng chỉ 0,3% trong quý cuối cùng của năm 2015, Phần Lan, Ý và Hi Lạp có kết quả tỉ lệ tăng trưởng âm, Bồ Đào Nha và Pháp thì gần như giậm chân tại chỗ.
Deep down, many of the risks to the global economy can be traced back to insufficient global demand for supporting current levels of production.

Sâu xa hơn, nhiều nguy cơ của nền kinh tế thế giới có thể bắt nguồn từ nhu cầu trên toàn cầu không đủ để hỗ trợ mức sản xuất như hiện nay.
How does this link to recent turmoil?
Sao điều này lại liên quan đến tình trạng rối loạn hiện nay?
For one, it affects financial investment perceptions – and therefore stock markets. The slowing down of global production and trade will put the profitability of many economic activities into doubt. This is one of the reasons why financial sector analysts are nervous: they fear that many of the assets they hold (e.g. stocks and bonds) are overvalued – and are getting rid of them.
Vì một điều là, nó tác động đến tâm lý đầu tư tài chính - mà đó là thị trường chứng khoán. Sản xuất và thương mại toàn cầu chậm lại sẽ khiến nhiều hoạt động kinh tế khó sinh lời. Đây là lý do vì sao các nhà phân tích trong lĩnh vực tài chính lo sợ: họ sợ nhiều tài sản mình nắm giữ (chẳng hạn, cổ phiếu và trái phiếu) sẽ mất giá - và đang bán tống bán tháo chúng.
Second, the slowdown of economic activity means that part of the debt accumulated in the global economy may be unsustainable. The world emerged from the 2008 crisis with massive private and public sector debts. The macroeconomic policies pursued after 2008 didn’t really help reduce this debt – they rather led to a migration of global debt from one sector to another, and from some geographic areas to others.
Thứ hai là, hoạt động kinh tế suy giảm đồng nghĩa là có thể thế giới không gánh nổi một phần khoản nợ tồn đọng trong nền kinh tế toàn cầu. Từ cuộc khủng hoảng 2008 trở đi, thế giới gánh thêm số nợ khổng lồ, cả nợ tư lẫn nợ công. Các chính sách kinh tế vĩ mô người ta theo đuổi sau 2008 thực tế không giúp giảm số nợ này - thành ra chúng dẫn đến tình trạng nợ lây lan ra toàn thế giới từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, từ vùng địa lý này tới vùng địa lý kia.
The problem is that if the income from which these debts are supposed to be repaid is reduced or not growing fast enough, then many of them may become unsustainable and unrepayable – bar very unconventional policies. This may spark new crises across the world. And the interconnectedness of global finance means that no country is shielded from such risks.
Vấn đề ở chỗ nếu nguồn thu từ các khoản nợ này lẽ ra phải được hoàn trả mà bị hao hụt hoặc không tăng đủ nhanh, thì nhiều khoản có thể không gánh nổi hoặc không thể trả nổi - trừ phi có các chính sách hết sức bất thường. Điều này có thể kích hoạt những cuộc khủng hoảng mới trên toàn thế giới. Và trong tình hình kinh tế toàn cầu gắn kết mật thiết như hiện nay thì có nghĩa là không có nước nào thoát khỏi nguy cơ ấy.
Although it’s impossible to predict whether we’ll see a replay of a 2008-like crisis this year, one thing is certain: the shockwaves of 2008 are still with us and little has been done to address the fundamental imbalances which caused of the economic crisis in the first place.

Mặc dù khó có thể dự báo chúng ta sẽ chứng kiến cuộc khủng hoảng giống như 2008 lặp lại vào năm nay hay không, thì có một điều chắc chắn là: chúng ta vẫn chịu tác động của cuộc khủng hoảng từ 2008 và chưa làm được gì nhiều để giải quyết những cái mất cân đối cơ bản, mà những cái này lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế.
 
Đăng bởi: emcungyeukhoahoc
Bình luận
Đăng bình luận
2 Bình luận
Rarity(24/01/2016 12:16:53)
thêm thành công!!!
Rarity(24/01/2016 12:16:35)
oh good!!!
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.