Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Khoa học - Công nghệ
Five key findings from 15 years of the International Space Station
Năm phát hiện quan trọng trong 15 năm của trạm không gian quốc tế
The International Space Station is the longest-running continuously inhabited human outpost in space – this year it celebrated its 15th anniversary. As the ISS orbits the Earth it is essentially in a state of free fall, counteracting the Earth’s gravity and providing an ideal platform for science in space.
Trạm không gian quốc tế (ISS) là nơi có người ở liên tục lâu nhất ngoài vũ trụ - năm nay ăn mừng lễ kỷ niệm năm thứ 15 của mình. Vì ISS quay xung quanh Trái đất, cho nên nó vốn đang rơi tự do, cưỡng lại sức hút của Trái đất và là nơi nghiên cứu khoa học lý tưởng trong không gian.
Science aboard the ISS is decidedly cross-disciplinary, including fields as diverse as microbiology, space science, fundamental physics, human biology, astronomy, meteorology and Earth observation to name a few. But let’s take a look at some of the biggest findings.

Khoa học trên ISS rõ ràng là đa ngành, trong đó có các lĩnh vực muôn hình vạn trạng như vi sinh học, khoa học không gian, vật lý cơ bản, sinh học nghiên cứu con người, thiên văn học, khí tượng học và quan sát trái đất, ấy là mới kê ra một ít. Nhưng ta hãy điểm qua một vài phát hiện quan trọng nhất của trạm này nhé.
1. The fragility of the human body

The effects of the space environment on the human body during long duration spaceflight are of significant interest if we want to one day venture far beyond the Earth. A crewed journey to Mars, for example, may take a year, and the same time again for the return leg.

Microgravity research on the ISS has demonstrated that the human body would lose considerable bone and muscle mass on such a mission. Mitigation technology, involving the use of resistive exercise devices, has shown that it is possible to substantially alleviate bone and muscle loss. Coupled with other studies into appropriate nutrition and drug use, these investigations may lead to improvements in the treatment of osteoporosis, a condition affecting millions of people across the globe.
Sự mỏng manh yếu ớt của cơ thể con người

Ảnh hưởng của môi trường không gian lên cơ thể người suốt chuyến bay vũ trụ dài ngày rất đáng quan tâm nếu chúng ta muốn du hành bên ngoài trái đất một ngày nào đó. Chẳng hạn như du hành có người lái đến sao Hỏa, có thể mất cả năm trời, và cũng mất bao nhiêu đó thời gian cho chuyến bay về.

Nghiên cứu tình trạng không trọng lực trên ISS đã chứng minh rằng cơ thể người sẽ mất lượng cơ bắp và xương khá nhiều khi thực hiện một sứ mệnh như vậy. Công nghệ làm giảm bớt ảnh hưởng này, bao gồm sử dụng các thiết bị tập thể dục chống mất cơ bắp, cho thấy có thể giúp giảm mất xương và mất cơ đáng kể. Cùng các nghiên cứu khác về cách ăn uống thích hợp và sử dụng thuốc men, những nghiên cứu này có thể mang đến cải tiến trong điều trị loãng xương, một rối loạn đang tác động đến hàng triệu người trên toàn cầu.
2. Interplanetary contamination

A long-term goal of many space agencies is to fly humans to Mars. The red planet is of particular interest because it is one of the most accessible locations in which past or present extraterrestrial life may exist. It is imperative, therefore, that we do not inadvertently contaminate Mars with terrestrial organisms. Likewise, we must be careful not to back-contaminate Earth with any possible Martian life forms during a sample return mission
Ô nhiễm liên hành tinh

Một mục tiêu lâu dài của nhiều cơ quan không gian là đưa con người đến sao Hỏa. Hành Tinh Đỏ này được đặc biệt chú ý vì là một trong những các vị trí dễ tiếp cận nhất, nơi có thể có sự sống ngoài trái đất trong quá khứ hoặc trong hiện tại. Vì thế, bắt buộc chúng ta không được vô tình làm sao Hoả nhiễm bẩn bằng các sinh vật trên địa cầu. Tương tự vậy, chúng ta cũng phải cẩn thận không để nhiễm bẩn Trái đất bởi bất cứ sinh vật nào có thể có của Sao hỏa trong sứ mệnh mang mẫu vật về lại trái đất.
Certain hardy bacterial spores, such as the Bacillus subtilis in the picture were exposed to space aboard the ISS, but shielded from solar UV-radiation, and demonstrated a high survival rate. The space vacuum and temperature extremes alone were not enough to kill them off. These remarkable bugs could be capable of surviving an interplanetary space flight to Mars and live there, under a thin layer of soil, were they to be accidentally deposited by a spacecraft.

This finding has huge implications; if microorganisms, or their DNA, can survive interplanetary spaceflight, albeit by natural means, it leaves open the possibility that life on Earth may originally have arrived from Mars, or elsewhere.
Một số bào tử vi khuẩn trơ lỳ, như khuẩn que subtilis trong hình đã tiếp xúc với không gian trên ISS, nhưng không bị bức xạ của tia cực tím mặt trời chiếu đến, và cho thấy có tỉ lệ sống sót cao. Chân không vũ trụ và nội nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh thôi không đủ khả năng tiêu diệt chúng. Loài sâu bọ đáng chú ý này có khả năng vẫn sống sau chuyến du hành liên hành tinh đến sao Hỏa và sống ở đó, dưới lớp đất mỏng, có thể do tàu vũ trụ vô tình mang đến.

Khám phá này mang hàm ý quan trọng; nếu vi sinh vật, hoặc DNA của chúng, có thể sống sót sau chuyến bay vũ trụ liên hành tinh, dù bằng phương pháp tự nhiên, cũng mở ngỏ một khả năng: sự sống trên trái đất có thể có nguồn gốc từ Sao Hỏa, hoặc nơi khác.
3. Growing crystals for medicine

A key challenge in developing effective medicines is understanding the shape of protein molecules in the human body. Proteins are responsible for a huge range of biological functions, including DNA replication and digestion – and protein crystallography is an essential tool for understanding protein structure. Crystal growth within a fluid on Earth is somewhat inhibited by gravity-driven convection and the settling out of denser particles at the bottom of the fluid vessel.

Crystals in a microgravity environment may be grown to much larger siz​es than on Earth, enabling easier analysis of their micro-structure. Protein crystals grown on the ISS are being used in the development of new drugs for diseases such as muscular dystrophy and cancer
3. Tạo tinh thể làm thuốc

Khó khăn lớn trong việc bào chế các loại thuốc hiệu quả là hiểu được hình dạng của phân tử prô - tê - in trong cơ thể con người. Prô - tê - in thực hiện đủ loại chức năng sinh học, trong đó có nhân bản ADN và tiêu hoá - và nghiên cứu tinh thể prô - tê - in là công cụ quan trọng để hiểu biết cấu trúc của prô - tê - in. Tạo tinh thể trong một chất lỏng trên trái đất bị ức chế bởi đối lưu trọng lực, khiến đọng lại rất nhiều hạt dưới đáy dung dịch.

Tinh thể tạo ra trong môi trường không trọng lực có thể lớn hơn nhiều so với trên trái đất, giúp ta dễ phân tích cấu trúc vi mô của chúng. Tinh thể prô - tê - in được tạo ra trên ISS đã được dùng để bào chế các loại thuốc mới trị các bệnh như loạn dưỡng cơ và ung thư.
4. Cosmic rays and dark matter

Space is permeated by a constant flux of energetic charged particles called cosmic rays. When cosmic rays encounter the Earth’s atmosphere they disintegrate, producing a shower of secondary particles which can be detected at ground level. Some cosmic rays may emanate from explosive events such as supernovae or, closer to home, flares on our own sun. But in many cases their source is unknown.

In order to better understand these enigmatic particles, we need to catch them before they reach the atmosphere. Mounted on the ISS is the Alpha Magnetic Spectrometer (AMS), the most sensitive particle detector ever launched into space. This device collects cosmic rays and measures both their energy and incoming direction.
4. Bức xạ vũ trụ và vật chất tối

Vũ trụ tràn ngập bằng các dòng hạt tích điện liên tục gọi là bức xạ vũ trụ. Khi bức xạ vũ trụ gặp bầu khí quyển của trái đất sẽ tan rã, tạo ra một trận mưa hạt thứ cấp có thể phát hiện ở mặt đất. Một số bức xạ vũ trụ có thể phát ra do các vụ nổ như sao băng hoặc gần hơn, lửa toả ra từ mặt trời của chúng ta. Nhưng thường thì ta không biết bức xạ vũ trụ từ đâu đến.

Để hiểu rõ hơn các hạt bí hiểm này, chúng ta cần tóm được chúng trước khi chúng đến được bầu khí quyển. Trên ISS có lắp Quang phổ kế Từ tính Anfa ( AMS ), máy dò hạt nhạy nhất từng được phóng vào không gian. Thiết bị này thu thập các tia vũ trụ và đo cả năng lượng và hướng truyền tới của chúng.
In 2013, early results showed that cosmic ray electrons and their anti-matter counterparts, positrons, emanated from all directions in space, rather than from specific locations.

Approximately one quarter of the mass-energy of the universe is believed to be comprised of dark matter, a substance of unknown composition, which may be a source of cosmic rays. The theorised presence of dark matter envisages a halo of the material surrounding the Milky Way (and other galaxies), and is thus supported by the isotropic nature of the cosmic ray electrons and positrons detected by AMS, essentially coming at us from all directions in space.

It has never been detected directly and it’s true nature is one of the greatest unanswered questions in modern astrophysics.
Vào năm 2013, các kết quả ban đầu cho thấy các điện tử của bức xạ vũ trụ và phản hạt của chúng, pôzitrôn, được toả ra từ mọi hướng trong vũ trụ, chớ không từ địa điểm cụ thể nào.

Khoảng một phần tư năng lượng - khối lượng của vũ trụ được xem là có vật chất tối, một chất không rõ cấu tạo, có thể là một nguồn phát bức xạ vũ trụ. Người ta giả thiết rằng vật chất tối có trong vùng sáng bao quanh Dải Ngân hà - The Milky Way ( và các thiên hà khác ), và vì thế đúng với bản chất đẳng hướng (mọi hướng như nhau ) của các hạt điện tử và pôzitrôn của bức xạ vũ trụ, vốn chiếu vào chúng ta từ mọi hướng trong vũ trụ, do AMS phát hiện.

Chưa ai trực tiếp phát hiện ra vật chất tối và bản chất thực sự của nó là gì vẫn là một trong những câu hỏi lớn nhất chưa có lời đáp trong ngành vật lý học thiên thể hiện đại.
5. Efficient combustion

Deliberately starting a fire on an orbital space station does not sound, initially, like a good idea. It turns out, however, that the physics of flames in microgravity is quite interesting. The flame extinguishment study is an understandably carefully designed facility whereby tiny droplets of fuel, which form into spheres under microgravity, are ignited.

Flames on Earth assume their familiar shape because gravity-driven convection results in an updraught of air, drawing the burning mixture of fuel and gas upwards. In microgravity there is no updraught and so a flame assumes a diffuse spherical shape around the combustion source. Further, the yellow colour of a flame is produced by the incandescence of tiny soot particles. Soot forms from incomplete burning of the fuel and is a pollutant.
5. Đốt với hiệu suất cao

Cố ý đốt lửa trên trạm vũ trụ đang quay quanh địa cầu, lúc đầu, nghe có vẻ không phải là một ý tưởng hay ho gì. Tuy nhiên, hóa ra các tính chất vật lý của lửa trong tình trạng không trọng lực hết sức thú vị. Đối tượng nghiên cứu dập lửa là một thiết bị chuyên dụng được thiết kế hết sức cẩn thận, nơi từng giọt dầu tí hon vì không có trọng lực nên có ở dạng hình cầu, sẽ được châm lửa.

Lửa trên trái đất có hình dạng quen thuộc vì đối lưu do trọng lực gây ra sẽ làm không khí bốc lên cao, kéo hỗn hợp nhiên liệu và khí đốt bị đốt cháy lên cao. Trong tình trạng không trọng lực, sẽ không có hiện tượng bốc lên cao, cho nên ngọn lửa có dạng hình cầu khuếch tán quanh nguồn đốt. Ngoài ra, màu vàng của ngọn lửa được tạo ra bởi các hạt bồ hóng nhỏ xíu nóng sáng. Bồ hóng sinh ra là do không đốt cháy nhiên liệu hoàn toàn và là tác nhân gây ô nhiễm.
In microgravity, the combustion of a fuel is more complete and hence more efficient. A candle flame that would appear yellow on Earth, actually burns with a blue colour in microgravity and produces much less smoke. This kind of research enables the study of soot formation processes which has negative impacts on the environment and human health, and how droplets of fuel in a combustion engine transition from a liquid to a gas as they burn. This may one day lead to more efficient designs for combustion engines on Earth.
Trong tình trạng không trọng lực, việc đốt nhiên liệu hoàn toàn hơn, cho nên hiệu quả hơn. Lửa đèn cầy trên trái đất có màu vàng, thì trong tình trạng không trọng lực có màu xanh dương, và ít khói hơn. Loại nghiên cứu này cho phép nghiên cứu quy trình tạo thành bồ hóng, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người, và các giọt nhiên liệu tí hon trong một động cơ đốt trong sẽ chuyển từ thể lỏng sang thể khí khi bị đốt như thế nào. Điều này có thể, một ngày nào đó, làm người ta nghĩ ra các thiết kế động cơ chạy bằng sức đốt trên trái đất có hiệu suất cao hơn.
 
Đăng bởi: emcungyeukhoahoc
Bình luận
Đăng bình luận
2 Bình luận
blackeyes_6789@yahoo.com(12/02/2016 15:55:49)
microgravity = VI trọng lực nghĩa là trọng lực thấp chứ Không trọng lực là sai rồi. Có người nói 1 nhận thức sai lầm của nhiều người là : Mặt Trăng không có trọng lực là sai đấy bạn ạ. Không rõ nước ngoài có suy nghĩ sai lầm như mình ko, nhưng VN mà dịch kiểu shit thế này, thảo nào học sinh học không bị nhầm mới lạ.
khoinguyen96(25/01/2016 07:59:05)
hay
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.