Cắt bao quy đầu ở nữ giới, chính thức gọi là cắt âm vật, là một trong những phạm vi mang tính chính trị nhất của sức khỏe phụ nữ. Ước tính trên toàn cầu có hơn 100 triệu phụ nữ đã bị ảnh hưởng bởi truyền thống này.
Phe ủng hộ cho rằng cắt âm vật được thực hiện vì các lý do tôn giáo và văn hóa, nhưng theo những người phản đối thì thủ thuật này không chỉ là đe dọa tiềm ẩn đến tính mạng mà nó cũng là một dạng cực đoan của sự đàn áp phụ nữ.
Những người khăng khăng bảo vệ thủ thuật này ở Senegal giờ đây sẽ phải đối mặt với án tù từ một đến năm năm.
Cắt âm vật chủ yếu được thực hiện ở miền Tây và Nam châu Á, Trung Đông và nhiều khu vực ở Châu Phi.
Nó cũng diễn ra bất hợp pháp trong các cộng đồng dân nhập cư ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc và Anh.
Người ta ước tính tổng cộng có hai triệu phụ nữ bị cắt âm vật mỗi năm.
Có ba kiểu thủ thuật cắt âm vật chính:
- Cắt đầu âm vật;
- Cắt toàn bộ âm vật và các môi xung quanh;
- Cắt âm vật và các môi và sau đó khâu âm đạo lại, chỉ để lại một lỗ nhỏ cho nước tiểu và máu kinh nguyệt thoát ra – một quy trình được cho là để tránh giao hợp.
Rất nghiêm trọng là việc cắt xẻo này bao gồm cả một ca phẫu thuật sau này khi cô dâu trẻ phải bị cắt mở ra lại để cho phép quan hệ trong đêm tân hôn rồi thông thường sẽ bị khâu lại sau đó.
Mục đích của hủ tục này là đảm bảo người phụ nữ chung thuỷ với chồng tương lai của cô ấy. Một số cộng đồng phán xét các cô gái là không đạt tiêu chuẩn cho hôn nhân nếu như họ không được cắt âm vật.
Những bé gái chỉ mới ba tuổi đã phải trải qua hủ tục này, nhưng độ tuổi mà phẫu thuật được thực hiện thay đổi tuỳ quốc gia và nền văn hoá.
Theo các nhân viên y tế, phẫu thuật như thế thường được thực hiện trong những điều kiện thiếu vệ sinh.
Lưỡi lam, kéo, dao làm bếp và thậm chí là mảnh thủy tinh được sử dụng để làm vật cắt, thường dùng chung cho nhiều người, càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Gây mê được hiếm khi được thực hiện.
Một số cô gái chết do mất máu, nhiễm trùng huyết và sốc.
Việc cắt âm vật cũng có thể dẫn đến những vấn đề tiết niệu và sinh sản lâu dài.
Tuy nhiên, những cô gái không được cắt âm vật bị coi là "không sạch sẽ" trong nhiều nền văn hoá, và có thể bị các phụ nữ khác đối xử như là gái điếm. Nhiều đàn ông tin vào chuyện hoang đường là họ sẽ bị chết nếu dương vật của họ chạm vào âm vật.
Các cuộc vận động đang được tiến hành
Nhờ vào các cuộc vận động vì sức khoẻ, hủ tục cắt âm vật đã và đang mất dần ở một số quốc gia trong thập niên vừa qua. Ở Kenya, mộc cuộc điều tra thăm dò vào năm 1991 cho thấy rằng 78% thanh thiếu niên đã được cắt bao quy đầu, 100% ở nữ giới so với 50% ở nam giới. Ở Sudan, hủ tục này giảm 10% giữa năm 1981 và năm 1990.
Nhiều chính phủ đã đề ra pháp chế nhằm đảm bảo thủ thuật này chỉ được thực hiện trong bệnh viện do các bác sĩ có chuyên môn.
Các quốc gia khác như là Ai Cập đã cấm hoàn toàn thủ thuật này, nhưng có sự chống đối đáng kể đối với sự thay đổi vì bản chất truyền thống của hủ tục và các nhân viên y tế cho rằng một phương pháp ít gây đối đầu hơn, như là chương trình Ntanira Na Mugambo, có thể thành công hơn.
Ntanira Na Mugambo, hay còn được gọi là “cắt âm vật bằng ngôn ngữ”, đã được phát triển ở vùng nông thôn của Kenya do các tổ chức sức khỏe của phụ nữ địa phương và quốc tế.
Nó bao gồm một chương trình giáo dục cộng đồng kéo dài một tuần về các ảnh hưởng tiêu cực của việc cắt âm vật, kết thúc bằng một buổi lễ kỷ niệm đến tuổi trưởng thành của các thiếu nữ.
Các thiếu nữ sẽ được tách ra khỏi cộng đồng trong một tuần và trải qua các lớp học về sinh sản, cơ thể học, vệ sinh, các khía cạnh của việc trưởng thành, phát triển lòng tự trọng và kỹ năng đương đầu với những áp lực xã hội từ bạn bè cùng trang lứa.
Thành viên trong gia đình cũng trải qua các khoá giáo dục sức khỏe và nam giới trong cộng đồng được giảng dạy về ảnh hưởng tiêu cực của việc cắt âm vật.
Các nhân viên y tế tin rằng chương trình sẽ có tác dụng vì nó không đưa ra lệnh cấm đối với hủ tục cắt âm vật, nhưng cung cấp các giải pháp thay thế hấp dẫn.