Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Khoa học - Công nghệ
The Mysterious Phenomenon of Bamboo Flowering
Hiện tượng kỳ lạ: Tre nở hoa
Bamboos are the fastest-growing plants on Earth. A typical bamboo grows as much as 10 centimeter in a single day. Certain species grow up to a meter during the same period, or about 1 millimeter every 2 minutes. You can actually see the plant grow in front of your eyes. Most species of bamboo reach maturity in just 5 to 8 years. Compare this to other popular hard woods that barely grow an inch in a week. Trees such as oak, can take up to 120 years to reach maturity. But when it comes to flowering, bamboos are probably one of the slowest plants in the world.
Tre là loài thực vật mọc nhanh nhất Trái đất. Một cây tre thông thường mọc cao đến 10 cm chỉ trong một ngày. Một số giống còn mọc cao đến một mét trong cùng thời gian như vậy, nghĩa là cứ 2 phút cao thêm 1mm. Ta thực có thể nhìn thấy cây cao lên trước mắt mình. Hầu hết các giống tre sẽ trưởng thành chỉ trong vòng 5-8 năm . So với các loài thân gỗ cứng phổ biến khác, một tuần chỉ mọc khoảng một inch. Các giống cây như sồi, có thể mất đến 120 năm mới trưởng thành. Nhưng nếu nói đến chuyện nở hoa, thì tre có lẽ là một trong những loài cây chậm ra hoa nhất thế giới.
The flowering of bamboos is an intriguing phenomenon, because it is a unique and very rare occurrence in the plant kingdom. Most bamboos flower once every 60 to 130 years. The long flowering intervals remain largely a mystery to many botanists.



Tre ra hoa là một hiện tượng thú vị, vì đây là sự kiện có một không hai và hết sức hiếm thấy trong thế giới thực vật. Đa phần tre nở hoa 60-130 năm một lần. Thời gian nở hoa cách xa nhau đến vậy, đến nay vẫn là điều bí ẩn đối với nhiều nhà thực vật học .
Bamboo flowering in spring in a garden in Roskilde, Denmark. Photo credit
Tre nở hoa trong một khu vườn ở Roskilde, Denmark
These slow flowering species exhibit another strange behavior — they flower all at the same time, all over the world, irrespective of geographic location and climate, as long as they were derived from the same mother plant. Most bamboos are exactly that — they are ‘division’ taken from the same mother plant at some point. These divisions were re-divided over time and shared across the world. Although the divisions are now geographically in different locations, they still carry the same genetic makeup. So when a bamboo plant in, say, North America flower, the same plant in Asia will do the same at roughly the same time. It is as if the plants carry an an internal clock ticking away until the preset alarm goes off simultaneously. This mass flowering phenomenon is called gregarious flowering.

Những loài chậm nở hoa có một hành vi kỳ lạ khác nữa- chúng đồng loạt nở hoa cùng một lúc, ở mọi nơi trên thế giới, dù ở vị trí địa lý và khí hậu nào, miễn là chúng được tách ra từ cùng một ​​cây mẹ. Hầu hết các cây tre quả thật là 'bộ phận' tách ra từ cây mẹ tại một thời điểm nào đó. Những bộ phận này lại tái phân chia theo thời gian và lan toả trên toàn thế giới. Mặc dù các bộ phận phân chia này ngày nay khác nhau về mặt địa lý, nhưng chúng vẫn mang cấu trúc gen giống nhau. Vì vậy, khi một cây tre ở, chẳng hạn, Bắc Mỹ nở hoa, thì cây tre cùng mẹ ở châu Á cũng sẽ giống vậy, gần như cùng lúc. Cứ như thể các cây này có gắn cùng đồng hồ hẹn giờ bên trong nên cùng reng lên một lúc. Hiện tượng nở hoa đồng loạt này được gọi là nở hoa tập thể.
According to one hypothesis, mass flowering increases the survival rate of the bamboo population. The hypothesis argues that by flooding the area with fruit, there will still be seeds left over even if predators eat their fill. By having a flowering cycle longer than the lifespan of the rodent predators, bamboos can regulate animal populations by causing starvation during the period between flowering events. The hypothesis still does not explain why the flowering cycle is 10 times longer than the lifespan of the local rodents.





Theo một giả thuyết, sự ra hoa tập thể làm tăng tỷ lệ sống còn của quần thể tre trúc. Giả thuyết này cho rằng nhờ ra quả đầy ngập trong vùng, nên hạt tre vẫn còn sót lại sau khi bị kẻ thù ăn no nê. Nhờ có chu kỳ ra hoa lâu hơn tuổi thọ của loài gặm nhấm ăn mình, tre có thể kiểm soát lượng thú này bằng làm chúng đói không có thức ăn trong thời gian giữa hai lần ra hoa. Giả thuyết này vẫn chưa giải thích được lý do tại sao chu kỳ ra hoa của tre dài hơn tuổi thọ của loài gặm nhấm ở địa phương này đến 10 lần .

Bamboo flowers and fruit.


Once a bamboo species has reached its life expectancy, had flowered and produced seeds, the plant dies, wiping out entire swaths of forests over a several year period. One theory is that seed production requires an enormous amount of energy which stresses the bamboo plant to such an extent that they actually die. Another theory suggests that the mother plant dies to make room for the bamboo seedlings.



The mass flowering events also attract predators, mainly rodents. The sudden availability of fruits in huge quantities in the forest brings in a tens of millions of hungry rats who feed, grow and multiply at alarming rates. After they devour the bamboo fruit, the rats start consuming crops — both stored as well as on fields. A bamboo flowering event is almost always followed by famine and disease in nearby villages. In the northeastern India's state of Mizoram, the dreaded event occurs almost like clockwork every 48 to 50 years, when the bamboo species Melocanna baccifera flowers and fruits. The phenomenon, which occurred last in 2006 to 2008, is known in the local language as mautam or "bamboo death."






Tre ra hoa và kết quả


Khi tre sống đủ tuổi thọ, đã nở hoa và tạo hạt xong, cây sẽ chết, xoá trắng những vùng rừng rộng lớn mấy năm trời. Một giả thuyết cho rằng sản xuất hạt cần một lượng năng lượng khổng lồ làm tre kiệt quệ đến chết. Một giả thuyết khác cho rằng cây mẹ chết đi để nhường chỗ cho các cây tre con.






Các lần nở hoa hàng loạt cũng thu hút kẻ thù loài tre, chủ yếu là các loài gặm nhấm. Việc bất ngờ có đầy nhóc quả trong rừng sẽ thu hút hàng chục triệu con chuột đói ăn, khiến chúng lớn lên và sinh sản đến mức đáng báo động. Sau khi ngấu nghiến quả xong, những con chuột này bắt đầu ăn đến mùa màng - đều có sẵn trên đồng. Cho nên tre ra hoa hầu như luôn luôn kéo theo nạn đói và bệnh tật ở các làng lân cận. Ở bang Mizoram thuộc miền đông bắc Ấn Độ, các sự kiện đáng sợ này gần như cứ 48 đến 50 năm lại xảy ra, khi các giống tre Melocanna baccifera ra hoa kết quả. Hiện tượng này đã từng xảy ra vào cuối năm 2006 đến năm 2008, được ngôn ngữ địa phương gọi là mautam hoặc "tre chết"

A black rat munches on corn in a field near Zamuang village in northeastern Mizoram. Photo credit




Chuột đen ăn bắp trong một cánh đồng gần làng Zamuang ở miền đông bắc Mizoram.
Children captures rats after a bamboo flowering season in Burma.




Trẻ em bắt chuột sau mùa tre nở hoa ở Burma.

The Fargesia nitida, in flower, once in 120 years.



Fargesia nở hoa, 120 năm một lần.
 
Đăng bởi: emcungyeukhoahoc
Bình luận
Đăng bình luận
1 Bình luận
khoinguyen96(13/10/2015 10:52:44)
lạ nhe
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.