Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
10 tips for better sleep
10 bí quyết giúp bạn ngủ ngon hơn
Nearly everyone has occasional sleepless nights. But if you have trouble sleeping on a regular or frequent basis, see your doctor. You could have a sleep disorder, such as obstructive sleep apnea or restless legs syndrome. Identifying and treating the cause of your sleep disturbance can help get you back on the road to a good night's sleep.
Hầu như ai cũng có những đêm không ngủ được. Nhưng nếu bạn thường xuyên khó ngủ thì hãy đến khám bác sĩ đi. Bạn có thể đã mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ, như chứng ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng đau chân khi bất động. Việc nhận biết và điều trị nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ có thể làm cho bạn có một đêm ngon giấc trở lại.
10 tips for better sleep

Making a few small changes could ensure you get the sleep you need.

From MayoClinic.com

Feeling crabby lately? It could be you aren't getting enough sleep. Work, household responsibilities and child care can make sleep difficult to come by. Factor in other unexpected challenges, such as financial worries, layoffs, relationship issues or an illness, and quality sleep may be more elusive.

You may not be able to control or eliminate all of the factors that interfere with your sleep, but you can create an environment and adopt habits that encourage a more restful night. Try these suggestions if you have trouble falling asleep or staying asleep:

1. Go to bed and get up at about the same time every day, even on the weekends. Sticking to a schedule helps reinforce your body's sleep-wake cycle and can help you fall asleep more easily at night.

2.  Don’t eat or drink large amounts before bedtime. Eat a light dinner at least two hours before sleeping. If you’re prone to heartburn, avoid spicy or fatty foods, which can make your heartburn flare and prevent a restful sleep. Also, limit how much you drink before bed. Too much liquid can cause you to wake up repeatedly during the night for trips to the toilet.

3. Avoid nicotine, caffeine and alcohol in the evening. These are stimulants that can keep you awake. Smokers often experience withdrawal symptoms at night, and smoking in bed is dangerous. Avoid caffeine for eight hours before your planned bedtime. Your body doesn't store caffeine, but it takes many hours to eliminate the stimulant and its effects. And although often believed to be a sedative, alcohol actually disrupts sleep.

4. Exercise regularly. Regular physical activity, especially aerobic exercise, can help you fall asleep faster and make your sleep more restful. However, for some people, exercising right before bed may make getting to sleep more difficult.

5. Make your bedroom cool, dark, quiet and comfortable. Create a room that’s ideal for sleeping. Adjust the lighting, temperature, humidity and noise level to your preferences. Use blackout curtains, eye covers, earplugs, blankets, a fan or a humidifier or other devices to create an environment that suits your needs.

6. Sleep primarily at night. Daytime naps may steal hours from nighttime slumber. Limit daytime sleep to about a half-hour and make it during midafternoon. If you work nights, keep your window coverings closed so that sunlight, which adjusts the body’s internal clock, doesn’t interrupt your sleep. If you have a day job and sleep at night, but still have trouble waking up, leave the window coverings open and let the sunlight help awaken you.

7.  Choose a comfortable mattress and pillow. Features of a good bed are subjective and differ for each person. But make sure you have a bed that’s comfortable. If you share your bed, make sure there’s enough room for two. Children and pets are often disruptive, so you may need to set limits on how often they should sleep in bed with you.

8. Start a relaxing bedtime routine. Do the same things each night to tell your body it’s time to wind down. This may include taking a warm bath or shower, reading a book, or listening to soothing music. Relaxing activities done with lowered lights can help ease the transition between wakefulness and sleepiness.

9. Go to bed when you’re tired and turn out the lights. If you don’t fall asleep within 15 to 20 minutes, get up and do something else. Go back to bed when you’re tired. Don’t agonize over falling asleep. The stress will only prevent sleep.

10. Use sleeping pills only as a last resort. Check with your doctor before taking any sleep medications. He or she can make sure the pills won't interact with your other medications or with an existing medical condition. Your doctor can also help you determine the best dosage. If you do take a sleep medication, reduce the dosage gradually when you want to quit, and never mix alcohol and sleeping pills. If you feel sleepy or dizzy during the day, talk to your doctor about changing the dosage or discontinuing the pills.

Nearly everyone has occasional sleepless nights. But if you have trouble sleeping on a regular or frequent basis, see your doctor. You could have a sleep disorder, such as obstructive sleep apnea or restless legs syndrome. Identifying and treating the cause of your sleep disturbance can help get you back on the road to a good night's sleep.

10 bí quyết giúp bạn ngủ ngon hơn

Những thay đổi nho nhỏ có thể giúp bạn có được một giấc ngủ như mong muốn.

Trích MayoClinic.com

Dạo này bạn cảm thấy gắt gỏng ư? Có thể là bạn không ngủ đủ giấc đấy. Công việc, trách nhiệm nhà cửa và trông nom con cái có thể làm bạn khó ngủ. Những thách thức mà bạn không mong muốn như bận tâm tài chính, tình trạng sa thải nhân viên, các mối quan hệ hoặc là bệnh, và chất lượng của giấc ngủ cũng có thể khiến bạn khó xác định nguyên nhân hơn.

Có lẽ bạn không kiểm soát được hay loại bỏ được hết các yếu tố làm bạn không ngon giấc, song bạn có thể tạo cho mình một môi trường và bắt đầu các thói quen để có được một đêm yên tĩnh hơn. Hãy thử các gợi ý này nếu bạn cảm thấy khó ngủ nhé:

1. mỗi ngày nên đi ngủ và thức dậy vào đúng một giờ giấc nhất định, thậm chí vào cuối tuần cũng vậy. Việc thực hiện đúng giờ giấc giúp củng cố chu kỳ thức – ngủ của bạn và có thể giúp bạn ngủ dễ dàng hơn vào buổi tối.

2. Chớ ăn uống quá no trước khi đi ngủ. Hãy ăn tối nhẹ nhàng ít nhẩ là trước khi ngủ 2 tiếng đồng hồ. Nếu bạn hay bị chứng ợ nóng thì nên tránh các thức ăn cay hoặc nhiều chất béo, chúng có thể sẽ khiến bạn ợ nóng và không ngủ được ngon giấc. Hơn nữa, nên hạn chế lượng rượu bia trước khi đi ngủ. Nếu bạn uống quá nhiều, bạn sẽ phải thức dậy liên tục suốt đêm để đi vệ sinh đấy.

3. Tránh chất nicôtin, cà-phê-in và rượu bia vào buổi tối. Đây là những chất kích thích có thể làm cho bạn không ngủ được. Người nghiện thuốc thường có triệu chứng vật vã vì lên cơn nghiện trong đêm, và hút thuốc trên giường rất nguy hiểm. Hãy tránh chất cà-phê-in tám tiếng đồng hồ trước giờ đi ngủ của bạn. Cơ thể của bạn không tích chất cà-phê-in này nhưng phải mất nhiều thời gian để loại bỏ chất kích thích và các tác dụng của nó. Và dẫu rằng người ta thường nghĩ bia rượu là thứ thuốc giảm đau nhưng thực ra thì chúng làm bạn ngủ không ngon giấc.

4. Hãy tập thể dục thường xuyên. Hoạt động thể chất đều đặn, đặc biệt là các bài tập aerobic có thể giúp bạn buồn ngủ nhanh hơn và ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên, với một số người thì việc tập thể dục ngay trước giờ đi ngủ sẽ có thể khó ngủ hơn.

5. Hãy chuẩn bị một phòng ngủ mát mẻ, tối, yên tĩnh và thoải mái. Nên tạo một căn phòng lý tưởng cho giấc ngủ. Hãy điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và lượng âm thanh phù hợp với bạn. Nên dùng rèm đen, tấm che mắt, đồ nhét tai, mền, quạt hoặc máy tạo hơi ẩm hoặc các thiết bị khác nhằm tạo môi trường phù hợp với nhu cầu của bạn.

6. Chủ yếu nên dành giấc ngủ cho buổi tối. Giấc ngủ trưa có thể khiến bạn ngủ ít đi vào ban đêm. Hãy hạn chế thời gian ngủ trưa khoảng chừng nửa tiếng đồng hồ và nên chợp mắt vào giữa trưa thôi. Nếu bạn làm ca đêm thì hãy phủ rèm cửa sổ lại để ánh sáng vốn điều chỉnh đồng hồ sinh học cơ thể bạn không làm bạn tỉnh giấc. Nếu bạn phải đi làm ban ngày và ngủ vào ban đêm nhưng không thức dậy nổi thì hãy mở rèm cửa sổ ra để ánh nắng giúp bạn tỉnh giấc.

7. Nên chọn gối và nệm sao cho thoải mái. Các đặc điểm của một chiếc giường ngủ tốt là tuỳ vào cách nhìn của riêng từng người. Nhưng phải đảm bảo rằng bạn có một chiếc giường thoải mái. Nếu bạn ngủ chung với người khác thì hãy chắc rằng có đủ chỗ cho cả hai. Thú cưng và trẻ con thường làm cho bạn ngủ không ngon, thế nên bạn có thể phải đặt ra giới hạn là chúng có nên ngủ chung phòng ngủ với bạn thường xuyên không.

8. Hãy bắt đầu một thói quen ngủ nghỉ thư giãn mỗi ngày. Mỗi tối hãy làm những việc giống nhau để cơ thể bạn biết rằng lúc nào phải nghỉ ngơi. Điều này có thể bao gồm cả việc tắm nước ấm hoặc vòi hoa sen, đọc sách, hoặc nghe nhạc êm dịu. Việc thư giãn này cùng với ánh sáng dịu nhẹ có thể giúp bạn chuyển từ trạng thái thức sang buồn ngủ dễ dàng hơn.

9. Hãy đi ngủ khi bạn cảm thấy mệt mỏi và hãy tắt đèn đi nhé. Nếu trong vòng 15 tới 20 phút mà bạn chưa ngủ được thì hãy thức dậy và làm việc gì đó đi. Khi bạn thấy mệt thì hãy vô giường nằm lại. Đừng cố dỗ giấc ngủ. Sự căng thẳng sẽ chỉ làm bạn không ngủ được thôi.

10. Phương kế cuối cùng là hãy dùng thuốc ngủ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc ngủ nào. Bác sĩ có thể chắc rằng thuốc ngủ của bạn sẽ không tương tác với các loại dược phẩm khác hoặc một căn bệnh nào đó của bạn hiện thời. Bác sĩ cũng có thể giúp bạn xác định liều dùng tốt nhất. Nếu bạn uống thuốc ngủ thì hãy giảm dần liều lượng khi bạn muốn ngưng, và đừng bao giờ uống rượu chung với thuốc ngủ. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ hoặc chóng mặt vào ban ngày, hãy nói với bác sĩ về việc thay đổi liều dùng hoặc ngưng loại thuốc này.

Hầu như ai cũng có những đêm không ngủ được. Nhưng nếu bạn thường xuyên khó ngủ thì hãy đến khám bác sĩ đi. Bạn có thể đã mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ, như chứng ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng đau chân khi bất động. Việc nhận biết và điều trị nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ có thể làm cho bạn có một đêm ngon giấc trở lại.

 
Đăng bởi: tieunhi
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.