Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Khác
The problem with smart people
Thông minh chưa phải là hay
When hiring, promoting, even just putting together your team, you should look for the smartest people in the room, right? Not so fast.
Tuyển dụng, thăng chức, hoặc đơn giản là lập nhóm chẳng phải nên tìm những người thông minh nhất trong đám hay sao? Đừng vội.
Intelligence is one of those characteristics where there is a minimum level needed to be in the game. Once past that, too much intelligence can be a drawback or worse.
Trí thông minh là một trong những yếu tố tối thiểu cần có trong môi trường làm việc. Một khi đã qua ngưỡng đó, quá thông minh có thể là chướng ngại, biết đâu còn tệ hơn.
The Enron management team, for example, were known as “the smartest guys in the room.” Consider how well that turned out. The former US energy trading company tapped its top talent to run some of its most-profitable divisions, almost without supervision. The managers, despite their smarts, were an arrogant, insecure bunch who took wild chances and lost billions of dollars. The company dissolved in 2001.

Như nhóm quản lý Enron chẳng hạn, có tiếng là “những gã thông minh nhất trong ngành”. Hãy xem chuyện đó làm nên trò trống gì nào. Một công ty của Mỹ chuyên kinh doanh năng lượng trước đây đã tận dụng những nhân tài hàng đầu của mình để điều hành những bộ phận đạt doanh thu tốt nhất mà hầu như không hề giám sát. Những tay quản lý này, thông minh thì có, nhưng lại là đám kiêu ngạo, không kiên định, khinh suất, khiến hàng tỉ đô-la bị thất thoát. Công ty này đã giải thể năm 2001.
Certainly, the job for which you’re hiring makes a difference. I do want big-time intelligence for researchers, analysts, and coders, but you can lock those folks in a room and let them do their thing because they work on their own. If they lack emotional intelligence or interpersonal skills, any damage they do is limited because of their independent work.

Đương nhiên công việc mà bạn đang tuyển người lại khác. Tôi thực sự cần bộ óc siêu việt cho những vị trí như nghiên cứu, phân tích, lập trình, nhưng bạn có thể nhốt các vị ấy trong phòng và để mặc họ làm việc vì họ chỉ làm một mình. Giả như họ có thiếu sự thấu hiểu hay kĩ năng giao tiếp thì những thiệt hại họ gây ra chỉ giới hạn trong môi trường làm việc độc lập của họ mà thôi.
But do I really need to find the smartest managers?
Nhưng tôi có nhất thiết phải tìm những quản lý thông minh nhất hay không?
The problem with smart people
Thông minh chưa phải là hay
The problem with really smart people is that they often think they know more than everyone else. Maybe they do. But that doesn’t help them when they’re trying to get others to buy into whatever they’re selling. For example, I was coaching one senior executive who always seemed to be one step ahead of everyone else on her team. At least, that’s what she thought. One of the biggest challenges she faced was recognising that other managers didn’t necessarily view the world the same way. That meant she needed to invest the time to bring them along if she wanted to get traction on her preferred projects.

Vấn đề đối với những người thật sự thông minh là họ cho rằng họ hiểu biết nhiều hơn người khác. Có thể là vậy. Nhưng điều đó đâu ích gì khi muốn thuyết phục người ta mua những thứ họ đang bán. Chẳng hạn như, tôi đang huấn luyện cho một cô quản lý cấp cao lúc nào cũng ra vẻ vượt trội hơn mọi thành viên khác trong nhóm. Chí ít là cô ta tưởng vậy. Một trong những trở ngại lớn nhất cô này phải đối mặt là nhận ra những quản lý khác không nhất thiết phải nhìn nhận mọi thứ theo cách của cô. Điều đó nghĩa là cô phải dành thời gian tìm hiểu họ nếu muốn có thêm “đồng minh” trong các dự án cô thấy hứng thú.
When you know the right answer, you often can’t believe that everyone else doesn’t just see the same thing, and fall into line.
Khi đã biết đáp án chính xác, thường thì ta không tin rằng người khác lại không nhận ra được điều đó hay không đồng tình với quan điểm của ta.
Unfortunately, organisations don’t work that way. Especially when working with peers when you don’t have direct authority over them, the only way to get momentum toward your preferred outcome is to sell them on the idea. Imposing your “superior” solution just doesn’t work.

Rất tiếc là các tổ chức lại không vận hành theo cách đó. Nhất là khi làm việc với các đồng sự thì ta lại càng không có quyền chỉ đạo trực tiếp đối với họ, nên cách duy nhất để “kéo cán cân” về phía kết luận ta cho là hợp lý hơn đó là thuyết phục họ ủng hộ ta. Còn chuyện áp đặt giải pháp “siêu việt” thì không hiệu quả đâu.
The irony is that sometimes the most talented person can make for one of the most ineffective managers. You can see this in sports, for example, where retired superstars often find it difficult to coach or manage successfully because they are now supervising lesser mortals that weren’t blessed with the same degree of innate talent.

Trớ trêu thay, đôi khi người tài năng nhất lại nằm trong số những người quản lý kém hiệu quả nhất. Có thể thấy điều này trong lĩnh vực thể thao chẳng hạn, các siêu sao đã giải nghệ thường khó đảm nhận thành công việc huấn luyện hoặc quản lý vì hiện tại, họ phải giám sát những “người phàm mắt thịt” không được trời phú cho khả năng thiên bẩm như họ.
Wayne Gretzky, the Canadian hockey legend who retired with more personal scoring records than anyone in the history of professional hockey, was remarkably ineffective as a head coach. The same may be said about Michael Jordan, perhaps the greatest basketball player ever, who has never been able to lead a successful basketball organisation whether as general manager, president or owner.
Wayne Gretzky, huyền thoại khúc côn cầu người Ca-na-đa đã giải nghệ cùng với kỉ lục ghi điểm cá nhân nhiều hơn bất kì vận động viên khúc côn cầu chuyên nghiệp nào, lại nổi tiếng bất lực trong cương vị huấn luyện viên trưởng. Trường hợp tương tự có thể nói đến Michael Jordan, có lẽ chính là vận động viên bóng rổ xuất sắc nhất mọi thời đại, lại chưa bao giờ đủ khả năng lãnh đạo thành công đội bóng, dù là trong cương vị Tổng giám đốc, Chủ tịch hay người sở hữu đội bóng.
It could be just as bad when we let the A-level crowd go to market with what they see as the best product. I remember talking to managers at Singapore-based Creative Technology, Inc after the iPod had just been introduced by Apple. Creative had a technologically superior MP3 player, but customers preferred the iPod, to the utter dismay of the Creative managers. They just couldn’t understand how customers were so irrational!

Tình hình cũng chỉ có thể thảm hại như vậy nếu để cho đám người “siêu việt” ấy đi bán món đồ mà họ cho là sản phẩm tốt nhất. Tôi nhớ đã có lần nói chuyện với các quản lý của tập đoàn Creative Technology đặt trụ sở tại Singapore sau khi chiếc iPod vừa được Apple cho ra mắt. Mặc dù Creative có trong tay chiếc máy MP3 mang công nghệ ưu việt hơn nhưng khách hàng lại ưa chuộng iPod trong sự thất vọng hoàn toàn của nhóm quản lý Creative. Họ không tài nào hiểu được sao khách hàng lại vô lý đến vậy!
But it turns out that the best technology doesn’t always win, just like the smartest people don’t always succeed.

Nhưng điều đó cho thấy rằng công nghệ tối ưu không phải lúc nào cũng chiến thắng, cũng giống như người thông minh nhất không phải lúc nào cũng thành công.
It’s not just brainpower where more may also not be better. For example, is it good to keep reducing the time it takes for technicians to help customers requesting assistance via call-in centres? What about the quality of the advice, how the customer perceives the value of the advice or even whether it’s such a great idea in the first place to try to optimise on speed?

Có những chuyện mà cho dù thông minh cách mấy cũng không khiến tình hình khá hơn. Chẳng hạn, có nên chăng nếu cứ giảm thời lượng cần thiết để kĩ thuật viên tư vấn cho những khách hàng muốn yêu cầu hỗ trợ thông qua tổng đài? Vậy còn chất lượng lời tư vấn thì thế nào, làm sao khách hàng cảm nhận được giá trị của lời tư vấn đó, cho dù về cơ bản thì chuyện tối ưu hoá tốc độ thực sự là một chủ ý tuyệt vời?
Zappos, the US-based online shoe store, actually rewards employees for spending more time with customers who call in with questions about products they are thinking of buying. For Zappos, customer experience on a call trumps any simple metric that, in its view, can actually detract from profitability.

Zappos, chuỗi cửa hàng bán giày trực tuyến ở Mỹ sẽ thưởng thêm cho nhân viên nào dành nhiều thời gian cho khách hàng gọi đến đặt câu hỏi về các sản phẩm mà họ định mua. Với Zappos, cảm nhận của khách hàng qua một cuộc gọi hơn hẳn bất kì phép toán đơn giản nào mà theo quan điểm của họ là có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi.
When employees are motivated to cycle through customers as fast as possible, platitudes that the customer comes first are just that — empty, cynical slogans that mean nothing to sales staff.
Khi nhân viên bị thúc giục lướt qua các khách hàng càng nhanh càng tốt thì những lời nói vô vị mà người khách ấy tiếp nhận chỉ là … những câu khẩu hiệu giả tạo, sáo rỗng mà ngay cả nhân viên bán hàng cũng chẳng hiểu mình đang nói gì.
And let’s not forget the side effect that accompanies this culture. People who really care about service look elsewhere for work. That leaves demotivated employees who actually do a good job of hitting their time targets. In the end, you get what you want, but you lose because of un-nuanced thinking that more is better than less.

Và đừng quên mặt trái đi kèm với nền văn hoá này. Những người thực sự quan tâm đến chất lượng phục vụ sẽ tìm nơi khác làm việc, chỉ còn lại những nhân viên mất hết động lực tuy đã thực sự làm tốt chuyện đạt mức thời gian cho phép. Đến cuối cùng, dẫu có được thứ ta muốn, nhưng lại thua cả cuộc chơi bởi lối suy nghĩ nông cạn thà có còn hơn không.
Call it brilliantly fulfilling the wrong vision.
Hãy xem đây là chuyện đã sai lại càng sai.
The quest for more may well be the defining ethos of our time, but the downside that comes with this single-minded fixation warrants greater attention. Relying on the smartest and the most talented to lead and manage people and teams may be one of those things that sounds a lot better in theory than in practice.

Săn lùng ngày càng nhiều nhân tài rất có thể là đặc điểm nổi bật của thời đại chúng ta, thế nhưng mặt tiêu cực đi kèm với tư tưởng bất di bất dịch này cần được chú ý nhiều hơn. Trông đợi những con người thông minh nhất, tài năng nhất lãnh đạo và quản lý các đội ngũ nhân lực có lẽ là một trong những điều về mặt lý thuyết có vẻ hay ho nhưng thực tiễn thì còn phải bàn lại.
 
Đăng bởi: emcungyeukhoahoc
Bình luận
Đăng bình luận
3 Bình luận
Can_only_is_me(04/12/2014 15:26:36)
hay
_vanellope_(02/12/2014 22:20:40)
thật có ý nghĩa :)
minhdatno001(27/11/2014 09:35:10)
cũng đúng
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.