Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Can Teeth Heal Themselves?
Răng có tự lành không?
If you scrape your knee or break a bone, your body will naturally heal itself, so why not your teeth? Once those unsightly black spots show up on our molars, most of us think there’s only one solution: the dentist. Yet although the majority of people will just cringe and bear all the drillings and fillings, there are a few who’ve questioned our assumptions. Their reasoning is this: if the rest of our body can heal itself, then it stands to reason that our teeth will as well. And if our teeth can heal, there must be steps we can take to help them along.
Nếu bạn bị trầy đầu gối hoặc gãy xương, cơ thể bạn sẽ tự lành lại, vậy tại sao răng không lành? Một khi những đốm đen khó coi xuất hiện trên răng của chúng ta, hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng chỉ có một giải pháp: nha sĩ. Tuy nhiên, mặc dù đa số mọi người sẽ chỉ co rúm người lại chịu bị khoan và trám răng, chỉ có một vài người cũng đặt câu hỏi giả định như chúng tôi: “Răng có tự lành được không?” Lý luận của họ là: nếu các phần khác của cơ thể chúng ta có thể tự khỏi, thì hiển nhiên là răng cũng vậy. Và nếu răng của chúng ta có thể tự lành, thì phải cách để chúng ta có thể giúp nó.
First, a little bit about teeth. Teeth have four different kinds of tissue: enamel, dentin, pulp, and cementum (a protective layer over the roots). The enamel is the hardest substance in the body, tougher than both bone and concrete. Enamel has super-tight mineral bonds, and these bonds keep it solid, strong and healthy. When we eat, the carbohydrates in our food and drinks interact with the bacteria in our mouths to create acids. These acids lay siege to our teeth and actually start to break apart the bonds between the minerals. This process is called demineralization, and if it gets out of hand, we end up with the nasties – cavities – that take us down the road to the dentist.

Đầu tiên, ta cùng tìm hiểu một chút về răng. Răng có bốn loại mô khác nhau: men răng, ngà răng, tuỷ răng và xi-măng răng (một lớp bảo vệ trong chân răng). Men răng là chất cứng nhất trong cơ thể, cứng hơn cả xương và bê-tông. Men răng có những liên kết khoáng cực kỳ bền chặt, và mỗi liên kết này giữ cho men cứng, chắc và khoẻ mạnh. Khi chúng ta ăn, các carbohydrate trong thức ăn và đồ uống tương tác với vi khuẩn trong miệng tạo ra axit. Những axit này bao quanh răng và thực sự bắt đầu phá vỡ các liên kết giữa các khoáng chất. Quá trình này gọi là khử khoáng, và nếu nó vượt ngoài tầm kiểm soát, kết cuộc là chúng ta sẽ bị sâu răng – khiến chúng ta phải tìm đến nha sĩ.

Fortunately, our body has its own system to combat all those demineralizing acids and carbohydrates. It isn’t white blood vessels or platelets, but is, in fact, none other than our saliva. Saliva, it turns out, is a lot more ferocious than any of us realized. It de-arms starches and keeps lots of minerals like phosphates and calcium floating around our molars. This all helps our enamel to remineralize, to stay flinty-strong and be able to chew up food, and to protect the inner layers of our teeth.

May mắn thay, cơ thể chúng ta có hệ thống riêng của nó để chống lại tất cả các axit khử khoáng và carbohydrate. Thực ra, chất giữ cho răng trắng không phải là các mạch máu trắng hay tiểu cầu mà chính là nước bọt của chúng ta. Nước bọt, hóa ra, có tác động dữ dội hơn chúng ta tưởng nhiều. Nước bọt phân giải tinh bột và giúp phân bố nhiều khoáng chất như phốt-phát và can-xi trong miệng chúng ta. Tất cả điều này sẽ giúp men răng khoáng hóa lại, vẫn chắc khỏe và có thể nhai thức ăn, và bảo vệ các lớp bên trong của răng.

As with most illnesses, prevention plays an important part in the avoidance of tooth decay. In order to have access to the proper minerals to send to your teeth via saliva, you first have to eat the right foods. A balanced diet, avoiding high-sugar and starchy foods, and getting enough vitamin D through sunlight or supplements are all important. Ending a meal with a bit of cheese can help neutralize acid as well.

Như với hầu hết các loại bệnh, việc phòng chống đóng một vai trò quan trọng trong việc tránh sâu răng. Để nước bọt mang được những khoáng chất cần thiết cho răng, trước tiên bạn phải ăn đúng loại thực phẩm. Một chế độ ăn uống cân bằng, tránh những thức ăn có hàm lượng đường cao và giàu tinh bột, và hấp thụ đủ vitamin D qua ánh nắng hoặc thực phẩm bổ sung đều quan trọng. Kết thúc bữa ăn với một chút pho mát cũng có thể giúp trung hòa axit rất tốt.

If you’re consistently getting cavities, you may want to try giving your saliva an extra boost by taking mineral supplements. There is also some anecdotal evidence that people have actually been able to reverse a cavity by using natural toothpastes and, of course, eating a good diet.

Nếu thường bị sâu răng, có thể bạn nên muốn tăng cường bổ sung các chất khoáng để môi trường nước bọt của bạn tốt hơn. Ngoài ra, còn có một số bằng chứng dựa trên giai thoại cho thấy người ta có thể thực sự khỏi sâu răng bằng cách dùng kem đánh răng tự nhiên và, dĩ nhiên, kèm với một chế độ ăn uống lành mạnh.

So can you heal your teeth? Some people say so, and they may very well be right. Either way, though eating well, salivating a lot, and delving into the realm of natural toothpastes and remineralization powders can’t hurt. And whatever it takes, it’s surely worth it to avoid any extra trips to the dentist.

Vậy, răng có tự lành được không? Một số người cho là có, và rất có thể là họ đúng. Dù bằng cách nào: ăn uống lành mạnh, tiết nhiều nước bọt và dùng kem đánh răng có nguồn gốc tự nhiên hay bột tái khoáng hóa đều được. Và dù đó là cách nào, chắc chắn cũng đáng để tránh phải đến nha sĩ và tốn kém.

 
Đăng bởi: thanhthanh
Bình luận
Đăng bình luận
2 Bình luận
qadeptrai(03/01/2014 13:44:23)
ghe
TheTich(30/12/2013 17:38:26)
Thanks!
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.