Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Khác
Top 10 interview questions for job seekers
Top 10 các câu hỏi phỏng vấn dành cho người tìm việc
Here is the best top 10 interview questions that 99% of all job seekers will get asked on their next interview.
Dưới đây là top 10 các câu hỏi phỏng vấn hay nhất mà 99% ứng viên tìm việc sẽ được hỏi trong lần phỏng vấn sau.
1. Why do you want to leave your job?

Avoid making negative remarks about your past or present manager, your fellow employees, or the company you are working for – even if they are true!
Don’t even hint at the fact that you hated your manger and avoid sarcastic remarks. Remember, the interviewer does not know your previous manager or fellow employees.
If you start bad-mouthing them in the interview, you will immediately be flagged as having a negative attitude towards your co-workers. There is no right answer to this question, only wrong ones.
1. Tại sao bạn muốn bỏ việc?

Tránh đưa ra những lời nhận xét tiêu cực về sếp cũ hoặc sếp hiện giờ của bạn, đồng nghiệp của bạn, hoặc công ty mà bạn đang làm – dẫu rằng những nhận xét ấy là đúng đi nữa!
Thậm chí bạn cũng đừng ám chỉ bóng gió không ưa sếp mình và tránh đưa ra những lời nhận xét mỉa mai. Nên nhớ là người phỏng vấn không hề biết sếp cũ của bạn hoặc các đồng nghiệp trước đây của bạn là ai.
Nếu bạn bắt đầu nói xấu họ trong cuộc phỏng vấn này thì ngay lập tức bạn sẽ bị cho là có thái độ tiêu cực đối với đồng nghiệp. Với vấn đề này thì không có câu trả lời đúng mà chỉ có câu trả lời sai thôi đấy.
You don’t need to make book out of this answer, just something short and positive is best. After all, it really does not matter to the interviewer, as long as you don’t say something foolish. The point here is to convey to the interviewer that you are not leaving because you are mad, tired, bored, overworked, underpaid, or job hopping, just that you are leaving your job on because…
Bạn không cần phải trả lời như sách từ A đến Z, tốt nhất bạn chỉ nên nói đôi điều ngắn gọn và tích cực thôi. Xét cho cùng thì điều này thực sự không quan trọng gì đối với người phỏng vấn hết, miễn là bạn đừng nói điều gì ngốc nghếch thôi. Chốt yếu ở đây là bạn phải cho người phỏng vấn hiểu bạn không nghỉ việc do bực dọc, do mệt mỏi, do chán nản, do làm việc quá sức, do lương thấp, hay do nhảy việc thường xuyên, mà chỉ nói rằng bạn nghỉ việc là bởi…
 “I do enjoy working at my current job. The culture and the people make it a great place to work. But I’m looking for more responsibility with new and fresh challenges. I have worked on and successfully completed several projects, from start to finish during the past two years.
Currently, advancement opportunities are scarce at my current job. I don’t mind a slow down in pace from time to time, but it’s important to me to keep my career continually moving in a forward direction that is consistent with my career goals.”
“Tôi rất thích làm công việc hiện tại. Văn hoá công ty và các anh chị em nơi đó tạo nên một nơi làm việc tuyệt vời. Nhưng tôi đang tìm một công việc cần trách nhiệm nhiều hơn có nhiều thách thức mới lạ hơn. Tôi đã thực hiện và hoàn thành tốt đẹp một vài dự án từ đầu đến cuối trong suốt 2 năm qua. 
Hiện tại, công việc của tôi hiếm có cơ hội thăng tiến. Tôi không ngại đôi lúc nhịp độ công việc tiến triển chậm, nhưng quan trọng là tôi tiếp tục công việc của mình theo hướng đi lên – đó mới là mục tiêu nghề nghiệp của tôi.”
2. Tell me about yourself.

Where to start? What do they want to know? Should I start in high school, college, first grade? It’s one of the most frequently asked questions in an interview: Tell me about yourself. The way you answer this question will set the tone for the rest of the interview. This can be a challenging question to answer if you are not prepared for it, but it’s really asked as an icebreaker.

2. Hãy giới thiệu về bản thân mình. 

Phải bắt đầu từ đâu đây? Họ muốn biết điều gì đây? Mình nên bắt đầu ở trường trung học, đại học, hay là lớp một đây? Câu hỏi này là một trong những câu hỏi thường hay gặp nhất trong khi phỏng vấn: Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình. Cách bạn trả lời câu hỏi này sẽ tạo “khí thế” cho phần còn lại của buổi phỏng vấn đấy. Đây có thể là một câu hỏi thử thách, một câu hỏi hóc búa khó trả lời đấy nếu bạn chưa được chuẩn bị gì, nhưng thực ra đây là phần “phá băng” – phần phá tan bầu không khí im lặng giữa bạn và người phỏng vấn đấy.   
Wrong answer: “What would you like to know?” This statement completely throws the question back at the interviewer in somewhat of an insulting way and he/she is forced to reword the question.
“What part of my work experience would you like to me talk about?”
Briefly talk about your current employer. Tell 2-3 of your most significant accomplishments. Talk about a few of your key strengths as they relate to the job for which you are applying and how they can benefit from your strengths. Then tell how you see yourself fitting into a position at their company.
Câu trả lời không thích hợp là “Ông/ bà muốn biết gì?” Câu này chính xác là “quăng” ngược nguyên câu hỏi về cho người phỏng vấn, xét ở góc độ nào đó thì đây như cách xúc phạm họ và buộc họ phải diễn đạt lại câu hỏi đấy. 
“Ông/ bà muốn tôi nói về mảng kinh nghiệm nào của mình?”
Bạn nên nói ngắn gọn về sếp hiện giờ của mình. Nói qua 2-3 thành tựu nào đó quan trọng nhất. Trình bày một số ưu điểm chính liên quan đến công việc mà bạn đang xin và chúng có thể đem lại những lợi ích gì. Sau đó cho biết bạn thấy mình phù hợp với vị trí trong công ty mới này như thế nào.
Speak of how you completed projects on time and under budget.
Tell them how you increased sales revenues for two straight quarters in a row.
Hãy cho biết bạn đã hoàn thành dự án đúng hạn như thế nào và chi phí ít hơn dự tính ra sao.
Hãy cho họ biết bằng cách nào bạn đã làm tăng doanh thu trong hai quý liên tiếp.
3. Give me an example of a project that didn’t work out well?

This is one of the best top 10 interview questions that never fails to throw candidates for a loop. Everyone has a skeleton in his or her closet.
Make sure you don’t place blame on you or your co-workers because it will just be your opinion and that’s not what the interviewer is looking for. Your answer has no bearing on whether you will get the job or not. Think of a failure that happened early on in your career and discuss how you have bettered yourself since.
3. Hãy đưa ra ví dụ một dự án không “chạy” tốt.

Đây là một trong top 10 câu hỏi phỏng vấn hay nhất lúc nào cũng “móc câu” ứng cử viên thành công hết. Ai mà chẳng có việc xấu xa cần giấu giếm.
Phải đảm bảo là không nên đổ lỗi cho bạn hay cho đồng nghiệp bởi đây chỉ là quan điểm, ý kiến riêng của bạn mà thôi chứ không phải điều mà người phỏng vấn muốn biết. Câu trả lời của bạn chẳng liên quan đến việc bạn có được nhận vào làm việc hay không. Hãy nghĩ đến một sự cố thất bại này đó đã xảy ra khi bạn mới vào nghề và trình bày cách bạn đã vượt lên chính mình từ đó như thế nào.
Describe a project you worked on and what the expected outcome was. Then explain what really happened and that you learned from that experience.

Hãy mô tả một dự án nào đó mà bạn đã làm và những kết quả mong đợi là gì. Sau đó giải thích những chuyện thực sự đã xảy ra và bạn đã học hỏi được từ kinh nghiệm đó những gì.
4. What are some of the things that you and your supervisor have disagreed about?

Though it happens, this is not a time to bad mouth your supervisor. Let’s take what is expected to be a negative answer and turn it around.
 “Shifting priorities is usually the main reason for any type of disagreement. I may be working on a project that has a tight deadline and my supervisor may pull me from that project to work on something else. It can be frustrating to stop working on a project after I have built up a great deal of momentum and start on something completely different.”
4. Cho biết một vài điểm mà bạn và sếp của mình không nhất trí với nhau.

Dẫu có đi nữa thì đây cũng không phải lúc bạn nói xấu sếp của mình. Hãy nói điều gì đó mà người khác cũng cho là tiêu cực rồi chuyển hướng nó đi.
“Thay đổi các công việc ưu tiên thường là nguyên nhân chính dẫn đến mọi kiểu bất đồng. Tôi có thể là đang thực hiện một dự án nào đó có deadline gấp rút và rồi sếp có thể bắt tôi làm một việc khác thay vì là cái dự án đó. Có thể là bực bội lắm khi phải ngừng dự án mà tôi đã tập trung bao nhiêu động lực, công sức rồi giờ chuyển qua cái hoàn toàn khác biệt.”
5. What do you feel your weaknesses are?

Don’t confess to any work-related weaknesses. The interviewer is simply trying to find out where you feel that you need improvement. Keep your answer very short and to the point.
 “I believe that my past work experience, training and skills are a good match for this job. Were you concerned about something?”
5. Các nhược điểm của bạn là gì?

Đừng thú nhận bất cứ nhược điểm nào liên quan đến công việc. Người phỏng vấn chỉ muốn tìm hiểu xem bạn thấy cần phải cải thiện điều gì mà thôi. Hãy trả lời ngắn gọn và đúng trọng tâm. 
“Tôi nghĩ kinh nghiệm làm việc, quá trình đào tạo và các kỹ năng trước đây của mình rất phù hợp với công việc này. Ông quan tâm điều gì thưa ông?”
6. Why didn’t you finish college?

No need to worry here if you did not complete your college work. Many people don’t finish and for a variety of reasons. Timing could be an issue for them, but they plan to revisit college in the future.
If you are applying for an entry level job that requires a college degree, then you may have to demonstrate why you are still the best person for the job and demonstrate why your skills are just as good as a college graduate.
6. Tại sao bạn không học xong đại học?

Chẳng cần phải lo lắng ở đây nếu như bạn chưa hoàn tất chương trình đại học của mình. Nhiều người cũng chưa tốt nghiệp với nhiều lý do khác nhau. Thời gian có thể là vấn đề đối với những người này, nhưng họ có kế hoạch sẽ trở lại học nốt đại học trong tương lai thôi.
Nếu bạn đang xin việc ở cấp mới vào nghề mà bắt buộc phải có bằng đại học thì bạn có thể cần phải chứng tỏ bạn vẫn là người phù hợp nhất đối với công việc này và chứng tỏ kỹ năng của bạn vẫn hoàn toàn tốt ngang hàng với một sinh viên mới tốt nghiệp đại học.
 “I did not have adequate time to complete college because I was working 30 hours a week to support my family. I felt that since I could not give college my best effort and be able to devote adequate time to my studies, that I would be better off postponing college until a later time.”
“Tôi chưa có đủ thời gian để hoàn tất chương trình đại học bởi mỗi tuần tôi đi làm 30 tiếng để phụ giúp gia đình. Tôi cảm thấy vì không cố gắng học đại học hết sức được và không dành đủ thời gian cho việc học được do đó tốt hơn là tôi nên hoãn việc học lại một thời gian.”
7. Why did you leave your last job?

Give a positive answer no matter what happened at your last job. Don’t mention that there are issues with management or their products as this is only your opinion. Don’t spend a lot of time on this question as you may give the interviewer reason to doubt your story.
Don’t supply multiple reasons for leaving; just keep it to one simple reason. If you are still working, it’s okay, just tell them. But if she asks why you did leave the job before this one and so on, then see the answer below.
7. Tại sao bạn không làm công việc cũ của mình nữa?

Hãy đưa ra một câu trả lời tích cực dẫu đã xảy ra chuyện gì với công việc cũ đi nữa. Đừng đề cập đến việc đã xảy ra xung đột với sếp hoặc các sản phẩm của họ có vấn đề bởi đây chỉ là ý kiến riêng của bạn thôi. Đừng mất nhiều thời gian cho câu hỏi này vì bạn có thể sẽ làm cho người phỏng vấn đâm ra nghi ngờ câu chuyện của mình đấy.
Đừng đưa ra nhiều nguyên nhân khiến bạn nghỉ việc; chỉ nói ngắn gọn 1 nguyên nhân đơn giản thôi. Nếu bạn vẫn còn đang làm việc thì cũng không sao, chỉ cần nói cho họ biết. Nhưng nếu bà ấy (người phỏng vấn) hỏi lý do gì khiến bạn thôi việc cũ hay hỏi này hỏi kia thì hãy xem câu trả lời bên dưới nhé. 
 “After working there for three years, I have learned a great deal about the company and the ways we conduct business. As much as I enjoy the relationships with my co-workers, it is time for me to move to a more progressive organization with more opportunities and challenges that can offer me continued professional growth.”
“Sau 3 năm làm việc ở đó, tôi đã học được nhiều điều về công ty và học được nhiều cách thức kinh doanh. Mặc dù tôi rất thích mối quan hệ với đồng nghiệp của mình, nhưng đã đến lúc tôi cần chuyển đến một công ty, một tổ chức tiến bộ hơn có nhiều cơ hội và nhiều thách thức hơn có thể cho tôi tiếp tục phát triển sự nghiệp của mình nhiều hơn.”
8. What are your long term career goals? What would you like to be doing five years from now?

This top 10 question is asked to see how goal oriented you are with your life and if you have a short or long term goal or plan for your career. Don’t say that you don’t know.
This is a good chance to tell the interviewer how you progressed through your career, how you started and where you are at, today, and that you are right on track. Be specific and to the point. Again, this is a short answer question.
8. Mục tiêu nghề nghiệp lâu dài của bạn là gì? Bạn muốn làm gì trong 5 năm tới?

Câu hỏi nằm trong top 10 này được hỏi để xem cách bạn định hướng mục tiêu cuộc sống của mình như thế nào và xem bạn có mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn hoặc có định hướng, kế hoạch nghề nghiệp nào hay không. Chớ nên nói là bạn không biết đấy nhé.
Đây là dịp may để bạn nói cho người phỏng vấn biết bạn đã thăng tiến trong sự nghiệp như thế nào, bạn đã khởi nghiệp ra sao và hiện giờ bạn đang ở đâu, và bạn có đi đúng hướng hay chưa. Hãy trả lời cụ thể và đúng trọng tâm nhé. Như trên, đây cũng là một câu hỏi cần trả lời ngắn gọn.
You can really turn this answer around any which way that works best for you. The basic idea that you want to get across to the interviewer is that you have a plan for where you are going. Most people don’t, they just wander around from job to job, but not you.
Bạn thực sự có thể chuyển hướng câu trả lời này theo bất kỳ cách nào có lợi nhất với mình. Ý chính là bạn cần giải thích cặn kẽ cho người phỏng vấn biết là bạn đã hoạch định những gì mình sắp làm. Đa phần người ta không có, họ chỉ loanh quanh hết việc này tới việc nọ thôi, chứ không như bạn.
For what every position or qualifications you possess, identify the next logical step for that position and use that as your answer. Try to avoid job titles and focus on gaining experience and responsibilities.
 “For the past 3 years, I have been working as a systems analyst and I see myself growing by moving into more challenging roles, with greater responsibility.”
Đối với mỗi một chức vụ hoặc những bằng cấp mà bạn có, hãy xác định bước tiếp theo hợp lý cho vị trí đó và sử dụng việc ấy thay cho câu trả lời. Hãy cố tránh nói về các chức vụ và tập trung vào việc tích lũy kinh nghiệm và trách nhiệm nhé.
"Trong 3 năm qua, tôi đã làm nhà phân tích hệ thống và tôi thấy bản thân mình tiến bộ bằng cách chuyển vào các vai trò khó hơn, trách nhiệm nhiều hơn."
9. What was your favorite job and why did you like it?

If at all possible, tell the interviewer of a job that is similar to the one for which you are applying. Don’t tell the interviewer that you liked your last job because you could wear jeans everyday and you’re applying at company that has a formal dress code.
 “My last job offered me the professional and creative freedom to perform my job in the best way. This freedom was not just handed down to me; I had to earn it by proving to my manager that I really understood our business and company goals.”
9. Công việc yêu thích nhất của bạn là gì và vì sao bạn yêu thích nó?

Nếu có thể, hãy nói với người phỏng vấn rằng việc ấy tương tự như công việc mà bạn đang muốn xin vào đây. Đừng nói với người phỏng vấn rằng bạn thích công việc vừa rồi của mình bởi ngày nào bạn cũng có thể mặc quần jean và bạn đang muốn xin vào công ty có trang phục chỉnh tề, nghiêm túc.
“Với công việc vừa rồi, tôi được tự do sáng tạo và chuyên nghiệp để có thể làm việc với năng suất cao nhất. Không phải bỗng dưng mà tôi được tự do làm việc như thế; tôi phải chứng minh với sếp rằng tôi thực sự hiểu công việc kinh doanh và mục tiêu của công ty mới có được sự tự do như thế.”
10. Did you ever have a boss that you did not like or get along with?

You should answer NO, even if you could not stand your boss and he was a complete idiot. They want to hear you say something good. If you start bad mouthing your boss, the only one who look bad is YOU.
 “My past boss and I got along very well. We were always on the same page with where the business was going. We shared a lot about our personal lives and formed a strong bond.”
10. Bạn đã bao giờ không ưa sếp hay không hợp với sếp không?

Bạn nên trả lời KHÔNG, ngay cả khi bạn không thể chịu đựng nổi sếp mình và ông ấy có thực sự ngốc nghếch đi nữa. Họ muốn nghe bạn nói điều gì đó tốt đẹp cơ. Nếu bạn bắt đầu nói xấu sếp mình thì người duy nhất xấu xa đó chính là BẠN.
“Sếp cũ và tôi rất hợp nhau. Chúng tôi lúc nào cũng thống nhất với nhau về lĩnh vực kinh doanh. Chúng tôi chia sẻ với nhau nhiều điều về cuộc sống riêng tư đồng thời cũng tạo được mối quan hệ vững chắc.”
 
Đăng bởi: hoahamtieu
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.