Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Tin tức thời sự
China Rising: The Return of the Dragon
Trung Quốc trỗi dậy: Con rồng tỉnh giấc
Today on the program, we talk about China and two new books about it. One writer describes it as rising. The other says it faces serious difficulties.
Trong chương trình hôm nay, chúng ta bàn về Trung Quốc và hai cuốn sách mới nói về quốc gia này. Một tác giả ca ngợi Trung Quốc đang chuyển mình lớn mạnh. Còn người kia cho rằng quốc gia này đang đối mặt với những khó khăn to lớn.
Timothy Beardson is the author of “Stumbling Giant: The Threats to China’s Future.” He says China may have only 20 years to deal with some serious issues that could hurt its economy. We will hear from him in the program.
Timothy Beardson là tác giả của cuốn "Kẻ khổng lồ bước loạng choạng: những hiểm hoạ rình rập tương lai Trung Quốc." Ông nhận định rằng Trung Quốc chỉ còn vỏn vẹn 20 năm để đối phó với một số vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế. Chúng ta sẽ nghe phần trình bày của ông ấy trong chương trình hôm nay.
But first, we talk with Denny Roy who has written a book called “Return of the Dragon.” He says China plans to build a strong military, protect its economic interests, and rise to what it believes is its right place in the world.
Nhưng trước tiên, chúng tôi sẽ trò chuyện với Denny Roy – tác giả của cuốn sách "Con rồng tỉnh giấc." Ông cho biết Trung Quốc dự định xây dựng lực lượng quân đội vững mạnh, bảo vệ các lợi ích kinh tế , và vươn lên vị thế xứng đáng trên trường quốc tế.
Return of the Dragon: China Rising
Con rồng tỉnh giấc: Trung Quốc trỗi dậy
Jim Stevenson recently spoke with Denny Roy of the East West Center in Honolulu, Hawaii. Mr. Roy is an expert on Asia Pacific security issues, especially those involving China. His latest book, “Return of the Dragon: Rising China and Regional Security,” was published in July.
Jim Stevenson gần đây có cuộc trò chuyện với Denny Roy – thuộc trung tâm Đông – Tây đặt trụ sở tại Honolulu, Hawaii. Ông Roy là một chuyên gia về các vấn đề an ninh khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Quyển sách mới nhất của ông "Con rồng tỉnh giấc: Trung Quốc đang trỗi dậy và vấn đề an ninh trong khu vực" đã được xuất bản hồi tháng bảy.
In the book, Mr. Roy says China sees its current rise in power and influence as natural. He says China believes it is a return to the position it always should have had in world issues.
Ông Roy viết trong sách rằng Trung Quốc đã tự nhận sự lớn mạnh về thế lực lẫn tầm ảnh hưởng của mình như một điều hết sức hiển nhiên. Theo ông, Trung Quốc tin rằng đất nước họ đang trở lại vị thế vốn có trong các vấn đề mang tính quốc tế.
“The Chinese see themselves as having gone through a recent period of victimization, of being knocked off the top of the hill and thrust down to the bottom of the hill -- what the Chinese call the ‘century of humiliation.’ So, China has from its historical backgroun​d kind of a combination of number one, entitlement and, number two, a sense of having been recently and brutally victimized and therefore having to take great care that it’s never in a, such a vulnerable position ever again.”
"Người Trung Quốc cho rằng họ mới trải qua thời kỳ bị đối xử bất công, bị truất phế khỏi “ngai vàng” thậm chí còn bị dìm xuống đáy tận cùng của thế giới – thời kỳ mà người Trung Quốc gọi là 'thế kỷ ô nhục'. Từ bối cảnh lịch sử  pha trộn giữa, một là quyền hạn, hai là ý thức bị đối xử tàn tệ, thế nên Trung Quốc thề với lòng quyết không bao giờ để đất nước họ rơi vào tình cảnh yếm thế như vậy thêm một lần nào nữa."
Denny Roy says this period of victimization, as China sees it, is why China does not support modern international law. He says it also is the reason China does not accept other nations -- especially the United States -- trying to limit its rise.
Denny Roy nói Trung Quốc thừa nhận chính thời kỳ bị “bắt nạt” này đã khiến họ không chủ trương thi hành luật pháp quốc tế hiện đại. Theo ông, đó cũng chính là lý do Trung Quốc không chấp nhận việc bị các quốc gia khác -- nhất là Hoa Kỳ -- kìm hãm đà lớn mạnh của họ.
He says China wants to guarantee that other nations will never disrespect it again. He says that means China will seek to protect itself with a strong military and protect its economic interests. He says this includes the gathering of valuable minerals, oil and other resources.
Trung Quốc quyết không để các quốc gia khác lại coi thường họ. Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ tìm cách tự bảo vệ mình bằng sức mạnh quân sự cũng như bảo vệ các lợi ích kinh tế. Điều này cũng bao gồm cả việc thu gom các khoáng chất quý giá, dầu và các tài nguyên khác.
“China sees it (as) natural that a strong country has strong military forces. The Chinese would consider that to be the case for any country, but certainly all the more so in China’s case because China is a very large country and also has ample reason to suspect the designs of the other great powers because of its recent history as a victim.”
"Trung Quốc luôn tự mãn họ là một cường quốc có lực lượng quân sự hùng mạnh. Mặc dù người Trung Quốc cho rằng bất kỳ quốc gia nào cũng cần đến quân đội nhưng chắc chắn đối với một đất nước như Trung Quốc thì tiềm lực quân sự phải càng vững mạnh hơn cả vì Trung Quốc là quốc gia rộng lớn cũng như họ có muôn vàn lý do để hoài nghi những mưu đồ của các cường quốc khác vì lịch sử đã minh chứng họ là kẻ bại trận."
 In “Return of the Dragon,” Mr. Roy says China sometimes seems unable to hold a clear identity. Is it a developing nation or a superpower?
Trong quyển “Con rồng tỉnh giấc” ông Roy cho rằng có đôi lúc Trung Quốc dường như còn không biết rõ mình là ai. Một nước đang phát triển hay là một siêu cường quốc? 
 “China’s often charged by critics with sort of wanting to have it both ways -- on the one hand still arguing in some fora that they’re a developing country and therefore they deserve certain breaks that developed countries are no longer eligible for. And that they’re too poor to pay the costs of big global initiatives that benefit other countries, where China still needs to build itself up. But on the other hand, the Chinese demand, you know, the full right of having a say at, at every table and being treated as a newly great and powerful country -- maybe even in some cases on par with the United States.”   
"Trung Quốc thường bị các nhà phê bình chỉ trích vì thái độ lập lờ nước đôi này – một mặt vẫn tranh cãi trong vài diễn đàn nào đó rằng một nước đang phát triển như họ nên xứng đáng được hưởng một số vi phạm mà các quốc gia phát triển thì không được. Và họ nghèo đến mức không thể trả nổi tiền mua các sáng kiến toàn cầu làm lợi cho các quốc gia khác, thế nên Trung Quốc vẫn thích “tự cung tự cấp”. Nhưng mặt khác, Trung Quốc lại đòi hỏi phải được toàn quyền có tiếng nói tại mỗi cuộc thảo luận và phải đối xử với tư cách là một siêu cường quốc mới -- thậm chí trong một vài trường hợp phải được “ngang cơ” với cả Hoa Kỳ. "
Mr. Roy says the increased American attention on Asia makes Chinese leaders nervous and suspicious of American intentions.
Ông Roy cho biết việc Hoa Kỳ càng ngày càng quan tâm đến Châu Á cũng làm các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng và nghi ngờ ý định của Hoa Kỳ.
“If there’s a conflict between the United States and China, this is set up by larger, tectonic movements: It’s the arising of a new great power in a region that has already long been under the near domination of another great power -- the United State of America. The key thing is, can the two countries articulate their interests to each other in such a way that the other party finds the deal offered by the other side to be acceptable?”
"Nếu như có một cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thì đó là kết quả sau những bước chuyển biến vô cùng to lớn: sự trỗi dậy của một đại cường quốc mới trong một khu vực gần như bị thống trị hoàn toàn suốt một thời gian dài bởi một đại cường quốc khác là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Điều mấu chốt là liệu hai quốc gia này có thể hoà hợp lợi ích với nhau sao cho đôi bên tìm thấy tiếng nói chung trong các thoả thuận kinh doanh giữa hai nước hay không?"
Stumbling Giant: The Threats to China’s Future
Kẻ khổng lồ bước loạng choạng: những hiểm hoạ rình rập tương lai Trung Quốc
Timothy Beardson is the author of the new book “Stumbling Giant: The Threats to China’s Future.” Mr. Beardson was the owner of a large investment bank in Asia.
Timothy Beardson là tác giả của cuốn sách mới "Kẻ khổng lồ bước loạng choạng: Những hiểm hoạ rình rập tương lai Trung Quốc". Ông Beardson từng là chủ một ngân hàng đầu tư lớn ở châu Á.
Mr. Beardson says China’s aging population and relatively low birth rate is one problem. He says the responsibility for caring for these people will fall to China’s younger generation. Most of that population is single children. They have no brothers or sisters to help care for their parents and grandparents. Timothy Beardson says the government will have to assist them.
Ông Beardson cho biết một vấn đề ở Trung Quốc là tình hình dân số già và tỉ lệ sinh tương đối thấp. Trách nhiệm chăm sóc cho những người già sẽ đổ lên vai của thế hệ trẻ Trung Quốc. Phần lớn trong số họ đều là con một. Họ không có anh chị em để chia sẻ việc chăm sóc cha mẹ, ông bà. Timothy Beardson cho rằng chính phủ sẽ phải đứng ra hỗ trợ họ.
“Hundred million over 65 (years old) now, by 2030, 300 million over 65. But, coupling that with the fact that the shape of the Chinese family is changing -- now a couple of young adults would have maybe four parents alive and maybe eight grandparents alive and that simply becomes overwhelming for a, a couple now to look after all those elderly.”
"Hiện tại đã là một trăm triệu người có độ tuổi trên 65, đến năm 2030, con số này sẽ là 300 triệu. Thế nhưng, cộng thêm việc mô hình gia đình Trung Quốc đang thay đổi -- một cặp vợ chồng trẻ sẽ có 4 bố mẹ và có lẽ 8 ông bà -- và họ sẽ thấy “quá tải” đối với trách nhiệm phải phụng dưỡng tất cả những người già ấy."
Timothy Beardson says at the same time, falling birth rates mean the population will start to shrink quickly. He believes that by the end of this century, China and the United States will have the same number of people. China’s lead in a manufacturing workforce will end.
Theo ông Timothy Beardson, cùng lúc đó, tỉ lệ sinh giảm sút có nghĩa là dân số sẽ bắt đầu co lại nhanh chóng. Ông cho rằng đến cuối thế kỷ này, Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ có số dân ngang bằng nhau. Trung Quốc sẽ không còn giữ vị trí hàng đầu trong lực lượng lao động sản xuất.
“The workforce, which has been abundant, growing rapidly -- and therefore wages have stayed low and China’s been a very competitive place to be making cheap manufactured goods -- and that is all changing because the last 30 years the number of births has gone down, and that’s now coming through to the fact the labor force is starting to shrink.”
"Lực lượng lao động dồi dào, phát triển nhanh chóng, tiền công thấp khiến Trung Quốc trở thành một nơi rất cạnh tranh để sản xuất ra các món hàng hàng hoá rẻ tiền -- và tất cả những điều đó sẽ thay đổi vì 30 năm qua, số ca sinh đẻ đã giảm đi, và hiện tại họ phải chấp nhận một thực tế là lực lượng lao động đang bắt đầu thu nhỏ lại."
And, Mr. Beardson says China will suffer because of its one-child policy. Chinese parents generally seek male children over female. He says the country will experience great social insecurity when millions of Chinese men are unable to find a wife.
Ông Beardson còn nhận định rằng Trung Quốc sẽ phải gánh chịu hệ lụy từ chính sách một con. Các ông bố bà mẹ Trung Quốc thường thích kiếm con trai hơn là con gái. Ông cho biết quốc gia này sẽ phải đương đầu với tình trạng bất ổn xã hội nghiêm trọng khi hàng triệu nam giới Trung Quốc không kiếm được vợ.
“In a society like China they tend to want to have boys not girls -- and they tend to take steps to make sure that’s the case. So what we’ve seen for the last two decades is that six boys have been born on average for every five girls. And therefore we know that in the next 20 years we’re gonna be about 50,000,000 men who are not gonna get a wife, and these people are gonna be bitter, angry and will eventually, I suggest, be a source of social instability in China.”
"Trong một xã hội như Trung Quốc, họ có khuynh hướng “trọng nam, khinh nữ” -- và họ làm đủ mọi cách để đảm bảo kiếm được đứa con trai. Do đó những gì mà chúng ta có thể thấy được trong hai thập niên qua bình quân cứ sáu bé trai được sinh ra thì có năm bé gái. Và 20 năm tới sẽ có khoảng 50 triệu nam giới “ế vợ”, và thành phần này sẽ phải chịu những cay đắng, tức tối và dần dần họ sẽ trở thành một mối bất ổn cho xã hội Trung Quốc."
Many of these trends cannot be changed, he says, so China must move on other reforms, especially in education and innovation.
Có khá nhiều khuynh hướng sẽ không thể thay đổi được, cho nên Trung Quốc phải tiếp tục những cải cách khác, nhất là trong giáo dục và đổi mới.
“There are a lot of problems in China which can be addressed and I suggest that it’s better for China to make its reforms early, rather than to delay. I think there’s a window of maybe 20 years to get reforms done, and I think there hasn’t been (a) sufficient sense of urgency amongst policymakers in China in recent years.”      
"Có rất nhiều vấn đề ở Trung Quốc có cách giải quyết và theo tôi tốt hơn hết là Trung Quốc nên cải cách càng sớm càng tốt. Tôi nghĩ sẽ có một lối thoát cho Trung Quốc nếu họ dành ra có lẽ là 20 năm để hoàn thành các cải cách, tuy nhiên trong những năm gần đây tôi thấy các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc không có ý niệm sẽ gấp rút thực hiện điều này."
Mr. Beardson also says poor environmental conditions threaten the health and longevity of China’s population. He says the country has strong environmental laws, but it has not enforced them.
Ông Beardson còn cho biết điều kiện môi trường ô nhiễm cũng đe doạ sức khoẻ và tuổi thọ của người dân Trung Quốc. Nước này cũng có các đạo luật khắc khe về môi trường, thế nhưng họ lại không thi hành các luật ấy.
 
Đăng bởi: tvmthu
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.