Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Kinh tế
Out Of Ideas And In Debt, Spain Sets Sights On Taxing The Sun
Nợ ngập đầu, cạn kiệt ý tưởng, Tây Ban Nha nhắm đến đánh thuế mặt trời
You get the feeling that government officials were out of ideas, stared up at the sky one day and thought, “I’ve got it! We’ll tax the sun!”
Có cảm giác là các quan chức chính phủ đã cạn kiệt ý tưởng, một ngày nọ họ chăm chú nhìn lên trời và nghĩ: "Hiểu rồi! Chúng ta sẽ đánh thuế mặt trời!"
It’s always sunny in Spain, right? That might be a bit of an overstatement but the country hasn’t garnered a sunny reputation for nothing: cities like Huelva and Seville boast nearly 3,000 hours of sunshine per year. With so much sunshine at its disposal, Spain has aggressively pursued the development of solar energy: over the past ten years, the government has made significant advances in pressing solar energy and is one of the top countries in the world with respect to installed photovoltaic (PV) solar energy capacity.
Tây Ban Nha luôn ngập tràn ánh nắng. Có thể hơi cường điệu một chút nhưng mà đất nước này chẳng thu được gì ở cái sự nổi tiếng về nhiều nắng ấy: những thành phố như Huelva và Seville tự hào khoe mỗi năm họ có gần 3000 giờ nắng. Với lượng nắng quá nhiều như thế để dùng, Tây Ban Nha tích cực phát triển điện mặt trời: trong 10 năm qua, chính phủ nước này đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc đẩy mạng sử dụng năng lượng mặt trời và là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về công suất năng lượng mặt trời quang điện hoá (PV) được lắp đặt.
It might, however, be too much of a good thing. Spain is generating so much solar power, according to its government, that production capacity exceeds demand by more than 60%. That imbalance has created a problem for the government which now finds itself in debt to producers. And not by a little bit. The debt is said to have grown to nearly 26 billion euros ($34.73 billion U.S.).
Tuy nhiên, có lẽ nhiều quá hoá hại. Theo chính phủ Tây Ban Nha, nước này đang tạo ra quá nhiều điện mặt trời đến nỗi sản lượng điện vượt hơn 60% so với nhu cầu. Sự mất cân đối ấy gây ra một vấn đề cho chính phủ, họ trở thành kẻ mắc nợ những nhà sản xuất điện. Và món nợ không hề nhỏ. Số nợ ấy được cho là đã tăng lên gần 26 tỉ euro (tức 34,73 tỉ đô la Mỹ).
So how do you get out of that kind of debt? You propose incredibly onerous taxes and fines, of course. And you do it on exactly the behavior that you encouraged in the first place: the use of solar energy panels. That’s right. Spain is now attempting to scale back the use of solar panels – the use of which they have encouraged and subsidized over the last decade – by imposing a tax on those who use the panels.
Vậy làm thế nào để thoát khỏi thứ nợ đó? Dĩ nhiên là đề xuất các khoản thuế má và tiền phạt nặng đến khó tin. Và áp dụng triệt để đối với hoạt động được khuyến khích ngay từ đầu: sử dụng các tấm pin mặt trời. Đúng vậy. Tây Ban Nha hiện đang cố gắng thu hẹp phạm vi sử dụng những tấm pin mặt trời - việc sử dụng mà họ đã khuyến khích và trợ cấp suốt thập niên vừa qua - bằng cách đánh thuế những người sử dụng các tấm pin ấy.
You get the feeling that government officials were out of ideas, stared up at the sky one day and thought, “I’ve got it! We’ll tax the sun!”
Có cảm giác là các quan chức chính phủ đã cạn kiệt ý tưởng, một ngày nọ họ chăm chú nhìn lên trời và nghĩ: "Hiểu rồi! Chúng ta sẽ đánh thuế mặt trời!"
But wait, it gets worse. You see, not only has the use of solar panels has made it possible for many in the country to produce their own energy for less than what they would have paid the utility company, many residents in Spain generate enough electricity from solar that they get paid to selling the excess energy back to producers. This, it turns out, is a problem. The government is putting a stop to that, too: as part of the reform efforts, there will be a prohibition on selling extra energy.
Nhưng khoan, câu chuyện còn tồi tệ hơn ấy. Việc sử dụng các tấm pin mặt trời không chỉ giúp nhiều người dân ở quốc gia này có thể sản xuất ra điện của riêng họ với giá thấp hơn giá trả cho công ty cung cấp điện, mà nhiều người dân Tây Ban Nha còn sản xuất ra đủ điện mặt trời, số điện này họ đã được trả tiền, để bán ngược trở lại lượng điện dư thừa cho công ty sản xuất điện. Thành ra, việc này nảy sinh một vấn đề. Chính phủ cũng đang chấm dứt ngay việc đó lại: như là một phần của nỗ lực cải cách, sẽ có một lệnh cấm bán lượng điện dư thừa.
And there’s still more: in order to figure out who is producing what level of energy (and, of course, to tax it), all solar panels now have to be hooked up to the grid. Those taxpayers who don’t connect to the grid face a fine of up to 30 million euros ($40 million U.S.). Yes, million. With an m. That kind of number is so incomprehensible to the average person that it’s almost like they pulled it out of nowhere, as if the conversation went something like this:
Còn nữa: để xác định người nào đang sản xuất điện ở mức độ nào (và dĩ nhiên là để đánh thuế), thì mọi tấm pin mặt trời giờ đây sẽ phải hoà vào lưới điện chung. Những người đóng thuế mà không hoà mạng chung ấy chịu một khoản phạt lên đến 30 triệu Euro (tương đương 40 triệu đô la Mỹ). Vâng, tiền triệu đấy. Những triệu đô. Con số đó quá khó hiểu với người dân thường đến nỗi nó gần giống như là người ta rút nó từ trên trời xuống vậy, như thể câu chuyện sau:
Maybe 10 euros? Nah, not nearly enough.
Có lẽ 10 euro được chứ? Không, còn lâu mới đủ.
What about 100 million euros? No, way too much.
Con số 100 triệu euro thì sao nhỉ? Không được, nhiều quá.
30 million euros? Yeah, that sounds about right.
30 triệu euro nha? Ờ, có vẻ được đó.
However they figured the number, the intention is clearly to scare taxpayers into connecting to the grid in order to be taxed. The tax, however, will make it economically unfeasible for residents to produce their own energy: it will be cheaper to keep buying energy from current providers. And that is exactly the point.
Tuy nhiên họ tính ra con số đó, mục đích rõ ràng là để làm cho người đóng thuế sợ hãi mà hoà vào lưới điện chung để họ thu thuế. Nhưng khoản thuế này sẽ khiến người dân thấy không kinh tế khi sản xuất điện của riêng mình: cứ mua điện của các công ty điện hiện nay sẽ rẻ hơn. Và đó chính là mục đích thật sự.
It seems ludicrous. But before you shake your head and assume that such a policy could only happen in Spain, think again. A similar concern has been brewing in Arizona, where power companies are hoping for legislation that would require customers to pay them to buy back excess power. Of course, since we don’t like taxes in this country, they’re framing it as a “convenience fee” – but really, to-may-to, to-mah-to. As the battle in Arizona heats up (pun totally intended), other states will no doubt be watching since the dollars at risk are huge: $590 million was invested in Arizona on homes and businesses in 2012 alone.
Có vẻ lố bịch. Nhưng trước khi bạn lắc đầu và cho rằng một chính sách như vậy chỉ có thể xuất hiện ở Tây Ban Nha thì hãy suy nghĩ lại à nha. Một mối lo lắng tương tự đang ngày càng lớn dần ở Arizona (Mỹ), nơi mà các công ty điện lực đang hy vọng pháp luật sẽ yêu cầu các khách hàng trả tiền cho họ để mua lại lượng điện dư thừa. Tất nhiên, vì chúng ta chẳng ai thích thuế má ở cái đất nước này, họ bịa ra đó là "phí tiện nghi" - nhưng thật sự thì cùng một ruộc cả. Khi cuộc tranh cãi ở Arizona nóng lên (trò chơi chữ hoàn toàn có chủ ý), lúc ấy các bang khác chắc chắn sẽ chứng kiến số đô la khổng lồ đang gặp rủi ro: 590 triệu đô la Mỹ được đầu tư vào Arizona cho các gia đình và doanh nghiệp chỉ riêng trong năm 2012.
No doubt, other countries like Germany – and the U.S. – will wait to see what happens exactly in Spain. The measure is already wildly unpopular and some worry that the result will be large-scale civil disobedience: that is, the Spanish will simply decide not to abide by the law. Teresa Ribera, senior adviser to the Institute for Sustainable Development and International Relations (IDDRI), called the law “illogical” noting that it is “a serious invitation by the government for citizens to become anti-system.”
Chắc chắn, những quốc gia khác như Đức - và Mỹ - cũng sẽ chờ xem những gì diễn ra ở Tây Ban Nha. Biện pháp ấy vốn hoàn toàn không được lòng dân và một số người lo ngại rằng kết quả sẽ là sự kháng cự thụ động quy mô lớn: tức là người Tây Ban Nha sẽ đơn giản là kiên quyết không tuân thủ pháp luật. Teresa Ribera, cố vấn cao cấp của Viện Phát Triển Bền Vững và Quan Hệ Quốc Tế (IDDRI), gọi cái luật đó là "phi lý" khi cho rằng "chính quyền thật sự là đang mời nhân dân chống đối mình".
 
Đăng bởi: emcungyeukhoahoc
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.