Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Why Am I So Sad?
Sao tôi thấy buồn quá?
Feeling down? Got the blues? You're not alone. Everyone feels sad at times. Sad feelings can be mild or strong or in between. How sad you feel can depend on the situation that's causing the sadness and how you're coping with it.
Cảm thấy buồn? Chán nản? Bạn không đơn độc. Tất cả mọi người đều có đôi khi cảm thấy buồn. Cảm giác buồn có thể hơi hơi hoặc nhiều hoặc lưng chừng. Mức độ bạn cảm thấy buồn có thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nỗi buồn và cách bạn đương đầu với nó.
Sadness is a natural human emotion. Like other emotions, sad feelings come and go. Some sad feelings last only a moment, some last longer. When sad feelings ease away, a happier mood can take their place.

Nỗi buồn là cảm xúc tự nhiên của con người. Như những cảm xúc khác, cảm giác buồn cũng đến rồi đi. Một số cảm giác buồn chỉ kéo dài trong chốc lát, một số lâu hơn. Khi cảm giác buồn giảm đi, một tâm trạng hạnh phúc hơn có thể thế chỗ nó.

What Do Kids Feel Sad About?
Trẻ em buồn về điều gì? 
Lots of different things could cause a kid to feel sad. You might feel sad over little or big things that happen. You might (or might not) feel sad when:

Rất nhiều điều khác nhau có thể làm cho một đứa trẻ cảm thấy buồn. Bạn có thể cảm thấy buồn vì những chuyện nhỏ hay lớn xảy ra. Bạn có thể (hoặc có thể không) cảm thấy buồn khi:

· Things don't go your way. Maybe something doesn't work out the way you hoped. Maybe your team lost a big game, or you got a bad grade on a test, or you didn't get picked for the play.

· Mọi việc không như ý bạn. Có thể một việc gì đó không xảy ra như bạn hy vọng. Có thể là đội bóng yêu thích của bạn thua một trận đấu quan trọng, hoặc bạn bị điểm thấp trong bài kiểm tra, hoặc bạn đã không được chọn vai cho vở kịch.

· Your feelings get hurt. You might feel sad if someone let you down, left you out, or hurt your feelings with something he or she said.

· Cảm xúc của bạn bị tổn thương. Bạn có thể cảm thấy buồn nếu một người nào đó làm bạn thất vọng, cho bạn ra rìa, hoặc làm tổn thương cảm xúc của bạn bởi điều họ nói.

· You lose something special. Maybe you lost something that was special to you. Or maybe your favorite shirt got shrunk in the wash and now you can't wear it anymore.

· Bạn sẽ mất đi một điều gì đó đặc biệt. Có thể bạn mất một cái gì đó đặc biệt đối với bạn. Hoặc có thể là chiếc áo sơ mi mà bạn thích nhất bị co rút khi giặt và bây giờ bạn không thể mặc nó nữa.

· You miss someone. You might feel sad when you're missing someone or have to say goodbye. Maybe your favorite friend moved to a new school, your big brother went away to college, or your parent is away in the military.

· Bạn nhớ một ai đó. Bạn có thể cảm thấy buồn khi bạn đang nhớ một người nào đó hoặc phải nói lời tạm biệt. Có thể người bạn thân của bạn chuyển sang một trường mới, anh trai bạn đi học đại học xa nhà, hoặc cha mẹ bạn đi xa trong quân ngũ.

· You hear about something sad. You might feel sad when you watch a sad movie, read a sad part in a book, or someone tells you about a sad thing that happened. If someone you care about is sad, you might feel sad, too.

· Bạn nghe điều gì đó buồn. Bạn có thể cảm thấy buồn khi bạn xem một bộ phim buồn, đọc một đoạn buồn trong một cuốn sách, hoặc một người nào đó kể cho bạn về một chuyện gì đó đáng buồn đã xảy ra. Nếu ai đó mà bạn quan tâm đang buồn, thì bạn cũng có thể cảm thấy buồn theo.

· Someone dies. It's natural to feel sad if someone dies, like a close relative, or you lose a pet. That kind of sadness has a special name — grief.

· Một ai đó qua đời. Lẽ tự nhiên là bạn sẽ cảm thấy buồn nếu ai đó qua đời, như một người thân, hay bạn bị mất một con vật cưng. Đó là loại nỗi buồn có một cái tên đặc biệt – tiếc thương.

· A problem makes you sad. Problems like bullying, friendship troubles, or difficult schoolwork can sometimes make kids feel sad. So can family problems — like divorce, losing a job, arguing, money problems, or health conditions.

· Một vấn đề làm cho bạn buồn. Các vấn đề như bắt nạt, bạn bè gây cãi, hoặc khó khăn trong việc học đôi khi có thể làm cho trẻ cảm thấy buồn. Các vấn đề gia đình có thể là - ly hôn, mất việc làm, tranh cãi, vấn đề tiền bạc, hoặc điều kiện sức khỏe.

Are Sad Feelings Normal? 
Cảm giác buồn có bình thường không?
It's perfectly OK to have sad feelings at times. As long as they don't happen too often or last too long, sad feelings — like all emotions — are just a natural part of life.

Hoàn toàn bình thường khi đôi khi bạn cảm thấy buồn. Miễn là đừng xuất hiện quá thường xuyên hoặc kéo dài quá lâu, thì cảm giác buồn - như tất cả những cảm xúc khác - chỉ là một phần tự nhiên của cuộc sống.

But it doesn't feel good to stay sad. It feels much better to be happy. So here are some things every kid should know:

Nhưng tâm trạng buồn thì không tốt chút nào. Cảm thấy vui vẻ hạnh phúc sẽ tốt hơn nhiều. Vì vậy, đây là một số điều mà mỗi đứa trẻ cần biết:

· You can cope with sad things that happen.
· You can do things to ease a sad mood and feel happier.
· A positive attitude can help you through disappointments.
· Learning how to deal with sad feelings can make a big difference in your life.
· Bạn có thể đương đầu với những chuyện buồn xảy đến.
· Bạn có thể làm nhiều việc để tâm trạng bớt buồn và cảm thấy vui vẻ hơn.
· Thái độ tích cực có thể giúp bạn vượt qua nỗi thất vọng.
· Học cách đương đầu với cảm giác buồn có thể tạo ra một sự khác biệt lớn trong cuộc sống của bạn.
How Can You Deal With Sad Feelings?
Làm cách nào đối phó với nỗi buồn?
Sad feelings don't have to take over your mood or ruin your day. You can do things to help yourself feel better. You can do things to prevent sad feelings from sticking around too long or becoming too strong.

Đừng để nỗi buồn xâm chiếm tâm trạng hoặc làm hỏng cả một ngày của bạn. Bạn có thể làm nhiều việc để tự giúp mình cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn cũng có thể làm nhiều việc để ngăn cản nỗi buồn kéo dài quá lâu hoặc trở thành quá nghiêm trọng.

Here are some positive ways to deal with sad feelings:
Đây là một số cách tích cực để đối phó cảm giác buồn:
· Notice how you feel and why. Knowing your emotions helps you understand and accept yourself. If you feel sad, notice it — but don't dwell on it too long or give it too much drama. Just tell yourself (or someone else) that you feel sad. Try to figure out why you feel that way. Show yourself a little understanding — there's probably a good reason you feel the way you do. It's OK. Remind yourself that sadness will pass and you'll feel better.

· Chú ý cảm giác của bạn và lý do. Biết cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn hiểu và chấp nhận chính mình. Nếu bạn cảm thấy buồn, hãy ghi nhận - nhưng đừng chìm sâu vào nó hay làm cho nó thêm bi kịch. Hãy chỉ nói với chính mình (hoặc người khác) là bạn cảm thấy buồn. Cố gắng tìm ra lý do tại sao bạn cảm thấy như vậy. Cho bản thân một ít hiểu biết - có thể là một lý do tốt cho cảm xúc mà bạn đang cảm thấy. Điều đó ổn thôi. Tự nhủ với mình rằng nỗi buồn sẽ qua đi và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

· Bounce back from disappointments or failures. When things don't go your way, don't give up! Stay in the game. There's always next time. Give yourself credit for trying. Then focus on what you need to work on and try again. Keep a positive attitude.
· Đứng dậy từ thất vọng hay thất bại. Khi mọi thứ không như ý bạn, đừng bỏ cuộc! Hãy tiếp tục cố gắng. Luôn có cơ hội thứ hai. Hãy tự động viên mình cố gắng. Sau đó tập trung vào điều bạn cần làm và thử lại. Giữ thái độ tích cực.
· Think positive. Even if you're sad, think of one or two good things about yourself or your situation. Believe in yourself. Think about what you can do and how things can get better. If you didn't get something you wanted, think of something else that can make you happy. There's always something good — look for it!

· Hãy suy nghĩ tích cực. Ngay cả khi bạn buồn, hãy nghĩ về một hoặc hai điểm tốt của bản thân hoặc tình hình của bạn. Tin vào chính mình. Hãy suy nghĩ về những gì bạn có thể làm và làm sao để mọi việc tốt hơn. Nếu bạn không có được một điều gì đó mình muốn, hãy nghĩ đến một cái gì đó khác mà có thể làm cho bạn hạnh phúc. Luôn luôn có điều tốt – chỉ cần tìm kiếm nó!

· Think of solutions. Coming up with ways to solve a problem or cope with a situation can help you feel strong, confident, and good about yourself. It's hard to stay sad when you're feeling so capable!

· Hãy suy nghĩ về các giải pháp. Đưa ra cách để giải quyết một vấn đề hoặc đối phó với một tình huống có thể giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ, tự tin, và tốt về bản thân. Thật khó mà buồn khi bạn cảm thấy mình giỏi!

· Get support. Even the most capable kids need support. The people in your life who believe in you and care (like parents, friends, and teachers) can comfort you when you feel sad. Sometimes, just listening and understanding what you're going through is enough. Sometimes they can help you work out a problem or help you think of happier things to get your mind off sadness or disappointment.

· Tìm sự động viên. Ngay cả đứa trẻ giỏi nhất cũng cần được động viên. Những người tin tưởng và quan tâm bạn trong cuộc sống (như cha mẹ, bạn bè và giáo viên) có thể an ủi bạn khi bạn cảm thấy buồn. Đôi khi họ chỉ cần lắng nghe và thấu hiểu những gì bạn đang trải qua là đủ. Đôi khi họ có thể giúp bạn giải quyết vấn đề hoặc giúp bạn nghĩ về những điều hạnh phúc hơn để tâm trí bạn quên đi nỗi buồn hay thất vọng.

· Put yourself in a good mood. Shake off a sad mood by doing things that put you in a more positive mood. Play a game or sport, ride a bike, dance or run, take a walk, make art or music, read, or spend time with someone you like. Relax, have some fun, and feel better.
· Tự làm cho mình có tâm trạng tốt. Rũ bỏ tâm trạng buồn bằng cách làm những việc mang lại cho bạn một tâm trạng tích cực hơn. Chơi một trò chơi, thể thao, đi xe đạp, nhảy hoặc chạy, đi bộ, vẽ tranh hay chơi nhạc, đọc sách, hoặc dành thời gian với một ai đó mà bạn thích. Thư giãn, vui vẻ, và cảm thấy dễ chịu hơn.

Learning to deal with sad feelings takes practice. But when you do things to take care of sadness, you make room for more positive feelings. That means a happier you!

Cần đầu tư thời gian và công sức để học cách đương đầu với nỗi buồn. Nhưng khi bạn làm những việc để vượt qua nỗi buồn, tức bạn đã dành chỗ cho những cảm xúc tích cực hơn. Tức bạn sẽ cảm thấy vui vẻ hạnh phúc hơn!

Reviewed by: D'Arcy Lyness, PhD
Date reviewed: January 2012
Tường thuật: Tiến sĩ D'Arcy Lyness
Ngày: Tháng 1, 2012
 
Đăng bởi: thanhthanh
Bình luận
Đăng bình luận
1 Bình luận
SHINSHIN_CHANE(18/09/2013 10:21:08)
so touching, thanks for your share!
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.