Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Night Terrors
Chứng giật mình thức dậy hoảng sợ
What Are Night Terrors?
Chứng giật mình thức dậy hoảng sợ là gì?
Most parents have comforted their child after the occasional nightmare. But if your child has ever experienced what's known as a night terror (or sleep terror), his or her fear was likely inconsolable, no matter what you tried.

Hầu hết các bậc cha mẹ đã từng an ủi con mình sau khi trẻ gặp một cơn ác mộng bất thường. Nhưng nếu con bạn từng bị tình trạng như giật mình thức dậy hoảng sợ (hoặc hoảng loạn khi ngủ), thì bất kể bạn cố gắng thế nào cũng không thể dỗ an được bé.

A night terror is a sleep disruption that seems similar to a nightmare, but with a far more dramatic presentation. Though night terrors can be alarming for parents who witness them, they're not usually cause for concern or a sign of a deeper medical issue.

Giật mình thức dậy hoảng sợ là một dạng rối loạn giấc ngủ tương tự như một cơn ác mộng, nhưng với biểu hiện ấn tượng hơn nhiều. Mặc dù chứng giật mình thức dậy hoảng sợ có thể gây hoang mang cho các bậc cha mẹ khi chứng kiến, nhưng nó lại không gây ra hay là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe gì nghiêm trọng.

During a typical night, sleep occurs in several stages. Each is associated with particular brain activity, and it's during the rapid eye movement (REM) stage that most dreaming occurs.

Trong một đêm điển hình, giấc ngủ diễn ra trong nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn gắn liền với từng hoạt động cụ thể của não, và giai đoạn ngủ mắt cử động nhanh (REM) là giai đoạn mà hầu hết các giấc mơ xảy ra.

Night terrors happen during deep non-REM sleep. Unlike nightmares (which occur during REM sleep), a night terror is not technically a dream, but more like a sudden reaction of fear that happens during the transition from one sleep phase to another.

Giật mình thức dậy hoảng sợ xảy ra trong giai đoạn giấc ngủ sâu và mắt không chuyển động nhanh. Khác với ác mộng (xảy ra trong giai đoạn ngủ mắt cử động nhanh), về mặt chuyên môn, chứng giật mình thức dậy hoảng sợ không phải là một giấc mơ, mà giống hơn với một phản ứng bất ngờ của sự sợ hãi xảy ra trong quá trình chuyển đổi từ một giai đoạn ngủ này sang một giai đoạn khác. 

Night terrors usually occur about 2 or 3 hours after a child falls asleep, when sleep transitions from the deepest stage of non-REM sleep to lighter REM sleep, a stage where dreams occur. Usually this transition is a smooth one. But rarely, a child becomes agitated and frightened — and that fear reaction is a night terror.

Giật mình thức dậy hoảng sợ thường xảy ra sau khi một đứa trẻ ngủ thiếp đi khoảng 2 hoặc 3 giờ, khi giấc ngủ chuyển từ giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ mắt bất động sang giấc ngủ mắt cử động nhẹ, giai đoạn mà giấc mơ xảy ra. Thường thì quá trình chuyển đổi này luôn êm ả. Nhưng cũng hiếm hoi có, khi một đứa trẻ trở nên kích động và sợ hãi - và phản ứng sợ hãi đó là giật mình thức dậy hoảng sợ.

During a night terror, a child might suddenly sit upright in bed and shout out or scream in distress. The child's breathing and heartbeat might be faster, he or she might sweat, thrash around, and act upset and scared. After a few minutes, or sometimes longer, a child simply calms down and returns to sleep.

Khi giật mình thức dậy hoảng sợ, một đứa trẻ có thể đột nhiên ngồi thẳng trên giường và gào lên hay la hét đến mệt lả. Hơi thở và nhịp tim của trẻ có thể tăng nhanh, bé có thể toát mồ hôi, vùng vẫy, và biểu hiện khó chịu và sợ hãi. Sau vài phút, hoặc đôi khi dài hơn, đứa trẻ sẽ bình tĩnh lại và ngủ tiếp.

Unlike nightmares, which kids often remember, kids won't have any memory of a night terror the next day because they were in deep sleep when it happened — and there are no mental images to recall.

Khác với việc thường nhớ ác mộng, vào hôm sau, trẻ lại sẽ chẳng nhớ chút gì về việc thức dậy hoảng sợ của đêm hôm trước vì chúng đang ngủ say khi chuyện đó xảy ra - và không có hình ảnh nào lưu trong tâm trí để nhớ lại.

What Causes Night Terrors?

Nguyên nhân gì gây ra chứng giật mình thức dậy hoảng sợ?

Night terrors are caused by over-arousal of the central nervous system (CNS) during sleep. This may happen because the CNS (which regulates sleep and waking brain activity) is still maturing. Some kids may inherit a tendency for this over-arousal — about 80% who have night terrors have a family member who also experienced them or sleepwalking (a similar type of sleep disturbance).

Giật mình thức dậy hoảng sợ gây ra bởi sự quá kích thích của hệ thần kinh trung ương (CNS) trong khi ngủ. Điều này có thể xảy ra vì hệ thần kinh trung ương (cơ quan kiểm soát hoạt động ngủ và thức của não) vẫn hoạt động. Một số trẻ có thể bị di truyền khuynh hướng quá kích thích này – khoảng 80% số trẻ mắc chứng giật mình thức dậy hoảng sợ có một người thân trong gia đình cũng từng bị tình trạng này hoặc bị mộng du (một dạng tương tự của rối loạn giấc ngủ).

Night terrors have been noted in kids who are:
· overtired or ill, stressed, or fatigued
· taking a new medication
· sleeping in a new environment or away from home
Giật mình thức dậy hoảng sợ thường xảy ra ở những trẻ: 
· Kiệt sức hoặc bị bệnh, căng thẳng, hoặc mệt mỏi
· Đang uống một loại thuốc mới
· Ngủ trong một môi trường mới hoặc xa nhà 
Night terrors are relatively rare — they happen in only 3-6% of kids, while almost every child will have a nightmare occasionally. Night terrors usually occur between the ages of 4 and 12, but have been reported in kids as young as 18 months. They seem to be a little more common among boys.

Giật mình thức dậy hoảng sợ tương đối hiếm – chỉ xảy ra ở 3 – 6% trẻ em, trong khi hầu hết mọi đứa trẻ đều thỉnh thoảng mơ thấy ác mộng. Giật mình thức dậy hoảng sợ thường xảy ra ở giai đoạn từ 4 đến 12 tuổi, nhưng cũng có báo cáo gặp ở trẻ nhỏ chỉ mới 18 tháng. Dường như tình trạng này hay gặp ở các bé trai hơn.

A child might have a single night terror or several before they cease altogether. Most of the time, night terrors simply disappear on their own as the nervous system matures.

Một đứa trẻ có thể giật mình thức dậy hoảng sợ một hoặc nhiều lần trước khi khỏi hoàn toàn. Đa số trường hợp, chứng giật mình thức dậy hoảng sợ chỉ đơn thuần tự mất đi khi hệ thần kinh phát triển đầy đủ.

Coping With Night Terrors
Đối phó với chứng giật mình thức dậy hoảng sợ
Night terrors can be very upsetting for parents, who might feel helpless at not being able to comfort or soothe their child. The best way to handle a night terror is to wait it out patiently and make sure the child doesn't get hurt by thrashing around. Kids usually will settle down and return to sleep on their own in a few minutes.

Giật mình thức dậy hoảng sợ có thể mang lại sự khó chịu cho các bậc làm cha mẹ, họ có thể cảm thấy bất lực vì không thể an ủi hoặc dỗ dành con mình. Cách tốt nhất để xử lý giật mình thức dậy hoảng sợ là kiên nhẫn chờ cho nó qua đi và đảm bảo trẻ không bị thương do vùng vẫy. Trẻ thường sẽ tự hết hốt hoảng và ngủ trở lại trong vài phút.

It's best not to try to wake kids during a night terror. Attempts usually don't work, and kids who do wake are likely to be disoriented and confused, and may take longer to settle down and go back to sleep.

Tốt nhất là đừng cố đánh thức trẻ khi trẻ đang giật mình hoảng sợ. Cố làm vậy thường chẳng ích gì, và những bé mà bị thức dậy có thể sẽ mất phương hướng và bối rối, và có thể sẽ phải mất nhiều thời gian để bình tĩnh rồi ngủ lại.

There's no treatment for night terrors, but you can help prevent them. Try to:
· reduce your child's stress
· establish and stick to a bedtime routine that's simple and relaxing
· make sure your child gets enough rest
· prevent your child from becoming overtired by staying up too late
Không có cách điều trị cho chứng giật mình thức dậy hoảng sợ, nhưng bạn có thể giúp ngăn nó xảy ra. Hãy cố gắng:
· Giúp con bạn giảm căng thẳng
· Xây dựng và duy trì một thói quen trước khi đi ngủ sao cho đơn giản và giúp thư giãn
· Đảm bảo con của bạn được nghỉ ngơi đủ
· Tránh để trẻ quá mệt vì thức quá khuya
Understanding night terrors can reduce your worry — and help you get a good night's sleep yourself. But if night terrors happen repeatedly, talk to your doctor about whether a referral to a sleep specialist is needed.

Hiểu về chứng giật mình thức dậy hoảng sợ có thể giúp bạn bớt lo lắng và có một đêm ngon giấc. Nhưng nếu chứng giật mình thức dậy hoảng sợ xảy ra liên tục, hãy nhờ bác sĩ của bạn tư vấn xem có nên đi khám ở một chuyên gia về giấc ngủ hay không. 

Reviewed by: D'Arcy Lyness, PhD
Date reviewed: October 2010
Tường thuật: Bác sĩ D'Arcy Lyness
Ngày: Tháng 10, 2010

 
Đăng bởi: thanhthanh
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.