Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Is It Safe to Get Vaccinations During Pregnancy?
Tiêm chủng khi đang mang thai có an toàn không?
Why Should Pregnant Women Be Vaccinated?
Tại sao phụ nữ mang thai nên được chủng ngừa?
Many women may not realize that they are not up-to-date on their immunizations and are susceptible to diseases that can harm them or their unborn child. Pregnant women should talk to their doctors to figure out which vaccines they may need and whether they should get them during pregnancy or wait until after their child is born.

Nhiều phụ nữ có thể không nhận ra rằng họ không có tiêm chủng mới nhất và dễ mắc những bệnh có thể gây hại cho họ hoặc đứa con sắp chào đời. Phụ nữ mang thai nên nhờ bác sĩ tư vấn để biết những loại vắc-xin họ có thể cần và liệu họ có nên tiêm chủng trong khi mang thai hay nên chờ đến sau khi sinh em bé.

Are Vaccines Safe? 

Vắc–xin có an toàn không?

All vaccines are tested for safety under the supervision of the FDA. The vaccines are checked for purity, potency and safety, and the FDA and CDC monitor the safety of each vaccine for as long as it is in use.

Tất cả các loại vắc-xin được kiểm tra về độ an toàn dưới sự giám sát của FDA. Các loại vắc-xin được kiểm tra độ tinh khiết, sự hiệu nghiệm và độ an toàn, và FDA và CDC theo dõi độ an toàn của mỗi vắc-xin cho đến chừng nào nó còn được sử dụng.

Some people may be allergic to an ingredient in a vaccine, such as eggs in the influenza vaccine, and should not receive the vaccine until they have talked to their doctor.

Một số người có thể bị dị ứng với một thành phần trong vắc-xin, chẳng hạn như trứng trong vắc-xin ngừa cúm, và không nên chủng ngừa cho đến khi họ được bác sĩ của họ tư vấn.

Which Vaccines Can I Receive While I'm Pregnant? 

Những loại vắc-xin nào tôi có thể tiêm chủng khi đang mang thai?

The following vaccines are considered safe to give to women who may be at risk of infection:

Các loại vắc-xin sau đây được xem là an toàn để dùng cho những người phụ nữ có thể có nguy cơ bị lây nhiễm:

Hepatitis B: Pregnant women who are at high risk for this disease and have tested negative for the virus can receive this vaccine. It is used to protect the mother and baby against infection both before and after delivery. A series of three doses is required to have immunity. The 2nd and 3rd doses are given 1 and 6 months after the first dose.

Viêm gan siêu vi B: Phụ nữ mang thai là những người có nguy cơ cao về bệnh này và nếu đã có kết quả xét nghiệm âm tính thì có thể tiêm chủng vắc-xin này. Nó được sử dụng để bảo vệ bà mẹ và bé chống lại nhiễm bệnh cả trước và sau khi sinh. Một loạt ba liều là cần thiết để có được sự miễn dịch. Các liều thứ 2 và 3 được chích sau liều đầu tiên 1 tháng và 6 tháng.

Influenza (Inactivated): This vaccine can prevent serious illness in the mother during pregnancy. All women who will be pregnant (any trimester) during the flu season should be offered this vaccine. Talk to your doctor to see if this applies to you.

Cúm (bất hoạt): vắc-xin này có thể ngăn chặn căn bệnh nghiêm trọng ở người mẹ trong thời kỳ mang thai. Tất cả phụ nữ sẽ mang thai (trong cả 3 tháng đầu – giữa – cuối) trong mùa cúm nên được chủng ngừa vắc-xin này. Nhờ bác sĩ tư vấn để xem bạn có nên tiêm phòng cúm không.

Tetanus/Diphtheria/Pertussis (Tdap): Tdap is recommended during pregnancy,preferably between 27 and 36 weeks’ gestation, to protect baby from whooping cough. If not administered during pregnancy, Tdap should be administered immediately after the birth of your baby. 

Uốn ván / Bạch hầu ho gà / (Tdap): Tdap được khuyến khích trong thời kỳ mang thai, tốt nhất là giữa tuần 27 và 36 của tuổi thai, để bảo vệ em bé không mắc bệnh ho gà. Nếu không được chủng ngừa trong thời kỳ mang thai, Tdap nên được tiêm ngay lập tức sau khi em bé ra đời.

Can a Vaccine Harm My Unborn Baby? 

Một vắc-xin có thể gây hại cho thai nhi của tôi không?

A number of vaccines, especially live-virus vaccines, should not be given to pregnant women, because they may be harmful to the baby. (A live-virus vaccine is made using the live strains of a virus.) Some vaccines can be given to the mother in the second or third trimester of pregnancy, while others should only be administered either at least three months before or immediately after the baby is born. 

Rất nhiều loại vắc-xin, đặc biệt là vắc-xin chứa vi-rút còn sống, không nên tiêm cho phụ nữ mang thai, bởi vì chúng có thể gây hại cho em bé. (Vắc-xin chứa vi-rút còn sống được sản xuất từ dòng vi-rút còn sống). Một số vắc-xin có thể được tiêm cho người mẹ trong quý thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ, trong khi những loại khác chỉ nên được tiêm ngừa ít nhất là ba tháng trước khi có thai hoặc ngay sau khi em bé ra đời.

Which Vaccines Should Pregnant Women Avoid? 

Những vắc-xin nào mà phụ nữ mang thai nên tránh?

The following vaccines can potentially be transmitted to the unborn child and may result in miscarriage, premature birth or birth defects.

Các loại vắc xin sau đây có khả năng được truyền cho thai nhi và có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non, hoặc dị tật bẩm sinh.

Hepatitis A: The safety of this vaccine hasn't been determined, so it should be avoided during pregnancy. Women at high risk for exposure to this virus should discuss the risks and benefits with their doctors.

Viêm gan siêu vi A: Sự an toàn của vắc-xin này chưa được xác định, vì vậy nó cần phải tránh trong thai kỳ. Phụ nữ có nguy cơ tiếp xúc với vi-rút này cao nên thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ của họ.

Measles, Mumps, Rubella (MMR): Women should wait at least one month to become pregnant after receiving these live-virus vaccines. If the initial rubella test shows that you are not immune to rubella, then you will be given the vaccine after delivery.

Bệnh sởi, quai bị, rubella (MMR): Phụ nữ nên chờ ít nhất là 1 tháng hãy mang thai sau khi tiêm những loại vắc-xin chứa vi-rút còn sống này. Nếu xét nghiệm rubella ban đầu cho thấy rằng bạn không được miễn dịch với rubella, thì sau đó bạn sẽ được tiêm chủng sau khi sinh con.

Varicella: This vaccine, used to prevent chicken pox, should be given at least one month before pregnancy.

Thủy đậu: Vắc-xin này được sử dụng để ngăn ngừa thủy đậu, nên được chủng ngừa ít nhất 1 tháng trước khi mang thai.

Pneumococcal: Because the safety of this vaccine is unknown, it should be avoided in pregnancy, except for women who are at high risk or have a chronic illness.

Khuẩn cầu phổi: Vì sự an toàn của vắc-xin này là không rõ, nên tránh tiêm nó trong khi mang thai, ngoại trừ những phụ nữ có nguy cơ cao hoặc bị bệnh mãn tính.

Oral Polio Vaccine (OPV) and Inactivated Polio Vaccine (IPV): Neither the live-virus (OPV) nor the inactivated-virus (IPV) version of this vaccine is recommended for pregnant women.

Vắc-xin uống ngừa bại liệt (OPV) và vắc-xin bại liệt bất hoạt (IPV): Cả dạng vắc-xin chứa vi-rút còn sống (OPV) và vắc-xin chứa vi-rút bất hoạt (IPV) của loại vắc-xin ngừa bại liệt này đều được khuyến khích cho phụ nữ mang thai.

What Side Effects Can I Expect After a Vaccination?

Những tác dụng phụ nào có thể có khi tiêm chủng?

Side effects may occur up to three weeks after vaccination. If you experience any severe side effects, be sure to tell your doctor.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra trong vòng ba tuần sau khi chủng ngừa. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng, hãy cho bác sĩ của bạn biết.

  • Hepatitis A: Soreness and redness at injection site, headache, fatigue, severe allergic reaction in very rare cases
  • Hepatitis B: Soreness at injection site, fever
  • Influenza: Redness and swelling at injection site that can last up to two days, fever
  • Tetanus/Diphtheria: Low-grade fever, soreness and swelling at injection site
  • Measles, Mumps, Rubella (MMR): Non-contagious rash, swelling of neck glands and cheeks, pain and stiffness of joints one to two weeks after vaccination
  • Varicella: Fever, soreness or redness at injection site, rash or small bumps up to three weeks after vaccination
  • Pneumococcal: Fever, soreness at injection site
  • Oral Polio Vaccine (OPV): None
  • Inactivated Polio Vaccine (IPV): Redness, discomfort at injection site
  • Viêm gan siêu vi A: đau nhức và đỏ tại chỗ tiêm, đau đầu, mệt mỏi, hiếm xảy ra trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
  • Viêm gan siêu vi B: đau nhức ở chỗ tiêm, sốt.
  • Cúm: đỏ và sưng tại chỗ tiêm có thể kéo dài đến hai ngày, sốt.
  • Uốn ván / Bạch hầu: sốt nhẹ, đau nhức và sưng tại chỗ tiêm.
  • Bệnh sởi, quai bị, rubella (MMR): phát ban không lây nhiễm, sưng hạch cổ và má, đau và cứng khớp 1-2 tuần sau khi tiêm chủng.
  • Bệnh thuỷ đậu: Sốt, đau nhức hoặc đỏ ở nơi chích, phát ban hoặc mụn nhỏ trong vòng 3 tuần sau khi chủng ngừa.
  • Khuẩn cầu phổi: Sốt, đau nhức ở nơi chích.
  • Vắc-xin uống ngừa bại liệt (OPV): không có tác dụng phụ
  • Vắc-xin bại liệt bất hoạt (IPV): đỏ, khó chịu tại chỗ tiêm
 
Đăng bởi: thanhthanh
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.