Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Osteoporosis
Loãng xương
Osteoporosis means "porous bones."
Loãng xương là chứng “xương xốp”.
What is osteoporosis?
Osteoporosis means "porous bones." Our bones are strongest at about age 30, then begin to lose density. More than 10 million Americans have osteoporosis, which is significant bone loss that increases the risk of fracture. About half of women 50 and older will have an osteoporosis-related fracture in their lifetime.
Loãng xương là gì?
Loãng xương là chứng “xương xốp”. Xương của chúng ta chắc khỏe nhất ở độ tuổi 30, sau đó bắt đầu giảm mật độ. Ở Mỹ có trên 10 triệu người mắc chứng bệnh này, đây là chứng mất xương đáng kể làm tăng nguy cơ gây nứt gãy xương. Khoảng 50% phụ nữ từ 50 tuổi trở lên bị nứt gãy xương do loãng xương gây ra trong đời mình.
Symptoms of osteoporosis
You might not even realize you have osteoporosis until you have a fracture or an obvious change in your posture. In fact, you could have significant bone loss without even knowing it. Back pain, caused by changes in the vertebrae, may be the first sign that something is wrong.
Các triệu chứng loãng xương
Bạn có thể thậm chí là không nhận biết mình bị loãng xương cho đến khi bị nứt xương hoặc thay đổi dáng bộ một cách rõ rệt. Thực ra, bạn có thể bị mất xương một cách đáng kể mà không hề biết. Đau lưng, do biến đổi ở đốt sống gây ra, có thể là dấu hiệu đầu tiên cho biết rằng có điều gì đó bất ổn. 
Osteoporosis and fractures
Osteoporosis is the underlying cause of 1.5 million fractures every year. Spinal compression fractures are the most common -- tiny fractures that can cause the vertebrae to collapse and alter the shape of the spine. Hip fractures can cause lasting mobility problems and even increase the risk of death. Wrist, pelvic, and other fractures are also common in people with osteoporosis.
Loãng xương và nứt gãy xương
Loãng xương là nguyên nhân tiềm ẩn làm cho 1,5 triệu người bị nứt gãy xương mỗi năm. Gãy xương do đè ép cột sống là dạng phổ biến nhất – đây là dạng nứt rất mảnh có thể làm cho đốt sống sụp xuống và làm biến dạng cột sống. Nứt xương hông có thể gây ra nhiều vấn đề về chuyển động kéo dài và thậm chí còn làm tăng nguy cơ tử vong. Nứt cổ tay, gãy khung xương chậu, và nhiều cơ quan khác cũng thường gặp ở người bị loãng xương.
What causes osteoporosis?
Our bones are constantly being rebuilt throughout our lifetime. Bones are made up of collagen, a protein that provides the basic framework, and calcium phosphate, a mineral that hardens the bone. As we age, we lose more bone than we replace. The greatest change in a woman's bone density comes in the five to seven years after menopause.
Nguyên nhân gây loãng xương là gì?
Xương của chúng ta được tái tạo, được làm chắc khỏe liên tục suốt cuộc đời. Chúng được hình thành từ chất tạo keo (collagen), prô-tê-in tạo nên một bộ khung cơ bản, và phốt-phát can-xi, khoáng chất làm cứng xương. Khi chúng ta lớn tuổi, cơ thể mất nhiều xương hơn số lượng tái tạo, thay thế. Mật độ xương của phụ nữ biến đổi nhiều nhất trong giai đoạn từ 5 đến 7 năm sau khi mãn kinh.
Does everyone get osteoporosis?
Bone loss is a natural part of aging, but not everyone will lose enough bone density to develop osteoporosis. However, the older you are, the greater your chance of having osteoporosis. Women's bones are generally thinner than men's and bone density has a rapid decline for a time after menopause, so it's not surprising that about 80% of Americans with osteoporosis are women.
Có phải ai cũng bị loãng xương không?
Mất xương là một phần tất yếu trong quá trình lão hoá, nhưng không phải ai cũng mất mật độ xương đủ ở mức có thể thành loãng xương. Tuy nhiên, càng lớn tuổi thì nguy cơ bị loãng xương của bạn càng cao. Xương của phụ nữ thường mảnh hơn xương của nam giới và mật độ xương giảm nhanh trong thời gian sau mãn kinh, nên chẳng có gì ngạc nhiên khi thấy chừng 80% người Mỹ bị loãng xương là phụ nữ.
Risk factors you can't control
Women who are thin and have a small frame are more likely to develop osteoporosis. Heredity plays a role, and so does ethnicity. It is more common among whites and Asians, though African-Americans and Hispanics may still be at risk. Some conditions, such as type 1 diabetes, rheumatoid arthritis, inflammatory bowel disease, and hormonal disorders are also linked to bone loss.
Các yếu tố rủi ro mà bạn không kiểm soát được
Phụ nữ ốm yếu và xương nhỏ có nguy cơ bị loãng xương nhiều hơn. Di truyền và sắc tộc cũng đóng vai trò quan trọng. Loãng xương thường thấy ở người da trắng và người Châu Á nhiều hơn, mặc dù người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha vẫn có thể có nguy cơ mắc bệnh. Một số bệnh khác, chẳng hạn như tiểu đường loại 1, viêm khớp kinh niên, viêm ruột mãn tính, và rối loạn hoóc-môn cũng liên quan đến mất xương.
Risk factors you can control
Smoking, an inactive lifestyle, and a diet low in calcium and vitamin D place you at greater risk for osteoporosis. Excess drinking is linked to bone loss and a risk of fractures. Corticosteroids, anti-inflammatory drugs used to treat asthma and other conditions, increase your risk of bone loss.
Các yếu tố rủi ro mà bạn có thể kiểm soát được
Hút thuốc, lối sống thiếu hoạt động, chế độ dinh dưỡng nghèo can-xi và vi-ta-min D làm cho bạn có nguy cơ bị loãng xương cao hơn. Uống nhiều rượu bia quá giới hạn cho phép cũng có liên quan đến mất xương và nguy cơ nứt gãy. Corticosteroid, thuốc kháng viêm dùng để trị suyễn và một số bệnh khác, cũng làm tăng nguy cơ mất xương của bạn.
Do men get osteoporosis?
Osteoporosis is much more common in women, but men are at risk, too. In fact, about 25% of men over 50 will have an osteoporosis-related fracture. Osteoporosis may be under-diagnosed in men because it is often considered a "woman's disease" and men may not be tested.
Nam giới có bị loãng xương không?
Loãng xương thường thấy ở phụ nữ nhiều hơn, nhưng nam giới cũng có nguy cơ mắc chứng bệnh này. Thực ra, khoảng 25% nam giới trên 50 tuổi sẽ bị nứt xương do loãng xương gây ra. Loãng xương có thể bị bỏ sót không chẩn đoán ở nam giới bởi đây thường được xem là “chứng bệnh của phụ nữ” và nam giới có thể không được xét nghiệm.
Testing: DXA bone density scan
Your doctor may recommend a bone mineral density test if:
* You're over 50 and have broken a bone
 * You are a woman over 65, or a man over 70
* You are in menopause or past menopause and have risk factors
* You are a man age 50-69 with risk factors
DXA (dual X-ray absorptiometry) uses low-dose X-rays to measure bone density in the hip or spine. The test takes less than 15 minutes.
Xét nghiệm bằng cách chụp quét mật độ xương DXA
Bác sĩ có thể khuyến nghị nên kiểm tra mật độ chất khoáng trong xương nếu:
* Bạn trên 50 tuổi và đã bị gãy xương
* Bạn là phụ nữ trên 65 tuổi, hoặc nam giới trên 70 tuổi
* Bạn đang trong giai đoạn mãn kinh hoặc sau mãn kinh và có nhiều yếu tố rủi ro
* Bạn là nam có độ tuổi từ 50-69 với nhiều yếu tố rủi ro
DXA (phương pháp đo hấp thụ tia X kép) sử dụng tia X liều lượng thấp để đo mật độ xương hông hoặc cột sống. Xét nghiệm này mất chưa đầy 15 phút.
Testing: What your T-score means
Testing compares your bone mineral density (BMD) with that of a healthy 30-year-old, since that's when bone mass is at its peak. The results come as a T-score in these ranges:
 * -1.0 and higher is normal bone density
* Between -1.0  and -2.5 shows low bone density (osteopenia) but not osteoporosis
* -2.5 or below indicates osteoporosis
As your bone density decreases, your T-score gets lower.
Xét nghiệm: Độ đặc của xương bạn có nghĩa gì
Xét nghiệm so sánh mật độ chất khoáng trong xương của bạn (BMD) với mật độ chất khoáng trong xương của một người ở độ tuổi 30 khỏe mạnh, bởi đây là lúc mà khối lượng xương đang ở mức cao nhất. Kết quả mật độ xương nằm trong dãy sau:
* -1.0 trở lên có nghĩa là mật độ xương bình thường
* Giữa -1.0 và -2.5 cho thấy mật độ xương thấp (tiền loãng xương) nhưng chưa phải là loãng xương
* -2.5 trở xuống có nghĩa là loãng xương
Khi mật độ xương của bạn giảm, độ đặc của xương bạn cũng giảm xuống.
Treatment: Bone-boosting drugs
If you are diagnosed with osteoporosis, you may be prescribed a biophosphonate: Actonel, Boniva, Fosamax, or Reclast. They can reduce bone loss and fracture risk and may actually help build some bone density. Those taken by mouth can cause gastrointestinal problems such as ulcers in the esophagus, acid reflux, and nausea. Injectable bisphosphonates, given one to four times a year, can cause brief flu-like symptoms. Bisphosphonates may increase risk of jaw bone death.
Điều trị bằng thuốc làm chắc xương
Nếu bị chẩn đoán là loãng xương thì bạn có thể được kê toa biophosphonate: Actonel, Boniva, Fosamax, hoặc Reclast. Các loại thuốc này có thể làm hạn chế mất xương và làm giảm nguy cơ nứt gãy và thực sự có thể giúp tạo một ít mật độ xương. Những loại thuốc được dùng đường miệng có thể gây các vấn đề về dạ dày-ruột như loét thực quản, trào ngược a-xít, và nôn mửa. Thuốc biophosphonate dùng đường tiêm được sử dụng từ 1 đến 4 lần/ năm, có thể gây các triệu chứng giống như cúm trong một thời gian ngắn. Bisphosphonate có thể làm tăng nguy cơ hoại tử xương hàm.
Treatment: Hormones
Calcitonin is a naturally occurring hormone in the body that slows bone loss. Two synthetic versions, Miacalcin and Fortical, are used against osteoporosis. Given as a nasal spray or injection, they can slow bone thinning in postmenopausal women and reduce risk of spine fractures. Side effects include a runny nose, headache, back pain, or nosebleed. The injection may cause flushing, nausea, allergic reactions, or skin rashes. Forteo, a synthetic parathyroid hormone, requires daily injections and actually builds new bone. Leg cramps and dizziness have been reported with Forteo use.
Điều trị bằng hoóc-môn
Hoóc-môn làm tăng can-xi là hoóc-môn tiết ra tự nhiên trong cơ thể làm chậm quá trình mất xương. 2 dòng thuốc tổng hợp - Miacalcin và Fortical – được sử dụng để chống loãng xương. Được sử dụng theo đường tiêm chích hoặc xịt mũi, các loại thuốc này có thể làm chậm tình trạng mất xương ở phụ nữ hậu mãn kinh và làm hạn chế nguy cơ nứt cột sống. Tác dụng phụ bao gồm sổ mũi, nhức đầu, đau lưng, hoặc chảy máu mũi. Tiêm thuốc có thể gây đỏ mặt, buồn nôn, phản ứng dị ứng, hoặc phát ban. Forteo, là một hoóc-môn tuyến cận giáp tổng hợp, đòi hỏi phải được tiêm hàng ngày và thực sự có thể tạo được xương mới. Bệnh nhân sử dụng Forteo đã từng cho biết họ bị chuột rút chân và chóng mặt.
Treatment: Estrogen agents
Hormone replacement therapy, once used widely for menopause symptoms, is an option for osteoporosis, but it's used less than other medications because of concerns about the risk of cancer, blood clots, heart disease, and stroke. Evista is not a hormone but can provide similar bone-strengthening effects to estrogen without the cancer risks.  Risks include blood clots and increased hot flashes.
Điều trị bằng hoóc-môn estrogen
Liệu pháp thay thế hoóc-môn, trước đây được sử dụng rộng rãi để chữa các triệu chứng mãn kinh, là một liệu pháp chữa loãng xương, nhưng hiện được sử dụng hạn chế hơn các loại thuốc khác bởi người ta lo đến nguy cơ ung thư, tụ máu, tim mạch, và đột quỵ. Evista không phải là hoóc–môn nhưng có thể có tác dụng làm chắc xương tương tự như estrogen mà không gây nguy cơ ung thư. Rủi ro gồm đông tụ máu và làm cho hiện tượng trào huyết dữ dội hơn.
Treatment: A biologic alternative
Prolia is a lab-produced antibody that slows the breakdown of bone. Given as an injection twice a year, it is for postmenopausal women at high risk for fractures who can't tolerate other osteoporosis drugs or who haven't been helped by other drugs. Side effects include back pain, muscle pain, bone pain, a higher risk of infections, and lower calcium levels.
Điều trị bằng liệu pháp thay thế sinh học
Prolia là kháng thể được chế tạo trong phòng thí nghiệm có tác dụng làm chậm quá trình chia nhỏ xương. Prolia được sử dụng đường tiêm chích 2 lần/ năm, nó được dùng cho phụ nữ hậu mãn kinh có nguy cơ nứt xương cao không dung nạp được các loại thuốc chống loãng xương khác hoặc không đáp ứng được với nhiều loại thuốc khác. Tác dụng phụ gồm đau lưng, đau cơ, đau xương, nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, và hàm lượng can –xi thấp.
Bone-building foods
Eating calcium-rich foods can help protect your bones no matter what your age. You need the equivalent of about three and a half glasses of milk a day. Fish such as salmon, tuna, and herring also contain vitamin D, which helps us absorb calcium, and leafy green vegetables also provide magnesium, which helps maintain good bone quality. Some foods and drinks are also fortified with calcium and vitamin D.
Thực phẩm làm chắc khỏe xương
Bổ sung nhiều loại thức ăn giàu can-xi có thể giúp bảo vệ xương bạn dẫu cho bạn ở lứa tuổi nào đi chăng nữa. Cơ thể bạn cần khoảng 3 ly rưỡi sữa mỗi ngày. Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, và cá trích cũng cung cấp vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ can-xi, và rau củ có màu xanh cũng cung cấp ma-giê, giúp duy trì chất lượng xương cứng cáp. Một vài thức ăn và thức uống cũng được tăng cường can-xi và vitamin D.
Foods that are bad to the bone
Some foods can sap your body's calcium. Minimize salty foods such as canned soups and processed meats. Most Americans get much more sodium than they need. Caffeine can decrease your body's absorption of calcium, but the effect is minimal unless you drink more than three cups of coffee a day. Heavy alcohol use can also lead to bone loss.
Các loại thức ăn không tốt cho xương
Một số loại thức ăn có thể làm hao can-xi của cơ thể bạn. Hãy giảm thiểu các thức ăn nhiều muối chẳng hạn như súp đóng hộp và thịt được chế biến sẵn. Đa số người Mỹ hấp thụ nhiều na-tri hơn nhu cầu của cơ thể. Cà-phê-in có thể làm cho cơ thể giảm hấp thu can-xi, nhưng tác dụng của nó là rất ít trừ phi bạn uống hơn ba tách cà phê một ngày. Uống nhiều rượu bia cũng có thể dẫn đến mất xương.
Which foods have the most calcium?
Drinking a glass of vitamin D-fortified milk is one of the best ways to get your calcium. Other dairy products vary in their calcium content. Yogurt and cheese are better choices than ice cream or frozen yogurt. Fish, such as sardines and salmon, are good sources. Fortified foods, such as cereals and orange juice, can also provide a lot of calcium.
Thức ăn nào có hàm lượng can-xi cao nhất?
Uống một ly sữa tăng cường vitamin D là một trong những cách tốt nhất để giúp cơ thể bạn hấp thu can-xi. Các sản phẩm làm từ sữa khác cũng thay đổi hàm lượng can-xi. Sữa chua và phô-mai đang là những lựa chọn có lợi cho sức khỏe hơn kem hoặc sữa chua đông lạnh. Nhiều loại cá như cá mòi và cá hồi, là nguồn cung cấp can-xi vô cùng dồi dào. Các thực phẩm tăng cường can-xi khác như ngũ cốc và nước cam ép, cũng có thể cung cấp rất nhiều can-xi.
Supplements for healthy bones
Most Americans get enough calcium, except girls ages 9-18. Two types of calcium supplements are commonly available: calcium carbonate and calcium citrate, which are equally beneficial. Splitting your dose -- taking half in the morning and half later in the day -- improves absorption. Too much can lead to kidney stones. Getting adequate vitamin D aids the absorption of calcium.
Liệu pháp bổ sung cho xương chắc khỏe
Đa số người Mỹ đều hấp thụ đủ can-xi, ngoại trừ các bạn gái ở độ tuổi từ 9-18. Hai loại chất bổ sung can-xi thường thấy là can-xi các-bô-nát và xi-trát can-xi, đều có tác dụng tốt như nhau. Việc tách liều – phân nửa vào buổi sáng và phân nửa vào một thời gian còn lại trong ngày – giúp cho cơ thể hấp thu được tốt hơn. Hãy kiểm tra với bác sĩ về giới hạn hàm lượng can-xi cao nhất là bao nhiêu. Tình trạng hấp thụ can-xi quá nhiều cũng có thể dẫn đến sỏi thận. Hấp thụ đầy đủ vitamin D giúp cho quá trình hấp thu can-xi được dễ dàng hơn.
Build strong bones with weight
Weight-bearing exercise can help you build bone and maintain it. That includes walking, jogging, tennis, and other activities where you move the full weight of your body. Women who walk just a mile a day have four to seven more years of bone reserve, researchers have found.
Làm cho xương chắc khỏe bằng cử tạ
Bài tập giúp cơ thể tăng sức chịu nặng có thể giúp bạn làm chắc xương và duy trì tình trạng đó. Bài tập này gồm đi bộ, chạy bộ, quần vợt, và các hoạt động khác – những hoạt động mà bạn có thể cử động được hết trọng lượng cơ thể mình. Các nhà nghiên cứu cho hay phụ nữ đi bộ chỉ một dặm/ ngày có thể duy trì xương được thêm từ 4 đến 7 năm.
Exercise caution
While yoga and Pilates can help with balance, too much twisting or forward-bending can increase the risk of spinal compression fractures in people who have osteoporosis. High-impact activities also can be risky for people with low bone density. Swimming and bicycling can be great exercise, but they are not weight-bearing and won't provide bone-health benefits.
Thận trọng với các bài tập
Mặc dù yoga và các bài tập thể dục để tăng cường sức khoẻ có thể giúp giữ thăng bằng, nhưng xoay người quá nhiều hoặc gập người về phía trước quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ gãy xương do đè ép cột sống ở người bị loãng xương. Các hoạt động tiếp xúc nhiều cũng có thể gây nguy hiểm đối với người có mật độ xương thấp. Bơi lội và chạy xe đạp có thể là những bài tập lý tưởng, nhưng chúng không phải là bài tập tăng sức chịu nặng và sẽ không có tác dụng tốt đối với sức khỏe của xương.
Osteopenia: Borderline bone loss
If you have bone loss but not enough to be osteoporosis, you may have a condition called osteopenia. As with osteoporosis, there are no physical symptoms. Osteopenia can progress to osteoporosis, but with changes in diet and exercise, you can slow the bone loss. Your doctor will evaluate you to see if you need medication.
Tiền loãng xương là tình trạng gần bị mất xương
Nếu bạn bị mất xương nhưng không dữ dội ở mức có thể thành loãng xương thì có thể là bạn mắc chứng bệnh được gọi là tiền loãng xương. Cũng như loãng xương thì tiền loãng xương không biểu hiện một triệu chứng cơ thể nào. Nó có thể diễn tiến thành loãng xương, nhưng bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và luyện tập thì bạn có thể làm chậm lại quá trình mất xương. Bác sĩ sẽ đánh giá xem liệu bạn có cần sử dụng thuốc hay không.
Can osteoporosis be reversed?
Most medications for osteoporosis reduce bone loss or slightly increase bone density. Forteo helps build new bone, but requires daily injections and can only be used for two years because of potential side effects. But there's a glimmer of hope for a cure for osteoporosis. New research in animals indicates that an experimental drug that blocks serotonin from being synthesiz​ed in the gut could actually build new bone and reverse bone loss.
Có thể đẩy lùi được bệnh loãng xương không?
Đa số các loại thuốc trị loãng xương đều có thể làm giảm mất xương hoặc làm tăng mật độ xương chút ít. Forteo giúp tạo xương mới, nhưng đòi hỏi phải được tiêm hằng ngày và chỉ có thể được sử dụng trong vòng 2 năm bởi các tác dụng phụ có thể xảy ra của nó. Một công trình nghiên cứu mới trên động vật cho biết thuốc thí nghiệm làm cho serotonin không được tổng hợp trong ruột thực sự có thể tạo được xương mới và đẩy lùi quá trình mất xương.
Build bones in your youth
Young people can build their bones by eating calcium-rich foods, getting enough vitamin D (through sunshine or diet), and exercising regularly. Here are the recommended daily intakes for calcium by age:
Xây dựng xương lúc còn trẻ
Thanh niên có thể xây dựng xương bằng cách ăn các loại thức ăn giàu can-xi, hấp thụ đầy đủ vitamin D (vitamin D trong ánh nắng hoặc vitamin D trong chế độ ăn uống của mình), và luyện tập đều đặn. Dưới đây là một số khuyến nghị bổ sung can-xi hằng ngày tuỳ theo độ tuổi:
* Under 1 year: 200-260 mg
* 1-3 years: 700 mg
* 4-8 years: 1,000 mg
* 9-18 years: 1,300 mg
* 19-50 years: 1,000 mg
* 51-70 men: 1,000 mg
* 51+ women: 1,200 mg
* 71+ years: 1,200 mg
* Dưới 1 tuổi: 200-260 mg
* 1-3 tuổi: 700 mg
* 4-8 tuổi: 1.000 mg
* 9-18 tuổi: 1.300 mg
* 19-50 tuổi: 1.000 mg
* Nam giới 51-70 tuổi:  1.000 mg
* Phụ nữ từ 51 tuổi trở lên: 1.200 mg
* 71 tuổi trở lên: 1.200 mg

Preventing falls: The basics
Avoiding fractures is also key to keeping your bones healthy, whether you have bone loss or not. To prevent a fall that could cause a fracture, minimize clutter and be sure that your area rugs are anchored to the floor. Eliminate throw rugs and loose cords. Wearing sturdy, rubber-soled shoes also can reduce the risk of falling.
Phòng ngừa té ngã là điều cơ bản nhất
Tránh nứt gãy xương cũng là một yếu tố quan trọng trong việc giữ cho xương bạn được chắc khỏe, dẫu cho bạn có bị mất xương hay không. Để phòng ngừa té ngã có thể gây nứt xương, bạn nên giảm thiểu các đồ đạc linh tinh và phải chắc rằng thảm trải sàn phòng khách của bạn nên được dán chặt sàn nhà. Bạn nên bỏ thảm trang trí và các dây nhợ lòng thòng đi. Mang giày cứng cáp, có đế cao su cũng có thể làm giảm nguy cơ té ngã của bạn.
It's never too late for bone health
Many people don't find out about their bone loss until they are in their 60s or older. But you can still benefit from boosting a low calcium intake to recommended levels and exercising regularly. Exercises such as tai chi improve balance, which can help prevent falls.
Không bao giờ là quá muộn để chăm sóc sức khỏe xương
Nhiều người không tìm hiểu về hiện tượng mất xương cho đến khi 60 tuổi hoặc hơn. Nhưng việc tăng cường bổ sung can-xi bị thấp đến mức khuyến nghị và luyện tập đều đặn. Các bài tập như thái cực quyền giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn, có thể giúp phòng tránh té ngã.
 
Đăng bởi: hoahamtieu
Bình luận
Đăng bình luận
1 Bình luận
TheTich(10/03/2014 23:33:29)
Thanks!
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.