Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Sepsis
Nhiễm trùng máu
Sepsis is a serious infection usually caused by bacteria — which can originate in many body parts, such as the lungs, intestines, urinary tract, or skin — that make toxins that cause the immune system to attack the body's own organs and tissues.
Nhiễm trùng máu là bệnh nhiễm trùng nặng thường gây ra do vi khuẩn – có thể khởi phát ở nhiều bộ phận trong cơ thể, chẳng hạn như phổi, ruột, đường tiểu, hoặc da - khiến cho độc tố kích thích hệ miễn dịch tấn công các cơ quan và các mô bên trong cơ thể.
About sepsis
Sepsis is a serious infection usually caused by bacteria — which can originate in many body parts, such as the lungs, intestines, urinary tract, or skin — that make toxins that cause the immune system to attack the body's own organs and tissues.
Tìm hiểu về nhiễm trùng máu
Nhiễm trùng máu là bệnh nhiễm trùng nặng thường gây ra do vi khuẩn – có thể khởi phát ở nhiều bộ phận trong cơ thể, chẳng hạn như phổi, ruột, đường tiểu, hoặc da - khiến cho độc tố kích thích hệ miễn dịch tấn công các cơ quan và các mô bên trong cơ thể.
Sepsis can be frightening because it can lead to serious complications that affect the kidneys, lungs, brain, and hearing, and can even cause death. Sepsis can affect people of any age, but is more common in:
Nhiễm trùng máu có thể rất đáng sợ bởi nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến thận, phổi, não, và thính giác, và thậm chí có thể gây tử vong. Chứng bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường thấy nhiều hơn ở:
    * infants under 3 months, whose immune systems haven't developed enough to fight off overwhelming infections
    * the elderly
    * people with chronic medical conditions
    * those whose immune systems are compromised from conditions such as HIV
* trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi – lứa tuổi mà hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện đủ để có thể kháng lại quá nhiều bệnh nhiễm trùng như thế
* người già lớn tuổi
* người mắc bệnh mãn tính
* người có hệ miễn dịch bị suy yếu, bị tổn thương do một số bệnh nào đó chẳng hạn như HIV

If your infant has a rectal temperature of 100.4° Fahrenheit (38° Celsius), seems lethargic, irritable, uninterested in eating, or seems to be having difficulty breathing or appears ill, call your doctor right away.
Nếu nhiệt độ trực tràng của con bạn ở 100.4° Fahrenheit (38° C), có vẻ hôn mê, khó chịu, chán ăn, hoặc có vẻ như khó thở hoặc mệt mỏi, lờ đờ thì bạn nên gọi điện cho bác sĩ ngay tức khắc.


In an older child, symptoms may include a fever; your child may also seem lethargic, irritable, confused, have trouble breathing, have a rash, appear ill, or may complain that his or her heart feels like it's racing. Call your doctor right away if your child has these symptoms.
Ở trẻ lớn tuổi hơn, triệu chứng có thể bao gồm sốt; trẻ cũng có thể có vẻ như hôn mê, khó chịu, nhầm lẫn, khó thở, nổi mẩn đỏ (phát ban), có vẻ lờ đờ, mệt mỏi, hoặc kêu là tim mình có cảm giác như đập nhanh hơn bình thường. Bạn nên gọi điện cho bác sĩ ngay nếu con mình mắc những triệu chứng này.
Sepsis occurs when a serious infection causes the body's normal reaction to infection to go into overdrive. With sepsis, bacteria and the toxins cause changes in a person's body temperature, heart rate, and blood pressure, and can result in dysfunction of the body's organs.
Nhiễm trùng máu xảy ra khi một bệnh nhiễm trùng nặng nào đó làm cho phản ứng với bệnh nhiễm trùng bình thường của cơ thể trở nên dữ dội hơn. Khi bị nhiễm trùng máu, vi khuẩn và độc tố mà làm thay đổi thân nhiệt, nhịp tim, và huyết áp của bệnh nhân và có thể làm cho một số cơ quan trong cơ thể hoạt động bất thường.
Signs and symptoms
Sepsis in newborns can produce a wide variety of symptoms. Frequently, these babies "just don't look right" to their caretakers.
Symptoms of sepsis in newborns and young infants include:
    * disinterest or difficulty in feeding, or vomiting
    * fever (above 100.4° Fahrenheit [38° Celsius] rectally) or sometimes low, unstable temperatures
    * irritability or increased crankiness
    * lethargy (listless)
    * decreased tone (floppiness)
    * changes in heart rate — either faster than normal (early sepsis) or significantly slower than usual (late sepsis, usually associated with shock)
    * breathing very quickly or difficulty breathing

Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng máu
Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh có thể gây nhiều triệu chứng. Thông thường thì người chăm trẻ chỉ có thể thấy chúng “có vẻ như không được khỏe.”
Các triệu chứng nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gồm:
* chán ăn hoặc khó cho ăn, hoặc nôn ói
* sốt (nhiệt độ trực tràng trên 100.4° Fahrenheit [38° C] hoặc đôi khi thấp hơn, nhiệt độ không ổn định)
* cáu kỉnh, khó chịu hoặc ngày càng “khó ở” hơn
* ngủ lịm (bơ phờ)
* giọng chùng xuống (yếu ớt)
* thay đổi nhịp tim - hoặc nhanh hơn bình thường (nhiễm trùng máu giai đoạn đầu) hoặc chậm hơn rất nhiều so với bình thường (nhiễm trùng máu giai đoạn cuối thường liên quan đến sốc)
* thở rất nhanh hoặc khó thở
    * periods where the baby seems to stop breathing for more than 10 seconds (apnea)
    * change in skin color — becoming pale or blue
    * jaundice (when the skin and eyes look yellow)
    * rash
    * decreased amount of urine
* thời gian trẻ có vẻ như ngừng thở hơn 10 giây (chứng nghẹt thở khi ngủ)
* thay đổi sắc tố da – da trở nên xanh xao, nhợt nhạt hoặc có màu xanh dương
* vàng da (khi da và mắt trông có vẻ vàng)
* phát ban
* giảm lượng nước tiểu
Older children who have sepsis might have a fever, vomiting, a rash, change in skin color, trouble breathing, feel like their hearts are racing, or may be lethargic, irritable, or confused. A child with sepsis may have started with an infection such as cellulitis or pneumonia that seems to be spreading and getting worse, not better.
Trẻ lớn hơn bị nhiễm trùng máu có thể bị sốt, ói, phát ban, thay đổi sắc tố da, khó thở, cảm giác tim đập nhanh hơn, hoặc có thể hôn mê, khó chịu, hoặc nhầm lẫn. Trẻ bị nhiễm trùng máu có thể đã bắt đầu bị nhiễm trùng chẳng hạn như viêm mô tế bào hoặc viêm phổi mà có vẻ như là bệnh đang lây lan và tiến triển dữ dội hơn, chứ không khá hơn.
Causes of sepsis
Bacteria are almost always the cause of sepsis in newborns and infants. Bacteria such as E. coli, Listeria monocytogenes, Neisseria meningitidis, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae type b, Salmonella, and Group B streptococcus (GBS) are the more common culprits in sepsis in newborns and infants younger than 3 months.
Các nguyên nhân gây nhiễm trùng máu
Vi khuẩn hầu như lúc nào cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các loại vi khuẩn chẳng hạn như trực khuẩn E.coli, Vi khuẩn hình que monocytogenes, Neisseria mentingitidis, vi khuẩn phế cầu, viêm màng não mũ do HIB loại B, khuẩn Salmonella, và nhóm khuẩn cầu chuỗi B (GBS) là những nguyên nhân thường thấy nhiều hơn đối với bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi.
Premature babies receiving neonatal intensive care are particularly susceptible to sepsis because their immune systems are even more underdeveloped than other babies, and they typically undergo invasive procedures involving long-term intravenous (IV) lines, multiple catheters, and breathing through a tube attached to a ventilator. The incisions an infant gets for catheters or other tubes can provide a path for bacteria, some of which normally live on the skin's surface, to get inside the baby's body and cause an infection.
Trẻ sinh non được chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh chưa đầy tháng rất dễ bị nhiễm trùng máu vì hệ miễn dịch của chúng thậm chí còn chậm phát triển hơn các em bé khác, và chúng thường hay phải điều trị nhiều bằng tiêm chích liên quan đến ống truyền tĩnh mạch lâu dài, phải sử dụng ống thông đường tiểu, và phải hô hấp qua một ống gắn liền với máy hô hấp nhân tạo. Các vết rạch trên người của trẻ sơ sinh để đặt ống thông tiểu hoặc các ống khác có thể trở thành đường đi cho vi khuẩn, một số loại vi khuẩn này thường sống trên bề mặt da, xâm nhập vào cơ thể của trẻ và gây nên chứng bệnh nhiễm trùng.
In some cases of sepsis in newborns, bacteria enter the baby's body from the mother during pregnancy, labor, or delivery. Some pregnancy complications that can increase the risk of sepsis for a newborn include:
Trong một số trường hợp bị nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ từ người mẹ khi đang mang thai, chuyển dạ, hoặc sinh nở. Một số biến chứng thai nghén có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh gồm:
    * maternal fever during labor
    * an infection in the uterus or placenta
    * premature rupture of the amniotic sac (before 37 weeks of gestation)
    * rupture of the amniotic sac very early in labor (18 hours or more before delivery)
Some bacteria (GBS in particular) can be acquired by the newborn during delivery — 15 to 30% of pregnant women carry the bacterium for GBS in the vagina or rectum, where it can be passed from mother to child during delivery.
* mẹ sốt trong khi đang chuyển dạ
* nhiễm trùng tử cung hoặc nhiễm trùng nhau thai
* vỡ ối sớm (trước tuần thứ 37 của thai kỳ)
* vỡ ối rất sớm khi chuyển dạ (từ 18 tiếng đồng hồ trở lên trước khi sinh)
Một số loại vi khuẩn (cụ thể như GBS) có thể xâm nhập vào trẻ sơ sinh trong khi đang sinh nở – chừng 15 đến 30% thai phụ mang vi khuẩn GBS trong âm đạo hoặc trực tràng, nơi mà nó có thể truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh nở.
Diagnosing and treating sepsis
Because symptoms of sepsis can be vague in infants, laboratory tests play a crucial role in confirming or ruling out sepsis:
Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng máu
Bởi các triệu chứng nhiễm trùng máu có thể rất mơ hồ ở trẻ sơ sinh, nên các xét nghiệm ở phòng thí nghiệm đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc xác nhận hoặc loại bỏ bệnh nhiễm trùng máu:
    * Blood tests (including white blood cell counts) and blood cultures may be taken to determine whether bacteria are present in the blood. Other blood tests may be done to see how well certain organs, such as the liver and kidneys, are functioning.
* Xét nghiệm máu (bao gồm lượng bạch cầu) và nuôi cấy máu có thể được áp dụng để xác định xem liệu vi khuẩn có trong máu hay không. Một số xét nghiệm máu khác cũng có thể được thực hiện để xem các cơ quan trong cơ thể, chẳng hạn như gan và thận hoạt động tốt như thế nào.
    * Urine is usually collected by inserting a sterile catheter into the baby's bladder through the urethra for a few seconds to remove urine; this will be examined under a microscope and cultured to check for the presence of bacteria.
* Nước tiểu thường được lấy bằng cách đưa một ống thông đường tiểu vô trùng vào bàng quang của trẻ qua niệu đạo trong vài giây để rút nước tiểu; thủ thuật này sẽ được kiểm tra qua kính hiển vi và được cấy vi khuẩn để kiểm tra xem có vi khuẩn hay không.
    * A lumbar puncture (spinal tap) may be performed, depending on the baby's age and overall appearance. A sample of cerebrospinal fluid will be tested and cultured to determine if the baby could have meningitis.
* Chọc đốt sống thắt lưng (chọc dò tủy sống) có thể được thực hiện, tuỳ thuộc vào độ tuổi và ngoại hình tổng thể của trẻ. Mẫu dịch não tuỷ sẽ được xét nghiệm và nuôi trong môi trường thí nghiệm để xác định xem liệu trẻ có bị viêm màng não hay không.
    * X-rays, especially of the chest (to make sure there isn't pneumonia), are sometimes taken.
    * If the baby has any kind of medical tubes running into the body (such as IV tubes, catheters), the fluids inside those tubes may be tested for signs of infection.
* Đôi khi cũng có thể chụp X-quang, nhất là chụp X-quang vùng ngực (để đảm bảo không bị viêm phổi).
* Nếu trên cơ thể trẻ có bất kỳ ống truyền nào (chẳng hạn như ống truyền tĩnh mạch, ống thông đường tiểu), thì dịch bên trong các ống ấy có thể được xét nghiệm để xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không.
Sepsis, or even suspected cases of sepsis in infants, will be treated in the hospital, where doctors can closely watch the child and administer strong antibiotics intravenously to fight the infection.
Nhiễm trùng máu, hoặc ngay cả trường hợp nghi là nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh, thì bệnh nhân sẽ được điều trị ở bệnh viện, ở đây bác sĩ có thể theo dõi trẻ sát sao và cho sử dụng kháng sinh mạnh dạng truyền để chống nhiễm trùng. 
Typically, doctors start infants with sepsis on antibiotics right away — even before the diagnosis is confirmed. If needed, they may start them on IV fluids to keep them hydrated, blood pressure medication to keep their hearts working properly, and respirators to help them breathe.
Thông thường, bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu bằng thuốc kháng sinh liền tức khắc - thậm chí trước khi chẩn đoán chính xác. Nếu cần, bác sĩ cũng có thể bắt đầu truyền dịch cho trẻ để bổ sung nước, cho sử dụng thuốc trị huyết áp để giữ cho tim chúng hoạt động tốt, và cho sử dụng máy thở để giúp cho trẻ thở.
Preventing sepsis
Although there's no way to prevent all types of sepsis, some cases can be avoided, namely the transmission of GBS bacteria from mother to child during childbirth. Pregnant women can have a simple swab test between the 35th and 37th weeks of pregnancy to determine if they carry the GBS bacteria.
Ngăn ngừa nhiễm trùng máu
Mặc dù không có cách nào ngăn ngừa tất cả các kiểu nhiễm trùng máu, nhưng bạn có thể tránh một số trường hợp, ấy là truyền vi khuẩn GBS từ mẹ sang con trong khi sinh nở. Phụ nữ có thai có thể được xét nghiệm mẫu quệt đơn giản giữa tuần thứ 35 và thứ 37 của thai kỳ để xác định xem có mang vi khuẩn GBS hay không.
If a woman tests positive for GBS, she can receive intravenous antibiotics during labor. It is best if these antibiotics are given at least 4 hours before delivery, so women who are GBS positive may need to go to the hospital earlier in labor than others.
Nếu xét nghiệm có kết quả dương tính với vi khuẩn GBS, thì bệnh nhân có thể được cho sử dụng kháng sinh thể truyền trong khi chuyển dạ. Tốt hơn hết là nên sử dụng những loại thuốc kháng sinh này trước khi sinh nở ít nhất là 4 tiếng đồng hồ, thế nên phụ nữ dương tính với vi khuẩn GBS có thể cần nên đến bệnh viện sớm hơn vào thời gian chuyển dạ so với những người khác.
Women are at higher risk of carrying GBS if they have a fever during labor, if the amniotic sac ruptures prematurely, or if they had other children with sepsis or other diseases triggered by GBS, such as pneumonia or meningitis. A woman who has not been tested for GBS, but has one of these risk factors, can receive IV antibiotics during labor to lower the risk of transmission to her child.
Phụ nữ có nguy cơ nhiễm khuẩn GBS cao hơn nếu bị sốt trong khi chuyển dạ, nếu vỡ túi ối sớm, hoặc nếu đã từng có con bị nhiễm trùng máu hoặc một số bệnh khác gây ra do GBS, như là viêm phổi hoặc viêm màng não. Phụ nữ chưa từng xét nghiệm GBS, nhưng mắc một trong những yếu tố rủi ro này, có thể được sử dụng thuốc kháng sinh thể truyền trong khi chuyển dạ để làm giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con.
Another way to help prevent some types of sepsis is through vaccination. Immunizations routinely given to infants today include vaccinations against certain strains of pneumococcus and Haemophilus influenzae type b that can cause sepsis or occult bacteremia, an infection of the blood.
Một phương pháp khác có thể giúp ngăn ngừa một số kiểu nhiễm trùng máu là chủng ngừa. Chủng ngừa định kỳ cho trẻ sơ sinh ngày nay gồm chủng ngừa một số dòng khuẩn cầu phổi và viêm màng não mũ do HIB loại B có thể gây nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng máu khó phát hiện.
Hand washing can go a long way toward preventing infection. Also make sure that people who come near your baby are not sick and have been fully vaccinated. For children with indwelling medical devices, such as catheters or long-term IV lines, make sure to follow the doctor's directions for cleaning the site.
Rửa tay có thể góp phần chống nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đảm bảo những người đến gần con mình không bệnh tật gì và được tiêm ngừa đầy đủ. Đối với trẻ sử dụng thiết bị y tế bên trong cơ thể, chẳng hạn như ống thông đường tiểu hoặc ống truyền tĩnh mạch lâu dài thì nên đảm bảo phải thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc vệ sinh vùng bệnh. 
When to call the doctor
Symptoms of sepsis can be very difficult to identify in newborns and young infants, so call your doctor immediately or seek emergency medical care if your baby shows any of these symptoms:
    * vomiting or difficulty or continued disinterest in feeding
    * fever (100.4° Fahrenheit [38° Celsius] and above rectal temperature) in newborns and young infants
    * labored or unusual breathing
    * change in skin color (paler than usual or mildly bluish) or a rash
Khi nào nên gọi điện cho bác sĩ
Các triệu chứng nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể rất khó nhận biết, vì vậy bạn nên gọi điện cho bác sĩ ngay hoặc cấp cứu khẩn cấp nếu con mình biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:
* ói mửa hoặc khó cho ăn hoặc vẫn chán ăn
* sốt (nhiệt độ trực tràng 100.4° Fahrenheit [38° C] trở lên) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
* thở dốc hoặc thở khác thường
* thay đổi sắc tố da (nhợt nhạt hơn bình thường hoặc hơi xanh xao) hoặc phát ban
    * listlessness or lethargy
    * change in the sound of the baby's cry or excessive crying
    * change in baby's muscle tone — either seeming too stiff or especially floppy
    * a slower or faster heart rate than usual
    * decreased amount of urine
    * any type of behavior or appearance that concerns you
If your older child has fever, vomiting, a rash, trouble breathing, change in skin color, feels like his or her heart is racing, or is lethargic, irritable, or confused, call the doctor or get emergency medical care immediately.
* bơ phờ hoặc ngủ lịm
* tiếng khóc của trẻ thay đổi hoặc khóc dữ dội không nín
* thay đổi trương lực cơ của trẻ - hoặc có vẻ quá cứng hoặc mềm một cách đặc biệt
* nhịp tim chậm hơn hoặc nhanh hơn bình thường
* giảm lượng nước tiểu
* bất kỳ kiểu hành vi hoặc vẻ bề ngoài nào của trẻ làm bạn lo lắng
Nếu con bạn bị sốt, ói, phát ban, khó thở, thay đổi sắc tố da, cảm giác như tim đập nhanh hơn, hoặc hôn mê, khó chịu, hoặc nhầm lẫn, bạn nên gọi điện cho bác sĩ hoặc cấp cứu ngay tức khắc.
These signs don't necessarily mean a child has sepsis, but it's important to let the doctor know about symptoms to make sure an infection is caught before it becomes more severe.
Các dấu hiệu này không nhất thiết có nghĩa là trẻ bị nhiễm trùng máu, nhưng điều quan trọng là phải cho bác sĩ biết về triệu chứng để đảm bảo bệnh nhiễm trùng được phát hiện ra trước khi nó diễn tiến nặng hơn.
 
Đăng bởi: hoahamtieu
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.