Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Giáo dục
Roommates
Bạn cùng phòng
Starting college can be a tumultuous experience. You have to deal with new responsibilities and growing independence, a challenging course load — and, of course, the social scene. When a roommate is thrown into the mix, it may feel like you're juggling all that stuff while living in a 6' x 6' box with a virtual stranger.
Bắt đầu học đại học có thể là một trải nghiệm quan trọng. Bạn phải đối phó với những trách nhiệm mới và sự độc lập ngày càng tăng, một khóa học với nhiều thử thách - và, tất nhiên là cả khung cảnh xã hội. Khi thêm vào mớ hỗn độn đó là một bạn cùng phòng, bạn sẽ có thể cảm thấy như mình đang rối tung với tất cả mọi thứ khi sống chung trong một không gian 6 ' x 6 ' với một người gần như xa lạ.
But having a roommate doesn't need to be one more thing to worry about. When students go into their living situations with realistic expectations and a willingness to compromise, things can work out just fine.

Nhưng có một người bạn cùng phòng không phải là thêm một điều nữa cần lo lắng. Khi các sinh viên bắt đầu quen với hoàn cảnh sống của mình với những viễn cảnh thực tế và sẵn sàng thỏa hiệp, mọi việc có thể rồi sẽ tốt đẹp.

Great Expectations

Mong đợi lớn lao

For many people heading off to college, movies and books are their only reference for the whole roommate experience. So they might think a roommate will be either (a) a complete freak who makes living at the library seem attractive, or (b) a BFF who will be by their side every step of the way as they traverse the world of parties, finals, and crowded laundry rooms.

Đối với nhiều người sắp đi học đại học, phim ảnh và sách là tài liệu tham khảo duy nhất của họ về những kinh nghiệm với bạn cùng phòng. Vì vậy, họ có thể nghĩ rằng một người bạn cùng phòng sẽ là (a) một đồ dở hơi hoàn toàn làm cho cuộc sống ở thư viện còn có vẻ hấp dẫn hơn, hoặc (b) một người bạn thân mãi mãi sẽ luôn ở bên họ trên từng bước đường khi họ tham dự những cuộc vui, trải qua các kỳ thi tốt nghiệp, và chen chúc trong phòng giặt ủi đông đúc.

The truth is, roommates tend to fall somewhere in the middle of those two extremes.

Sự thật là, bạn cùng phòng thường có khuynh hướng rơi đâu đó giữa hai thái cực trên.

So try to keep your roommie expectations realistic. And do your research: If your school gives you information about who your roommate (or roommates) will be, try to talk to or meet each other before move-in day. This gives you a chance to paint a picture of what living together will be like.

Vì vậy, cố gắng giữ cho kỳ vọng về bạn cùng phòng của bạn được thực tế. Và làm nghiên cứu của bạn: Nếu trường bạn cung cấp cho bạn thông tin về người bạn cùng phòng, hãy cố gắng trò chuyện hoặc gặp nhau trước ngày dọn đến ở chung. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội hình dung về việc sống cùng nhau sẽ ra sao.

Talk about the practical stuff — like who's bringing what so you don't show up on move-in day with two microwaves and two refrigerators. And try to get a feel for what your roommie's goals and lifestyle are — ask what he or she did in high school and talk about what you both expect from college.

Nói về đồ đạc thực tế - nhưng việc ai sẽ mang những gì, vì vậy bạn đừng xuất hiện trong ngày đầu tiên nhận phòng cùng với hai cái lò vi sóng và hai cái tủ lạnh. Và hãy thử thông cảm với mục tiêu và lối sống của người bạn cùng phòng – hỏi thăm về những việc bạn ấy đã làm ở trường trung học và mục tiêu của cả hai bạn khi vào đại học.

Talk Early, Talk Well

Càng thảo luận sớm, càng dễ dàng hơn

When you first meet your roommate, chances are you'll be on your best behavior. You want to get along, since this is the person who's going to be sharing your living space for the next year. But try to think ahead to potential worst-case scenarios, too.

Khi lần đầu tiên bạn gặp người bạn cùng phòng của mình, rất có thể bạn sẽ cư xử đàng hoàng hết mức có thể. Bạn muốn thân thiện, vì đây là người sẽ chia sẻ không gian sống cùng bạn trong cả năm tới. Nhưng cũng hãy đề phòng trường hợp xấu nhất nữa.

For example, imagine it's 2 AM and you're working on a paper that's due in 8 hours. Your roommate comes in from a party and wants to continue the party in your room. At times like these, you won't be feeling particularly benevolent. That's why talking about issues that might come up ahead of time — and respecting each other's wishes when the time comes — is so important.

Chẳng hạn như, hãy tưởng tượng bây giờ là 2 giờ sáng và bạn đang làm bài luận phải nộp trong 8 tiếng nữa. Bạn cùng phòng của bạn đi liên hoan về và muốn tiếp tục tiệc tùng trong phòng của bạn. Vào những lúc như thế, bạn sẽ không có cảm giác đặc biệt muốn nhân nhượng chút nào. Đó là lý do tại sao nói về các vấn đề mà có thể xảy ra - và tôn trọng mong muốn của nhau khi nó thực sự xuất hiện – là rất quan trọng.

Talk about the things that are really important to you, and make sure your roommate understands. Then encourage him or her to do the same. For instance, does it drive you nuts when people take things without asking first? Does perfume trigger your asthma? Let your roommate know these types of things from the start.

Nói về những điều thực sự quan trọng với bạn, và chắc chắn rằng người bạn cùng phòng của bạn hiểu được. Sau đó, khuyến khích anh ấy hoặc cô ấy cũng làm như vậy. Chẳng hạn như, việc mọi người tự tiện lấy đồ đạc của bạn mà không hỏi có làm bạn phát khùng? Nước hoa có dị ứng với bệnh hen suyễn của bạn không? Hãy cho người bạn cùng phòng của bạn những điều như thế này ngay từ đầu.

Here are some things to talk to your roommate about so that each of has a feel for the other's likes, dislikes, and habits. Think about additional questions to ask that are important to you (a sibling or friend who knows you well may be able to help out if you're looking for ideas):

Dưới đây là một số điều để nói chuyện với người bạn cùng phòng của bạn để mỗi người đều có hiểu biết về sở thích, không thích, và thói quen của người kia. Hãy suy nghĩ về những câu hỏi bổ sung mà quan trọng đối với bạn (anh, chị, em ruột hoặc một người bạn hiểu bạn có thể có khả năng giúp đỡ nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng):

· Are you a morning or night person?
· Can you sleep if music is playing or the lights are on?
· Are you a neat freak or is the floor your laundry basket?
· How do you feel about sharing food, clothes, or school supplies?
· How do you feel about overnight guests of the same sex? Of the opposite sex? How long can they stay?
· Bạn là một người quen thức khuya hay dậy sớm?
· Bạn có thể ngủ nếu nhạc đang chơi hay đèn đang sáng không?
· Bạn là người gọn gàng hay sàn nhà bừa bãi đồ dơ của bạn?
· Bạn cảm thấy thế nào về việc dùng chung thực phẩm, quần áo, đồ dùng học tập?
· Bạn cảm thấy thế nào về khách qua đêm đồng giới? khác giới? Bao lâu họ có thể ở lại?
The key is to be honest, and to realize that you'll both have to compromise on some things. Let's say you usually don't go to sleep until 2 AM, but your roommate is counting sheep by 11 PM. Respect that — have a lights-out at midnight rule, and use a focused-beam desk light and headphones if you really have to study or listen to tunes.

Điều quan trọng là phải trung thực, và nhận ra rằng cả hai bạn sẽ phải thỏa hiệp về một số điều. Ví dụ như là bạn thường thức khuya đến tận 2 giờ sáng, nhưng người bạn cùng phòng của bạn đã lên giường đếm cừu từ 11 giờ tối. Hãy tôn trọng điều đó, đặt ra quy định giờ tắt đèn đi ngủ vào ban đêm, và sử dụng một cây đèn bàn tập trung ánh sáng và tai nghe nếu bạn thật sự phải thức khuya để nghiên cứu hay nghe nhạc.

When you have these conversations about your expectations, write down what you both decide so that it's clear later on if you need something to refer to.

Khi các bạn đã có những cuộc trò chuyện về những mong đợi của nhau, hãy viết ra những gì cả hai bạn quyết định để nó rõ ràng sau này nếu bạn cần có cái cụ thể để tham khảo.

The Day-to-Day
Hàng ngày

In the beginning, the urge for many roommates is to stay close. They eat their meals together, attend activity fairs together, and go to the campus parties together. Neither roommate knows that many other people, and so they stick together.

Lúc mới đầu, nhiều bạn cùng phòng có thôi thúc để ở gần nhau. Họ dùng bữa với nhau, tham dự hoạt động hội chợ với nhau và cùng đi đến trường. Những sinh viên mới đều không quen biết nhiều người khác, do đó họ gắn bó với bạn cùng phòng.

But as the semester continues, things may change. After a while, you may feel comfortable enough with each other to show the true you and drop the best-behavior facade you maintained to make yourselves get along. You might start hanging out with fellow classmates, or join a sorority or fraternity. It is perfectly normal for you and your roommate to drift apart as you both learn to stand on your own two feet.

Nhưng khi học kỳ tiếp tục, mọi thứ có thể thay đổi. Sau một thời gian, bạn có thể cảm thấy thoải mái với nhau đủ để biểu hiện chính con người thật của bạn và đánh rơi sự giả tạo mà bạn từng duy trì để tỏ ra thân thiện. Bạn có thể bắt đầu chơi với các bạn cùng lớp, hoặc tham gia hội nữ sinh hoặc hội huynh đệ. Hoàn toàn bình thường khi bạn và bạn cùng phòng của mình tách khỏi nhau khi cả hai bạn học cách tự lập.

Whatever ups and downs your relationship goes through, maintaining respect for each other is vital. Respect is especially important if your relationship with your roommate doesn't have that many ups. Stick to your roommate agreement. Respect your roommate's space and needs, and chances are your roommate will respect yours.

Dù mối quan hệ của các bạn có lúc thăng lúc trầm, việc duy trì sự tôn trọng nhau là vô cùng quan trọng. Sự tôn trọng là đặc biệt quan trọng nếu mối quan hệ của bạn với người bạn cùng phòng của mình không có gì đặc biệt tốt đẹp. Tuân thủ những thỏa thuận với bạn cùng phòng. Tôn trọng không gian và nhu cầu của người bạn cùng phòng của bạn, và rất có thể là bạn ấy cũng sẽ tôn trọng sự riêng tư bạn.

But even the most respectful roommates have spats. Anytime you guys can't resolve things on your own, don't hesitate to get your resident advisor involved. RAs aren't there to just bust people for breaking the rules — they'll help out with the small stuff, too.

Nhưng ngay cả những người bạn cùng phòng lịch sự với nhau nhất cũng sẽ có những tranh cãi vụn vặt. Bất cứ lúc nào các bạn không thể tự mình giải quyết mọi chuyện, đừng ngần ngại nhờ đến sự giúp đỡ của cố vấn thường trú của các bạn.

Big Problems in a Little Room

Những vấn đề trầm trọng khi ở chung

Sometimes there are problems above and beyond your roommate eating your last pack of noodles. If your roomie starts getting into trouble and brings it back to the dorm, it can affect you negatively.

Đôi khi có những vấn đề trầm trọng hơn việc bạn cùng phòng ăn mất gói mì cuối cùng của bạn. Nếu bạn cùng phòng của bạn bắt đầu gặp rắc rối và mang nó về ký túc xá, thì điều đó có thể tác động đến bạn một cách tiêu cực.

Here are issues that some college students deal with, and tips on how to get through them.

Dưới đây là những vấn đề mà một số sinh viên đại học phải đối phó, và lời khuyên về việc làm thế nào để vượt qua chúng.

Your roommate breaks dorm rules. If a roommate does drugs or drinks alcohol in the room, you're at risk of getting in trouble, too. You don't have to make your roommate stop — you often can't. But you can encourage him or her not to do it in your room. If your roommate blows you off, it's a good idea to go to your RA.

Bạn cùng phòng của bạn phá vỡ nội quy ký túc xá. Nếu bạn cùng phòng chơi ma tuý hay uống rượu trong phòng, bạn cũng sẽ có nguy cơ gặp rắc rối. Bạn chẳng cần phải ngăn cản họ - vì bạn thường không thể. Nhưng bạn có thể khuyến khích bạn ấy không làm điều đó trong phòng của các bạn. Nếu bạn cùng phòng của bạn không thèm đếm xỉa gì tới bạn, nên đi đến RA (tổ chức đăng ký) của bạn.

Your roommate has unhealthy habits. Living in such proximity often means getting to know more about each other than you might want. Some people bring bad habits to school; others develop them once they're there. Students who can't handle the extra pressures of college may start smoking, develop eating disorders, injure themselves, abuse drugs, binge drink, or become depressed.

Bạn cùng phòng của bạn có thói quen không lành mạnh. Sống chung với nhau như vậy thường có nghĩa là biết rõ về nhau nhiều hơn bạn có thể muốn. Một số người mang những thói quen xấu đến trường, những người khác phát triển chúng khi họ đi học. Những sinh viên không thể xử lý thêm những áp lực của trường đại học có thể bắt đầu hút thuốc, phát triển rối loạn ăn uống, tự gây thương tích, lạm dụng thuốc, chè chén say sưa, hoặc trở nên chán nản.

Although no one is their roommate's keeper, you do your roomies a favor by getting help if you notice signs that they're hurting themselves. You don't have to be the one to get a roommie to stop or to take him or her to the student health center. But you can tell your RA, who'll take it from there.

Mặc dù không ai là người quản lý của bạn cùng phòng của họ, bạn hãy giúp đỡ bạn cùng phòng bằng cách kêu gọi hỗ trợ nếu bạn nhận thấy dấu hiệu họ đang làm đau chính mình. Bạn không phải là người ngăn cản bạn ấy hoặc đưa họ đến trung tâm y tế sinh viên. Nhưng bạn có thể báo cáo với RA của bạn, những người sẽ mang họ đến đó.

You and your roommate are too different. Many colleges are pretty diverse places. Your roommate may be very different in terms of religion, socioeconomic status, ethnicity, race, sexual orientation, values, or countless other things. Most people are uneasy at first when faced with new situations and people. It's completely normal to be uncomfortable with your roommate's differences — he or she probably feels the same way.

Bạn và người bạn cùng phòng của bạn quá khác biệt. Nhiều trường đại học là những nơi khá đa dạng. Bạn cùng phòng của bạn có thể rất khác biệt về tôn giáo, tình trạng kinh tế xã hội, dân tộc, chủng tộc, khuynh hướng tình dục, các giá trị, hoặc vô số những thứ khác. Hầu hết mọi người lúc đầu đều khó chịu khi phải đối mặt với tình huống mới và người lạ. Đó là hoàn toàn bình thường khi cảm thấy khó chịu với sự khác biệt của người bạn cùng phòng của mình – họ cũng có thể cảm thấy y như bạn vậy.

Before you freak out, though, give yourself some time to get used to things. The key is to respect each other's differences, keep an open mind, and try not to let any preconceptions prevent you from seeing your roommate for who he or she is — just another college student, trying to navigate through the world.

Tuy nhiên, trước khi bạn hoảng loạn, hãy cho mình thời gian để quen với mọi thứ. Điều quan trọng là phải tôn trọng sự khác biệt của nhau, giữ quan niệm cởi mở, và cố gắng không để cho bất kỳ định kiến nào khiến bạn nhìn nhận sai về con người thật của người bạn cùng phòng - chỉ là một sinh viên đại học, đang cố gắng tồn tại trong thế giới.

It's also a great opportunity to get to know someone who is different. After you graduate, when you are on the job, you can't control who you work with. If you allow yourself to learn about and be open to new types of people in college, you'll find it can prepare you for the real world.

Nó cũng là một cơ hội tuyệt vời để quen biết một người khác biệt so với bạn. Sau khi tốt nghiệp và đi làm, bạn không thể kiểm soát những người bạn cùng làm việc. Nếu bạn cho phép mình tìm hiểu và hoà đồng với nhiều dạng người ở trường đại học, bạn sẽ thấy nó có thể giúp bạn chuẩn bị đối mặt trong thực tế.

You simply can't live together anymore.Sometimes, people are just incompatible. Depending on your school, it may be possible to change roommates. Often, you have to meet with an RA and/or a dean before you can move. And then you'll have to relive move-in day all over again in the midst of your classes, activities, and the bustle of daily life.

Bạn chỉ đơn giản là không thể sống cùng nhau nữa. Đôi khi, mọi người chỉ là không thích hợp với nhau. Tùy thuộc vào trường học của bạn, bạn có thể thay đổi bạn cùng phòng. Thông thường, bạn phải gặp RA (tổ chức đăng ký) và / hoặc trưởng khoa trước khi bạn có thể di chuyển. Và sau đó bạn sẽ phải hồi tưởng lại ngày đầu tiên gặp nhau hoài hoài khi ngồi học, trong các hoạt động, và trong sự bận rộn của cuộc sống hàng ngày.

Think about changing roommates as a last resort, and be prepared for it to not work out. There are very few instances where it's easy to get a new roommate; short of your roommate coming at you with scissors, you will probably be encouraged to just talk things through.

Hãy suy nghĩ về việc thay đổi bạn cùng phòng như một phương án cuối cùng, và chuẩn bị tinh thần khi điều đó không thực hiện được. Có rất ít những trường hợp dễ dàng có được bạn cùng phòng mới; trừ khi bạn cùng phòng lăm lăm kéo xông vào tấn công bạn, thì người ta sẽ khuyên bạn hãy ráng mà sống chung.

Life with a roomie can be both a blessing and a curse. You'll have moments when you're glad to have someone to procrastinate with. On other days, you might wish you could lock your roommate in the closet with his or her semester's worth of ripe laundry.

Cuộc sống với bạn cùng phòng có thể vừa thật hạnh phúc vừa thật đáng chán ghét. Bạn sẽ có những giây phút khi bạn vui mừng vì có người để cùng tiêu khiển. Vào những ngày khác, bạn lại chỉ muốn bạn có thể tống bạn cùng phòng của mình vào trong tủ chứa đầy quần áo bẩn bốc mùi và khóa lại.

The secret to having more blessings than curses is compromise, maturity, and respect. Even when you're going through tough times with a roommate, look at it as a learning experience that will help you deal with challenging coworkers, bosses, and other people later in life.

Bí quyết để vui vẻ nhiều hơn bực mình là thỏa hiệp, trưởng thành, và tôn trọng. Ngay cả khi bạn đang trải qua thời điểm khó khăn với người bạn cùng phòng, hãy xem nó như là một kinh nghiệm bổ ích giúp bạn đối phó với những đồng nghiệp, ông chủ khó chịu, và những người khác sau này trong đời.

Reviewed by: D'Arcy Lyness, PhD
Date reviewed: March 2009
Tường thuật: Tiến sĩ D'Arcy Lyness
Ngày: Tháng 3, 2009
 
Đăng bởi: thanhthanh
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.