Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
12 Tips to avoid diabetes complications
12 Lời khuyên có thể giúp bạn tránh được biến chứng của bệnh tiểu đường
Getting too much or too little sleep can increase your appetite and cravings for high-carb foods.
Ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể làm cho bạn ăn ngon miệng hơn và thèm các loại thức ăn giàu hydrat-cacbon hơn.
Choose carbs carefully
Diabetes doesn't mean you have to cut carbs completely. Choose carbohydrates that break down in the body slowly, providing steady energy. Reach for whole grains, beans, nuts, and fresh vegetables and fruits. Yes, you can eat fruit even though it's sweet. You should eat the right amounts of carbohydrates at each meal. A registered dietitian can help you learn how much is right for you.
Chọn thức ăn chứa nhiều hydrat-cacbon cẩn thận
Tiểu đường không có nghĩa là bạn phải cắt đứt các loại thức ăn chứa nhiều hydrat-cacbon hoàn toàn. Hãy chọn những loại hydrat-cacbon có thể phân huỷ từ từ trong cơ thể, cung cấp năng lượng ổn định. Bạn nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, đậu, củ, và rau, quả tươi. Vâng, bạn có thể ăn trái cây mặc dù chúng có vị ngọt. Bạn nên ăn một lượng hydrat-cacbon phù hợp ở mỗi bữa ăn. Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng có thể giúp bạn biết được bao nhiêu là vừa.
Lose weight if you need to
Start small. If you are overweight, shedding just a few pounds can improve the body's ability to use insulin. It'll help lower your blood sugar and improve your blood pressure and blood fats. You'll also have more energy. Ready? Aim to burn more calories than you eat. To start, try cutting fat and calories from your diet, such as chips or fries.
Giảm cân nếu bạn cần
Hãy bắt đầu chầm chậm thôi. Nếu bạn béo phì thì việc giảm một ít cân nặng có thể kích thích khả năng sử dụng insulin của cơ thể; giúp làm hạ đường huyết và cải thiện tình trạng huyết áp đồng thời cả mỡ trong máu của bạn nữa. Bạn cũng sẽ có  nhiều năng lượng hơn. Bạn sẵn sàng chưa? Hãy cố đốt cháy nhiều ca-lo hơn lượng thức ăn mà bạn nạp vào cơ thể. Để tiến hành, chế độ dinh dưỡng của bạn nên cố loại bỏ chất béo và ca-lo, chẳng hạn như khoai tây chiên hoặc rán.
Get enough sleep
Getting too much or too little sleep can increase your appetite and cravings for high-carb foods. That can lead to weight gain, increasing your risk for complications such as heart disease. So shoot for seven or eight hours of sleep a night. If you have sleep apnea, treating it can improve your sleep and lower your blood sugar levels.
Ngủ đủ giấc
Ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể làm cho bạn ăn ngon miệng hơn và thèm các loại thức ăn chứa nhiều hydrat-cacbon hơn. Điều này có thể dẫn tới tăng cân, làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng chẳng hạn như tim mạch. Vì vậy bạn nên cố ngủ chừng 7-8 tiếng đồng hồ một đêm. Nếu bạn bị nghẹt thở khi ngủ thì việc điều trị có thể làm cho bạn ngủ ngon hơn và làm hạ đường huyết của bạn.
Be active: Exercise and diabetes
Pick something you like -- walking, dancing, biking, or just marching in place while you're on the phone. Do it a half-hour a day; work up to that if you need to. Exercise can help you lower your cardiovascular risks, cholesterol, and blood pressure levels, and keep your weight down. Exercise also relieves stress and may help you cut back on diabetes medication.
Tập luyện thể lực: Tập luyện thể dục và chứng bệnh tiểu đường
Bạn hãy chọn một môn thể thao mình thích như đi bộ, khiêu vũ, đạp xe đạp, hay chỉ đi lui đi tới trong khi bạn đang nói chuyện điện thoại. Nên luyện tập mỗi ngày nửa tiếng đồng hồ; tăng cường thời lượng nếu bạn cho là cần thiết. Tập luyện thể dục thể thao có thể giúp bạn giảm nguy cơ tim mạch, giảm nồng độ cholesterol, và hạ huyết áp, đồng thời cũng có thể làm cho bạn không tăng cân. Bên cạnh đó, nó cũng còn giúp làm giảm stress và có thể giúp bạn uống thuốc tiểu đường ít hơn.
Monitor your blood sugar daily
You know you're supposed to check it. And actually checking your blood glucose levels can help you avoid diabetes complications, like nerve pain, or keep them from getting worse. Checking it can also help you see how foods and activities affect you, and if your treatment plan is working. Your doctor can help you set a target glucose level range. The closer you get to your target, the better you'll feel.
Theo dõi đường huyết của bạn hằng ngày
Bạn biết lẽ ra phải nên kiểm tra đường huyết của mình. Và thực vậy việc kiểm tra nồng độ đường huyết có thể giúp bạn tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như đau dây thần kinh, hoặc làm cho các biến chứng ấy không tiến triển xấu đi. Đồng thời chế độ kiểm tra như vậy cũng có thể giúp bạn thấy được thức ăn và các hoạt động của mình ảnh hưởng như thế nào đến bản thân, và xem liệu kế hoạch điều trị có tác dụng hay không. Bác sĩ có thể giúp bạn đặt mục tiêu đối với chuỗi nồng độ đường glu-cô. Càng gần với mục tiêu thì bạn càng cảm thấy dễ chịu hơn/ khỏe mạnh hơn.
Manage stress
When you have diabetes, stress can cause your blood glucose levels to rise. Get rid of whatever physical or mental stresses you can. Learn coping techniques to deal with others. Relaxation techniques such as breathing exercises, yoga, and meditation may be especially effective if you have type 2 diabetes.
Chế ngự căng thẳng
Khi bạn bị tiểu đường, thì stress có thể làm tăng nồng độ đường glu-cô trong máu của bạn. Hãy quẳng hết bất kể mối lo âu, căng thẳng nào về thể chất hoặc tinh thần mà bạn có thể làm được. Hãy học các kỹ thuật đối phó với các vấn đề trên. Nhiều kỹ thuật thư giãn như là bài tập hít thở, yoga, và thiền có thể rất có hiệu quả nếu bạn mắc chứng tiểu đường loại 2.
Say no to salt
Reduce the salt in your diet. It may help lower blood pressure and protect your kidneys. Not salting the food on your plate may not be enough. Most of the salt in Americans' diets comes from processed foods. Avoid convenience foods and use fresh ingredients when you can. Season with herbs and spices instead of salt when you cook.
Adults age 51 and older, and individuals with high blood pressure, diabetes, or chronic kidney disease should reduce their sodium intake to 1,500 mg a day -- that's less than half a teaspoon of salt.
Chớ nên ăn muối
Hãy hạn chế muối trong khẩu phần dinh dưỡng của mình. Nó có thể giúp bạn hạ huyết áp và bảo vệ thận. Không phải việc không rắc muối lên đĩa thức ăn của mình là có thể đủ đâu. Hầu hết lượng muối trong chế độ ăn uống của người Mỹ đều có nguồn gốc từ các loại thức ăn đã chế biến sẵn. Hãy tránh các thức ăn (đóng hộp/ đóng gói) rất tiện lợi và nên sử dụng các thành phần tươi sống khi có thể. Nên thêm gia vị bằng các loại rau thơm và gia vị khác thay vì dùng muối khi bạn nấu ăn.
Người già 51 tuổi trở lên, và người bị cao huyết áp, tiểu đường, hoặc bệnh thận mãn tính nên giảm muối xuống còn 1.500 mg một ngày – chưa đầy nửa muỗng nhỏ.
Heart disease risk and diabetes
Heart disease can be a serious diabetes complication. Keep an eye on your risk by getting these ABCs checked:
A1C level. This is a measure of your average blood sugar control for the last 2-3 months. You may need it checked two or more times a year. Talk to your doctor about setting a goal.
Blood pressure. Goal: below 130/80 mm Hg.
Cholesterol. Goal: LDL below 100 mg/dl; HDL above 40 mg/dl; and triglycerides below 150 mg/dl.
Nguy cơ tim mạch và tiểu đường
Tim mạch có thể là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Hãy canh chừng nguy cơ này bằng cách kiểm tra các chỉ số ABC này.
Nồng độ A1C. Đây là biện pháp kiểm soát mức đường huyết trung bình của bạn trong 2 đến 3 tháng cuối. Mỗi năm bạn có thể cần phải nên kiểm tra 2 hoặc 3 lần. Hãy nói chuyện với bác sĩ về việc đặt ra mục tiêu.
Huyết áp. Mục tiêu: dưới 130/80 mm Hg.
Cholesterol. Mục tiêu: LDL dưới 100 mg/dl; HDL trên 40 mg/dl; và li-pít trung tính dưới 150 mg/dl.
Take care of bumps and bruises
Diabetes raises your risk of infection and slows healing, so treat even simple cuts and scrapes quickly. Properly clean your wound and use an antibiotic cream and sterile bandage. See a doctor if it's not better in a few days. Check your feet every day for blisters, cuts, sores, redness, or swelling. Moisturize them to prevent cracks.
Chăm sóc các chỗ sưng bướu và vết bầm thâm
Tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm cho vết thương chậm hồi phục, vì vậy bạn nên điều trị các vết thương, vết đứt thậm chí là nhẹ, đơn giản và các vết trầy xước nhanh chóng. Hãy làm sạch vết thương đúng cách và sử dụng kem kháng sinh và băng vô trùng. Hãy đến khám bác sĩ nếu không cảm thấy khá hơn trong một vài ngày. Nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày để tìm xem có vết giộp, vết đứt, vết lở loét, tấy đỏ, hay sưng rộp nào không. Hãy giữ ẩm chân để ngăn ngừa tình trạng nứt da chân.
Break your smoking habit
People with diabetes who smoke are two times more likely to die prematurely than those who don't. Quitting helps your heart and lungs. It lowers your blood pressure and risk of stroke, heart attack, nerve damage, and kidney disease. Ask your doctor about help for quitting tobacco.
Bỏ thói quen hút thuốc lá
Người bị tiểu đường hút thuốc có nguy cơ chết sớm hơn người không hút thuốc 2 lần. Bỏ thuốc lá giúp cho tim và phổi khoẻ hơn. Đồng thời nó làm hạ huyết áp và làm giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim, tổn thương dây thần kinh, và bệnh thận. Hãy nhờ bác sĩ giúp bạn biện pháp bỏ thuốc.
Pick super foods, don't supersiz​e
There's no single diabetes diet. But here are basics to keep in mind: Enjoy super foods like berries, sweet potatoes, fish with omega-3 fatty acids, and dark green, leafy vegetables. Look at food labels and avoid saturated fat and trans fats. Instead, opt for mono and polyunsaturated fats like olive oil. A dietitian can give you personalized advice.
Hãy chọn các loại siêu thực phẩm, đừng ăn quá lố
Chẳng có một chế độ dinh dưỡng duy nhất nào dành cho bệnh nhân tiểu đường. Nhưng dưới đây làm một số điều cơ bản mà bạn cần nên ghi nhớ: Hãy ăn các loại thức ăn siêu thực phẩm như quả mọng, khoai lang, cá với axit béo omega 3, và rau rậm lá màu xanh đậm. Hãy quan sát nhãn thực phẩm và tránh chất béo bão hoà và a-xít béo chuyển hoá. Thay vào đó, bạn nên chọn chất béo đơn và không sinh cholesterol như dầu ô-liu. Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng có thể cho bạn lời khuyên cá nhân của mình.
Set up doctor visits
See your doctor two to four times a year. If you take insulin or need help balancing your blood sugar levels, you may need to visit more often. Also get a yearly physical and eye exam. You should be screened for eye, nerve, and kidney damage, and other complications. See a dentist twice a year. And be sure to tell all health care providers that you have diabetes.
Lên lịch đi khám bác sĩ
Bạn nên đến khám bác sĩ từ 2 đến 4 lần một năm. Nếu bạn bổ sung insulin hoặc cần giữ ổn định nồng độ đường huyết thì bạn có thể cần nên đến khám nhiều hơn. Bên cạnh đó bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe và khám mắt hằng năm. Bạn cũng nên kiểm tra sàng lọc các chứng bệnh về mắt, thần kinh, và thận, và nhiều biến chứng khác. Hãy nên đến khám nha sĩ 2 lần một năm. Và đảm bảo rằng phải thông báo cho tất cả các bác sĩ chăm sóc sức khỏe biết bạn đang mắc bệnh tiểu đường.
 
Đăng bởi: hoahamtieu
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.