Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Kidney diseases in childhood
Bệnh thận ở trẻ nhỏ
The kidneys play a critical role in the body: Acting as the body's filtering system, they help control water levels and eliminate wastes through urine.
Thận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể: đây là hệ thống lọc của cơ thể, thận giúp kiểm soát hàm lượng nước và loại bỏ chất thải qua nước tiểu.

The kidneys play a critical role in the body: Acting as the body's filtering system, they help control water levels and eliminate wastes through urine. They also help regulate blood pressure, red blood cell production, and the levels of calcium and minerals.

Thận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể: đây là hệ thống lọc của cơ thể, thận giúp kiểm soát hàm lượng nước và loại bỏ chất thải qua nước tiểu. Bên cạnh đó, chúng còn giúp điều hoà huyết áp, làm sản sinh hồng cầu, và điều hoà hàm lượng can-xi và khoáng chất.

But sometimes the kidneys don't develop properly and, as a result, don't function as they should. Often these problems are genetic and not due to anything a parent did or didn't do.

Nhưng cũng có đôi khi thận phát triển không hợp lý, và hậu quả là chúng hoạt động không đúng với chức năng bình thường của mình. Thông thường thì những vấn đề này là do gien di truyền và không phải do các hoạt động của bố mẹ (bố mẹ làm gì hoặc là không làm gì).

Many of these problems can be diagnosed before a baby is born through routine prenatal testing and treated with medication or surgery while the child is still young. Other problems may emerge later, such as symptoms of urinary infections, growth retardation, high blood pressure, etc. In some cases, the problems are more severe and require more extensive surgical treatment.

Người ta có thể chẩn đoán được khá nhiều các vấn đề này trước khi trẻ chào đời qua các xét nghiệm trước khi sinh định kỳ và được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật trong khi trẻ vẫn còn nhỏ. Các vấn đề khác có thể xuất hiện về sau, chẳng hạn như những triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu, trẻ chậm phát triển, cao huyết áp, …. Trong một số trường hợp thì các vấn đề này có thể nguy hiểm hơn và cần phải được điều trị bằng phẫu thuật trên phạm vi rộng hơn.

How the kidneys work

The kidneys are like the body's garbage collection and disposal system. Through microscopic units called nephrons, the kidneys remove waste products and extra water from the food a person eats, returning chemicals the body needs (such as sodium, phosphorus, and potassium) back into the bloodstream. The extra water combines with other waste to become urine, which flows through thin tubes called ureters to the bladder, where it stays until it exits through the urethra (the tube that carries urine out of the body from the bladder) when someone goes to the bathroom.

Thận hoạt động như thế nào?

Thận giống như một hệ thống thu gom và loại bỏ chất thải của cơ thể. Chúng loại bỏ chất thải và lượng nước dư thừa trong thức ăn của con người qua các bộ phận cơ quan cực nhỏ được gọi là ống sinh niệu, làm chuyển hoá các chất hoá học cần thiết cho cơ thể (chẳng hạn như na-tri, phốt-pho, và ka-li) trở lại máu. Lượng nước dư thừa kết hợp với chất thải khác trở thành nước tiểu – lưu thông qua các ống nhỏ được gọi là niệu quản - tới bàng quang, nước tiểu đọng lại ở đây cho đến khi thoát ra ngoài qua niệu đạo (đây là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể) khi chúng ta đi tiểu.

The kidneys also produce three important hormones: erythropoietin, which stimulates the bone marrow to make red blood cells; renin, which helps regulate blood pressure; and the active form of vitamin D, which helps control the calcium balance in the body and maintain healthy bones.

Thận cũng tạo ra ba hoóc-môn quan trọng: hoóc-môn kích thích tạo hồng cầu, kích thích tuỷ xương tạo hồng cầu; thận tố, giúp điều hoà huyết áp; và dạng vitamin D chủ động, giúp kiểm soát cân bằng can-xi trong cơ thể và giữ cho xương được chắc khỏe.

Kidney failure, which is also called renal failure, is when the kidneys slow down or stop properly filtering wastes from the body, which can cause buildups of waste products and toxic substances in the blood. Kidney failure can be acute (which means sudden) or chronic (occurring over time and usually long lasting or permanent).

Tình trạng thận suy yếu, cũng được gọi là suy thận – đây là lúc thận lọc chất thải chậm đi hoặc không lọc bỏ chất thải một cách hợp lý ra khỏi cơ thể nữa, điều này có thể làm tăng sinh chất thải và các chất độc trong máu. Suy thận có thể cấp tính (xảy ra đột ngột) hoặc có thể là mãn tính (xảy ra một thời gian dài và thường kéo dài hoặc vĩnh viễn).

    * Acute kidney failure may be due to bacterial infection, injury, shock, heart failure, poisoning, or drug overdose. Treatment includes correcting the problem that led to the failure, and in rare cases requires dialysis.

* Suy thận cấp có thể do nhiễm khuẩn, chấn thương, sốc, suy tim, ngộ độc, hoặc dùng thuốc quá liều. Phương pháp điều trị gồm điều chỉnh lại vấn đề dẫn đến suy thận, và trong một số trường hợp hiếm thấy đòi hỏi cần phải thẩm tách thận.

    * Chronic kidney failure involves a deterioration of kidney function over time. In kids and teens, it can result from acute kidney failure that fails to improve, birth defects, chronic kidney diseases, or chronic severe high blood pressure. If diagnosed early, chronic kidney failure can be treated. The goal of treatment usually is to slow the decline of kidney function with medication, blood pressure control, and diet. At some point, a kidney transplant may be required.

* Suy thận mãn liên quan đến tình trạng suy giảm chức năng thận trong một thời gian dài. Đối với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, nó có thể là hậu quả của chứng suy thận cấp mà không cải thiện được, khuyết tật bẩm sinh, bệnh thận mãn tính, hoặc cao huyết áp nặng mãn tính. Nếu được chẩn đoán sớm thì chứng suy thận mãn này có thể điều trị được. Mục tiêu của việc điều trị thường là làm chậm quá trình suy giảm chức năng thận bằng thuốc, kiểm tra huyết áp, và ăn kiêng. Người ta cũng có thể cần phải cấy ghép thận vào một giai đoạn nào đó.

Childhood kidney diseases

The most common kidney diseases in children are present at birth. They include:

Posterior urethral valve obstruction: This narrowing or obstruction of the urethra affects only boys. It can be diagnosed before the baby is born or just afterwards and treated with surgery.

Các bệnh thận ở trẻ nhỏ

Các bệnh thận thường thấy nhất ở trẻ nhỏ xuất hiện khi sinh. Chúng bao gồm:

Hẹp van niệu đạo sau: Chứng hẹp hoặc tắc nghẽn niệu đạo này chỉ xảy ra ở bé trai. Nó có thể được chẩn đoán trước khi em bé chào đời hoặc ngay sau khi sinh và được điều trị bằng phẫu thuật.

Fetal hydronephrosis: This enlargement of one or both of the kidneys is caused by either an obstruction in the developing urinary tract or a condition called vesicoureteral reflux (VUR) in which urine abnormally flows backward (or refluxes) from the bladder into the ureters. Fetal hydronephrosis is usually diagnosed before the child is born and treatment varies widely. In some cases the condition only requires ongoing monitoring; in others, surgery must be done to clear the obstruction from the urinary tract.

Thận ứ nước ở thai nhi: Chứng sưng giãn một hoặc cả hai thận gây ra hoặc do tắc nghẽn ở đường tiểu đang phát triển hoặc là do bệnh được gọi là trào ngược bàng quang-niệu đạo (VUR) trong đó nước tiểu chảy ngược lại (hoặc trào ngược) bất thường từ bàng quang vào niệu quản. Chứng thận ứ nước ở thai nhi thường được chẩn đoán trước khi trẻ chào đời và có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong một số trường hợp thì bệnh này chỉ cần theo dõi liên tục; số khác, phải được điều trị bằng phẫu thuật để làm thông đường tiểu.

Polycystic kidney disease (PKD): This is a condition in which many fluid-filled cysts develop in both kidneys. The cysts can multiply so much and grow so large that they lead to kidney failure. Most forms of PKD are inherited. Doctors can diagnose the condition before or after the child is born. In some cases, there are no symptoms; in others, PKD can lead to urinary tract infections, kidney stones, and high blood pressure. Treatment for PKD also varies widely. In some cases, PKD can be managed with dietary changes; in others, it requires a kidney transplant or dialysis, which is a medical treatment that helps the body filter waste when the kidneys can't do the job.

Bệnh thận đa nang (PKD): Đây là chứng bệnh mà trong đó nhiều nang chứa dịch phát triển trong cả hai quả thận. Các nang này có thể sản sinh rất nhiều và phát triển quá to đến nỗi dẫn tới suy thận. Hầu hết các dạng thận đa nang (PKD) đều là do di truyền. Bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh này trước khi sinh hoặc sau khi trẻ chào đời. Trong một số trường hợp thì chứng bệnh này không biểu hiện triệu chứng gì; nhưng một số khác, PKD có thể làm nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, và huyết áp cao. Có nhiều phương pháp điều trị PKD khác nhau. Trong một số trường hợp, PKD có thể được điều trị bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng; nhưng số khác, bệnh này cũng đòi hỏi phải được cấy ghép thận hoặc thẩm tách thận, đây là phương pháp điều trị giúp cho cơ thể lọc được chất thải khi mà thận không thể thực hiện được chức năng của mình.

Multicystic kidney disease: This is when large cysts develop in a kidney that hasn't developed properly, eventually causing it to stop functioning. (While PKD always affects both kidneys, multicystic kidney disease usually affects only one kidney.) Usually diagnosed before a baby is born, this condition can lead to kidney failure. Currently, there is no cure, but doctors can manage it by preventing and treating infections, maintaining blood pressure, and addressing any issues that arise with surgery.

Bệnh thận nhiều nang: Đây là lúc mà các nang lớn phát triển trong thận không phát triển hợp lý, cuối cùng làm cho thận không còn hoạt động được nữa. (Trong khi bệnh thận đa nang (PKD) lúc nào cũng xảy ra ở cả hai quả thận, thì bệnh thận nhiều nang này thường chỉ xảy ra ở một thận mà thôi). Bệnh thường được chẩn đoán trước khi trẻ chào đời, nó có thể dẫn tới suy thận. Hiện chưa có thuốc chữa bệnh này, nhưng bác sĩ có thể kiểm soát bằng cách ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng, duy trì huyết áp, và giải quyết bất kỳ vấn đề nào phát sinh bằng cách phẫu thuật.

Renal tubular acidosis: This is a condition in which the kidneys do not properly regulate the amount of acid in the body. It can cause kidney stones and affect a child's growth, but usually can be treated with medications.

Nhiễm a-xít ống thận: Đây là chứng bệnh mà trong đó thận không điều hoà được lượng a-xít trong cơ thể một cách hợp lý. Nó có thể gây sỏi thận và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, nhưng thường có thể điều trị được bằng thuốc.

Wilms tumor: This type of childhood cancer involves the kidney, and usually is diagnosed within the first 2 years of life. It can be treated with surgery and chemotherapy.

U nguyên bào thận: Loại ung thư ở trẻ nhỏ này liên quan đến thận, và thường được chẩn đoán trong vòng 2 năm đầu đời. Nó có thể được điều trị bằng phẫu thuật và hoá trị liệu.

Glomerulonephritis: This is an inflammation or infection of the glomeruli, which are parts of the nephrons that contain tiny blood vessels. It can affect the kidney's ability to properly filter out waste and can lead to swelling, blood in the urine, and a reduced amount of urine production. Some cases can be treated with medication, while others require dialysis or a kidney transplant.

Viêm thận tiểu cầu: Đây là chứng viêm hoặc nhiễm trùng tiểu cầu – tiểu cầu nằm trong các ống sinh niệu chứa vô số các mạch máu nhỏ li ti. Bệnh này có thể làm ảnh hưởng đến khả năng lọc chất thải hợp lý của thận và có thể gây sưng, làm cho nước tiểu có máu, và lượng nước tiểu tiết ra giảm. Một số trường hợp có thể được điều trị bằng thuốc, trong khi số khác cần phải thẩm tách thận hoặc ghép thận.

Nephrotic syndrome: This occurs when the body loses large amounts of protein through the urine, typically because of some sort of change in the nephrons. It is usually diagnosed after the child is 1 year old. Swelling of the face, abdomen, and extremities are among the main symptoms, and are often relieved with medication.

Hội chứng thận hư: Hội chứng này xảy ra khi cơ thể mất nhiều prô-tê-in qua nước tiểu, thường là do thay đổi nào đó ở ống sinh niệu. Người ta thường có thể chẩn đoán được sau khi trẻ qua 1 tuổi. Các triệu chứng chủ yếu thường thấy là sưng mặt, căng trướng bụng, và phù nề tay chân, thường có thể sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng ấy.

Congenital problems with the urinary tract: As a child develops in the womb, a part of the urinary tract can grow to an abnormal siz​e or in an abnormal shape or position. These problems include:

Các vấn đề bẩm sinh/ dị tật bẩm sinh ở đường tiểu: Khi trẻ phát triển trong bụng mẹ, một phần đường tiểu có thể phát triển đến một kích cỡ bất thường hoặc phát triển hình dạng hoặc vị trí không bình thường. Những vấn đề ấy gồm:

    * duplication of the ureters, in which a kidney has two ureters instead of one. This can lead to urinary tract infections over time and can be treated with medication or occasionally with surgery.

* niệu quản đôi, đây là chứng bệnh mà trong đó thận có 2 niệu quản thay vì một. Qua thời gian nó có thể gây nhiễm trùng đường tiểu và có thể được điều trị bằng thuốc hoặc đôi khi bằng phẫu thuật.

    * horseshoe kidney, where the two kidneys are fused (connected) into one arched kidney that usually functions normally, but is more prone to develop problems later in life. An uncomplicated horseshoe kidney does not need medical or surgical treatment, but it does need to be checked regularly by doctors.

* thận hình móng ngựa, hai quả thận bị dính lại với nhau tạo thành một thận có hình vòm - thông thường thì thận này hoạt động bình thường, nhưng dễ phát sinh nhiều rắc rối hơn về sau. Dị tật thận hình móng ngựa không phức tạp, không cần phải điều trị hoặc phẫu thuật mà chỉ cần bác sĩ kiểm tra thường xuyên thôi. 

Other problems with the kidneys

Sometimes a child can have other health problems that affect how the kidneys function. These can include:

High blood pressure or hypertension. The kidneys control blood pressure by regulating the amount of salt in the body and by making the enzyme renin that, along with other substances, controls the constriction of blood vessels. The many causes of high blood pressure include any of the kidney diseases mentioned above; genetic factors such as the so-called "essential hypertension," which is the most common form of high blood pressure in adults; and obesity, which has become a major factor.

Các vấn đề khác ở thận

Đôi khi trẻ mắc nhiều vấn đề sức khỏe khác làm ảnh hưởng đến cách hoạt động của thận. Chúng có thể bao gồm:

Tăng huyết áp hoặc cao huyết áp. Thận điều hoà huyết áp bằng cách kiểm soát lượng muối trong cơ thể và bằng cách làm sản sinh en-zim thận tố, kết hợp với các chất khác, có thể kiểm soát được cơn co thắt mạch máu. Nhiều nguyên nhân gây cao huyết áp bao gồm một trong những bệnh thận được đề cập ở trên; yếu tố di truyền chẳng hạn như yếu tố được gọi là "tăng huyết áp vô căn,” đây là dạng cao huyết áp thường thấy nhất ở người lớn; và chứng béo phì, trở thành nguyên nhân chủ yếu.

Kidney stones. The result of the build-up of crystallized salts and minerals such as calcium in the urinary tract, kidney stones (also called calculi) also can form after an infection. If kidney stones are large enough to block the kidney or ureter, they can cause severe abdominal pain. But the stones usually pass through the urinary tract on their own. In some cases, they need to be removed surgically, or treated with medication or modifications to the diet. Sometimes the first symptoms are pain and blood in the urine. Kidney stones are more common in adults than they are in kids.

Sỏi thận. Sỏi thận được hình thành từ kết quả của việc tăng sinh muối kết tinh và các khoáng chất chẳng hạn như can-xi trong đường tiểu, sỏi thận (cũng được gọi là sỏi) cũng có thể hình thành sau khi bị nhiễm trùng. Nếu viên sỏi lớn đủ có thể làm nghẽn niệu quản hoặc thận, thì chúng có thể gây đau bụng dữ dội. Nhưng sỏi thận thường có thể tự thoát qua đường tiểu. Trong một số trường hợp, sỏi thận cần phải được phẫu thuật để lấy ra, hoặc được điều trị bằng thuốc hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống. Đôi khi các triệu chứng ban đầu là đau buốt và lẫn máu trong nước tiểu. Sỏi thận thường thấy ở người lớn hơn là trẻ nhỏ.

Nephritis. This is any inflammation of the kidney. It can be caused by infection, an autoimmune disease (such as lupus), or an unknown reason. The first symptoms of nephritis usually are high levels of protein and blood in the urine.

Viêm thận. Bất kỳ chứng viêm nào xảy ra ở thận cũng được gọi là viêm thận. Nó có thể gây ra do nhiễm trùng, do một bệnh tự miễn nhiễm nào đó (chẳng hạn như bệnh lu-pút), hoặc là do một nguyên nhân chưa rõ nào đó. Triệu chứng ban đầu của chứng viêm thận thường là nước tiểu có hàm lượng prô-tê-in cao và có lẫn máu.

Urinary tract infections (UTI). UTIs are typically caused by bacteria, such as E. coli. Most UTIs occur in the lower urinary tract, in the bladder and urethra, and they can cause pain during urination and a fever. Treatment with antibiotics should be started as soon as possible so the infection doesn't spread to the kidneys, where it can cause irreversible damage. In babies, UTIs tend to be more common in boys than girls, perhaps because boys are more affected by congenital kidney problems that predispose them to infection. Later in life, girls are more likely to get UTIs because of their shorter urethras. Bad habits can contribute to UTIs — kids holding it when they need to go to the bathroom, or wiping themselves in the wrong direction after using the toilet (they should wipe from front to back so bacteria from the stool do not get into the urethra). Among teens, girls are more likely to develop UTIs than boys, mostly due to the shorter urethra or sexual activity with a full bladder.

Nhiễm trùng đường tiểu (UTI). UTIs thường gây ra do vi khuẩn, như là trực khuẩn E.coli. Hầu hết các chứng nhiễm trùng đường tiểu đều xảy ra ở đường tiết niệu dưới, ở bàng quang và niệu đạo, và chúng có thể gây đau khi đi tiểu và gây sốt. Nên bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng sinh càng sớm càng tốt để nhiễm trùng không lây lan sang thận, nơi mà nó có thể gây tổn thương khó trị. Ở trẻ nhỏ, chứng nhiễm trùng đường tiểu thường thấy ở bé trai nhiều hơn bé gái, có lẽ là do bé trai bị các dị tật thận bẩm sinh nhiều hơn làm cho các bé dễ bị nhiễm trùng. Về sau, bé gái thường dễ bị nhiễm trùng đường tiểu do niệu đạo ngắn. Các thói quen có hại cho sức khỏe cũng góp phần gây nhiễm trùng đường tiểu – trẻ nhỏ nín đái khi mắc tiểu, hoặc tự lau không đúng hướng sau khi đi vệ sinh xong (nên lau từ trước ra sau để vi khuẩn trong phân không đi vào niệu đạo). Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, bạn gái thường dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn bạn trai, phần lớn là do niệu đạo ngắn hoặc do quan hệ tình dục khi bọng đái căng đầy.

Symptoms of kidney problems

The signs and symptoms of urinary tract or kidney problems are diverse and include:

    * fever

    * swelling around the eyes, face, feet, and ankles (called edema)

    * burning or pain during urination

    * significant increase in the frequency of urination

    * difficulty in controlling urination in kids who are mature enough to use the toilet

    * recurrence of nighttime bedwetting (in kids who have been dry for several months)

    * blood in the urine

    * high blood pressure

Các triệu chứng của bệnh thận

Có rất nhiều triệu chứng và dấu hiệu của các bệnh về đường tiểu hoặc thận. Chúng bao gồm: 

* sốt

* sưng vùng quanh mắt, mặt, bàn chân, và mắt cá chân (đây được gọi là chứng phù nề)

* rát hoặc đau khi đi tiểu

* thường xuyên mắc tiểu rất nhiều lần

* khó kiểm soát tình trạng tiểu tiện ở trẻ nhỏ mà ở lứa tuổi này đã có thể biết cách sử dụng nhà vệ sinh rồi

* trẻ đái dầm ban đêm trở lại (ở trẻ đã không còn đái dầm trong một vài tháng)

* trong nước tiểu có lẫn máu

* huyết áp cao

Diagnosis of kidney diseases

If a kidney disease is suspected, the doctor will take a medical history, do a physical exam, and order urine tests, blood tests, imaging studies, or a biopsy to help make a diagnosis. These studies are usually suggested by a nephrologist, a doctor who specializes in the diagnosis and treatment of kidney diseases.

Chẩn đoán bệnh thận

Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh thận, họ sẽ lấy thông tin về tiền sử sức khoẻ, kiểm tra sức khỏe cho bạn, và yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh/ chụp hình, hoặc làm sinh thiết để giúp chẩn đoán. Thông thường thì bác sĩ chuyên về thận sẽ cho bạn làm các khâu trên, bác sĩ này chuyên về chẩn đoán và điều trị các bệnh về thận.

With urinalysis (a type of urine test), the doctor can quickly detect abnormalities (such as too many red blood cells) that may signal inflammation or irritation in the urinary tract. Urinalysis can also detect an of excess white blood cells, which is most commonly associated with bladder and kidney infections.

Bằng cách xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ có thể nhanh chóng phát hiện bất thường (chẳng hạn như hồng cầu quá nhiều) có thể báo hiệu tình trạng viêm hoặc kích ứng đường tiểu. Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể phát hiện tình trạng bạch cầu quá nhiều, thường liên quan nhiều nhất đến chứng nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng thận.

Certain blood tests tell doctors how well the kidneys are filtering waste products and balancing the bloodstream's chemical makeup.

Một số xét nghiệm máu có thể cho bác sĩ biết được thận đang lọc chất thải tốt ở mức độ nào và có thể cân bằng được các thành phần hoá học trong máu ra sao.

Two other important diagnostic tools doctors use are blood pressure and growth measurements. Along with the heart, the kidneys are crucial to determining blood pressure. High blood pressure in a child is an important sign that the kidneys need to be evaluated. Accurate growth measurements can provide a clue to diagnosing some kidney diseases because kids with chronic kidney disease often grow poorly.

Hai phương pháp chẩn đoán quan trọng khác mà bác sĩ có thể sử dụng là đo huyết áp và đo chỉ số phát triển. Cùng với tim, thận rất quan trọng đối với việc xác định huyết áp. Tình trạng huyết áp cao ở trẻ là một dấu hiệu quan trọng cho biết thận cần phải được bác sĩ kiểm tra và đánh giá. Các số đo phát triển chính xác cũng có thể giúp chẩn đoán một số bệnh thận vì trẻ bị bệnh thận mãn tính thường phát triển rất chậm.

The doctor may use a kidney biopsy to evaluate kidney function. A biopsy is a procedure in which a small piece of the kidney tissue is removed with a needle. Performed while a child is under anesthesia, it's a simple procedure that can help make an accurate diagnosis of the kidney problem in about 9 out of 10 cases. It's especially helpful in the diagnosis of nephritis and nephrosis.

Bác sĩ có thể làm sinh thiết thận để đánh giá về chức năng, hoạt động của thận. Sinh thiết là thủ thuật mà trong đó người ta có thể sử dụng kim để lấy ra một mẩu mô thận nhỏ. Quá trình sinh thiết được thực hiện khi trẻ đã được gây mê – đây là một thủ thuật giản đơn có thể giúp chẩn đoán bệnh thận chính xác với tỉ lệ khoảng chừng 9:10. Nó đặc biệt hữu ích đối với việc chẩn đoán bệnh viêm thận và hư thận.

In addition to X-rays, other imaging studies a doctor may use to help diagnose kidney diseases include:

Ultrasound

An ultrasound is painless and requires no X-ray exposure or special preparation. A renal ultrasound shows details of the anatomy of the kidneys and bladder. It can rule out or diagnose obstructions, developmental abnormalities, tumors, and stones in the kidneys and urinary tract.

Bên cạnh các phương pháp chụp X-quang thì bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp hình, làm thêm các xét nghiệm hình ảnh để giúp chẩn đoán các bệnh thận, gồm:

Siêu âm

Siêu âm không gây đau đớn gì và cũng không đòi hỏi phải tiếp xúc với tia X hoặc một sự chuẩn bị nào. Siêu âm thận cho thấy kỹ lưỡng những chi tiết về giải phẫu học của thận và bàng quang. Nó có thể loại bỏ hoặc chẩn đoán tình trạng tắc nghẽn, phát triển dị tật, khối u, và sỏi thận và sỏi đường tiểu.

Computerized tomography (CAT) scan

A CAT scan is often helpful in revealing the anatomy of the kidneys or bladder and, in some cases, is better than ultrasound for finding kidney stones. It can show if the kidneys have developed properly or if the flow of urine is blocked by a stone or a developmental abnormality.

Chụp X-quang cắt lớp bằng vi tính

Ảnh chụp cắt lớp thường giúp nhìn thấy rõ chi tiết giải phẫu học của thận hoặc bàng quang và, trong một vài trường hợp, nó tốt hơn siêu âm trong việc phát hiện ra sỏi thận. Phương pháp này có thể cho thấy liệu thận đã phát triển hợp lý chưa hoặc liệu luồng nước tiểu có bị nghẽn do sỏi thận hay do một tình trạng phát triển bất thường nào đó hay không.

Renal nuclear scan

A renal nuclear scan involves having special radioactive material injected into a vein. The radiation dose is less than that of a simple X-ray. The scan shows how the kidneys compare with each other in siz​e, shape, and function. It also can detect scarring or other evidence of recurrent or chronic kidney infection.

Chụp cắt lớp hạt nhân thận

Phương pháp chụp cắt lớp nhân thận bao gồm việc tiêm chất phóng xạ đặc biệt vào tĩnh mạch. Lượng chiếu xạ ít hơn lượng tia X đơn thuần. Phương pháp này cho thấy 2 quả thận có kích cỡ, hình dáng và chức năng giống hoặc khác nhau như thế nào. Nó cũng có thể phát hiện ra sẹo hoặc dấu hiệu nhiễm trùng thận mãn tính hoặc nhiễm trùng thận tái phát nào đó khác.    

Voiding cystourethrogram (VCUG)

VCUG is commonly used to evaluate the bladder and the ureters. This procedure involves putting a dye into the bladder to see whether there's an obstruction, or reflux of urine from the bladder back up to the kidneys when the child urinates.

Chụp X-quang bàng quang-niệu đạo khi bài xuất nước tiểu (VCUG)

Phương pháp này thường được sử dụng nhằm đánh giá bàng quang và niệu quản. Để thực hiện thủ thuật này, người ta cho thuốc nhuộm vào bàng quang để xem có bị nghẽn hay không, hoặc xem có bị trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên thận khi trẻ đi tiểu hay không.

 
Đăng bởi: hoahamtieu
Bình luận
Đăng bình luận
2 Bình luận
hoahamtieu(12/09/2012 08:42:13)
Thank you dinoma. Nice day!
dinoma(11/09/2012 16:26:55)
Voiding cystourethrogram (VCUG): X-Quang niệu đạo-bàng quang khi bài xuất nước tiểu.
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.