Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Who's Who in the Hospital (P1)
Vai trò của các nhân viên bệnh viện (phần 1)
Parents are likely to be stressed when a child is hospitalized, and questions about the people providing medical care and what roles they play can add to the confusion.
Các bậc cha mẹ thường hay lo lắng khi con mình phải nhập viện, và nhữngthắc mắc về những người chăm sóc y tế và vai trò của họ có thể càng làm họ thêm bối rối.
Here's a guide to those who care for kids in the hospital:

Dưới đây là giải thích về vai trò của những người chăm sóc cho trẻ trong bệnh viện:

Medical student: Medical students usually spend the first 2 years of medical school in the classroom and the last 2 years seeing patients in a hospital setting.

Sinh viên y khoa: sinh viên y khoa thường trải qua 2 năm đầu tiên của trường y để học tại lớp và 2 năm cuối cùng thực tập trong bệnh viện.

Resident: A resident is a doctor who has graduated medical school and is now training in a specific field. Doctors spend from 3 to 7 years in residency training before receiving board certification in their specialty. Residents providing care are supervised by attending physicians who must approve their decisions.

Bác sĩ nội trú: là một bác sĩ đã tốt nghiệp trường y và được đào tạo trong một chuyên khoa cụ thể. Các bác sĩ trải qua 3 đến 7 năm đào tạo nội trú khi được nhận giấy chứng nhận hành nghề trong chuyên môn của họ. Bác sĩ nội trú khi điều trị cho bệnh nhân sẽ được giám sát bởi các bác sĩ điều trị, người mà sẽ phê chuẩn các quyết định của bác sĩ nội trú.

Fellow: A fellow has completed medical school and residency training, and is getting additional clinical training in a specialty.

Nghiên cứu sinh: là người đã tốt nghiệp trường y và hiện đang đào tạo nội trú, và đang được đào tạo chuyên sâu thêm về lâm sàng trong một chuyên khoa.

Attending physician: An attending physician has completed medical training and has primary responsibility for the care of the patient. While overseeing care, the attending may supervise a team of medical students, residents, and fellows.

Bác sĩ điều trị: là người đã hoàn tất đào tạo y khoa và có trách nhiệm chính trong việc chăm sóc bệnh nhân. Trong quá trình đó, bác sĩ điều trị có thể giám sát một nhóm các sinh viên y khoa, bác sĩ nội trú, và nghiên cứu sinh. 

Specialist: A specialist is an attending physician who focuses on a particular area of medicine, such as cardiology (heart and vascular system) or rheumatology (problems involving the joints, such as arthritis).

Bác sĩ chuyên khoa: là một bác sĩ điều trị chỉ chuyên về một lĩnh vực cụ thể của y học, chẳng hạn như tim mạch (tim và hệ mạch máu) hoặc xương khớp (các vấn đề liên quan đến các khớp, như viêm khớp).

Hospitalist: Hospitalists are doctors who usually specialize in internal medicine, family practice, or pediatrics. A hospitalist caring for your child will be in contact with your family doctor but will manage treatment while your child is hospitalized. Hospitalists don't have private practices, so their time is devoted to caring for hospitalized patients.

Bác sĩ bệnh viện: thường là bác sĩ chuyên khoa nội, bác sĩ gia đình hoặc nhi khoa. Bác sĩ bệnh viện chăm sóc cho con của bạn sẽ tiếp xúc với bác sĩ gia đình của bạn, nhưng sẽ quản lý điều trị khi con bạn nhập viện. Bác sĩ bệnh viện không có phòng khám tư, do đó thời gian của họ tập trung toàn lực cho việc chăm sóc bệnh nhân nằm viện.

Physician assistant (PA): A physician assistant, under the supervision of a trained doctor, examines patients, diagnoses and treats simple illnesses, orders tests and interprets results, provides preventative health care counseling, assists in surgery, and writes prescriptions. Most PAs have a college degree and have completed a 2- to 3-year training program.

Phụ tá bác sĩ (PA): Phụ tá bác sĩ, dưới sự giám sát của một bác sĩ được đào tạo, sẽ kiểm tra bệnh nhân, chẩn đoán và điều trị các bệnh đơn giản, ra các yêu cầu làm xét nghiệm và giải thích kết quả, cung cấp tư vấn chăm sóc sức khỏe phòng ngừa, hỗ trợ trong phẫu thuật, và kê toa thuốc. Hầu hết các phụ tá bác sĩ đều có bằng đại học và đã hoàn thành chương trình đào tạo từ 2 đến 3 năm.

Doctor on-call: The "doctor on-call" is a physician working on weekends, evenings, and other shifts to answer questions or cover emergencies.

Bác sĩ trực: là bác sĩ làm việc vào cuối tuần, buổi tối, và các ca khác để trả lời các câu hỏi hoặc các trường hợp khẩn cấp.

Specialists
Bác sĩ chuyên khoa

Anesthesiologist: An anesthesiologist administers medicine during surgery to help patients relax and fall asleep. The anesthesiologist is present during an operation to watch over patients and make sure they have no pain. 

Bác sĩ gây mê: quản lý thuốc trong phẫu thuật để giúp bệnh nhân thư giãn và ngủ thiếp đi. Bác sĩ gây mê tham dự trong suốt quá trình phẫu thuật để theo dõi bệnh nhân và chắc chắn rằng họ không bị đau. 

Endocrinologist: An endocrinologist is a doctor who specializes in diagnosing and treating diseases and conditions caused by hormone problems, such as diabetes and growth problems.

Bác sĩ chuyên khoa nội tiết: là bác sĩ chuyên về chẩn đoán và điều trị bệnh và các rối loạn gây ra bởi vấn đề hoóc-môn, như là tiểu đường và các vấn đề tăng trưởng.

Cardiologist: A cardiologist is a doctor who specializes in diagnosing and treating heart or blood vessel problems.

Bác sĩ tim mạch: là một bác sĩ chuyên về chẩn đoán và điều trị các vấn đề tim mạch.

Gastroenterologist: This type of doctor specializes in problems with digestion and diseases of the esophagus, stomach, liver, gallbladder, and intestines.

Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa: bác sĩ chuyên về các vấn đề tiêu hóa và các bệnh của thực quản, dạ dày, gan, túi mật, và ruột.

Hematologist: A hematologist is a doctor who specializes in blood disorders.

Bác sĩ chuyên khoa huyết học: là bác sĩ chuyên về các bệnh về máu.

Neonatologist: A neonatologist is a pediatrician with specialty training in the care of premature and critically ill newborns.

Bác sĩ sơ sinh: là bác sĩ nhi khoa được đào tạo đặc biệt trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng và bị bệnh nặng.

Nephrologist: A nephrologist is a doctor who diagnoses and treats kidney problems.

Bác sĩ tiết niệu: là bác sĩ chẩn đoán và điều trị các bệnh về thận.

Neurologist: This type of doctor specializes in brain and nervous system disorders.

Bác sĩ thần kinh: bác sĩ chuyên về não và các rối loạn hệ thần kinh.

Oncologist: An oncologist is a doctor who specializes in treating cancer.

Bác sĩ ung bướu: là bác sĩ chuyên điều trị các bệnh ung thư.

Otolaryngologist: This doctor specializes in treating ear, nose, throat, head, and neck problems.

Bác sĩ tai mũi họng: chuyên điều trị tai, mũi, họng, đầu, và các vấn đề về cổ.

Psychiatrist: A psychiatrist is a medical doctor (MD) who specializes in treating emotional and behavioral problems through psychotherapy, prescribing medications, and performing some medical procedures.

Bác sĩ tâm thần: là một bác sĩ y khoa (MD), người chuyên điều trị các vấn đề tình cảm và hành vi thông qua tâm lý trị liệu, kê toa, và thực hiện một số phương pháp y khoa.

Psychologist: A psychologist specializes in treating emotional and behavioral problems through psychological consultation, assessment, testing, and therapy. A psychologist is not a medical doctor, but has a doctoral degree (PhD or PsyD). Psychologists at hospitals often help prevent or treat the mental health, behavioral, and emotional problems that patients and families may experience when coping with medical diagnoses.

Bác sĩ tâm lý: chuyên điều trị các vấn đề tình cảm và hành vi qua hội chẩn tâm lý, đánh giá, thử nghiệm, và điều trị. Bác sĩ tâm lý không phải là bác sĩ, nhưng có học vị tiến sĩ (tiến sĩ hoặc tiến sĩ tâm lý). Bác sĩ tâm lý tại các bệnh viện thường xuyên giúp ngăn ngừa hoặc điều trị sức khỏe tâm thần, hành vi, và các vấn đề tình cảm mà bệnh nhân và gia đình có thể gặp khi đối mặt với các chẩn đoán y tế.

Pulmonologist: A pulmonologist is a doctor who concentrates on lung problems, such as asthma or cystic fibrosis.

Bác sĩ chuyên khoa phổi: là bác sĩ tập trung vào các vấn đề về phổi, như là suyễn hoặc xơ hoá nang.

Rheumatologist: A rheumatologist is a doctor who treats problems involving the joints, muscles, and bones, as well as auto-immune diseases. A rheumatologist treats conditions such as arthritis and lupus.

Bác sĩ chuyên khoa phong thấp: là một bác sĩ điều trị các vấn đề liên quan đến các khớp, cơ bắp, xương, cũng như các bệnh tự miễn dịch. Bác sĩ chuyên khoa phong thấp sẽ điều trị các bệnh như viêm khớp và lu-pút.

Surgeon: A surgeon is a doctor who can operate on patients if needed. A general surgeon does many different types of procedures, such as taking out an appendix or fixing a hernia. Specialized types of surgeons include neurosurgeons who operate on the brain and nervous system, urologists who operate on the urinary system, and orthopedists who operate on bones and joints.

Bác sĩ phẫu thuật: là bác sĩ có thể giải phẩu bệnh nhân nếu cần thiết. Bác sĩ phẫu thuật tổng quát thực hiện nhiều loại phẫu thuật khác nhau, như là mổ ruột thừa hoặc chữa lành chứng thoát vị. Các chuyên khoa của bác sĩ phẫu thuật bao gồm bác sĩ phẫu thuật thần kinh chuyên mổ não và hệ thần kinh, bác sĩ chuyên khoa niệu phẫu thuật hệ tiết niệu, và bác sĩ chỉnh hình phẫu thuật xương và khớp.

 
Đăng bởi: thanhthanh
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.