Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Digestive system
Hệ tiêu hoá
Just by smelling that homemade apple pie or thinking about how delicious that ripe tomato is going to be, you start salivating
Chỉ cần ngửi thấy mùi bánh táo làm ở nhà hoặc chỉ nghĩ tới quả cà chua chín ngon lành như thế nào thì bạn cũng bắt đầu “rỏ dãi” rồi

The first step in the digestive process happens before we even taste food. Just by smelling that homemade apple pie or thinking about how delicious that ripe tomato is going to be, you start salivating — and the digestive process begins in preparation for that first bite.

Quá trình tiêu hoá xảy ra ở bước đầu tiên thậm chí trước khi chúng ta nếm thức ăn. Chỉ cần ngửi thấy mùi bánh táo làm ở nhà hoặc chỉ nghĩ tới quả cà chua chín ngon lành như thế nào thì mình cũng bắt đầu “rỏ dãi” rồi – và quá trình tiêu hoá bắt đầu chuẩn bị để “gặm” miếng đầu tiên.

Food is our fuel, and its nutrients give our bodies' cells the energy and substances they need to operate. But before food can do that, it must be digested into small pieces the body can absorb and use.

Thức ăn là “nhiên liệu” của chúng ta, dưỡng chất của nó cung cấp năng lượng và những chất thiết yếu cho các tế bào cơ thể hoạt động. Nhưng trước khi thức ăn có thể thực hiện được điều đó thì nó phải được tiêu hoá thành những mẩu nhỏ mà cơ thể có thể hấp thụ và sử dụng được.

About the digestive system

Almost all animals have a tube-type digestive system in which food enters the mouth, passes through a long tube, and exits as feces (poop) through the anus. The smooth muscle in the walls of the tube-shaped digestive organs rhythmically and efficiently moves the food through the system, where it is broken down into tiny absorbable atoms and molecules.

Tìm hiểu về hệ tiêu hoá

Hầu hết các động vật đều có hệ tiêu hoá dạng ống trong đó thức ăn vào miệng, đi qua một ống dài, và đi tiêu ra ngoài qua lỗ hậu môn (phân). Cơ trơn trong thành của các cơ quan tiêu hoá hình ống chuyển thức ăn nhịp nhàng và có hiệu quả qua hệ thống tiêu hoá – nơi đây thức ăn sẽ được phân huỷ thành nhiều mẩu nhỏ li ti mà cơ thể có thể hấp thụ được.   

During the process of absorption, nutrients that come from the food (including carbohydrates, proteins, fats, vitamins, and minerals) pass through channels in the intestinal wall and into the bloodstream. The blood works to distribute these nutrients to the rest of the body. The waste parts of food that the body can't use are passed out of the body as feces.

Trong suốt quá trình hấp thụ, dưỡng chất có trong thức ăn (gồm hy-đrát-các-bon, prô-tê-in, chất béo, vi-ta-min, và khoáng chất) đi qua nhiều ống dẫn trong thành ruột và vào máu. Máu hoạt động để phân phối chất dinh dưỡng đến các phần còn lại của cơ thể. Chất thải thức ăn mà cơ thể không sử dụng được bị đẩy ra ngoài qua đường hậu môn (phân).

Every morsel of food we eat has to be broken down into nutrients that can be absorbed by the body, which is why it takes hours to fully digest food. In humans, protein must be broken down into amino acids, starches into simple sugars, and fats into fatty acids and glycerol. The water in our food and drink is also absorbed into the bloodstream to provide the body with the fluid it needs.

Từng mẩu thức ăn mà chúng ta ăn vào phải được phân huỷ thành nhiều dưỡng chất khác nhau mà cơ thể có thể hấp thụ được, đó là lý do vì sao phải cần nhiều thời gian mới có thể tiêu hoá thức ăn hoàn toàn. Ở người, prô-tê-in phải được phân huỷ thành a-xít a-min, tinh bột được phân huỷ thành đường đơn, và các chất béo được phân huỷ thành a-xít béo và glycerol. Nước trong thức ăn và thức uống cũng được hấp thụ vào máu nhằm cung cấp cho cơ thể lượng nước cần thiết.

How digestion works

The digestive system is made up of the alimentary canal (also called the digestive tract) and the other abdominal organs that play a part in digestion, such as the liver and pancreas. The alimentary canal is the long tube of organs — including the esophagus, stomach, and intestines — that runs from the mouth to the anus. An adult's digestive tract is about 30 feet (about 9 meters) long.

Quá trình tiêu hoá hoạt động như thế nào

Hệ tiêu hoá bao gồm một ống thức ăn (cũng gọi là đường tiêu hoá) và nhiều cơ quan bụng khác thực hiện nhiệm vụ tiêu hoá, chẳng hạn như gan và tụy. Ống thức ăn là một ống dài bao gồm nhiều cơ quan – như thực quản, dạ dày, và ruột - đi từ miệng tới lỗ hậu môn. Đường tiêu hoá của người lớn dài chừng 30 phút (đơn vị đo chiều dài Anh) (khoảng 9 mét).

Digestion begins in the mouth, well before food reaches the stomach. When we see, smell, taste, or even imagine a tasty meal, our salivary glands, which are located under the tongue and near the lower jaw, begin producing saliva. This flow of saliva is set in motion by a brain reflex that's triggered when we sense food or think about eating. In response to this sensory stimulation, the brain sends impulses through the nerves that control the salivary glands, telling them to prepare for a meal.

Quá trình tiêu hoá bắt đầu ở miệng, uhm trước khi thức ăn xuống đến dạ dày. Khi chúng ta nhìn, ngửi thấy, nếm, hoặc thậm chí là tưởng tượng ra một bữa ăn ngon, thì các tuyến nước bọt - nằm dưới lưỡi và gần hàm dưới - bắt đầu tiết ra nước bọt. Dòng nước bọt này bắt đầu chuyển động bởi phản xạ não bị kích thích khi chúng ta mường tượng thức ăn hoặc nghĩ về ăn uống. Để phản ứng lại kích thích cảm giác này, não gởi tín hiệu kích thích qua các dây thần kinh kiểm soát tuyến nước bọt, báo cho chúng biết bữa ăn sắp bắt đầu.  

As the teeth tear and chop the food, saliva moistens it for easy swallowing. A digestive enzyme called amylase, which is found in saliva, starts to break down some of the carbohydrates (starches and sugars) in the food even before it leaves the mouth.

Khi răng xé và làm nhỏ thức ăn thì nước bọt có nhiệm vụ làm ướt thức ăn để có thể dễ nuốt. En-zim tiêu hoá có tên gọi là a-mi-la-za, có trong nước bọt, bắt đầu phân huỷ một số hy-đrát-các-bon (tinh bột và đường) trong thức ăn thậm chí trước khi thức ăn rời khỏi miệng.

Swallowing, which is accomplished by muscle movements in the tongue and mouth, moves the food into the throat, or pharynx. The pharynx, a passageway for food and air, is about 5 inches (12.7 centimeters) long. A flexible flap of tissue called the epiglottis reflexively closes over the windpipe when we swallow to prevent choking.

Hành động nuốt được hoàn thành bởi những chuyển động cơ ở lưỡi và miệng, đưa thức ăn vào cuống họng, hoặc hầu. Cuống họng là đường đi của thức ăn và không khí, dài chừng 5 in-sơ (12.7 xăng-ti-mét). Một nắp mô mềm được gọi là nắp thanh quản, đóng kín khí quản một cách tự động khi chúng ta nuốt để tránh việc mắc nghẹn. 

From the throat, food travels down a muscular tube in the chest called the esophagus. Waves of muscle contractions called peristalsis force food down through the esophagus to the stomach. A person normally isn't aware of the movements of the esophagus, stomach, and intestine that take place as food passes through the digestive tract.

Từ cuống họng, thức ăn đi xuống ống cơ ở ngực được gọi là thực quản. Nhiều đợt co thắt cơ được gọi là nhu động đẩy thức ăn xuống qua thực quản đến dạ dày. Người bình thường không nhận ra các chuyển động của thực quản, dạ dày, và ruột diễn ra khi thức ăn đi qua đường tiêu hoá như thế nào.

At the end of the esophagus, a muscular ring or valve called a sphincter allows food to enter the stomach and then squeezes shut to keep food or fluid from flowing back up into the esophagus. The stomach muscles churn and mix the food with acids and enzymes, breaking it into much smaller, digestible pieces. An acidic environment is needed for the digestion that takes place in the stomach. Glands in the stomach lining produce about 3 quarts (2.8 liters) of these digestive juices each day.

Ở đầu thực quản, vòng cơ hoặc van được gọi là cơ vòng giúp thức ăn có thể vào dạ dày và sau đó siết chặt lại để giữ cho thức ăn hoặc chất dịch khỏi trào ngược vào thực quản. Các cơ bụng có nhiệm vụ đảo và trộn thức ăn bằng a-xít và en-zim, làm cho thức ăn phân huỷ ra thành nhiều mẩu nhỏ hơn, dễ tiêu hoá hơn nhiều. Môi trường axit cần thiết cho quá trình tiêu hoá xảy ra trong dạ dày. Mỗi ngày các tuyến trong niêm mạc dạ dày tiết ra chừng 3 lít Anh (2.8 lít) các dịch tiêu hoá này.

Most substances in the food we eat need further digestion and must travel into the intestine before being absorbed. When it's empty, an adult's stomach has a volume of one fifth of a cup (1.6 fluid ounces), but it can expand to hold more than 8 cups (64 fluid ounces) of food after a large meal.

Đa số các chất trong thức ăn mà chúng ta ăn vào cần phải được tiêu hoá nhiều hơn và phải đi vào ruột trước khi được hấp thụ. Khi bụng đói thì dạ dày người lớn có thể tích bằng 1/5 chén thức ăn (1.6 ao-xơ chất lỏng), nhưng nó có thể giãn ra chứa được đến hơn 8 chén thức ăn (64 ao-xơ chất lỏng) sau một bữa ăn no nê.

Role of the intestines

By the time food is ready to leave the stomach, it has been processed into a thick liquid called chyme. A walnut-siz​ed muscular valve at the outlet of the stomach called the pylorus keeps chyme in the stomach until it reaches the right consistency to pass into the small intestine. Chyme is then squirted down into the small intestine, where digestion of food continues so the body can absorb the nutrients into the bloodstream.

Vai trò của ruột

Lúc thức ăn chuẩn bị ra khỏi dạ dày thì nó đã được xử lý thành một chất lỏng sền sệt được gọi là dịch sữa (nhũ trấp). Van cơ có kích cỡ bằng quả hồ đào ở chỗ thoát của dạ dày được gọi là môn vị giữ dịch sữa trong dạ dày cho đến khi chất dịch này đạt đến độ đặc hợp lý để đi vào ruột non. Sau đó dịch sữa được làm phọt xuống ruột non, nơi đây quá trình tiêu hoá thức ăn vẫn còn tiếp diễn để cơ thể có thể hấp thụ được các dưỡng chất vào máu.

The small intestine is made up of three parts:

1.      the duodenum, the C-shaped first part

2. the jejunum, the coiled midsection

  1. 3. the ileum, the final section that leads into the large intestine

The inner wall of the small intestine is covered with millions of microscopic, finger-like projections called villi. The villi are the vehicles through which nutrients can be absorbed into the body.


Ruột non gồm ba phần:

1. tá tràng, đây là phần đầu có hình giống chữ C

2. ruột chay, đây là đoạn giữa bị quấn lại

3. hồi tràng, đây là đoạn ruột cuối dẫn đến ruột già

Vách trong của ruột non bị phủ hàng triệu chỗ u lồi giống như ngón tay, nhỏ li ti được gọi là lông nhung. Lớp lông  nhung này là cầu nối mà qua đó các dưỡng chất có thể được hấp thụ vào trong cơ thể.

The liver (located under the ribcage in the right upper part of the abdomen), the gallbladder (hidden just below the liver), and the pancreas (beneath the stomach) are not part of the alimentary canal, but these organs are essential to digestion.

Gan (nằm dưới sườn ở phần bụng trên bên phải), túi mật (nằm ẩn ngay phía dưới gan), và tuỵ (phía dưới dạ dày) không nằm trong ống thức ăn, nhưng cơ quan này rất quan trọng đối với quá trình tiêu hoá.

The liver produces bile, which helps the body absorb fat. Bile is stored in the gallbladder until it is needed. The pancreas produces enzymes that help digest proteins, fats, and carbs. It also makes a substance that neutralizes stomach acid. These enzymes and bile travel through special channels (called ducts) directly into the small intestine, where they help to break down food. The liver also plays a major role in the handling and processing of nutrients, which are carried to the liver in the blood from the small intestine.

Gan tiết ra mật, giúp cho cơ thể hấp thụ được chất béo. Mật được chứa trữ trong túi mật cho đến khi nào có nhu cầu sử dụng. Tụy sản sinh en-zim giúp tiêu hóa prô-tê-in, chất béo, và thức ăn chứa nhiều hydrat-cacbon. Nó cũng làm chất làm trung hoà axit trong dạ dày. Các en-zim này và mật đi qua các ống dẫn đặc biệt (được gọi là ống mật) thẳng vào ruột non, ở đây chúng giúp phân huỷ thức ăn. Gan cũng đóng vai trò chủ yếu trong việc điều chỉnh và xử lý chất dinh dưỡng – những dưỡng chất này được vận chuyển từ ruột non đến gan trong máu.

From the small intestine, undigested food (and some water) travels to the large intestine through a muscular ring or valve that prevents food from returning to the small intestine. By the time food reaches the large intestine, the work of absorbing nutrients is nearly finished. The large intestine's main function is to remove water from the undigested matter and form solid waste that can be excreted.

Từ ruột non, thức ăn chưa được tiêu hoá (và một chút nước) được vận chuyển đến ruột già qua cơ vòng hoặc van ngăn không cho thức ăn chạy ngược trở lại ruột non. Lúc thức ăn đến ruột già thì công đoạn hấp thụ dưỡng chất gần như kết thúc. Chức năng chính của ruột già là thải nước ra khỏi các chất chưa tiêu hoá và tạo chất thải rắn có thể được bài tiết ra ngoài.

The large intestine is made up of three parts:

1.      The cecum is a pouch at the beginning of the large intestine that joins the small intestine to the large intestine. This transition area expands in diameter, allowing food to travel from the small intestine to the large. The appendix, a small, hollow, finger-like pouch, hangs at the end of the cecum. Doctors believe the appendix is left over from a previous time in human evolution. It no longer appears to be useful to the digestive process.

Ruột già bao gồm ba phần:

1. Manh tràng là một túi (khoang) nằm ở đầu ruột già nối liền ruột non với ruột già. Đoạn chuyển tiếp này có thể kéo giãn đường kính, giúp cho thức ăn di chuyển từ ruột non đến ruột già. Ruột thừa là một túi nhỏ, rỗng, có hình dạng giống như một ngón tay, nằm ở cuối manh tràng. Nhiều bác sĩ cho rằng ruột thừa còn sót lại từ thời kỳ tiến hoá trước đây của con người. Nó không còn tác dụng gì đối với quá trình tiêu hoá.

2. The colon extends from the cecum up the right side of the abdomen, across the upper abdomen, and then down the left side of the abdomen, finally connecting to the rectum. The colon has three parts: the ascending colon; the transverse colon, which absorb fluids and salts; and the descending colon, which holds the resulting waste. Bacteria in the colon help to digest the remaining food products.

2. Ruột kết chạy dài từ manh tràng lên đến vùng bên phải bụng, ngang qua bụng trên, rồi sau đó lại xuống phần bên trái bụng, và cuối cùng là dính liền với trực tràng. Ruột kết có 3 phần: kết tràng lên; ruột kết ngang, hấp thụ nước và muối; và kết tràng xuống, giữ chất thải đưa đến. Vi khuẩn ở ruột kết giúp tiêu hoá các sản phẩm thức ăn còn sót lại.

3        The rectum is where feces are stored until they leave the digestive system through the anus as a bowel movement.

3. Trực tràng là nơi dự trữ phân cho đến khi ra khỏi hệ tiêu hoá qua lỗ hậu môn bằng cách đại tiện.

Digestive system problems

Nearly everyone has a digestive problem at one time or another. Some conditions, like indigestion or mild diarrhea, are common; they result in mild discomfort and get better on their own or are easy to treat. Others, such as inflammatory bowel disease (IBD), can be ongoing and troublesome and should be discussed with a GI specialist or gastroenterologist (doctors who specialize in the digestive system).

Các vấn đề về hệ tiêu hoá

Hầu hết bất kỳ người nào cũng bị vấn đề tiêu hoá vào một lúc nào đó. Một số bệnh, chẳng hạn như khó tiêu hoặc tiêu chảy nhẹ là thường thấy; chúng thường gây cảm giác khó chịu và có thể tự hết được hoặc điều trị rất dễ. Số khác, chẳng hạn như viêm ruột mãn tính (IBD), có thể diễn tiến ngày càng nặng và gây khó chịu dữ dội; các bệnh này nên được thảo luận với chuyên gia GI hoặc bác sĩ chuyên khoa dạ dày (các bác sĩ chuyên về hệ tiêu hoá).

Problems with the esophagus

Problems affecting the esophagus may be congenital (present at birth) or noncongenital (developed after birth). Examples include:

Các vấn đề về thực quản

Các vấn đề về thực quản có thể là bẩm sinh (xuất hiện lúc sinh) hoặc là không bẩm sinh (xuất sinh sau khi sinh). Chúng bao gồm:

* Congenital conditions. Tracheoesophageal fistula is a connection between the esophagus and the trachea (windpipe). In babies with esophageal atresia, the esophagus comes to a dead end instead of connecting to the stomach. Both conditions are usually detected soon after a baby is born — sometimes even before — and require surgery to repair.

* Các chứng bệnh bẩm sinh. Lỗ rò thực quản-khí quản là chỗ nối giữa thực quản và khí quản. Đối với trẻ nhỏ bị hẹp thực quản, thì thực quản chạy dài đến chỗ tắc thay vì phải nối liền với dạ dày. Cả hai chứng bệnh đó thường xảy ra ngay sau khi trẻ chào đời – đôi khi thậm chí còn xảy ra trước khi sinh – và cần phải được phẫu thuật để điều chỉnh lại.

* Noncongenital conditions. Esophagitis (inflammation of the esophagus) can be caused by infection, certain medications, or gastroesophageal reflux disease (GERD). With GERD, the esophageal sphincter (the valve that connects the esophagus with the stomach) doesn't work well and allows the acidic contents of the stomach to move backward up into the esophagus. GERD often can be corrected through lifestyle changes, such as dietary adjustments. Sometimes, though, it requires treatment with medication.

* Những chứng bệnh không bẩm sinh. Viêm thực quản có thể gây ra do nhiễm trùng, một số thuốc nào đó, hoặc do trào ngược dạ dày-thực quản (GERD). Đối với bệnh GERD, cơ thắt thực quản (van nối thực quản với dạ dày) không hoạt động tốt và làm cho chất axit trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản. Người ta thường có thể điều chỉnh chứng bệnh này bằng cách thay đổi lối sống, chẳng hạn như điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Mặc dù vậy, đôi khi cần phải điều trị bằng thuốc.

Problems with the stomach and intestines

Almost everyone has experienced diarrhea or constipation. With diarrhea, muscle contractions move the contents of the intestines along too quickly and there isn't enough time for water to be absorbed before the feces are pushed out of the body. Constipation is the opposite: The contents of the large intestines do not move along fast enough and waste materials stay in the large intestine so long that too much water is removed and the feces become hard.

Các vấn đề về dạ dày và ruột

Hầu hết mọi người đều đã bị tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với bệnh tiêu chảy, các cơn co thắt cơ di chuyển chất dịch dọc theo ruột quá nhanh và không có đủ thời gian cho nước có thể hấp thụ được trước khi phân được đẩy ra ngoài cơ thể. Trường hợp táo bón thì ngược lại: chất dịch trong ruột già không di chuyển dọc theo thành ruột nhanh đủ và các chất thải lắng ở ruột già lâu quá đến nỗi nước bị thoát quá nhiều và phân trở nên cứng. 

Other common stomach and intestinal disorders include:

* Gastrointestinal infections can be caused by viruses, by bacteria (such as Salmonella, Shigella, Campylobacter, or E. coli), or by intestinal parasites (such as amebiasis and giardiasis). Abdominal pain or cramps, diarrhea, and sometimes vomiting are the common symptoms of gastrointestinal infections. These usually go away on their own without medicines or other treatment.

Các bệnh về dạ dày và ruột thường thấy khác bao gồm:

* Nhiễm trùng dạ dày-ruột có thể gây ra do vi-rút, vi khuẩn (chẳng hạn như Salmonella, Shigella, Campylobacter, hoặc E. coli), hoặc do các ký sinh đường ruột (chẳng hạn như bệnh do nhiễm a-míp và bệnh nhiễm trùng đường ruột). Đau bụng hoặc chuột rút, tiêu chảy, và đôi khi ói mửa là triệu chứng thường gặp của chứng nhiễm trùng dạ dày-ruột. Chúng thường tự hết mà không cần phải sử dụng thuốc hoặc bất kỳ một phương pháp điều trị gì khác.

* Appendicitis, an inflammation of the appendix, most often affects kids and teens between 11 and 20 years old, and requires surgery to correct. The classic symptoms of appendicitis are abdominal pain, fever, loss of appetite, and vomiting.

* Viêm ruột thừa – đây là chứng viêm ở ruột thừa – thường thấy nhất là ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên từ 11 đến 20 tuổi, và cần phải được phẫu thuật mới có thể chữa lành. Các triệu chứng viêm ruột thừa cổ điển là đau bụng, sốt, chán ăn, và ói.

* Gastritis and peptic ulcers arise when a bacterium, Helicobacter pylori, or the chronic use of drugs or certain medications weakens the protective mucous coating of the stomach and duodenum, allowing acid to get through to the sensitive lining beneath. This can irritate and inflame the lining of the stomach (gastritis) or cause peptic ulcers, which are sores or holes in the lining of the stomach or the duodenum that cause pain or bleeding. Medications usually successfully treat these conditions.

* Viêm dạ dày và loét đường tiêu hoá khởi phát do vi khuẩn Helicobacter pylori, hoặc do sử dụng thuốc kinh niên hoặc do một số loại thuốc nào đó làm suy yếu màng nhầy bảo vệ dạ dày và tá tràng, làm cho axit thấm qua lớp niêm mạc nhạy cảm bên dưới. Điều này có thể làm kích ứng và viêm lớp niêm mạc dạ dày (viêm dạ dày) hoặc gây loét đường tiêu hoá, gây đau hoặc làm thủng nhiều lỗ ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng gây đau hoặc xuất huyết. Người ta có thể chữa dứt thành công các chứng bệnh này bằng thuốc.

* Inflammatory bowel disease (IBD) is chronic inflammation of the intestines that affects older kids, teens, and adults. There are two major types: ulcerative colitis, which usually affects just the rectum and the large intestine; and Crohn's disease, which can affect the whole gastrointestinal tract from the mouth to the anus as well as other parts of the body. They are treated with medications and, if necessary, intravenous (IV) feedings to provide nutrition. In some cases, surgery may be necessary to remove inflamed or damaged areas of the intestine.

* Viêm ruột mãn tính (IBD) là bệnh viêm ruột kinh niên thường xảy ra ở trẻ lớn hơn, thanh thiếu niên, và người lớn. Có 2 loại viêm ruột chính: loét kết tràng, thường chỉ xảy ra ở trực tràng và ruột già; và viêm ruột từng vùng, có thể xảy ra ở toàn bộ đường dạ dày-ruột từ miệng tới lỗ hậu môn cũng như nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Người ta có thể chữa viêm ruột mãn tính bằng thuốc, và nếu cần, có thể nuôi bằng đường tĩnh mạch để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Trong một số trường hợp thì phẫu thuật có thể là cần thiết để cắt bỏ vùng ruột bị viêm hoặc bị tổn thương.

* Celiac disease is a disorder in which the digestive system is damaged by the response of the immune system to a protein called gluten, which is found in wheat, rye, and barley and a wide range of foods, from breakfast cereal to pizza crust. People with celiac disease have difficulty digesting the nutrients from their food and may experience diarrhea, abdominal pain, bloating, exhaustion, and depression when they eat foods with gluten. Symptoms can be managed by following a gluten-free diet. Celiac disease runs in families and can become active after some sort of stress, such as surgery or a viral infection. A doctor can diagnose celiac disease with a blood test and by taking a biopsy of the small intestine.

* Bệnh đường ruột là bệnh mà trong đó hệ tiêu hoá bị tổn thương do phản ứng của hệ miễn dịch với prô-tê-in được gọi là glu-ten, có trong lúa mì, lúa mạch đen, và lúa mạch và rất nhiều thực phẩm khác, từ ngũ cốc điểm tâm cho đến vỏ bánh pizza. Người bị bệnh đường ruột khó có thể tiêu hoá chất dinh dưỡng từ thức ăn và có thể bị tiêu chảy, đau bụng, trướng bụng, mệt lả, và suy nhược khi ăn các thức ăn chứa glu-ten. Người ta có thể làm giảm các triệu chứng bằng cách thực hiện theo chế độ dinh dưỡng không chứa glu-ten. Bệnh đường ruột có thể di truyền trong gia đình và có thể khởi phát sau một căng thẳng nào đó, chẳng hạn như phẫu thuật hoặc nhiễm vi rút. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh đường ruột bằng cách xét nghiệm máu và làm sinh thiết ruột non.

* Irritable bowel syndrome (IBS), a common intestinal disorder, affects the colon and may cause recurrent abdominal cramps, bloating, constipation, and diarrhea. There is no cure, but IBS symptoms may be treated by changing eating habits, reducing stress, and making lifestyle changes. A doctor may also prescribe medications to relieve diarrhea or constipation. No one test is used to diagnose IBS, but a doctor may identify it based on symptoms, medical history, and a physical exam.

* Hội chứng ruột bị kích thích (IBS), đây là chứng bệnh ruột thường thấy, xảy ra ở ruột kết và có thể gây chuột rút tái phát ở bụng, trướng bụng, táo bón, và tiêu chảy. Hiện chưa có thuốc chữa, nhưng các triệu chứng IBS có thể được điều trị bằng cách thay đổi các thói quen ăn uống, giảm stress, và thay đổi lối sống. Bác sĩ cũng có thể kê toa cho sử dụng thuốc làm giảm tiêu chảy hoặc táo bón. Bác sĩ không sử dụng một xét nghiệm nào để chẩn đoán IBS, mà có thể nhận biết dựa trên các triệu chứng, tiền sử sức khoẻ, và khám sức khỏe.

Problems with the pancreas, liver, and gallbladder

Conditions affecting the pancreas, liver, and gallbladder often affect the ability of these organs to produce enzymes and other substances that aid in digestion. Examples include:

Các vấn đề về tuyến tụy, gan, và túi mật

Nhiều chứng bệnh xảy ra ở tụy, gan, và túi mật thường ảnh hưởng đến khả năng sản sinh en-zim và các chất hỗ trợ tiêu hoá khác của những cơ quan này. Chúng bao gồm:

* Cystic fibrosis is a chronic, inherited illness where the production of abnormally thick mucus blocks the ducts or passageways in the pancreas and prevents its digestive juices from entering the intestines, making it difficult to digest proteins and fats. This causes important nutrients to pass out of the body unused. To help manage their digestive problems, people with cystic fibrosis can take digestive enzymes and nutritional supplements.

* Bệnh xơ nang là bệnh mãn tính, di truyền trong đó việc sản sinh chất nhầy đặc một cách bất thường gây nghẽn ống mật hoặc nghẽn ống tuỵ và ngăn không cho dịch tiêu hoá đến ruột, làm cho quá trình tiêu hoá prô-tê-in và các chất béo trở nên khó khăn hơn. Hiện tượng này làm cho các dưỡng chất thiết yếu bị bài tiết ra ngoài cơ thể mà chưa được dùng đến. Để giúp làm giảm các vấn đề tiêu hoá, người bị xơ nang có thể sử dụng en-zim tiêu hoá và các dưỡng chất bổ sung.

* Hepatitis, a condition with many different causes, is when the liver becomes inflamed and may lose its ability to function. Viral hepatitis, such as hepatitis A, B, or C, is highly contagious. Mild cases of hepatitis A can be treated at home; however, serious cases involving liver damage may require hospitalization.

* Viêm gan là chứng bệnh do nhiều nguyên do khác nhau. Viêm gan xảy ra khi gan trở nên bị viêm và có thể mất khả năng hoạt động. Viêm gan do vi-rút, chẳng hạn như viêm gan siêu vi A, B, hoặc C, rất dễ lây lan. Những trường hợp viêm gan siêu vi A nhẹ có thể được điều trị ở nhà; tuy nhiên, những trường hợp nghiêm trọng liên quan đến tổn thương gan có thể cần phải được nhập viện.

* The gallbladder can develop gallstones and become inflamed — a condition called cholecystitis. Although gallbladder conditions are uncommon in kids and teens, they can occur in those who have sickle cell anemia or are being treated with certain long-term medications.

* Túi mật có thể sinh ra sỏi và có thể bị viêm – chứng bệnh này được gọi là viêm túi mật. Mặc dù các chứng bệnh về túi mật hiếm khi xảy ra ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, nhưng chúng cũng có thể xảy ra ở người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc đang được điều trị bằng một số loại thuốc sử dụng lâu dài nào đó.

Keeping digestion on track

The kinds and amounts of food a person eats and how the digestive system processes that food play key roles in maintaining good health. Eating a healthy diet is the best way to prevent common digestive problems.

Giữ cho quá trình tiêu hoá được thoải mái

Loại thức ăn; liều lượng thức ăn và cách thức hệ tiêu hoá xử lý thức ăn đó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe tốt. Có một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh là cách tốt nhất nhằm ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hoá thông thường.

 
Đăng bởi: vitconxauxi
Bình luận
Đăng bình luận
1 Bình luận
dinoma(27/05/2012 11:08:09)
THANKS!
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.