Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Scientists Prove Mother Can Pass Cancer to Her Unborn Baby
Các nhà khoa học chứng minh người mẹ có thể di truyền ung thư sang đứa con đang mang trong mình
The placenta is an unborn baby’s lifeline. Attached to the inside of the uterus and connected to the fetus by the umbilical cord, the placenta works as a trading post between the mother’s and the baby’s blood supply. Oxygen and nutrients in the mother’s blood pass across the placenta to the fetus, and metabolic wastes and carbon dioxide from the fetus cross in the other direction. The placenta also helps protect the baby from infections and potentially harmful substances, but it’s not a foolproof filter. Other substances, such as alcohol, drugs, and cigarette smoke can also cross the placenta, with effects including congenital disorders, drug addiction, and fetal alcohol syndrome in the newborn. And scientists have long suspected that cancer can cross the placental barrier and spread from the mother to her unborn child, but have had no proof—until now.
Nhau thai là huyết mạch của em bé chưa ra đời. Được gắn vào bên trong tử cung và nối với bào thai bằng dây rốn, nhau thai làm cầu nối dinh dưỡng giữa máu của mẹ và nguồn cung cấp máu của em bé. Khí oxy và các chất dinh dưỡng trong máu của mẹ đi qua nhau thai đến bào thai, và các chất thải chuyển hóa và khí CO2 từ bào thai được đưa sang lại mẹ. Nhau thai cũng giúp bảo vệ em bé khỏi nhiễm trùng và các chất có hại, nhưng nó không phải là một màng lọc hoàn hảo. Các chất khác, như rượu, thuốc, và khói thuốc lá cũng có thể đi qua nhau thai, với tác động là các rối loạn bẩm sinh, nghiện, và hội chứng nhiễm rượu ở bào thai trong trẻ sơ sinh. Và các nhà khoa học đã từ lâu nghi ngờ rằng bệnh ung thư có thể vượt rào cản nhau thai và truyền từ mẹ sang con, nhưng mãi cho đến bây giờ mới có bằng chứng về điều đó.
Scientists Prove Mother Can Pass Cancer to Her Unborn Baby

By: Madeline Ellis
Published: Wednesday, 14 October 2009

The placenta is an unborn baby’s lifeline. Attached to the inside of the uterus and connected to the fetus by the umbilical cord, the placenta works as a trading post between the mother’s and the baby’s blood supply. Oxygen and nutrients in the mother’s blood pass across the placenta to the fetus, and metabolic wastes and carbon dioxide from the fetus cross in the other direction. The placenta also helps protect the baby from infections and potentially harmful substances, but it’s not a foolproof filter. Other substances, such as alcohol, drugs, and cigarette smoke can also cross the placenta, with effects including congenital disorders, drug addiction, and fetal alcohol syndrome in the newborn. And scientists have long suspected that cancer can cross the placental barrier and spread from the mother to her unborn child, but have had no proof—until now.

Researchers at the Institute of Cancer Research, a college of the University of London, working with colleagues in Japan, studied the case of a 28-year-old Japanese woman who gave birth to an apparently healthy baby girl after a normal, uneventful pregnancy. A month later, the mother developed vaginal bleeding and was diagnosed with acute lymphoblastic leukemia. She began chemotherapy but developed encephalitis and died 19 days later. The baby showed no signs of illness until she was 11 months old when she was taken to the hospital with a swollen right cheek. Tests revealed she had a tumor in her jaw and the cancer had spread to her lungs.

By comparing DNA from the mother’s bone marrow to that of the baby, the researchers were able to determine that the cancer cells of both mother and child shared the same mutated gene, called BCR-ABL1, but the baby had not inherited the gene. Subsequent testing of a neonatal blood sample taken from the baby confirmed that the cancer had spread before birth.

So how could this have happened? Normally, if the cells crossed the placental barrier, the baby’s immune system would have recognized them as foreign invaders and destroyed them, which is why mother-to-child cancer transmission is so rare. But in this case, the baby’s tumor cells were missing a vital piece of DNA that plays a key role in immune system function. Without this, the cancer cells were able to pass through undetected.


“It appears that in this and, we presume, other cases of mother-to-offspring cancer, the maternal cancer cells did cross the placenta into the developing fetus and succeeded in implanting because they were invisible to the immune system,” said lead researcher Professor Mel Greaves. “We are pleased to have resolved this longstanding puzzle. But we stress that such mother to offspring transfer of cancer is exceedingly rare and the chances of any pregnant woman with cancer passing it on to her child are remote.”

Records dating back to 1866 include 17 cases where a mother and infant appeared to share the same cancer, usually leukemia or melanoma. And while the most likely explanation was that it spread to the infants during pregnancy, other scenarios were theoretically possible. “People have believed that this has been the case for some time. This is really crossing the T’s, dotting the I’s and showing that that’s really the case,” said William H. Chambers, scientific program director at the American Cancer Society.

Dr. David Grant, scientific director at Leukaemia Research, which partially funded the study, said “the important message is that leukemia cells can be destroyed by the immune system.” Knowing this will help scientists find ways to harness the power of the immune system to first cure and then protect patients from leukemia, he said.

The report is published in the October 12 online edition of the Proceedings of the National Academy of Sciences.

Các nhà khoa học chứng minh người mẹ có thể di truyền ung thư sang đứa con đang mang trong mình

Tác giả: Madeline Ellis

Xuất bản: Thứ Tư, ngày 14 tháng Mười năm 2009

Nhau thai là huyết mạch của em bé chưa ra đời. Được gắn vào bên trong tử cung và nối với bào thai bằng dây rốn, nhau thai làm cầu nối dinh dưỡng giữa máu của mẹ và nguồn cung cấp máu của em bé. Khí oxy và các chất dinh dưỡng trong máu của mẹ đi qua nhau thai đến bào thai, và các chất thải chuyển hóa và khí CO2 từ bào thai được đưa sang lại mẹ. Nhau thai cũng giúp bảo vệ em bé khỏi nhiễm trùng và các chất có hại, nhưng nó không phải là một màng lọc hoàn hảo. Các chất khác, như rượu, thuốc, và khói thuốc lá cũng có thể đi qua nhau thai, với tác động là các rối loạn bẩm sinh, nghiện, và hội chứng nhiễm rượu ở bào thai trong trẻ sơ sinh. Và các nhà khoa học đã từ lâu nghi ngờ rằng bệnh ung thư có thể vượt rào cản nhau thai và truyền từ mẹ sang con, nhưng mãi cho đến bây giờ mới có bằng chứng về điều đó.

Các nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Ung thư, trường cao đẳng thuộc Đại học London, cùng với các đồng nghiệp ở Nhật, đã nghiên cứu trường hợp một phụ nữ Nhật Bản 28 tuổi đã sinh một bé gái trông rất khoẻ mạnh sau một thai kỳ bình thường không có biến cố.
Một tháng sau, người mẹ bắt đầu bị chảy máu âm đạo và bị chẩn đoán là mắc bệnh bạch cầu lym-phô bào cấp tính. Cô ấy bắt đầu được hoá trị nhưng phát triển viêm não và chết sau 19 ngày. Đứa con không hề bệnh cho đến khi bé được 11 tháng tuổi và được đưa vào bệnh viện với má phải sưng phồng lên. Xét nghiệm phát hiện bé có khối u trong hàm và bệnh ung thư đã phát tán đến phổi của bé.

Khi so sánh DNA từ tuỷ xương của người mẹ với DNA của em bé, các nhà nghiên cứu thấy rõ rằng tế bào ung thư của cả người mẹ lẫn đứa con có cùng các gien bị biến đổi, gọi là BCR-ABL1, nhưng em bé không được di truyền gien. Thử nghiệm tiếp theo của mẫu máu sơ sinh lấy từ em bé đã xác nhận rằng bệnh ung thư đã phát tán trước khi bé được sinh ra.

Việc đó đã xảy ra như thế nào? Thông thường, nếu tế bào ung thư vượt qua rào cản nhau thai, hệ miễn dịch của em bé lẽ ra đã nhận biết chúng như là các chất xâm nhiễm và tiêu diệt chúng, điều đó khiến sự lây truyền bệnh ung thư từ mẹ sang con rất hiếm. Nhưng trong trường hợp này, các tế bào khối u của em bé thiếu một đoạn DNA rất quan trọng đóng vai trò then chốt trong chức năng của hệ miễn dịch. Không có đoạn DNA này, tế bào ung thư có thể vượt qua mà không bị phát hiện.

"Dường như trong trường hợp này và các trường hợp bệnh ung thư di truyền từ mẹ sang con khác, theo chúng tôi giả thiết thì tế bào ung thư của người mẹ đi qua nhau thai vào bào thai đang phát triển và bám vào thành công vì chúng vô hình đối với hệ miễn dịch".
Giáo sư Mel Greaves, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, “Chúng tôi hân hạnh vì đã trả lời được câu hỏi tồn tại từ lâu này. Nhưng chúng tôi nhấn mạnh rằng việc ung thư truyền từ mẹ sang con là cực kỳ hiếm và nguy cơ mà phụ nữ mang thai bị mắc bệnh ung thư sẽ truyền bệnh sang thai nhi rất ít. "

Các tài liệu đã ghi nhận từ năm 1866 bao gồm 17 trường hợp người mẹ và trẻ sơ sinh dường như mắc cùng bệnh ung thư, thường bệnh bạch cầu hay u hắc sắc tố. Và trong khi lời giải thích hợp lý nhất là bệnh phát tán sang trẻ khi đang mang thai, các giải thích khác cũng có thể về mặt lý thuyết. “Mọi người đã tin rằng điều đó là đúng trong một thời gian. Và phát hiện trên đã chứng minh điều đó hoàn toàn là sự thật", William H Chambers, giám đốc chương trình khoa học Hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết.

Bác sĩ David Grant, giám đốc khoa học tại Viện nghiên cứu Bệnh bạch cầu, nơi cấp vốn một phần cho nghiên cứu, phát biểu: "Thông điệp quan trọng là tế bào bệnh bạch cầu có thể bị phá hủy bởi hệ miễn dịch." Hiểu điều này sẽ giúp các nhà khoa học tìm cách để khai thác triệt để sức mạnh của hệ miễn dịch trước tiên là để chữa bệnh rồi sau đó là bảo vệ bệnh nhân khỏi bệnh bạch cầu”.

Báo cáo này được công bố trong ấn bản trực tuyến ngày 12 tháng Mười của Tạp chí tháng của Học viện Khoa học Quốc gia.

 
Đăng bởi: phuongmy
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.