Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Kinh tế
Glass Is Half Full, Not Half Empty
Ly Nước Còn Đầy Một Nửa, Chớ Không Phải Đã Vơi Một Nửa
We seem to be going through another one of those periods when almost everyone you meet, especially in the bars, is talking Vietnam down and being negative.
Chúng ta dường như lại đang trải qua một trong những thời kì mà hầu như gặp ai đi nữa, nhất là ở mấy quán bar, đều đánh giá thấp Việt Nam và cảm thấy chán nản.
However, there is a difference this time. In my 20 plus years here, the Vietnamese have never been negative or pessimistic, but today they seem to be adopting the negative sentiment.
Thế nhưng, lần này có khác. Suốt hơn 20 năm sống ở Việt Nam, tôi thấy người Việt chưa từng suy nghĩ tiêu cực hay bi quan, nhưng có vẻ như bây giờ họ đang dần nhiễm lối suy nghĩ tiêu cực ấy.
The economy is in far better shape than it was 12 months ago and the stock market has sprung back to life. Granted the property market has been flat, gold prices have lost their lustre and the local currency has been stable for 12 months, which generally means no easy money. But, there are still real opportunities.
Nền kinh tế hiện nay đã khá hơn rất nhiều so với 12 tháng trước và thị trường chứng khoán đã hồi sinh.  Đúng là thị trường bất động sản ảm đạm, giá vàng kém sức hấp dẫn và đồng Việt Nam đã ổn định suốt 12 tháng qua, điều này thường đồng nghĩa với chuyện không dễ kiếm tiền, thế nhưng vẫn có cơ hội để kiếm ra tiền.
Some good news is that Europe seems to have weathered the current storm, although it is not out of the woods, just yet. The US seems to be on the road to recovery which augers well for Vietnam’s overseas trade. Exports were up almost 24 per cent in the first quarter and we can expect that growth to continue albeit at lower rates than last year.
Có mấy tin vui là kinh tế châu Âu có vẻ đã vượt qua cơn bão táp phong ba hiện tại, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn khác trước mắt. Kinh tế Mỹ có vẻ như đang trên đà phục hồi, điều này mang đến nhiều hi vọng cho lĩnh vực ngoại thương của Việt Nam. Xuất khẩu tăng gần 24% trong quý 1. Chúng ta có thể kì vọng rằng đà tăng trưởng sẽ còn tiếp tục mặc dù ở mức thấp hơn năm ngoái.
Think of it, 12 months ago we had just had a 10 per cent currency devaluation, inflation was heading to 20 per cent, banks were offering around 20 per cent for VND deposits and 6 per cent for USD deposits. Investors were sitting on the sidelines questioning Vietnam’s macroeconomic stability and policies.
Còn nhớ cách đây 12 tháng, đồng Việt Nam mất giá 10%, lạm phát gần đạt mức 20%, các ngân hàng đưa ra lãi suất tiền gửi ở mức khoảng 20% đối với đồng Việt Nam và 6% đối với USD. Các nhà đầu tư đứng ngoài cuộc chơi, hoài nghi về tính ổn định cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
The Government moved quickly to address many of the fundamental issues causing these macroeconomic problems, yet there are still many sceptics who question whether the measures taken would work. For the more seasoned campaigners who have been through many crises in Vietnam going back to 1990 when the Soviet Union withdrew its financial support, the one thing we have learnt is, Vietnam does have the capacity to address and resolve economic problems even though it may be slow to react.
Chính phủ đã nhanh chóng có những động thái nhằm tìm cách giải quyết những vấn đề cốt lõi gây ra những khó khăn cho kinh tế vĩ mô, song nhiều người vẫn hoài nghi không tin những giải pháp đó sẽ có tác dụng.  Còn với những người dày dạn kinh nghiệm, từng trải qua nhiều cuộc khủng hoảng ở Việt Nam vào năm 1990 khi Liên Xô ngừng hỗ trợ tài chính, thì có một điều mà chúng ta học được là, Việt Nam hoàn toàn có khả năng giải quyết những khó khăn về kinh tế, dù phản ứng có thể chậm chạp.
Inflation, which was one of the greatest causes for concern has moderated significantly with the current annual rate close to 16 per cent and the year to date rate of less than 2.5 per cent making the Government’s target of 10 per cent for 2012 achievable.
Lạm phát, một trong những nguyên nhân làm ta lo ngại nhất, đã giảm đáng kể với tỷ lệ lạm phát hiện nay gần 16% và mức lạm phát từ đầu năm đến nay thấp hơn 2,5%, khiến cho mục tiêu giảm lạm phát của chính phủ này trong năm 2012 xuống còn 10% có thể thực hiện được.
The State Bank has successfully stabilised the currency, since the devaluation in February 2011, and although many experts were forecasting further pressure at the end of last year this did not materialise. The Government’s target of keeping any exchange rate movement against the US dollar to less than 3 per cent in 2012 seems to be highly plausible. Another interesting fact is that the difference between the official rate and the “free market” or “unofficial” rate has all but disappeared. This is the best indication that the Government is achieving success in its efforts to de-dollarise the economy.
Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong việc bình ổn giá đồng nội tệ, kể từ khi đồng Việt Nam mất giá hồi tháng Hai năm 2011. Mặc dù nhiều chuyên gia dự báo rằng sẽ có nhiều áp lực hơn vào cuối năm ngoái, nhưng điều này đã không xảy ra. Mục tiêu mà chính phủ đặt ra là giữ cho biến động tỷ giá hối đoái so với đô la Mỹ dưới mức 3% vào năm 2012 có vẻ rất khả thi. Một điều thú vị nữa là chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá “thị trường tự do“ hoặc "không chính thức" gần như không còn. Đây là dấu hiệu khả quan nhất cho thấy rằng chính phủ này đang thành công trong nỗ lực chống đô la hoá nền kinh tế.
Gross domestic product (GDP) continues to grow at a healthy rate which many countries can only dream of and although last year and this year (forecast at 6 per cent), will be a little lower than the average rates seen over the last 10 years, a steady growth like this compounded over many years will be a satisfactory performance. According to a recent HSBC survey, Vietnam is listed as one of the 10 growth economies from now till 2050, with a projected long-term average growth of 5.5 per annum.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tiếp tục tăng trưởng tốt với tỷ lệ mà nhiều quốc gia chỉ có thể mơ ước. Mặc dù GDP năm ngoái và năm nay (dự báo ở mức 6%), sẽ thấp hơn một chút so với mức trung bình trong 10 năm qua. Mức tăng trưởng ổn định như vậy gộp lại qua nhiều năm sẽ là một thành tích khá tốt. Theo một cuộc khảo sát gần đây của Ngân hàng HSBC, Việt Nam nằm trong nhóm 10 nền kinh tế tăng trưởng tính từ thời điểm hiện tại đến năm 2050, với tỷ lệ tăng trưởng trung bình dài hạn dự kiến là 5,5%/năm.
Another area to show improvement is the trade deficit. This, which has been a major concern together with the country’s foreign exchange reserves, has fallen dramatically and only registered a deficit of $250 million in the first quarter of 2012. Of course caution is needed here as this may reflect a slow down in orders, which may translate into a fall in exports. However, it appears the Government is being successful in tackling the trade deficit to a much lower level than projected.
Một lĩnh vực khác cũng có cải thiện là thâm hụt thương mại. Cùng với dự trữ ngoại hối, thâm hụt thương mai vốn được xem là mối quan ngại lớn của cả nước, đã giảm nhiều trong quý 1/2012, được ghi nhận chỉ còn 250 triệu USD.  Tất nhiên chúng ta cũng phải cẩn trọng vì điều này có thể tương ứng với việc có ít đơn đặt hàng hơn và cũng có thể hiểu là xuất khẩu giảm sút. Tuy nhiên, có vẻ như chính phủ này đang thành công trong việc kiểm soát thâm hụt thương mại xuống mức thấp hơn nhiều so với dự kiến.
Foreign direct investment (FDI) continues to match the levels seen over the last three years, despite of increasing competition from Indonesia. The march of investors from China seems set to continue as does the increased interest from Japanese investors.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đạt mức của ba năm vừa qua, mặc dù cạnh tranh từ phía Indonesia ngày càng tăng.  Cuộc đổ bộ của các nhà đầu tư Trung Quốc có vẻ như sẽ còn tiếp diễn cũng như  các nhà đầu tư Nhật Bản ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam nhiều hơn.
A recent survey by the ASEAN Business Council ranked Vietnam as the second most attractive investment destination behind Indonesia and ahead of Singapore, Thailand, and Malaysia.
Một cuộc khảo sát gần đây của Hội đồng Kinh doanh ASEAN đã xếp Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn thứ hai đứng sau Indonesia và dẫn trước Singapore, Thái Lan cũng như Malaysia.
There is also a significant volume, of what I would describe as FDI, being counted as indirect investment. That is investments by Private Equity Funds and trade buyers who are investing directly into Vietnamese businesses through share acquisition. This is not really indirect investment as it is medium to long-term investment and not subject to stock market sentiment.
Ngoài ra, một nguồn vốn lớn, có thể coi là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, được tính vào vốn đầu tư gián tiếp.  Đó là vốn đầu tư của các Quỹ Cổ phần Tư nhân và các công ty thôn tính, những tổ chức đang đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp Việt Nam bằng cách mua cổ phần.  Đây không hẳn là vốn đầu tư gián tiếp vì đây là vốn đầu tư trung đến dài hạn và không bị chi phối bởi thị trường chứng khoán.
With the above trends and the continued high level of overseas remittances there is no pressure on Vietnam’s foreign exchange reserves. VinaCapital recently estimated that the State Bank had this year purchased $6 billion in foreign currency from the market to increase the foreign exchange reserves.
Với những xu hướng trên và lượng kiều hối tiếp tục ở mức cao thì không có áp lực nào đè nặng lên nguồn dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Mới đây, VinaCapital ước tính trong năm nay Ngân hàng Nhà nước đã mua 6 tỷ USD ngoại tệ trên thị trường để tăng nguồn dự trữ ngoại hối.
My own major concern was the state of the banking industry, but it also seems to be being addressed in a quiet, but firm way. The State Bank has started to classify banks into three groups and also to allocate credit growth ceilings on a selective basis recognising the well managed banks. The top tier banks are showing signs of improved liquidity and merging of the weaker banks with the stronger banks is actually starting to happen.
Mối lo ngại chính của tôi là tình trạng của ngành ngân hàng, nhưng có vẻ như vấn đề này cũng đang được giải quyết một cách nhẹ nhàng, nhưng chắc chắn. Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu phân loại ngân hàng thành ba nhóm và phân bổ mức tăng trưởng tín dụng trần trên cơ sở chọn lọc nhằm công nhận những ngân hàng được quản lý tốt. Những ngân hàng nhóm đầu cho thấy có khả năng thanh khoản tốt hơn và xu hướng sáp nhập ngân hàng yếu vào ngân hàng mạnh hơn cũng bắt đầu diễn ra.
There is also no end of foreign banks looking to acquire significant and strategic stakes in Vietnamese banks, so this cloud seems to be slowly lifting and although this will be a long process, in my opinion, a significant bank failure is unlikely.
Ngoài ra, các ngân hàng nước ngoài cũng luôn ráo riết tìm cách mua những cổ phần quan trọng và có tính chiến lược của các ngân hàng Việt nam, do đó, mối lo ngại về tình hình ngành ngân hàng có vẻ sẽ dần được giải toả. Mặc dù đây không phải là chuyện một sớm một chiều mà làm được, nhưng tôi nghĩ, ngân hàng phá sản là chuyện không thể xảy ra.
So why are we all so negative? My glass is certainly half full not half empty and we must remember the fundamentals which attracted us all in the first place are still there, although our game plans may need to be modified.
Thế thì tại sao ta lại bi quan như vậy? Dĩ nhiên tôi là người luôn lạc quan. Ly nước của tôi còn đầy một nửa chớ không phải đã vơi hết một nửa.  Và ta phải nhớ rằng những yếu tố căn bản đã thu hút tất cả chúng ta ngay từ đầu, vẫn còn nguyên đó, mặc dù có thể chúng ta sẽ cần phải thay đổi chiến lược của mình.
Ken Atkinson
Managing Partner – Grant Thornton (Vietnam) Limited

Ken Atkinson 
Giám đốc Điều hành Grant Thorton Việt Nam

 
Đăng bởi: lhbaolv
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.