Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Are your blood sugars out of control?
Có phải đường huyết của bạn ngoài tầm kiểm soát không?
People with type 2 diabetes can often keep their blood sugar levels under control with diet, exercise, and medicine.
Người bị tiểu đường loại 2 thường có thể kiểm soát mức đường huyết của mình bằng chế độ ăn kiêng, luyện tập thể dục, và bằng thuốc.

You don't check your blood sugar

People with type 2 diabetes can often keep their blood sugar levels under control with diet, exercise, and medicine. But unless you check your blood sugar level every day with a meter, you won't have the most accurate results. Any person with diabetes can benefit from checking their blood sugar. And when you track your results in a log, your doctor can tell how well you're responding to your treatment plan over time.

Bạn không kiểm tra đường huyết của mình

Người bị tiểu đường loại 2 thường có thể kiểm soát mức đường huyết của mình bằng chế độ ăn kiêng, luyện tập thể dục, và bằng thuốc. Nhưng nếu bạn không kiểm tra đường huyết của mình mỗi ngày bằng thiết bị đo thì bạn cũng sẽ không có kết quả chính xác nhất. Việc kiểm tra đường huyết lúc nào cũng rất có ích đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Và khi bạn theo dõi kết quả của mình trong sổ nhật ký thì bác sĩ có thể cho bạn biết mức độ đáp ứng với kế hoạch điều trị được tốt như thế nào theo thời gian.

You're thirsty, and you have to go

Thirst and frequent urination are two classic diabetes signs caused by too much sugar in your blood. As your kidneys work harder to filter out the sugar, they also pull more fluids from your tissues, which is why you have to go to the bathroom more often than usual. Thirst is your body's way of telling you it needs to replenish the liquids it's losing. If you don't drink more fluids, you can dehydrate.

Bạn cảm thấy khát nước, và buộc phải đi vệ sinh

Khát nước và đi tiểu thường xuyên là hai dấu hiệu tiểu đường cổ điển gây ra do quá nhiều đường trong máu. Vì thận làm việc vất vả hơn để lọc đường, nên chúng cũng rút nước từ mô – đây là lý do vì sao bạn phải đi vệ sinh nhiều lần hơn bình thường. Khát nước là cách cơ thể lên tiếng cho bạn biết nhu cầu cần được bổ sung lượng nước bị mất đi. Nếu không uống thêm nước thì cơ thể bạn có thể bị mất nước.  

You're wiped out

Fatigue is another signal that your blood sugar isn't under control. When sugar is staying in your bloodstream instead of being diverted to your body's cells, your muscles don't get enough fuel to use for energy. You might feel only a little tired, or your fatigue might be so bad that you need a nap. Sometimes people with diabetes feel especially tired after eating a big meal.

Bạn bị mệt mỏi, kiệt sức

Mệt mỏi là một dấu hiệu khác cho thấy đường huyết của bạn đang ngoài tầm kiểm soát. Khi đường vẫn còn nằm trong máu thay vì phải được chuyển hoá sang cho các tế bào của cơ thể thì cơ của bạn không nhận đủ “nhiên liệu” để sử dụng thành năng lượng. Bạn có thể cảm thấy chỉ hơi mệt một chút, hoặc có thể là quá mệt đến nỗi phải nằm chợp mắt. Một số bệnh nhân bị tiểu đường có thể cảm thấy hết sức mệt mỏi sau khi ăn no nê.

The room is spinning

Feeling dizzy or shaky can be a sign of low blood sugar or hypoglycemia. Because your brain needs glucose to function, a drop in blood sugar can be dangerous -- even life-threatening -- if you don't address it. A glass of fruit juice can bring up your blood sugar in the short term. But if you're regularly feeling shaky, talk to your doctor. You may need to adjust your medications or diet.

Mắt bạn thấy phòng mình đang quay

Cảm giác thấy run chân tay hoặc choáng váng, chóng mặt có thể là dấu hiệu của chứng hạ đường huyết hoặc đường huyết thấp. Vì não của bạn cần glu-cô để hoạt động, nên hạ đường huyết có thể gây nguy hiểm – thậm chí là có thể đe doạ đến tính mạng – nếu bạn phớt lờ không điều trị. Uống một ly nước ép trái cây có thể làm tăng đường huyết của bạn lên trong một thời gian ngắn. Nhưng nếu thường xuyên cảm thấy run người, choáng váng thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Bạn có thể cần phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hoặc thuốc men của mình.

Your hands and feet swell

If you have high blood pressure as well as diabetes, the two conditions can damage the kidneys' ability to filter wastes and fluid over time. As water builds up in your body, your hands and feet may swell -- a warning sign that you may have kidney disease. You can preserve the kidney function you have by taking your diabetes and blood pressure medicines as prescribed, and watching the protein in your diet.

Bàn tay, bàn chân của bạn sưng phù lên

Nếu bạn bị cao huyết áp cũng như tiểu đường – hai chứng bệnh này có thể làm tổn thương thận, làm giảm khả năng lọc nước và chất thải theo thời gian. Vì nước tích trữ trong cơ thể, nên bàn tay và bàn chân bạn có thể phù lên – đây là dấu hiệu cảnh báo cho biết bạn có thể bị bệnh thận. Bạn có thể bảo vệ chức năng thận của mình bằng cách sử dụng thuốc trị tiểu đường và huyết áp theo toa, và theo dõi prô-tê-in trong chế độ dinh dưỡng của mình.

You have numbness or tingling

Nerve damage (called peripheral neuropathy) can be another sign of chronically elevated blood sugars. It results in numbness or tingling in your hands and feet, or inability to feel pain or temperature changes. See your podiatrist for regular foot exams. People with neuropathy may not realize they have been injured from a cut or that a wound is becoming infected. Or they may be oversensitive to pain. They might experience severe and constant pain from painless stimulation.

Tay chân bạn bị  tê hoặc có cảm giác ngứa ran

Tổn thương dây thần kinh (được gọi là rối loạn thần kinh ngoại vi) có thể là dấu hiệu khác của chứng đường huyết cao mãn tính. Hậu quả là bàn tay và bàn chân bạn bị tê hoặc có cảm giác ngứa ran, hoặc không có cảm giác đau đớn hoặc khi nhiệt độ thay đổi. Hãy đến khám bác sĩ chuyên về chân để được khám chân đều đặn. Bệnh nhân bị rối loạn thần kinh có thể không nhận ra mình bị thương do cắt rạch hoặc một vết thương nào đó trở nên bị nhiễm trùng. Hoặc cũng có thể là họ quá nhạy cảm với chứng đau nhức của mình. Những người này có thể cảm thấy đau dữ dội và đau không ngớt do một kích thích không đau đớn gì.

You have stomach trouble

Diabetes also damages the nerve that helps your stomach empty and move food smoothly through your digestive tract. When your stomach can't empty quickly enough, a condition called gastroparesis, you may deal with unpleasant abdominal problems like diarrhea, constipation, or incontinence. Many people also have problems eating or swallowing. Gastroparesis also can make it harder to control your diabetes.

Bạn bị đau dạ dày

Tiểu đường cũng làm tổn thương dây thần kinh giúp cho dạ dày tiêu hoá và di chuyển thức ăn dễ dàng qua đường tiêu hoá. Khi dạ dày của bạn không tiêu hoá nhanh đủ thì có thể sẽ sinh bệnh liệt nhẹ dạ dày, bạn có thể bị nhiều vấn đề khó chịu ở bụng như tiêu chảy, táo bón, hoặc không kiềm chế được nhu cầu vệ sinh (ỉa đùn, đái dầm). Nhiều người cũng có thể bị vấn đề về ăn uống hoặc khó nuốt. Chứng liệt nhẹ dạ dày cũng có thể làm cho bạn khó kiểm soát bệnh tiểu đường của mình hơn.

You're losing your sight

High blood sugar and high blood pressure both can damage the sensitive structures in your eyes and threaten your vision. Diabetic retinopathy -- caused by damage to the blood vessels in the eye -- is the biggest cause of blindness in adults. Blurred vision, spots, lines, or flashing lights are signs that it's time to see your eye doctor. Get your eyes checked now, before your vision has a chance to deteriorate. 

Bạn bị mất thị lực

Cao huyết áp và đường huyết cao có thể làm tổn thương đến cấu trúc nhạy cảm trong mắt và đe doạ thị giác của bạn. Bệnh võng mạc do tiểu đường –do tổn thương mạch máu trong mắt gây ra – là nguyên nhân gây mù lớn nhất ở người lớn. Mắt mờ, mắt thấy lốm đốm, thấy nhiều đường kẽ, hoặc chói là những dấu hiệu cho thấy đã đến lúc phải đến khám bác sĩ mắt rồi đấy. Hãy kiểm tra mắt bạn ngay bây giờ, trước khi thị lực của bạn có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn.

You're losing weight

Losing unwanted pounds is always a good idea to manage type 2 diabetes. But if you're losing weight quickly, without trying, or without doing anything different, it may be a sign that your blood sugar is too high. When your glucose is high, it gets flushed out of the body in urine, taking the calories and fluids you consume with it.

Bạn bị sụt cân

Việc giảm cân, bớt đi trọng lượng thừa lúc nào cũng là một ý tưởng hay để kiểm soát chứng tiểu đường loại 2. Nhưng nếu bạn giảm cân nhanh mà không cần cố gắng gì, hoặc không làm bất cứ điều gì khác thì đó cũng có thể là dấu hiệu của đường huyết quá cao. Khi glu-cô cao, nó “cuốn sạch” ca-lo và nước mà bạn hấp thu ra khỏi cơ thể qua đường tiểu.

You have recurring infections

Frequent or recurring infections are sometimes a sign of high blood sugar. You might experience gum disease, urinary tract infections, bacterial or fungal infections of the skin, or, if you're a woman, yeast infections. Other infections might include pneumonia and respiratory infections, kidney and gallbladder infections, and severe bacterial middle ear and fungal sinus infections.

Bạn bị nhiễm trùng tái phát

Thường xuyên bị nhiễm trùng hoặc bị nhiễm trùng tái phát đôi khi là dấu hiệu của chứng đường huyết cao. Bạn có thể bị bệnh nướu răng, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn da hoặc nấm da, hoặc, nếu bạn là phụ nữ thì có thể mắc bệnh nhiễm nấm men. Một số bệnh nhiễm trùng khác có thể bao gồm viêm phổi và nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng thận và túi mật, và nhiễm trùng tai giữa do vi khuẩn nặng và nhiễm trùng xoang do nấm.

Cuts and bruises won't heal

If your blood sugar isn't well controlled, you might find that cuts and bruises are slow to heal. Tending to injuries, however small, is important because it reduces the risk of infections in people with diabetes. Infections themselves can also worsen blood sugars, which makes it even harder for your immune system to fight off the infection.

Vết đứt và bầm thâm không lành

Nếu đường huyết của bạn không được kiểm soát tốt thì bạn có thể phát hiện thấy những vết đứt và thâm bầm của mình rất lâu lành. Việc chăm sóc vết thương, tuy nhỏ, nhưng hết sức cần thiết bởi nó có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng ở người bị tiểu đường. Bản thân nhiễm trùng cũng có thể làm cho đường huyết càng tệ hại hơn, thậm chí làm cho hệ miễn dịch của bạn khó chống nhiễm trùng hơn nữa.

Keep control

Don't panic about diabetes complications -- try to avoid them by carefully following your doctor's treatment plan. Take your medicine, eat a healthy diet, and exercise to keep your blood sugar levels in check. Use your meter to test your blood sugar so you know that it's staying in the recommended range. An A1C test at least twice a year will give you a good snapshot of your blood sugar control over time.

Kiểm soát đường huyết của bạn

Đừng hốt hoảng về những biến chứng tiểu đường – hãy cố tránh chúng bằng cách thực hiện theo kế hoạch điều trị của bác sĩ một cách cẩn thận. Sử dụng thuốc, ăn chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, và luyện tập thể dục để giữ cho mức đường huyết trong tầm kiểm soát. Bạn nên sử dụng máy đo kiểm tra để biết đường huyết của mình dao động trong mức cho phép hay không. Xét nghiệm A1C ít nhất hai lần/ năm sẽ cho bạn thông tin nhanh chính xác về việc kiểm soát đường huyết của mình theo thời gian. People with type 2 diabetes can often keep their blood sugar levels under control with diet, exercise, and medicine. But unless you check your blood sugar level every day with a meter, you won't have the most accurate results. Any person with diabetes can benefit from checking their blood sugar. And when you track your results in a log, your doctor can tell how well you're responding to your treatment plan over time.You're Thirsty, and You Have to Go

When to call your doctor

Any new or unusual symptoms are worth making a call to your doctor. Call if you feel dizzy or your blood sugar drops, or if you have severe symptoms like uncontrolled vomiting, dizziness, numbness or tingling, or blurred or double vision that doesn't go away. Also call if you're having trouble controlling your blood pressure on your own.


Khi nào nên gọi điện cho bác sĩ

Bất kỳ triệu chứng mới hoặc bất thường nào cũng đều đáng phải gọi điện cho bác sĩ. Bạn nên gọi điện cho bác sĩ nếu cảm thấy chóng mặt hoặc hạ đường huyết, hoặc nếu bị triệu chứng nặng chẳng hạn như nôn ói dữ dội không kiềm chế được, chóng mặt, tê hoặc ngứa ran ở tay chân, hoặc mắt mờ hoặc nhìn một ra hai (nhìn đôi) không hết. Bên cạnh đó, bạn cũng nên gọi điện cho bác sĩ nếu không tự kiểm soát được đường huyết của mình.

 
Đăng bởi: hoahamtieu
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.