Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Top reasons your child can't sleep
Những lý do hàng đầu khiến con bạn không ngủ được
If parents rock a baby to sleep every night, he won't learn to fall asleep on his own.
Nếu bố mẹ cứ đong đưa cho bé ngủ mỗi đêm thì chúng sẽ chẳng biết tự ngủ đâu.

No. 1: She's too young!

Babies that start sleeping through the night right away are legendary -- and rare. For the first two months, newborns sleep on an irregular schedule, about 12 to 18 hours a day. In about three to six months, it should start to become regular. From 3 months to 1 year old, babies need a total of 14 to 15 hours of sleep a day (including naps). By about 9 months old, 70% to 80% of infants will sleep through the night -- meaning five to six hours in a row.

1. Bé còn quá nhỏ!

Trẻ bắt đầu ngủ ngay suốt cả đêm – điều này rất lạ lùng và hiếm thấy. Trong 2 tháng đầu, trẻ sơ sinh ngủ không đều, chừng 12 đến 18 tiếng đồng hồ/ ngày. Trong khoảng từ 3 đến 6 tháng thì thời gian ngủ này sẽ bắt đầu trở nên đều đặn hơn. Từ 3 tháng đến 1 tuổi, mỗi ngày trẻ cần ngủ tổng cộng 14-15 tiếng đồng hồ (kể cả thời gian ngủ chợp). Ở giai đoạn khoảng 9 tháng tuổi, 70% - 80% trẻ sơ sinh sẽ ngủ suốt cả đêm – có  nghĩa là trẻ ngủ suốt từ 5 đến 6 tiếng đồng hồ mà không thức giấc một lúc nào.

No. 2: You're his sleep aide

If parents rock a baby to sleep every night, he won't learn to fall asleep on his own. And he may cry to get what he needs -- a parent's attention -- in order to get back to sleep. Put him to bed when he's sleepy, but not already asleep. He'll become a "self-soother" and learn to fall asleep on his own -- even if he wakes up in the middle of the night.

2. Bạn cứ ở bên cạnh con khi bé ngủ

Nếu bố mẹ cứ đong đưa cho bé ngủ mỗi đêm thì chúng sẽ chẳng biết tự ngủ đâu. Và chúng có thể khóc toáng lên để “đòi hỏi” rồi mới  ngủ lại – như đòi bố mẹ chú ý chẳng hạn. Bạn nên đặt bé vào giường khi con buồn ngủ, lúc bé chưa ngủ hẳn. Con bạn sẽ “tự dỗ ngủ” được và biết tự ngủ – cho dù là bé có thức giấc dậy vào lúc nửa đêm đi chăng nữa. 

No. 3: He's over-tired

Toddlers and preschoolers can be irritable without enough sleep -- and that makes some distraught children resist sleep even more. Toddlers and preschoolers need 11 to 14 hours of sleep every 24 hours. Some of that time is spent napping. At this age, it's important to keep kids on a schedule with regular bedtime, wake-up, and nap times -- as well as mealtimes and playtimes.

3. Trẻ quá mệt

Trẻ mới tập đi và trẻ chưa đến tuổi đi học có thể trở nên cáu kỉnh khi chưa ngủ đủ giấc – và làm một số trẻ khó chịu không chịu ngủ hơn nữa. Trẻ ở những độ tuổi này cần ngủ từ 11 đến 14 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Trong khoảng thời gian ấy trẻ có thể chợp mắt. Ở độ tuổi này, điều quan trọng là phải nên giữ cho trẻ có kế hoạch ngủ nghỉ, thức dậy, và chợp mắt đúng giờ – cũng giống như thời gian các bữa ăn trong ngày và thời gian chơi đùa của trẻ nữa.

No. 4: Separation anxiety

Separation anxiety can add to sleep troubles. Talking, singing, rocking, or extra feedings may turn this stage into a bad habit of night wakings. At around 6 months old, you can encourage her to go back to sleep on her own. As long as baby doesn't appear sick, speak softly and rub her back, but don't pick her up or feed her. A nightlight may comfort toddlers who are afraid of the dark.

4. Lo sợ khi ngủ riêng

Nỗi lo sợ khi ở riêng một mình có thể làm cho bé thêm khó ngủ. Việc nói chuyện, hát ru, đu đưa, và cho ăn (bú) dặm có thể làm cho giai đoạn này thành thói quen thức giấc không nên có. Trẻ ở độ 6 tháng tuổi, bạn có thể khuyến khích con tự ngủ trở lại. Miễn là bé không bị bệnh, bạn nên nói chuyện khe khẽ và xoa lưng, nhưng chớ bế con dậy hoặc cho bé ăn (bú). Đèn ngủ có thể làm cho trẻ ở tuổi tập đi – sợ bóng đêm - cảm thấy thoải mái hơn.

No. 5: No regular bedtime routine

Doing the same things each night before bed helps your child recognize the change from being awake to being asleep. Create an age-appropriate, relaxing bedtime routine that includes events like a bath, story time, a light snack, then lights out. The routine should be the same each night and should always end in your child's room. Experts suggest you start a routine by the time your baby is 4 months old.

5. Không có thói quen đi ngủ đúng giờ

Việc thực hiện các hoạt động đều đặn giống nhau mỗi tối trước khi đi ngủ có thể giúp trẻ nhận biết sự thay đổi từ thức sang ngủ. Bạn nên tạo cho trẻ thói quen giờ ngủ thoải mái, phù hợp với độ tuổi của mình bao gồm các hoạt động chẳng hạn như tắm rửa, kể chuyện, ăn nhẹ, sau đó là tắt đèn. Thói quen này nên được thực hiện giống nhau mỗi tối và lúc nào cũng nên kết thúc ở phòng của con. Nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn nên bắt đầu tập cho con thói quen này vào lúc con 4 tháng tuổi.  

No. 6: Nighttime wakefulness

Whether it's separation anxiety, lack of routine, or just the desire to control their environment, some kids resist bedtime or invent reasons to stay up later. They may ask for another story, drink, or bathroom trip. Go into your child's room and be strict but reassuring. Your visits should get shorter each time. Give them some choices about bedtime, such as the order of the bedtime activities, but not the time.

6. Thao thức vào ban đêm

Dù sợ ngủ một mình, không có thói quen đi ngủ đúng giờ, hoặc chỉ muốn điều khiển môi trường của mình, một số trẻ không chịu đi ngủ hoặc bịa ra nhiều lý do để thức khuya. Chúng có thể đòi kể câu chuyện khác, đòi uống nước, hoặc đi vệ sinh. Bạn nên vào phòng của trẻ và hãy nghiêm khắc với chúng nhưng cũng nên làm cho con thấy yên tâm khi có mình ở bên. Mỗi lần vào bạn nên rút ngắn thời gian lại. Hãy cho trẻ lựa chọn về giờ ngủ, chẳng hạn là thứ tự của các hoạt động ngủ nghỉ, chứ không phải là thời gian.

No. 7: Not enough nap time

Believe it or not, if kids don't get enough daytime sleep, they have trouble falling asleep at night. Most babies need two or three naps a day. Toddlers need at least one nap -- young toddlers often take two. And most still take an afternoon nap until they're 5. Tune in to your child's mood. If she's cranky and sleepy, let her nap. But don't let her nap close to bedtime -- and don't skip naps, either.

7. Không ngủ chợp mắt đủ

Nếu trẻ không ngủ đủ ban ngày thì chúng có thể khó ngủ vào ban đêm, bạn có tin không? Đa số trẻ nhỏ mỗi ngày cần được ngủ chợp mắt 2 hoặc 3 lần. Trẻ mới tập đi cần ít nhất được ngủ chợp mắt 1 lần – trẻ dưới độ tuổi này thường cần đến 2. Và hầu hết trẻ nhỏ vẫn hay ngủ trưa cho đến khi 5 tuổi. Bạn nên để ý quan sát tâm trạng của con mình nhé. Nếu bé cáu gắt và buồn ngủ, thì hãy cho con ngủ chợp mắt một chút. Nhưng chớ nên cho trẻ ngủ gần với giờ ngủ thường lệ của mình – và cũng đừng bỏ qua giấc ngủ ngắn này của trẻ.

No. 8: Obstructive sleep apnea

Sometimes children can't sleep due to obstructive sleep apnea -- when the airways are blocked, often by enlarged tonsils and nasal tissues called adenoids. Kids with sleep apnea usually snore loudly, have labored breathing, and restless sleep. It affects about 1 in 100 kids and is most common from ages 3 to 7, when tonsils and adenoids are at their biggest. Treatment includes surgery or having the child wear a nose mask at night.

8. Chứng ngạt thở khi ngủ làm trẻ không ngủ được

Đôi khi trẻ không ngủ được là do bị ngạt thở khi ngủ – lúc này đường thở của bé bị nghẹt, thường là do a-mi-đan và mô mũi nở ra được gọi là bệnh sùi vòm họng (bệnh V.A.). Trẻ bị ngạt thở khi ngủ thường ngáy to, thở dốc, và ngủ không yên giấc, cựa quậy liên tục. Tỉ lệ trẻ mắc chứng bệnh này là khoảng 1: 100 và thường thấy nhiều nhất là từ 3-7 tuổi, lúc này a-mi-đan và bệnh V.A. phát triển cực điểm. Phương pháp điều trị bao gồm giải phẫu hoặc bắt trẻ mang đồ che mũi vào buổi tối.

No. 9: Snoring

About 10% of kids snore. They can snore for many reasons, including sleep apnea, seasonal allergies, stuffiness from a cold, or a deviated septum. If sleep isn't disturbed, your pediatrician probably won't treat snoring. See your pediatrician if your child isn't sleeping well because of snoring or breathing problems. If snoring bothers sleep and it isn't an apnea symptom, it may be treated with medication, such as nasal steroid spray to shrink nasal tissues.

9. Ngáy

Khoảng chừng 10% trẻ ngáy. Có thể do nhiều lý do, như ngạt thở khi ngủ, dị ứng mùa, nghẹt mũi vì cảm, hoặc vách ngăn bị lệch. Nếu giấc ngủ của bé không bị ảnh hưởng gì thì bác sĩ nhi khoa có lẽ sẽ không chữa trị chứng ngáy này đâu. Bạn nên đưa con đến khám bác sĩ nhi khoa nếu bé không ngủ ngon giấc do ngáy hoặc bị các vấn đề về hô hấp. Nếu ngáy làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và đó không phải là triệu chứng ngạt thở thì bác sĩ có thể cho bé sử dụng thuốc, chẳng hạn như xịt xtê-rô-ít vào mũi để làm teo nhỏ mô mũi lại.

No. 10: Nightmares and night terrors

Bad dreams are usually harmless. They tend to end by the teen years. If your child has a nightmare, he may be very scared, and he can tell you about it. During night terrors, a child may act terrified yet may still be asleep. But when he wakes, he won't remember it. Console your child during bad dreams. Make sure he gets enough sleep and has a soothing bedtime routine. See your pediatrician if bad dreams continue.

10. Bé ngủ thấy ác mộng và tỉnh dậy với tinh thần hoảng loạn

Ác mộng thường không có hại gì với trẻ. Chúng thường hết khi trẻ lên độ tuổi teen (tuổi thiếu niên). Nếu mơ thấy ác mộng, trẻ có thể cảm thấy rất sợ hãi, và có thể kể cho bạn nghe về giấc mơ kinh sợ đó. Khi tỉnh dậy hoảng loạn, trẻ có thể hành động một cách sợ hãi nhưng có thể trẻ vẫn còn đang ngủ. Nhưng đến lúc thức giấc, bé sẽ chẳng nhớ được gì. Bạn nên an ủi con khi con mơ thấy ác mộng. Cần đảm bảo rằng con bạn ngủ đủ giấc và có thói quen ngủ nghỉ nhẹ nhàng. Nếu ác mộng vẫn còn tiếp tục thì bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ nhi khoa ngay.

No. 11: Sleepwalking

Kids who have night terrors also often sleepwalk. When they're only partially awake they walk, talk, sit up in bed, or do other activities. Their eyes may be open, but they're unaware. Most kids outgrow sleepwalking by their teens. Don't wake a sleepwalking child because you may scare her. Gently guide her back to bed. Keep the area around her safe: Lock doors and put up safety gates near steps.

11. Trẻ bị mộng du

Trẻ thức giấc hoảng loạn cũng thường hay bị mộng du. Khi đó chúng chỉ một phần nào tỉnh táo khi bước đi, nói chuyện, ngồi bật dậy trên giường, hoặc làm các hoạt động khác. Mắt trẻ có thể mở to, nhưng chúng không hề nhận thức được điều gì. Đa số trẻ sẽ hết mộng du khi ở tuổi thanh thiếu niên. Đừng đánh thức trẻ đang mộng du bởi có thể bạn sẽ làm cho trẻ hoảng sợ. Hãy nhẹ nhàng hướng dẫn cho bé quay trở lại giường và nên giữ khu vực quanh giường ngủ của trẻ được an toàn: Hãy khoá chặt cửa và lắp cửa an toàn gần các bậc thang.

No. 12: Allergies, asthma, and more

Some medical conditions can prevent kids from sleeping. Stuffy noses from allergies, colds, and asthma can make it hard to breathe. In babies, colic, acid reflux, earaches, or teething pain also can lead to poor sleep. Your pediatrician may offer symptom relief to help your child sleep better.

12. Trẻ bị dị ứng, bị hen suyễn, và nhiều bệnh khác nữa

Một số bệnh có thể làm trẻ khó ngủ. Nghẹt mũi do dị ứng, do cảm lạnh, và do hen suyễn có thể làm cho trẻ khó thở. Ở trẻ nhỏ, đau bụng, trào ngược a-xít, đau tai, hoặc đau do mọc răng cũng có thể làm cho trẻ ngủ không ngon. Bác sĩ nhi khoa có thể làm giảm triệu chứng này để giúp cho trẻ ngủ ngon hơn.

No. 13: Common medicines

Sometimes the medicine your child takes to treat a condition can affect his quality of sleep. Decongestants and antihistamines to treat colds or allergies can cause restless sleep. Side effects for ADD/ADHD drugs often include difficulty sleeping. If medications are hurting your child's sleep, talk to your pediatrician about changing the drug, dose, or timing.

13. Một số loại thuốc thông thường

Đôi khi thuốc mà trẻ sử dụng để trị bệnh có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mình. Các loại thuốc làm thông mũi và thuốc kháng histamine trị cảm lạnh hoặc dị ứng có thể làm cho trẻ cựa quậy, ngủ không yên giấc. Tác dụng phụ của thuốc ADD/ADHD thường là khó ngủ. Nếu thuốc làm cho trẻ khó ngủ thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về việc thay đổi thuốc, liều lượng, hoặc giờ sử dụng thuốc.

No. 14: The teen body clock

A teen's sleep cycle changes during adolescence, making him more alert in the evening and sleepier in the morning. Work with your teen's new body clock, letting her do homework at night and sleep later if she can. But teens still need at least eight-and-a-half hours of sleep. Some schools and sleep specialists are working to make high school start times later so teens are at school when they are most alert.

14. Đồng hồ sinh học của tuổi thanh thiếu niên

Những thay đổi chu kỳ ngủ của thanh thiếu niên trong giai đoạn thành niên làm cho trẻ tỉnh táo hơn vào buổi tối và buồn ngủ hơn lúc sáng. Bạn nên “hợp tác” với đồng hồ sinh học mới này, để trẻ làm bài tập buổi tối và ngủ muộn hơn nếu có thể được. Nhưng thanh thiếu niên vẫn cần được ngủ ít nhất là 8 tiếng rưỡi mỗi đêm. Một số trường học và bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ đang làm việc để thời gian học ở trường trung học bắt đầu muộn hơn sao cho thanh thiếu niên có thể học ở trường lúc tỉnh táo nhất.

Try a pacifier or teddy bear

Sometimes having a familiar object close by can help a child drift off. Pacifiers satisfy babies' need to suck and can encourage sleep, even in a child who is breastfeeding. Special toys like security blankets or stuffed animals can offer comfort, too. White noise may drown out sounds that would otherwise wake up a baby or toddler.

Thử cho trẻ ngậm ti giả hoặc gấu bông  

Đôi khi để một vật nào đó quen thuộc gần bên có thể giúp cho trẻ dễ dàng ngủ ngon. Ti giả (núm vú giả) có thể làm thoả mãn “cơn ghiền bú” của trẻ và có thể giúp trẻ dễ ngủ hơn, ngay cả với trẻ đang bú mẹ đi nữa. Các món đồ chơi đặc biệt chẳng hạn như mền “ghiền” (chăn/ mềm làm cho bé yên tâm) hoặc thú nhồi bông cũng có thể cho bé cảm giác dễ chịu. Tạp âm trắng có thể át đi âm thanh, tiếng ồn có thể làm cho trẻ thức giấc.

Make a better room for sleep

A pleasant room can make it easier for your child to sleep. Make sure the room is dark (a small nightlight is OK) and the temperature is comfortable -- an adult in short sleeves should not be too hot or cold. Children may be comfortable in lightweight outfits such as one-piece sleepers. Keep the room quiet. Shut the door if your child can hear a TV or activity elsewhere in the house.

Hãy chuẩn bị cho phòng ngủ của bé được tốt hơn

Một căn phòng thoải mái dễ chịu có thể làm cho trẻ dễ ngủ hơn. Bạn nên đảm bảo phòng ngủ của bé được tối (để một đèn ngủ nho nhỏ cũng được) và nhiệt độ phòng cũng phải dễ chịu – nhiệt độ mà người lớn mặc áo tay ngắn không quá nóng hoặc quá lạnh. Trẻ có thể cảm thấy thoải mái khi mặc đồ ngủ nhẹ nhàng chẳng hạn như đồ ngủ một mảnh. Hãy giữ cho phòng trẻ được yên tĩnh. Bạn nên đóng kín cửa nếu bé có thể nghe thấy tiếng ti-vi hoặc một hoạt động nào khác trong nhà.

Know how much sleep is right

Is your child nodding off on her desk? Ten percent of kids are so tired they fall asleep during school. School-aged kids between 5 and 10 years old need at least 10 hours of sleep a night. She should be able to fall asleep within half an hour of going to bed and should easily wake up at the time she needs to start her day.

Biết thời gian ngủ bao nhiêu là đủ với bé

Có phải con bạn đang ngủ gật trên bàn học? 10% trẻ quá mệt đến nỗi có thể lăn ra ngủ khi đang học ở trường. Trẻ ở độ tuổi đi học từ 5 đến 10 tuổi mỗi đêm cần ngủ ít nhất 10 tiếng đồng hồ. Bé sẽ có thể lăn ra ngủ trong vòng nửa tiếng đồng hồ sau khi lên giường và sẽ thức dậy dễ dàng lúc cần để bắt đầu một ngày mới của mình.

A no-screen-time bedroom routine

With constant access to phones, computers, and videogames, teens can be tempted to text, chat, and play instead of sleep. But like all kids and adults, teens need a relaxing routine to wind down for bed. Interactive electronics that work the brain will keep your teen awake -- and make him sleepy the next day. Keep TVs, computers, and phones out of the bedroom and don't let your teen stay up late with technology.  

Thói quen ngủ nghỉ của trẻ không tiếp xúc với màn hình

Việc tiếp xúc lên tục với điện thoại, máy tính, và trò chơi vi-đi-ô làm cho thanh thiếu niên có thể rất muốn chit chat, tán gẫu, và chơi thay vì phải đi ngủ. Nhưng giống như bất kỳ đứa trẻ hoặc bất kỳ người lớn nào thì lứa tuổi này cũng cần có thói quen thư giãn, giải trí để giảm bớt căng thẳng trước khi ngủ. Máy móc điện tử tương tác ảnh hưởng đến não bộ sẽ làm cho trẻ tỉnh táo – và làm cho chúng buồn ngủ vào ngày hôm sau. Bạn nên để ti-vi, máy tính, và điện thoại ra khỏi phòng ngủ và đừng để con mình thức khuya vì những trò chơi công nghệ này.

Kids, stress, and insomnia

There are many reasons kids have a hard time falling or staying asleep. Although insomnia can have physical causes, children and teens often can blame stress. They may be thinking or worrying about homework, relationships, or the next day's activities. Sleep medication is rarely the answer. Help them relax with deep breathing and a calm bedtime routine. They should not use caffeine or electronics before bed, either.

Trẻ nhỏ, stress, và bệnh mất ngủ

Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ khó ngủ hoặc ngủ ngon. Mặc dù bệnh mất ngủ có thể có nhiều nguyên nhân về thể chất, nhưng trẻ nhỏ và thanh thiếu niên thường đổ lỗi cho căng thẳng. Chúng có thể nghĩ ngợi hoặc lo lắng về bài tập của mình, chuyện quan hệ giao thiệp, hoặc các hoạt động của ngày hôm sau. Thuốc ngủ hiếm khi là giải pháp trong những tình huống này. Bạn nên giúp trẻ thư giãn bằng cách hít thở sâu và có thói quen ngủ nghỉ thoải mái nhẹ nhàng. Trẻ cũng không nên sử dụng cà-phê-in hoặc các máy móc điện tử trước khi đi ngủ.

 
Đăng bởi: hoahamtieu
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.