Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Concussions & Brain injuries - Symptoms, tests & treatment
Chấn động & Chấn thương não – Triệu chứng, xét nghiệm & phương pháp điều trị
Your brain is well protected from most damage. It sits inside a hard, bony skull.
Não được bảo vệ chắc chắn khỏi hầu hết các tổn thương. Não nằm bên trong một bộ xương sọ hết sức rắn chắc.

Head injuries and your brain

Your brain is well protected from most damage. It sits inside a hard, bony skull. Layers of membranes and fluid provide even more padding. But even with all of this natural protection, the brain can still get injured. And damage to it can affect everything you do, from thinking to moving. A traumatic brain injury (TBI) is any blow to the head that's hard enough to affect the brain's function.

Chấn thương đầu và não của bạn

Não được bảo vệ chắc chắn khỏi hầu hết các tổn thương. Não nằm bên trong một bộ xương sọ hết sức rắn chắc. Nhiều lớp màng và dịch đệm bên ngoài thậm chí còn làm cho não thêm phần an toàn. Nhưng ngay cả khi được bảo vệ bởi tất cả các “rào chắn” tự nhiên này thì não cũng vẫn có thể bị thương. Và tổn thương não có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ hoạt động nào của con người, từ tư duy đến cử động. Chấn thương sọ não (TBI) là chấn thương bởi một cú va đập mạnh nào đó vào não đủ để làm ảnh hưởng đến chức năng của não.

How your brain can get hurt

A hard blow to the head can shake the brain inside the skull, resulting in bruising, broken blood vessels, or nerve damage to the brain. When you take a hard hit to the head but there's no outward bleeding or opening in the skull, it could result in a closed brain injury. An open brain injury is when an object penetrates the skull and goes into the brain.

Não của bạn có thể bị tổn thương như thế nào

Một cú va đập mạnh vào đầu có thể làm choáng/ làm chấn động não bên trong hộp sọ, dẫn đến não bị bầm, thâm, đứt mạch máu, hoặc tổn thương dây thần kinh đến não. Khi đầu bạn bị va đập mạnh nhưng không thấy máu chảy ra bên ngoài hoặc không thấy nứt sọ thì đó có thể gây chấn thương sọ não kín. Chấn thương não hở là khi một vật nào đó đâm thủng hộp sọ và vào não.

Brain injuries: Mild vs. Severe

A TBI can be mild or severe. A concussion is a mild TBI -- you should recover pretty quickly. A severe TBI can do enough damage to knock you unconscious for a longer period of time. It can even lead to a coma or death.

Các chấn thương đầu nặng và nhẹ

Chấn thương sọ não (TBI) có thể nhẹ hoặc cũng có thể là rất nặng. Chấn động là một chấn thương sọ não nhẹ – bạn sẽ phục hồi khá nhanh. Chấn thương sọ não nặng có thể gây tổn thương khiến bạn bất tỉnh trong thời gian dài hơn. Thậm chí TBI nặng có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.

What is a concussion?

A concussion is caused by a jolt that shakes your brain back and forth inside your skull. Any hard hit to the head or body -- whether it's from a football tackle or a car accident -- can lead to a concussion. Although a concussion is considered a mild brain injury, it can leave lasting damage if you don't rest long enough to let your brain fully heal afterward.

Chấn động là gì?

Chấn động gây ra do cú xóc làm cho não của bạn lắc qua lại bên trong hộp sọ. Bất kỳ cú va đập mạnh nào vào đầu hoặc vào cơ thể – dẫu là va đập do cản bóng hoặc va đập do tai nạn xe – thì cũng có thể dẫn đến chấn động. Mặc dù chấn động được coi là tổn thương não nhẹ, nhưng nó có thể để lại tổn thương lâu dài nếu như bạn không nghỉ ngơi lâu đủ để cho não của mình có thể phục hồi lại hoàn toàn sau đó.  

How do you know it's a concussion?

After a fall or hit to the head, you may be knocked out for a few seconds. But many people with concussions do not black out. A few telltale symptoms will show that you may have a concussion. Dizziness, nausea or vomiting, blurry vision, headache, and trouble thinking clearly are all signs that you need to see a doctor to get your head injury checked out.

Làm sao để có thể biết được đó là một chấn động?

Sau khi té hoặc bị va đập vào đầu, bạn có thể bị ngất đi vài giây. Nhưng nhiều người bị chấn động vẫn không hề bất tỉnh. Một số triệu chứng báo trước cho thấy bạn có thể bị chấn động chẳng hạn như chóng mặt, ói mửa hoặc buồn nôn, mờ mắt, nhức đầu, và khó suy nghĩ một cách thông suốt – đó là tất cả những dấu hiệu mà bạn cần nên đến khám bác sĩ để được kiểm tra chấn thương đầu.

Healing after a concussion

Just like you need to rest your ankle after a sprain, you need to rest your brain after a concussion. Get plenty of sleep to give your brain time to heal. Ease back into activities like school and work slowly when you start feeling better. Stay off the playing field until your doctor gives you the OK. Getting a second concussion before the first one has healed can slow your recovery and increase the risk for permanent damage.

Phục hồi sau một chấn động

Cũng giống như bạn cần phải để cho mắt cá chân nghỉ ngơi sau khi bị bong gân, bạn cũng cần nên để cho não mình nghỉ ngơi sau một chấn động nào đó. Bạn nên ngủ nhiều để não có thời gian phục hồi. Nhẹ nhàng chầm chậm trở lại các hoạt động chẳng hạn như đi học và đi làm khi bạn đã bắt đầu cảm thấy khỏe hơn. Hãy tránh xa sân chơi cho đến khi nào bác sĩ cho phép. Bị chấn động lần thứ hai trước khi chấn động thứ nhất phục hồi có thể làm chậm quá trình hồi phục và làm tăng nguy cơ tổn thương vĩnh viễn.

Skull fractures

The skull is pretty tough. But if it's hit hard enough, it can crack. That's called a skull fracture. If the sharp edges of a fractured skull bone press into the brain, they can damage the delicate tissues and lead to bleeding in the brain. One sign of a skull fracture is clear fluid or blood draining from the nose or ears.

Nứt sọ

Xương sọ khá cứng. Nhưng nếu bị va đập đủ mạnh thì nó cũng có thể bị nứt. Đây được gọi là nứt gãy hộp sọ. Nếu gờ nhọn của xương sọ gãy đâm vào não thì chúng có thể làm tổn thương các mô nhỏ mỏng manh và làm xuất huyết não. Một dấu hiệu cho biết nứt sọ là dịch trong hoặc máu chảy ra từ mũi hoặc lỗ tai.

Bleeding in the brain

Your brain can bleed if it's injured and blood vessels inside it are damaged. The trapped blood can pool, forming a bump called a hematoma. If the hematoma puts pressure on the brain, it can squeeze or cut off blood flow to the brain -- a medical emergency. Signs of a hematoma include headaches, vomiting, and trouble with balance.

Xuất huyết não

Não của bạn có thể xuất huyết nếu bị chấn thương và các mạch máu bên trong não bị tổn thương. Máu tụ có thể ứ lại, tạo cục u được gọi là khối u tụ máu. Nếu khối u tụ máu này nằm đè lên não, nó có thể làm siết hoặc làm chặn lưu thông máu đến não – đây là một trường hợp khẩn cấp. Các dấu hiệu cho thấy khối u tụ máu gồm nhức đầu, ói mửa, và khó giữ thăng bằng.

Diagnosing brain injuries

Your doctor can tell whether you have a brain injury by doing a series of tests. You may be asked questions to check your memory, concentration, problem-solving ability, and other brain functions. To see if there's an injury and to find where it's located, you may have a brain scan called computed tomography (CT) or magnetic resonance imaging (MRI).

Chẩn đoán chấn thương não

Bác sĩ có thể cho bạn biết liệu bạn có bị chấn thương não hay không bằng cách cho bạn làm một loạt các xét nghiệm. Bác sĩ sẽ hỏi bạn nhiều câu hỏi để kiểm tra trí nhớ, khả năng tập trung, khả năng giải quyết vấn đề, và nhiều hoạt động của não khác. Để xem liệu có chấn thương không và để phát hiện ra vị trí của chấn thương đó thì bạn có thể phải chụp cắt lớp não – thủ thuật này được gọi là chụp cắt lớp (chụp CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

Brain injuries and memory

An injury can damage the parts of your brain you need to store and retrieve information. That's why you may have a harder time remembering your birthday, what you ate for breakfast, or the accident that caused your brain injury. Some memory loss after a brain injury is normal, but it should come back. People with severe brain injuries sometimes lose their memory for longer periods of time.

Chấn thương não và trí nhớ

Chấn thương có thể làm tổn thương nhiều vùng não cần thiết để lưu trữ và phục hồi thông tin. Đó là lý do vì sao bạn có thể phải vất vả hơn khi nhớ ngày sinh nhật của mình, bữa điểm tâm sáng nay có món gì, hoặc tai nạn nào làm bạn chấn thương não. Tình trạng mất trí nhớ một chút sau chấn thương não là bình thường, nhưng nó sẽ khôi phục lại. Người bị chấn thương não nặng đôi khi bị mất trí nhớ trong một thời gian lâu hơn.

Brain injuries and movement

An injury can also damage parts of your brain that help you balance and walk. As a result, you may feel dizzy -- like the room is spinning. Parts of your brain that help you see clearly and gauge depth may also be affected. Physical therapy and other rehabilitation can improve your balance and movement after a head injury.

Chấn thương não và cử động

Chấn thương cũng có thể gây tổn thương nhiều vùng não giúp bạn giữ thăng bằng và bước đi. Hậu quả là bạn có thể bị choáng váng, chóng mặt – chẳng hạn như phòng bạn đang quay cuồng. Nhiều vùng não có thể giúp bạn nhìn thấy rõ và đo độ sâu cũng có thể bị ảnh hưởng. Phương pháp vật lý trị liệu và tập luyện khác có thể giúp bạn cải thiện thăng bằng và cử động sau khi bị chấn thương đầu.

Brain injuries and mood

You may not feel like yourself after a TBI. Up to half of people experience symptoms of depression -- including persistent sadness and sleeplessness. Some have wild mood swings -- laughing one minute and then crying the next. Others feel overly angry or anxious. If you can't control your emotions, talk to your doctor about treatments.

Chấn thương đầu và tâm trạng/ tính khí  

Bạn có thể cảm thấy như là một người khác sau khi bị chấn thương sọ não (TBI). Có đến phân nửa bệnh nhân bị các triệu chứng trầm cảm – như buồn bã và mất ngủ kinh niên. Một số người thay đổi tâm trạng thất thường – cười đó rồi khóc đó. Số khác lại cảm thấy hết sức giận dữ hoặc lo âu. Nếu không kiềm chế được cảm xúc của mình, thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị nhé.

Long-term effects of brain injuries

A serious brain injury can stick with you for life. Problems thinking, moving, and controlling your emotions may not go away, especially if you've taken many hits to the head (from sports, for example). There's some evidence that having a TBI increases your risk for Alzheimer's disease, Parkinson's, and other brain disorders as you get older.

Ảnh hưởng lâu dài của chấn thương não

Chấn thương não nghiêm trọng có thể đeo đẳng bạn cả đời. Vấn đề tư duy, cử động, và kiềm chế cảm xúc có thể sẽ không hết, nhất là nếu bạn đã bị va đập nhiều cú vào đầu (do chơi thể thao chẳng hạn). Có một số bằng chứng cho thấy chấn thương sọ não (TBI) làm tăng nguy cơ mắc bệnh An-dai-mơ, bệnh liệt rung, và nhiều bệnh não khác khi bạn già đi.

Recovery from severe brain injury

For mild injuries like concussions, the best therapy is to rest and give your brain a chance to heal. Physical, occupational, and speech therapy can help with the physical and mental side effects of severe brain injuries. Counseling sessions with a psychologist or psychiatrist can help you learn to live with your injury.

Phục hồi khỏi chấn thương não nghiêm trọng

Đối với các chấn thương nhẹ như chấn động thì phương pháp tốt nhất là nên nghỉ ngơi và để cho não có cơ hội phục hồi. Liệu pháp vật lý trị liệu, liệu pháp nghề nghiệp, và liệu pháp ngôn ngữ có thể giúp cải thiện tác dụng phụ của chấn thương não cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc tham khảo ý kiến của chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần có thể giúp bạn biết cách sống chung với chấn thương của mình.

How common are brain injuries?

Every year, 1.7 million people have an accident that leads to a traumatic brain injury. Most head injuries -- about 75% -- are mild, including concussions. But more serious brain injuries send 275,000 people to the hospital and cause 52,000 deaths every year.

Chấn thương não phổ biến như thế nào?

Mỗi năm có 1.7 triệu người bị tai nạn dẫn đến chấn thương sọ não. Hầu hết các chấn thương đầu – khoảng 75% - đều là chấn thương nhẹ, như chấn động. Nhưng cũng có nhiều chấn thương não nghiêm trọng hơn đã làm cho 275,000 người phải nhập viện và làm cho 52,000 người thiệt mạng mỗi năm.

Children and brain injuries

Brain injuries rank among the leading causes of disability and death in children. Nearly half a million kids -- more boys than girls -- visit an emergency room for a brain injury each year. Kids with TBI can have more trouble learning, compared with their peers. They may also struggle with behavioral and emotional problems.

Trẻ con và chấn thương não

Chấn thương não được xếp vào nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn phế và tử vong ở trẻ con. Mỗi năm có gần một nửa triệu trẻ em – bé trai nhiều hơn bé gái – phải cấp cứu vì chấn thương não. Trẻ bị chấn thương sọ não có thể gặp khó khăn về học tập hơn so với những bạn nhỏ đồng lứa. Chúng cũng có thể gặp nhiều vấn đề về hành vi và xúc cảm.

Is it just a bump on the head?

Learning to walk is a wobbly time. An unsteady toddler can take a lot of tumbles. Luckily, kids are pretty resilient. But if your child won't stop crying, is throwing up, says his head or neck hurts, or has trouble waking up after a fall, call the doctor right away.

Có phải đó chỉ là một cục u trên đầu thôi không?

Lúc tập đi là lúc mà cơ thể loạng choạng. Và trẻ mới tập đi loạng choạng có thể bị u đầu. May là, trẻ nhỏ cũng khá lành nhanh. Nhưng nếu con bạn cứ khóc không dứt, ói mửa, kêu đau đầu hoặc đau cổ, hoặc không tỉnh dậy được sau khi bị té thì bạn nên gọi bác sĩ ngay tức khắc.

Safety on bikes

Once they reach school age, kids are at risk from sports injuries and bicycle and car accidents. Teach kids to wear closely fitting helmets and other safety gear during sports and recreational activities. And make sure they follow bike safety rules about traffic and road hazards.

An toàn khi đi xe đạp

Khi đến tuổi đi học thì trẻ nhỏ thường có nguy cơ bị chấn thương thể thao và chấn thương do tai nạn xe đạp và xe hơi. Bạn nên hướng dẫn cho con mình đội mũ bảo hiểm vừa khít với đầu và sử dụng dụng cụ an toàn khác khi chơi thể thao và tham gia các hoạt động giải trí. Và nên đảm bảo rằng trẻ nhỏ phải tuân thủ các luật an toàn xe đạp về giao thông và các rủi ro trên đường.

Head injuries from sports

Head injuries are common in professional and amateur sports like football, baseball, and hockey. Some professional leagues have even improved their policies to treat athletes' head injuries more effectively. If you don't want to be carried off the field, wear a helmet that fits snugly every time you play. Supervise kids so they don't get too rough or play sports that aren't right for their age. And obey the rules to prevent falls and head-on collisions.

Chấn thương đầu do chơi thể thao

Chấn thương đầu thường thấy ở các môn thể thao chuyên nghiệp và nghiệp dư chẳng hạn như bóng đá, bóng chày, và khúc côn cầu. Một số liên đoàn chuyên nghiệp thậm chí đã cải thiện chính sách của mình để điều trị chấn thương đầu cho vận động viên có hiệu quả hơn. Nếu không muốn bị mang ra khỏi sân thi đấu, bạn nên đội mũ bảo hiểm gọn gàng và sát khít với đầu của mình mỗi khi chơi nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giám sát trẻ nhỏ để chúng không quá cộc cằn hoặc chơi môn thể thao mà không phù hợp với lứa tuổi của mình. Và hãy nên tuân thủ luật lệ để tránh té ngã và đụng đầu.

Safety in cars

A car accident can thrust your head forward -- or worse, propel you from the vehicle headfirst. Before you put the key in the ignition, put on your seatbelt and buckle your child in an age-appropriate safety seat. Teach kids to wear seatbelts when riding in cars or school buses.

An toàn khi đi xe hơi

Tai nạn xe có thể làm đầu bạn đập tới phía trước – hoặc tệ hơn nữa là, đẩy cả người bạn tới trước do xe chúi đầu. Trước khi bạn cắm chìa khoá vào công tắc, thì hãy nên mang dây an toàn vào và cài khoá cho con bạn ngồi vào ghế an toàn phù hợp với độ tuổi. Bạn nên hướng dẫn cho con biết cách mang dây an toàn khi ngồi vào trong xe hơi hoặc xe buýt đưa đón học sinh.

Preventing head injuries from falls

You don't have to fall far, or hard, to hurt your head. To avoid taking a tumble, clean up the clutter, cords, and other hazards that may cause you to fall. Install lights above hallways and stairs so you don't stumble while going to the bathroom at night. Secure all rugs and mats firmly to the floor so they don't slide around.

Phòng tránh chấn thương đầu do té ngã

Không nhất thiết phải té ngã mạnh hoặc té ở trên cao xuống mới có thể làm bạn bị chấn thương đầu. Để tránh té ngã bất thình lình, bạn nên dọn dẹp hết các đồ vật linh tinh, dây nhợ, và những chướng ngại vật khác có thể làm bạn té. Ngoài ra, nên cài lắp đèn trên hành lang và cầu thang để bạn không phải loạng choạng khi đi vệ sinh vào ban đêm. Nên dán chặt tất cả tấm thảm và chiếu trải trên sàn để chúng khỏi bị trượt đi.

 
Đăng bởi: hoahamtieu
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.