1. Hiểu rõ/ Nhận thức rõ ước mơ của mình
“Nếu bạn
không biết mình đang sắp sửa đi đâu thì bạn sẽ dừng chân ở một nơi
nào đó khác.” – Laurence J. Peter
Nếu thấy rõ
mục tiêu trước mắt thì chúng ta có thể dễ dàng đạt được những mục
tiêu đó nhiều hơn. Tự xác lập mục tiêu cho mình có thể dường như là
chuyện nhỏ/ chuyện nằm trong tầm tay mặc dù hoàn thành những mục
tiêu ấy lại là một việc khó khăn hơn, nhưng Lawrence J. Peter nhắc cho
chúng ta nhớ câu nói này nếu chúng ta đặt mục tiêu của mình vào
những hành động vừa sức thì chúng ta sẽ có quyết định thôi, điều
này giúp cho chúng ta có biện pháp cần thiết để biến những ước mơ
đó trở thành hiện thực.
2. Chiến thắng nỗi sợ hãi
“Đó là
một lời khuyên có giá trị mà tôi từng được nghe người ta khuyên một
thanh niên như thế – Hãy luôn làm những điều mà bạn thấy sợ.” – Ralph
Waldo Emerson
Cách tốt nhất
để học một điều gì đó, hay quả thực là để vượt qua/ chiến thắng
nỗi sợ hãi chính là đối mặt trực tiếp với nó/ tìm cách xử trí
nó/ tìm cách giải quyết nó một cách trực tiếp bằng cách lao vào
giải quyết cái khó/ xử trí cái nguy hiểm ngay tức khắc. Nỗi sợ là
điều có thể ngăn không cho chúng ta tìm ra tình yêu, hạnh phúc hoặc
cuộc sống viên mãn. Nếu chúng ta tự cam kết sẽ khắc phục được những
nỗi sợ hãi ấy bằng cách thách thức chúng thì những nỗi sợ hãi ấy
sẽ tan biến thôi.
3. Mục đích và ước muốn
“Tất cả
chúng ta là kết quả của những gì chúng ta đã nghĩ. Tư duy là điều
quan trọng nhất. Chúng ta nghĩ gì thì chúng ta sẽ trở thành đúng y
như vậy.” Đức Phật Thích Ca.
Tư tưởng của
chúng ta có thể quyết định được con người chúng ta là ai ở hiện
tại và chúng ta sẽ trở thành
người như thế nào trong tương lai. Nếu chúng ta tập trung suy nghĩ vào
những điều chúng ta muốn hơn là điều mình không muốn thì cuộc sống
của chúng ta có thể trở nên tốt hơn/ có khả năng biến đổi thành tốt
hơn. Thay vì đi ngược/ chống đối lại những mục đích và ước muốn của
mình thì chúng ta nên tập trung vào việc liên kết/ hỗ trợ với chúng.
4. Hạnh phúc
“Hạnh
phúc tuỳ thuộc nhiều vào ý định của tư duy bên trong hơn là tuỳ
thuộc vào các hoàn cảnh bên ngoài.” – Benjamin Franklin
Hạnh phúc xuất
phát từ bên trong con người chúng ta không phải là do trạng thái bên
ngoài. Nếu chúng ta bình an trong tâm hồn, nếu chúng ta chấp nhận và
hiểu được cuộc sống của mình thì chúng ta sẽ tìm thấy được hạnh
phúc đích thực mà thôi. Hãy cố hiểu rõ rằng hạnh phúc là một sự
lựa chọn của chúng ta.
5. Tự chấp nhận
“Đoàn kết
là sức mạnh.” – Chúa Giê-xu
Để tự chấp
nhận thì chúng ta phải từ bỏ cái việc cố trở thành những gì mà chúng
ta không trở thành được. Cách đó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về tính
chân thực của mình. Nhiều người trong chúng ta luôn vẽ nên một hình
ảnh hoàn hảo trong đầu và cố trở thành những nhân vật mà chúng ta
muốn người khác phải ngắm nhìn. Tuy vậy, bằng việc làm này chúng ta
sẽ nhầm lẫn với chính mình và cuối cùng sẽ tin vào sự dối trá
của điều bất hoàn hảo đó. Càng nhận thức được điều này sớm thì
chúng ta càng chấp nhận được con người
chúng ta nhanh hơn và có thể mãn nguyện với cuộc sống của mình.
6. Lòng cảm kích và lòng biết ơn
“Có quá
nhiều thứ mà người khác đã ban tặng cho tôi, nên tôi chẳng có thời
gian để suy nghĩ cái gì đã bị chối từ.” – Helen Keller
Đôi khi chúng ta
mất quá nhiều thời gian để suy ngẫm về những điều bất hạnh và xót
thương cho số phận của mình đến nỗi mà chúng ta đã quên đi việc bằng
lòng với những gì mình đang có và quên biết ơn những điều mình đang
sở hữu. Khi chúng ta dành thời gian để nhận ra phép màu của cuộc
sống, chúng ta có thể thấy được rằng cuộc sống đã ban cho chúng ta
nhiều quà tặng. Làm như thế chắc chắn chúng ta sẽ thay đổi tâm trạng
của mình trở nên lạc quan hơn.
7. Nghệ thuật giản dị
“Tôi đã
viết lá thư này dài hơn bình thường bởi tôi không đủ thời gian để
rút cho nó ngắn lại.” – Blaise Pascal
Sự hoàn hảo
không phải là khi không còn thêm gì vào được nữa, mà là lúc không
thể xén bớt đi điều gì. Cách thức làm chủ cuộc sống của chúng ta
thực sự là nhận thức được những điều có giá trị cao lớn nhất là
những niềm vui bình dị nhất của cuộc đời, chứ không phải là vật
chất và những thú tiêu khiển tương tự vật chất khác.
Đăng bởi: thuyhoang