Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
Hỏi đáp nhanh
 
 
 
Kết quả
Vietgle Tra từ
Chuyên ngành Anh - Việt
Servers
|
Tin học
Server là hệ thống các máy tính được nối kết mạng nhằm cung cấp các dịch vụ cho các người dùng mạng. Các công ty lớn có rất nhiều máy tính hoạt động như là các file server, server ứng dụng, server cơ sở dữ liệu, cổng giao tiếp e-mail (e-mail gateway) và server truyền thông. Các hệ thống nầy chạy các hệ điều hành mạng như Novell NetWare, Windows NT, hoặc một phiên bản của hệ điều hành UNIX. Trong khi đó, nhiều công ty vẫn còn sử dụng hệ thống máy tính lớn (mainframe). Các hệ thống nầy đã được điều chỉnh để trở thành các server mạng và được gọi là superserver (siêu server), chạy nhiều bộ xử lý cùng lúc và có nhiều đĩa và hệ thống phần cứng dự phòng. Server “mới” là hệ thống linh hoạt , bộ xử lý hoặc bộ phận khác có thể thêm vào bất kỳ lúc nào. Các hệ thống nầy là nền tảng cho sự phát triển và mở rộng trong tương lai. Chúng cung cấp các dịch vụ tập trung để hỗ trợ các máy tính mạng NC (network computer) và NetPC thế hệ mới. Mô hình nầy dường như tương tự với mô hình máy tính lớn (mainframe) tập trung loại cũ, tuy nhiên hệ thống mới nầy có thể chạy các chương trình dựa trên thành phần, mô hình client/server được viết bằng Java và ActiveX, có thể tận dụng các giao thức của Web mà Server thực hiện hầu hết các xử lý nầy. Trong một số trường hợp tiến trình xử lý quá lớn, nhiều server sẽ được huy động lại để chia nhau xử lý (điều nầy được gọi là cân bằng phân bố), như minh họa bên trái hình S-2. Nó trái ngược với “nông trại server” ở trên, trong đó một số server cung cấp dịch vụ tập tin, một số khác cung cấp dịch vụ e-mail hoặc dịch vụ truyền thông. Hệ thống nhóm sẽ tránh được việc mất một trong các hệ thống. Dữ liệu được lưu trữ trong các dãy đĩa riêng biệt mà bất kỳ server nào cũng có thể truy cập. Hệ thống có thể được mở rộng bằng cách thêm server. Khi có yêu cầu từ Web client, yêu cầu nầy sẽ được đưa tới server thích hợp có thể xử lý ngay lập tức. Một chương trình ứng dụng có thể được chạy trên cả nhóm các server nầy, và các server được dùng như là một bộ xử lý đơn. Xem “Clustering” và “Data Warehousing”. Đặt hệ thống nầy ở nhiều nơi khác nhau cung cấp các thiết bị dự phòng và bảo vệ công ty khỏi các tai họa cục bộ, được minh họa bên phải hình S-2. Người dùng địa phương truy cập dữ liệu dễ hơn. Dữ liệu phải có sẵn tại tất cả các nơi để có thể sao chép từ các nơi nầy tới trung tâm. Việc sao chép có thể không bảo đảm tính đồng bộ, tính thời gian thực của dữ liệu, nhưng trong vài trường hợp (như dịch vụ thư mục) điều nầy không quan trọng. Các đặc tính của server Ngày nay nếu bạn cần mua server, bạn sẽ thấy hệ thống đa bộ xử lý, dãy các đĩa và bộ xử lý năng suất cao với giá hợp lý. Các hệ thống nầy có năng suất giống như hệ thống máy tính lớn (mainframe). Phần nầy sẽ nói về các chức năng đặc biệt của server. Ví dụ như : “Parallel Processing”, “RAID (Redundant Arrays of Inexpensive Disks)”, và “SCSI (Small Computer System Interface)”. Hình S-2 Các kỹ thuật phân nhóm và tái lập trên máy chủ Nếu ngân sách bạn có hạn, cách tốt nhất để có được hệ thống tốt với giá cả hợp lý là hệ thống đa bộ xử lý. Hệ thống đa bộ xử lý của Intel tiêu biểu là hệ thống có 4 bộ xử lý. Để tận dụng hệ thống nầy, bạn cần có hệ điều hành hỗ trợ SMP (symmetrical multiprocessing: đa xử lý đối xứng) như Windows NT hoặc Novell NetWare. Hệ thống SMP tách các tác vụ xử lý thành những thread (luồng) và mỗi luồng được xử lý bởi một CPU. Vì vậy về mặt lý thuyết, hệ thống 4 bộ xử lý có thể xử lý nhanh gấp 4 lần hệ thống chỉ có 1 bộ xử lý. Server đa bộ xử lý đã trở nên phổ biến và các nhà sản xuất như Compaq, DEC, Dell, Hewlett-Packard, và IBM bán chúng qua đơn đặt hàng e-mail. Hệ thống SMP bổ sung tính năng chia sẻ bộ nhớ, không gian đĩa và các đặc tính hệ thống khác. Hệ điều hành đơn sẽ chuyển tác vụ xử lý đến bộ xử lý đang sẵn sàng để xử lý. Vì các bộ xử lý dùng chung bộ nhớ và đĩa, kết quả xử lý có thể đặt ở nơi mà các bộ xử lý khác có thể dễ dàng truy cập khi cần thiết. Superservers Siêu server Nếu khả năng xử lý cao và giá thành cao thì ta gọi là superserver. Vài năm trước đây, hệ thống 4 bộ xử lý được gọi là superserver. Hiện nay, superserver được xem là hệ thống gồm 8 bộ xử lý hoặc nhiều hơn nữa, dung lượng bộ nhớ tính bằng gigabyte, hệ thống lưu trữ RAID tính bằng terabyte, và các đặc tính khác như nhiều nguồn cung cấp điện. Đặc điểm nổi bật là có đường bus riêng. Sun Microsystems và NetFRAME Systems là các nhà sản xuất nổi tiếng trong lĩnh vực nầy. Ultra Enterprise 10000 của Sun Microsystems hỗ trợ 64 bộ xử lý. Các bộ xử lý của UltraSPARC II chạy với tốc độ 250 MHz, bộ nhớ 64 GB, và dung lượng lưu trữ lên đến 20 TB (terabyte). Hệ thống nầy chạy hệ điều hành Solaris tương thích với UNIX của Sun, cung cấp khả năng SMP trên các bộ xử lý. Hệ thống nầy được thiết kế như là một giải pháp của mô hình máy tính lớn (mainframe). Clustersystem 9000 của NetFRAME có một giải pháp khác. Nó chỉ dùng 4 bộ xử lý của Intel, nhưng có hệ thống nhập/xuất (Input/Output) cải tiến bằng cách thiết lập hệ thống bus đặc biệt. Hệ thống có 3 đường bus PCI để xử lý hàng ngàn yêu cầu cùng một lúc. Một đường bus xử lý lưu thông tới hệ thống ví dụ như dữ liệu từ bàn phím, trong khi đó 2 đường bus còn lại xử lý lưu thông trên mạng với tốc độ cao. Hệ thống MPP ( bộ xử lýá song song cỡ lớn) thiết kế một mô hình khác cho các server tốc độ cao. Hệ thống MPP có thể mở rộng lên tới mức siêu máy tính với hàng trăm hoặc hàng ngàn bộ xử lý. Nếu hệ thống SMP bao gồm một nhóm các bộ xử lý dùng chung bộ nhớ và đường bus, thì hệ thống MPP bao gồm nhiều nút, với mỗi nút là một hệ thống SMP. Xem “Parallel Processing”. Một bài báo rất thú vị về hệ thống NetServer MPP của Tandem có thể tìm tại site Byte ở phần thông tin trên Internet. Chuyển đổi Server GigaLab và các nhà sản xuất khác đang thiết kế một mô hình server nhắm vào các thao tác xuất nhập trên mạng dễ tắt nghẽn. I/O Switching (chuyển mạch xuất nhập) của GigaLab cho phép các server tốc độ cao truyền dữ liệu trực tiếp vào mạng chính(backbone) bằng cách mở rộng đường bus xuất/nhập của server thành hệ thống chuyển mạch. Cách nối kết trực tiếp nầy làm tăng tốc độ gấp 10 lần bình thường và giảm số lần bị ngắt quãng do card mạng gây ra trên server. Với I/O switching đường bus của server được nối kết trực tiếp với bộ chuyển mạch server, là một phần của đường mạng chính. Các chuyển mạch thông thường được bỏ qua cho phép server truyền dữ liệu trực tiếp từ đường bus lên bộ chuyển mạch mạng chính như là chuyển mạch giữa các bus. Hơn nữa, I/O switching của GigaLab hỗ trợ nối kết SCSI-2 và SCSI-3 cho phép các thiết bị lưu trữ được nối kết trực tiếp với hệ thống chuyển mạch như trong bên phải hình S-3. Cấu hình nầy cho phép dữ liệu truyền không cần qua server và chuyển trực tiếp lên mạng chính. Dĩ nhiên, dữ liệu được truyền trực tiếp từ đĩa lên bộ chuyển mạch server, bộ chuyển mạch server phải đóng gói các dữ liệu nầy thành các frame hoặc cell. Điều nầy có thể làm bớt gánh nặng đối với server, hơn nữa bộ chuyển mạch của GigaLab server lọc những lưu thông trên mạng mà không cần thiết đối với server. Kiến trúc I2O Một phát triển thú vị khác về server là I2O cho phép thiết bị I/O tạo ra các thiết bị đĩa mang đi được qua các hệ điều hành. Quan trọng hơn cả về phương diện vận hành của server, I2O tạo điều kiện cho hệ thống I/O con thoát ra khỏi các ý định ngắt I/O của máy chủ. Điều nầy cải tiến hoạt động xuất nhập và cho phép các server phục vụ tốt hơn trong những dải tầng cao của những mạng bận rộn. Thông tin về I2O có thể lấy từ web-site I2O Special Interest Group cho dưới đây ở mục “Thông tin trên Internet”. Từ mục liên quan Clustering; Data Warehousing; DBMS (Database Management System); Distributed Processing; IBM Servers; Mainframe; MPP (Massively Parallel Processor) System; Multiprocessing; NUMA (Non-Uniform Memory Assess); Parallel Processing; và Supercomputer. Hình S-3 Chuyển mạch I/O của GigaLabs Thông tin trên Internet Tập đoàn Máy tính Compaq http://www.compaq.com/products/serversTập đoàn Thiết bị Digital http://www.digital.com/alphaserver Hewlett-Packard Server Products Page http://www.hp.com/Networking/servprod.html IBM Server Page http://www.ibm.com/Servers Sun Microsystem Server page http://www.sun.com/servers Công ty NetFRAME Systems http://www.netframe.com Công ty GigaLabs http://www.GigaLabs.com BYTES article:”The Network in the Server” by Thom Thompson http://www.byte.com/art/9607/sec12/ art1.htm I2O Special Interest Group http://www.ìosig.org