Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Scientists Study Genetic Basis of Autism
Các Nhà khoa học Nghiên cứu cơ sở di truyền học của Bệnh tự kỷ
Scientists have taken another big step toward identifying the genetic flaws which may cause autism, a type of neurological development disorder. In the latest development, laboratory mice have been genetically engineered to produce autism-like behaviors.
Các nhà khoa học tiến hành bước lớn khác trong việc xác định khiếm khuyết di truyền có thể gây ra bệnh tự kỷ, một loại rối loạn phát triển thần kinh. Trong phát triển mới đây, chuột thí nghiệm được biến đổi gen để tạo ra các hành vi của bệnh tự kỷ.

Scientists have taken another big step toward identifying the genetic flaws which may cause autism, a type of neurological development disorder. In the latest development, laboratory mice have been genetically engineered to produce autism-like behaviors.

Researchers have known that certain genetic defects are associated with autism. One of the most common is known as a deletion, when a child inherits only one gene or group of genes, instead of the normally inherited pair, one from each parent.

In particular, there is a cluster of 27 genes on chromosome 16. Children with autism may have only one copy of those genes, instead of the usual two.

Scientists at Cold Spring Harbor Laboratory used mice that were genetically engineered to have this same kind of deletion defect. Then, they observed the mice.

"What we found was really, really amazing," says senior author Alea A. Mills. "They have a number of features that are used to diagnose children with autism. They're hyperactive, they have repetitive behaviors, and they have a lot of sleeping deficits."

Mills said they also studied the brains of the laboratory mice. Co-author Mark Henkleman, of the Hospital for Sick Children in Toronto ran MRI scans on the mice.

"And what he found was that there were eight different regions of the brain that were severely affected. Interestingly, one of these regions of the brain is the hypothalamus," Mills says.

And previous research has linked the hypothalamus with some repetitive behaviors that are characteristic of autism.

So is this deletion - a missing second copy of this 27-gene cluster - the "cause" of autism? Mills says it's not that simple.

"There are a number of different genetic changes that have been found [to be] associated with autism. There could be a network of interacting players, but I don't think there will be a single region [of the genome] that is responsible for all cases of autism, from what we're seeing."

 Still, putting together pieces of the genetic puzzle surrounding autism may help researchers understand the disorder better, and that might lead someday to new therapies. And the development of mice with autism-like behaviors may help scientists in the process.

The research paper by Alea Mills and colleagues is published in the Proceedings of the National Academy of Sciences.

Các nhà khoa học tiến hành bước lớn khác trong việc xác định khiếm khuyết di truyền có thể gây ra bệnh tự kỷ, một loại rối loạn phát triển thần kinh. Trong phát triển mới đây, chuột thí nghiệm được biến đổi gen để tạo ra các hành vi của bệnh tự kỷ.

Các nhà nghiên cứu biết rằng một số khuyết tật di truyền có liên quan đến bệnh tự kỷ. Một trong những khiếm khuyết phổ biến nhất là sự mất đoạn, trường hợp một đứa trẻ thừa hưởng chỉ một gen hoặc một nhóm gen thay vì thừa hưởng một cặp gen bình thường, một gen từ mỗi bố mẹ.

Đặc biệt, có một cụm 27 gen trên nhiễm sắc thể 16. Trẻ bị bệnh tự kỷ có thể chỉ có một bản sao thuộc các gen đó thay vì có hai gen bình thường.

Các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor thử nghiệm loại chuột đã được biến đổi gen để có cùng loại khiếm khuyết mất đoạn. Sau đó, họ theo dõi con chuột này.

 “Những gì chúng tôi nhận thấy thực sự đáng ngạc nhiên,” nhà nghiên cứu thâm niên Alea A.Mills cho biết. “Chúng có một số đặc điểm dùng để chẩn đoán cho trẻ bị bệnh tự kỷ. Chúng hiếu động thái quá, chúng lặp lại các hành vi và chúng ngủ rất ít.”

Mills cho biết họ còn nghiên cứu não ở chuột thí nghiệm. Đồng tác giả Mark Henkleman thuộc Bệnh viện Sick Children ở Toronto cho quét MRI (cộng hưởng từ) lên chuột.

 “Và những gì ông nhận thấy là có tám vùng não khác nhau bị ảnh hưởng lớn. Thật thú vị là một trong những vùng não này là vùng dưới đồi”, Mills nói.
Còn các nghiên cứu trước đây liên quan đến vùng dưới não có một vài hành vi lặp lại là đặc điểm của bệnh tự kỷ.

Vậy có phải sự mất đoạn này- nghĩa là bản sao thứ hai của cụm gien thứ 27 này bị mất- là “nguyên nhân” của bệnh tự kỷ? Mills cho biết là nó không hề đơn giản.

“Có một số thay đổi gen khác nhau được tìm thấy có liên quan đến bệnh tự kỷ. Có thể có một mạng các tác nhân tương tác, nhưng tôi không nghĩ sẽ có riêng một vùng (hệ gien) gây ra mọi trường hợp của bệnh tự kỷ từ những gì mà chúng ta đang thấy.”

Tuy nhiên, việc ghép các chuỗi vấn đề di truyền xung quanh bệnh tự kỷ có thể giúp các nhà khoa học hiểu hơn về rối loạn này, và có thể một ngày nào đó tìm ra các trị liệu mới. Và việc phát triển ở chuột có các hành vi của bệnh tự kỷ có thể giúp các nhà khoa học trong quá trình này.

Bài nghiên cứu do Alea Mills cùng các đồng nghiệp thực hiện được công bố trên Tạp chí tháng của Học viện Khoa học Quốc gia.


 
Đăng bởi: Clementine
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.