Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Rubella
Ru-bê-la
Rubella (German measles) or 3-day measles — is an infection that primarily affects the skin and lymph nodes. It is caused by the rubella virus (not the same virus that causes measles), which is usually transmitted by droplets from the nose or throat that others breathe in. It can also pass through a pregnant woman's bloodstream to infect her unborn child.
Ru-bê-la (bệnh sởi Đức) hay sởi 3 ngày - là bệnh nhiễm trùng chủ yếu tác động tới da và hạch bạch huyết. Bệnh này do vi-rút ru-bê-la gây ra (không phải vi-rút gây bệnh sởi thông thường), thường truyền qua những giọt nước từ mũi hay họng mà người khác hít vào. Nó cũng có thể đi qua dòng máu của thai phụ rồi lây nhiễm cho thai nhi.

Rubella (German measles) or 3-day measles — is an infection that primarily affects the skin and lymph nodes. It is caused by the rubella virus (not the same virus that causes measles), which is usually transmitted by droplets from the nose or throat that others breathe in. It can also pass through a pregnant woman's bloodstream to infect her unborn child. 

It's a generally mild disease in children; the primary medical danger of rubella is the infection of pregnant women because it can cause congenital rubella syndrome in developing babies. 

Before a vaccine against rubella became available in 1969, rubella epidemics occurred every 6-9 years, most often among kids 5 to 9 years old. Many cases of congenital rubella occurred as well. Thanks to immunization, there are far fewer cases of rubella and congenital rubella.

Most rubella infections today appear in young, non-immunized adults rather than in kids. In fact, experts estimate that 10% of young adults are currently susceptible to rubella, which could pose a danger to children they might have someday. 

Signs and Symptoms

Rubella infection may begin with 1-2 days of mild fever (99-100° F/37.2-37.8° C) and swollen lymph nodes, usually in the back of the neck or behind the ears. A rash then begins on the face and spreads downward. 

The rubella rash can look like many other viral rashes. It appears as either pink or light red spots. The rash can itch and lasts up to 3 days. As the rash clears, the affected skin occasionally sheds in very fine flakes.

  Other symptoms of rubella (these are more common in teens and adults) can include headache, loss of appetite, mild conjunctivitis, a stuffy or runny nose, swollen lymph nodes in other parts of the body, and pain and swelling in the joints (especially in young women). Many people with rubella have few or no symptoms.

 Rubella in a pregnant woman can cause congenital rubella syndrome, with potentially devastating consequences for the developing fetus. Children who are infected with rubella before birth are at risk for growth retardation; mental retardation; malformations of the heart and eyes; deafness; and liver, spleen, and bone marrow problems. 

Contagiousness

 The rubella virus passes from person to person through tiny drops of fluid from the nose and throat. People who have rubella are most contagious from 1 week before to 1 week after the rash appears. Someone who is infected but has no symptoms can still spread the virus.

  Infants who have congenital rubella syndrome can shed the virus in urine and fluid from the nose and throat for a year or more and may pass the virus to people who have not been immunized.

 Prevention

 Rubella can be prevented by the rubella vaccine. Widespread immunization against rubella is critical to controlling the spread of the disease, thereby preventing birth defects caused by congenital rubella syndrome.

  The vaccine is usually given to children at 12-15 months of age as part of the scheduled measles-mumps-rubella (MMR) immunization. A second dose of MMR is generally given at 4-6 years of age.

  The rubella vaccine should not be given to pregnant women or to a woman who may become pregnant within 1 month of receiving the vaccine. If you are thinking about becoming pregnant, make sure that you're immune to rubella through a blood test or proof of immunization. If you're not immune, you should receive the vaccine at least 1 month before you become pregnant.

  Pregnant women who are not immune should avoid anyone who has the illness and should be vaccinated after delivery so that they will be immune during any future pregnancies.

 Incubation

 The incubation period for rubella is 14-23 days, with an average incubation period of 16-18 days. This means that it can take 2-3 weeks for a child to get rubella after they are exposed to someone with the disease.

 Duration

The rubella rash usually lasts 3 days. Lymph nodes may remain swollen for a week or more, and joint pain can last for more than 2 weeks. Children who have rubella usually recover within 1 week, but adults may take longer.

  Treatment

 Rubella cannot be treated with antibiotics because they do not work against viral infections. Unless there are complications, rubella will resolve on its own.

  Any pregnant woman who has been exposed to rubella should contact her obstetrician immediately.

  Rubella is typically mild in kids, who often can be cared for at home. Monitor your child's temperature and call the doctor if the fever climbs too high.

  To relieve discomfort, you can give your child acetaminophen or ibuprofen. Do not give aspirin to a child with a viral illness because such use has been associated with the development of Reye syndrome, which can lead to liver failure and death.

  When to Call the Doctor

 Call the doctor if your child develops a fever of 102° F (38.9° C) or above (in a child younger than 6 months, call for a fever above 100.4° F, or 38° C), or if your child appears to be getting sicker than the mild course of symptoms described above.

Ru-bê-la (bệnh sởi Đức) hay sởi 3 ngày - là bệnh nhiễm trùng chủ yếu tác động tới da và hạch bạch huyết. Bệnh này do vi-rút ru-bê-la gây ra (không phải vi-rút gây bệnh sởi thông thường), thường truyền qua những giọt nước từ mũi hay họng mà người khác hít vào. Nó cũng có thể đi qua dòng máu của thai phụ rồi lây nhiễm cho thai nhi.

  Ở trẻ em thì bệnh này thường nhẹ; mối nguy hiểm lớn nhất về mặt y học của bệnh ru-bê-la là việc thai phụ bị nhiễm bệnh vì nó có thể gây ra hội chứng ru-bê-la bẩm sinh ở thai nhi.

  Trước khi có vắc-xin ngừa ru-bê-la vào năm 1969 thì dịch ru-bê-la xảy ra 6-9 năm một lần, thường nhất là ở trẻ từ 5 đến 9 tuổi. Nhiều trường hợp ru-bê-la bẩm sinh cũng xảy ra. Nhờ chủng ngừa mà các trường hợp ru-bê-la và ru-bê-la bẩm sinh đã giảm đi nhiều.

Ngày nay, hầu hết các trường hợp nhiễm ru-bê-la là ở thanh niên chưa được chủng ngừa, chứ không phải ở trẻ em. Trên thực tế, các chuyên gia ước tính 10% thanh niên hiện mắc bệnh ru-bê-la, điều này có thể gây nguy hiểm cho con của họ vào một ngày nào đó.

 Triệu chứng và dấu hiệu

 Nhiễm ru-bê-la có thể bắt đầu bằng 1-2 ngày sốt nhẹ (99-100° F / 37.2-37.8°C) và các hạch bạch huyết sưng phồng, thường ở sau cổ hay sau tai. Rồi bắt đầu nổi ban trên mặt và lan rộng xuống.

 Ban ru-bê-la có thể trông giống như nhiều loại ban khác do vi-rút gây ra. Ban xuất hiện thành các đốm hoặc là màu hồng hoặc là màu đỏ nhạt. Ban có thể gây ngứa và kéo dài tới 3 ngày. Khi ban lặn thì vùng da bị ảnh hưởng đôi khi bị bong tróc thành các mảng rất nhỏ.

  Các triệu chứng khác của bệnh ru-bê-la (các triệu chứng này thường gặp ở thiếu niên và người lớn hơn) có thể bao gồm nhức đầu, chán ăn, viêm kết mạc nhẹ, nghẹt mũi hoặc sổ mũi, hạch bạch huyết sưng phồng ở các bộ phận khác trên cơ thể, đau và sưng khớp (nhất là ở phụ nữ trẻ). Nhiều người mắc bệnh ru-bê-la có ít hoặc không có triệu chứng.

  Ru-bê-la ở thai phụ có thể gây ra hội chứng ru-bê-la bẩm sinh, có khả năng làm tổn hại cho bào thai đang phát triển. Trẻ em bị nhiễm bệnh ru-bê-la trước khi chào đời gặp nguy cơ chậm phát triển; thiểu năng tâm thần; dị tật tim và mắt; điếc; các vấn đề về gan, lá lách và tuỷ xương.

 Lây nhiễm

  Vi-rút ru-bê-la truyền từ người này sang người khác qua các giọt chất dịch nhỏ xíu từ mũi và họng. Những người mắc bệnh ru-bê-la lây nhiễm nhiều nhất là 1 tuần trước khi nổi ban hoặc 1 tuần sau khi nổi ban. Người bị nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng vẫn có thể phát tán vi-rút.

  Trẻ con mắc hội chứng ru-bê-la bẩm sinh thì có thể truyền vi-rút trong nước tiểu và dịch từ mũi và họng tiết ra trong vòng một năm trở lên và có thể truyền vi-rút sang những người chưa được chủng ngừa.

 Ngăn ngừa

 Bệnh ru-bê-la có thể ngăn chặn được bằng vắc-xin ngừa ru-bê-la. Tiêm chủng mở rộng để ngừa ru-bê-la thì rất quan trọng đối với việc hạn chế bệnh này lây lan, do đó ngăn ngừa được những dị tật bẩm sinh do hội chứng ru-bê-la bẩm sinh gây ra.

  Vắc-xin thường được tiêm cho trẻ vào lúc 12-15 tháng tuổi như là một phần trong phác đồ chủng ngừa sởi - quai bị - ru-bê-la (MMR). Liều MMR thứ hai thường được tiêm vào lúc 4-6 tuổi.

  Không nên tiêm vắc-xin ngừa ru-bê-la cho thai phụ hay phụ nữ có thể mang thai trong vòng 1 tháng tiêm vắc-xin. Nếu bạn nghĩ đến việc mang thai thì phải bảo đảm bạn miễn dịch với bệnh ru-bê-la bằng cách xét nghiệm máu hoặc được xác nhận là đã chủng ngừa. Nếu bạn chưa được miễn dịch thì nên tiêm vắc-xin ít nhất  là 1 tháng trước khi mang thai.

  Thai phụ chưa được miễn dịch nên tránh bất cứ người  nào bị bệnh này và nên tiêm chủng sau khi sinh con để được miễn dịch cho những lần mang thai sau này.

 Thời kỳ ủ bệnh

  Thời kỳ ủ bệnh ru-bê-la là 14-23 ngày, với thời kỳ ủ bệnh trung bình là 16-18 ngày. Điều này có nghĩa là sau khi tiếp xúc với người bệnh thì 2-3 tuần sau trẻ mới mắc bệnh ru-bê-la.

 Thời gian kéo dài bệnh

  Chứng phát ban ru-bê-la thường kéo dài 3 ngày. Có thể hạch bạch huyết vẫn sưng một tuần hoặc lâu hơn, riêng đau khớp thì có thể kéo dài hơn 2 tuần. Trẻ mắc bệnh ru-bê-la thường hồi phục trong vòng 1 tuần, nhưng người lớn có thể lâu hơn.

 Điều trị

  Không thể điều trị bệnh ru-bê-la bằng thuốc kháng sinh vì chúng không chống lại được tình trạng nhiễm vi-rút. Nếu không có biến chứng gì thì bệnh ru-bê-la sẽ tự khỏi.

  Bất kỳ thai phụ nào đã từng mắc bệnh ru-bê-la cũng đều nên liên lạc với bác sĩ sản khoa ngay lập tức.

  Bệnh ru-bê-la thường nhẹ ở trẻ, thường thì có thể chăm sóc trẻ tại nhà. Hãy theo dõi nhiệt độ của con bạn và hãy gọi cho bác sĩ nếu trẻ bị sốt quá cao.

  Để giảm bớt khó chịu, bạn có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Không được cho trẻ mắc bệnh do vi-rút gây ra uống át-xpi-rin vì dùng thuốc này có liên quan đến việc phát triển hội chứng Reye, có thể dẫn đến suy gan và tử vong.

 Khi nào thì cần gọi điện cho bác sĩ


Hãy gọi điện cho bác sĩ nếu con bạn bị sốt 102°F (38,9° C) hoặc cao hơn (đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì hãy gọi điện cho bác sĩ nếu sốt trên 100,4° F, hoặc 38°C), hoặc nếu như con bạn có vẻ yếu hơn so với các triệu chứng nhẹ đã mô tả trên đây.

 
Đăng bởi: tuhu
Bình luận
Đăng bình luận
3 Bình luận
normal123(10/11/2011 05:59:33)
Đúng, đa số là chỉ đứng nhìn chứ không cứu. Nhưng chỉ 1 phần là không có tính người, phần còn lại nếu họ cứu thì cũng sẽ có 2 trường hợp. Thứ nhất là mọi chuyện êm thắm và cứu được nạn nhân. Nhưng trường hợp còn lại thì sao, đã xông pha bay vào cứu người, sau đó lại còn bị thiên hạ dòm ngó, nói này nói nọ, bị trả thù hèn hạ, chưa kể có khi cứu không được mà chính mình chết đầu tiên. Lớn rồi thì suy nghĩ dùm chút đi, đâu phải cứ muốn là cứu được đâu. Tôi ví dụ vầy, có 1 người bị 1 đám nó hội đồng, xong bạn bay vào cứu, giữ được tính mạng của bạn chưa? Nếu chạy đi kêu người khác với công an thì chúng nó cũng bay vào bụi chưa kể nạn nhân khó giữ tính mạng. Trường hợp khác là chúng nó dàn cảnh, lợi dụng tấm lòng của người tốt. Tùy thôi bạn à, không phải ai cũng xấu như bạn nghĩ đâu, nhưng xã hội bây giờ nói thật chứ ra đường toàn là mưu mô láu cá không tin ai được trừ khi ruột thịt của mình. Nếu muốn thấy ví dụ thì lên mạng search "bé Yue Yue 2 tuổi ở TQ bị xe tải cán 2 lần" mà đọc. Đọc không hiểu thì tôi không còn gì để nói.
Hongnhung(07/10/2011 13:30:33)
Đa số Người Việt Nam bây giờ ra đường thấy người chết thì phớt lờ đi như không thấy, ai có dòm ngó thì cũng là do hiếu kỳ, chứ những người tốt biết hi sinh mình vì người khác thì... khan hiếm quá, mà đôi khi trước khi giúp người ta cũng nghĩ xem có kiếm chác được gì không ? tình người còn nhỏ nhoi, sống bon chen nhau, giành giật và lợi dụng thì còn lâu mà tiến lên được. Nếu ta cứ biết ta cái đã, chết ai thì người đấy chịu thì... muôn đời chỉ thế thôi. ai cũng nói việt nam có 54 đân tộc anh em, nhưng đứa nào mở mồm nói thật là người dân nào đấy thì ngay đảm bảo có ngay cái nhìn lạ hoắc, lời xì xào : ôi ! hóa ra nó là người dân tộc mày ạ !!!!!
normal123(05/10/2011 09:02:15)
Càng ngày càng nhiều bệnh xảy ra!!! hàizzzzzzzzz, con thú nó ăn tạp, ăn sống, ăn bậy bạ, dơ bẩn thế mà nó sống khỏe... còn con người, phòng ngừa, tiêm thuốc, uống thuốc này nọ, nghiên cứu đủ thứ,... mà vẫn không tránh được bệnh!!! Nghĩ mà thấy mấy ông dân tộc ở trong rừng vs mấy ông tiền sử hay thật, sống dựa vào thiên nhiên, vượt qua khắc nghiệt để tồn tại. "Nếu ta bắn vào thiên nhiên 1 viên súng lục, thiên nhiên sẽ đáp trả lại ta bằng 1 phát đại bác."
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.