Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Blood test
Xét nghiệm máu
Iron is obtained from food and stored for use as ferritin, an iron-carrying protein. Ferritin is found mostly in the liver, but it's also present in smaller amounts in the bone marrow, spleen, and muscles.
Sắt được hấp thu từ thức ăn và được tích trữ lại trong cơ thể để sử dụng dưới dạng pheritin, đây là loại prô-tê-in vận chuyển sắt. Chất pheritin có nhiều nhất trong gan, nhưng hàm lượng trong tuỷ xương, lách, và các cơ thấp hơn.

What it is?

A ferritin blood test helps doctors evaluate the amount of iron stored in the body. The body uses iron to make hemoglobin, the oxygen-carrying protein inside red blood cells.

Iron is obtained from food and stored for use as ferritin, an iron-carrying protein. Ferritin is found mostly in the liver, but it's also present in smaller amounts in the bone marrow, spleen, and muscles. Only a small amount is normally present in the blood, but it can still be used to estimate the body's total iron stores.

Stored iron is important because when iron intake is low, the body relies on ferritin to release the iron it needs. If enough iron isn't available in storage, a person will progress through several stages of iron deficiency. If the situation isn't corrected, iron deficiency may eventually lead to anemia — a decreased amount of hemoglobin in the blood, resulting in difficulty delivering oxygen to the cells and tissues.

Most iron deficiency cases in childhood are due to low iron intake — for example, getting too few iron-rich foods such as red meat and fortified cereals, or, in bottle-fed infants, switching from iron-fortified formula to cow's milk before 12 months. Infants who are breastfed tend to get enough iron from their mothers until about 4-6 months of age, when iron-fortified cereal is usually introduced.

Low iron also may be caused by poor iron absorption by the intestine or by blood loss, most commonly from heavy menstruation or gradual blood loss in the intestinal tract.

Some health conditions can result in too much iron and ferritin in the body (iron overload). The most common is hemochromatosis, a genetic disease in which too much iron is absorbed.

Why it's done

Doctors may order ferritin test when they suspect kids have too little or too much iron in their bodies. This suspicion is often based on the results of routine blood tests, such as a complete blood counts, that show low hemoglobin levels.

Doctors may also suspect problems with iron levels based on certain symptoms. Early symptoms if iron depletion or deficiency might be subtle. But once levels drop below a certain amount, kids might experience symptoms such as fatigue, weakness, pale skin, rapid heartbeat, or dizziness. The most common symptoms of iron overload are joint pain, chronic fatigue, and abdominal pain.

Ferritin levels are a helpful first indicator of abnormal iron stores because they tend to drop or rise even before symptoms occur.

Preparation

No special preparations are needed for this test. On the day of the test, it may help to have your child wear a short-sleeve shirt to allow easier access for the technician who will be drawing the blood.

The procedure

A health professional will usually draw the blood from a vein. For an infant, the blood may be obtained by puncturing the heel with a small needle (lancet). If the blood is being drawn from a vein, the skin surface is cleaned with antiseptic and an elastic band (tourniquet) is placed around the upper arm to apply pressure and cause the veins to swell with blood. A needle is inserted into a vein (usually in the arm inside of the elbow or on the back of the hand) and blood is withdrawn and collected in a vial or syringe.

After the procedure, the elastic band is removed. Once the blood has been collected, the needle is removed and the area is covered with cotton or a bandage to stop the bleeding. Collecting the blood for the test will only take a few minutes.

What to expect

Either method (heel or vein withdrawal) of collecting a blood sample is only temporarily uncomfortable and can feel like a quick pinprick. Afterward, there may be some mild bruising, which should go away in a day or so.

Getting the results

The blood sample will be processed by a machine. The results are commonly available within 1-2 days.

Risks

The ferritin test is considered a safe procedure. However, as with many medical tests, some problems can occur with having blood drawn:

    * fainting or feeling lightheaded

    * hematoma (blood accumulating under the skin causing a lump or bruise)

    * pain associated with multiple punctures to locate a vein

Helping your child

Having a blood test is relatively painless. Still, many children are afraid of needles. Explaining the test in terms your child can understand might help ease some of the fear.

Allow your child to ask the technician any questions he or she might have. Tell your child to try to relax and stay still during the procedure, as tensing muscles and moving can make it harder and more painful to draw blood. It also may help for your child to look away when the needle is being inserted into the skin.

If you have questions

If you have questions about the ferritin test, speak with your doctor. You can also talk to the technician before the procedure.

 

 

 

Xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm ferritin trong máu giúp cho bác sĩ đánh giá được lượng sắt tích trữ trong cơ thể. Cơ thể sử dụng sắt để tạo hê-mô-glô-bin, đây là một loại prô-tê-in có chức năng vận chuyển khí ô-xy bên trong hồng cầu. 

Sắt được hấp thu từ thức ăn và được tích trữ lại trong cơ thể để sử dụng dưới dạng ferritin, đây là loại prô-tê-in vận chuyển sắt. Chất ferritin có nhiều nhất trong gan, nhưng hàm lượng trong tuỷ xương, lách, và các cơ thấp hơn. Trong máu thường chỉ tồn tại một lượng nhỏ, nhưng nó cũng có thể được sử dụng để đánh giá tổng lượng sắt tích trữ trong cơ thể.

Lượng sắt dự trữ rất cần thiết bởi khi cơ thể không hấp thu đủ sắt thì nó phải nhờ đến chất ferritin giải phóng lượng sắt cần thiết. Nếu cơ thể cũng không đủ sắt dự trữ thì bệnh nhân sẽ trải qua một số giai đoạn thiếu sắt. Nếu không được chữa trị thì tình trạng thiếu sắt này có thể sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu – lượng hê-mô-glô-bin trong máu giảm, làm cho việc vận chuyển khí ô-xy đến các tế bào và các mô trở nên khó khăn.

Hầu hết các trường hợp thiếu sắt ở trẻ nhỏ là do hấp thụ sắt kém – chẳng hạn như ăn quá ít các thực phẩm giàu chất sắt chẳng hạn như các loại thịt đỏ và ngũ cốc tăng cường sắt, hoặc đối với trẻ bú bình, chuyển từ sữa bột tăng cường chất sắt sang sử dụng sữa bò trước 12 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh bú mẹ thường hấp thụ đủ sắt từ sữa mẹ cho đến khoảng tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, lúc mà trẻ thường được cho ăn dặm thêm ngũ cốc tăng cường chất sắt.

Thiếu sắt cũng có thể là do ruột hấp thu sắt kém hoặc là do mất máu, thường thấy nhất là do kinh nguyệt nhiều hoặc do mất máu dần dần ở đường ruột.

Một số bệnh cũng có thể làm cho cơ thể bệnh nhân quá nhiều sắt và ferritin (quá thừa sắt). Thường thấy nhất là hiện tượng thừa chất sắt, đây là một bệnh di truyền trong đó sắt được hấp thu vào cơ thể quá nhiều.

Tại sao phải xét nghiệm máu

Bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm ferritin khi nghi ngờ cơ thể trẻ quá thừa hoặc quá thiếu sắt. Điều nghi ngờ này thường dựa trên kết quả của các xét nghiệm máu định kỳ, chẳng hạn như đếm huyết cầu toàn phần, cho biết mật độ hồng cầu thấp.

Bác sĩ cũng có thể nghi ngờ các vấn đề về hàm lượng sắt dựa vào một số triệu chứng nào đó. Những triệu chứng ban đầu của bệnh thiếu sắt hoặc mất sắt có thể rất khó nhận ra. Nhưng khi hàm lượng sắt trong cơ thể giảm dưới một mức độ cụ thể nào đó thì trẻ có thể biểu hiện các triệu chứng chẳng hạn như mệt mỏi, ốm yếu, da dẻ xanh xao nhợt nhạt, tim đập nhanh, hoặc choáng váng, chóng mặt. Những triệu chứng thừa sắt thường thấy nhất là đau khớp, mệt mỏi kinh niên, và đau bụng.

Hàm lượng chất ferritin là dấu hiệu có lợi đầu tiên để nhận ra sắt dự trữ bất thường trong cơ thể bởi hàm lượng sắt thường hay giảm xuống hoặc tăng lên thậm chí là trước khi xảy ra các triệu chứng.

Chuẩn bị xét nghiệm máu

Không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt khi xét nghiệm máu đâu. Vào ngày làm xét nghiệm, trẻ có thể mặc áo sơ mi ngắn tay để giúp chuyên viên có thể dễ dàng lấy máu hơn.  

Quy trình làm xét nghiệm máu

Chuyên gia sức khỏe thường rút máu ra khỏi tĩnh mạch. Trẻ sơ sinh có thể được lấy máu bằng cách đâm kim nhỏ (lưỡi trích) vào gót chân. Nếu rút máu ở tĩnh mạch thì bề mặt da sẽ được lau sạch bằng chất sát trùng và được quấn một dải băng co giãn (ga-rô) quanh vùng cánh tay trên để tạo áp lực và làm cho tĩnh mạch căng máu lên. Kim được tiêm vào tĩnh mạch (thường là ở vùng cánh tay bên trong khuỷu tay hoặc trên mu bàn tay),  máu được rút ra và đựng trong lọ hoặc ống chích.

Sau khi lấy máu xong, trẻ sẽ được tháo dây băng và rút kim ra ngoài và vùng tay bị tiêm rút máu sẽ được đắp bằng miếng bông hoặc băng để cầm máu. Quy trình lấy máu xét nghiệm chỉ mất một vài phút.

Bạn nên mong đợi điều gì

Cả hai phương pháp lấy mẫu máu (lấy máu ở gót chân hoặc lấy máu ở tĩnh mạch) chỉ làm bạn cảm thấy khó chịu tức thời thôi và có thể như một vết mẩn đỏ, vết kim đâm nhanh mau lành. Sau đó, vùng tiêm rút máu cũng có thể bị thâm tím nhẹ, và sẽ tự lành trong khoảng chừng một ngày thôi.

Lấy kết quả

Mẫu máu thường sẽ được xử lý bằng máy và thường có kết quả trong vòng từ 1-2 ngày.

Rủi ro

Xét nghiệm ferritin được cho là một xét nghiệm an toàn. Tuy nhiên, giống như nhiều xét nghiệm y khoa khác thì khi rút máu cũng có thể xảy ra một số vấn đề:

* ngất hoặc cảm thấy choáng váng

* tụ máu (máu tụ dưới da gây máu bầm hoặc làm cho da sưng)

* đau do đâm nhiều mũi tiêm để định vị tĩnh mạch

Giúp con bạn vượt qua nỗi sợ hãi

Làm xét nghiệm máu rất ít gây đau đớn. Tuy vậy, cũng có nhiều trẻ cảm thấy sợ kim. Việc giải thích xét nghiệm máu bằng những thuật ngữ mà bé hiểu được có thể giúp trẻ bớt sợ.

Bạn nên để cho trẻ hỏi chuyên viên bất kỳ câu hỏi nào mà bé có thể thắc mắc. Hãy bảo bé nên cố gắng thoải mái và ngồi im trong khi lấy máu, bởi khi nhúc nhích và căng cơ có thể làm cho việc lấy máu trở nên khó khăn hơn và làm cho bé đau đớn hơn. ngoài ra, trẻ cũng nên nhìn đi chỗ khác khi bị tiêm kim vào da. 

Nếu bạn có quan tâm hoặc thắc mắc điều gì

Nếu bạn thắc mắc gì về xét nghiệm ferritin thì nên nói chuyện với bác sĩ. Bạn cũng có thể nói chuyện với chuyên viên lấy máu trước khi tiến hành lấy máu cho trẻ.

 

 
Đăng bởi: hoangti
Bình luận
Đăng bình luận
2 Bình luận
hoangti(30/08/2011 16:08:01)
Cám ơn những góp ý bổ ích của bạn ^_^
Phong Linh(30/08/2011 14:25:38)
Bài bạn dịch hay và thật bổ ích. Cho PL xin phép bổ sung thêm một số ý kiến để nội dung dễ hiểu hơn nhé: - Ferritin: hoặc bạn dịch phiên âm luôn phe-ri-tin, hoặc bạn để luôn tên ấy vì nếu dịch qua pheritin thì dễ gây hiểu nhầm tên gốc như vậy. - Ferritin is found mostly in the liver, but it's also present in smaller amounts in the bone marrow, spleen, and muscles.Only a small amount is normally present in the blood, but it can still be used to estimate the body's total iron stores: ferritin có nhiều nhất ở gan, nhưng nó cũng có trong tuỷ xương, lách, và cơ với lượng ít hơn. Bình thường chỉ có một lượng nhỏ ferritin hiện diện trong máu, nhưng nó vẫn có thể được sử dụng để đánh giá lượng sắt dự trữ toàn bộ trong cơ thể. - Early symptoms if iron depletion or deficiency might be subtle: Những triệu chứng sớm của tình trạng thiếu hay mất sắt có thể khó nhận ra (giai đoạn này chưa tạo thành bệnh) - Ferritin levels are a helpful first indicator of abnormal iron stores because they tend to drop or rise even before symptoms occur: Hàm lượng ferritin là dấu hiệu có lợi đầu tiên để nhận ra việc dự trữ sắt bất thường trong cơ thể bởi hàm lượng ferritin thường hay giảm xuống hoặc tăng lên thậm chí là trước khi xảy ra các triệu chứng (ferritin = sắt gắn trên protein vận chuyển; xin chú thích thêm, sắt không/rất hiếm ở dạng tự do trong cơ thể) - hematoma (blood accumulating under the skin causing a lump or bruise): tụ máu (máu tụ dưới da gây bướu máu hay bầm) - pain associated with multiple punctures to locate a vein: đau do đâm kim nhiều lần để tìm (định vị) tĩnh mạch
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.