Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Khác
Nightmares
Ác mộng
Ben is in the middle of a wonderful dream. He's riding the ocean waves with his family when — BAM! — along comes a giant sea creature poised for attack. Ben thrashes in bed, trying to fight off the monster. When he calls out, his mom comes in to see what's wrong. "It's all right, Ben," she says, smoothing his sweaty forehead. "You had a bad dream, and now you're awake. You're awake and you're safe."
Ben đang nằm chiêm bao, cậu có một giấc mơ tuyệt đẹp. Trong giấc mơ, cậu thấy mình đang lướt sóng cùng với gia đình trên một đại dương bao la ngút ngàn, bỗng RẦM! xuất hiện một sinh vật biển khổng lồ đang ở tư thế sẵn sàng tấn công. Ben đạp chân mạnh lên giường, cố chống trả lại con quái vật. Khi cậu bé hét toáng lên, mẹ cậu vội đến xem con có vấn đề gì không, bà vuốt trán đang vã ướt mồ hôi của cậu “Không sao đâu con.” “Con mơ thấy ác mộng thôi, giờ thì con tỉnh rồi, con an toàn rồi mà, đúng không?”

Ben is in the middle of a wonderful dream. He's riding the ocean waves with his family when — BAM! — along comes a giant sea creature poised for attack. Ben thrashes in bed, trying to fight off the monster. When he calls out, his mom comes in to see what's wrong. "It's all right, Ben," she says, smoothing his sweaty forehead. "You had a bad dream, and now you're awake. You're awake and you're safe." 

What exactly is a nightmare?

If you've ever had a nightmare, you're in good company. Almost everyone gets them once in a while — adults, as well as kids. A nightmare is a bad dream. It can may make you feel scared, anxious, or upset, but nightmares are not real and can't harm you.

While you sleep, your brain doesn't just turn off. It goes through several sleep stages, including REM, or Rapid Eye Movement, and sleep. Why do they call it that? Because during this stage of sleep, your eyes move back and forth under your closed eyelids. During REM sleep, you have dreams and sometimes those dreams can be scary or upsetting.

About every 90 minutes your brain switches between non-REM sleep and REM sleep. The amount of time spent in REM sleep increases with each sleep cycle through the night. The longest periods of REM sleep occur towards morning. If you wake during this REM stage, it is easier for you to remember what you were dreaming about. That's why your most vivid dreams — and nightmares — occur in the early morning hours.

Why do I get nightmares?

Stressful things that happen during the day can turn dreams into nightmares. Nightmares may be a way to relieve the pressures of the day. This usually means dealing with things most kids have to face: problems at home, problems at school, and stress from sports or schoolwork. Sometimes major changes, such as moving or the illness or death of a loved one, can cause stress that leads to nightmares.

Another thing that may cause nightmares is watching scary movies or reading scary books, especially before you go to bed.

Sometimes if you are sick, especially with a high fever, you may have nightmares. Certain medications also can cause nightmares. Let your parents and doctor know if you notice you are having more nightmares around the time you started a new medicine.

But sometimes you might have a nightmare for no reason at all.

How can I prevent nightmares?

Although it is normal to have a nightmare once in a while, there are some techniques you can try to get nightmares under control.

Get into a healthy sleep routine. Try to go to bed about the same time and wake up at the same time every day. Unless you're sick or didn't get enough sleep the night before, avoid naps during the day. Avoid eating or exercising just before bedtime. Avoid scary books or movies before bedtime if you think they might be causing your nightmares.

Sleep with a stuffed toy or favorite blanket. This helps some kids feel more secure.

Use a nightlight. Even if you gave up yours up years ago, you might want to turn it back on. With a nightlight, if you awake from a nightmare, you'll be able to see familiar things and remember where you are.

Keep your door open. This will help you remember that your family is close by. If you are scared, get up and find someone for reassurance. You're never too old for a hug!

What if the nightmares don't go away?

Most of the time, nightmares are not a big problem. It often helps to tell a trusted adult about your bad dreams. Just talking about what happened might make you feel better. If something has been troubling you during the day, discussing those feelings also may help.

Some kids "rewrite" their nightmares by giving them happier outcomes. For example, Ben could imagine hopping on that sea monster and bringing his family along for a great ride. Another trick to get control of your nightmares is to draw a picture of the bad dream and then rip it up!

Sometimes it helps to keep a dream journal, a notebook in which you describe the dreams you can recall. Tracking your dreams — good and bad — and how you felt before you went to sleep can give you a better sense of how your mind works at night.

If you have frequent nightmares, you and your parent might want to see a counselor or a psychologist to help you deal with your bad dreams. It will give you a chance to talk about some of the things bothering you that may be related to your nightmares.

Rarely, kids with frequent nightmares may need to visit a doctor or a sleep clinic. A doctor can determine whether your nightmares are the result of a physical condition. A sleep clinic can check your brain waves, muscle activity, breathing, and other things that happen with your body while you sleep. If nothing else seems to work, your doctor may prescribe medicine designed to help you sleep through the night.

Remember, nightmares are not real and they cannot hurt you. Dreaming about something scary does not mean it will happen in real life. And it doesn't mean you're a bad person who wants to do mean or scary things. Everyone has nightmares now and then.

You aren't a baby if you feel afraid after a nightmare. If you need to snuggle with a parent or even a sister or brother, that's all right. Sometimes just talking to a parent or grabbing a quick hug may be all you need.

Nightmares may be scary for a little bit, but now you know what to do. Sweet dreams!

 

 

 




Ben đang nằm chiêm bao, cậu có một giấc mơ tuyệt đẹp. Trong giấc mơ, cậu thấy mình đang lướt sóng cùng  với gia đình trên một đại dương bao la ngút ngàn, bỗng RẦM! xuất hiện một sinh vật biển khổng lồ đang ở tư thế sẵn sàng tấn công. Ben đạp chân mạnh lên giường, cố chống trả lại con quái vật. Khi cậu bé hét toáng lên, mẹ cậu vội đến xem con có vấn đề gì không, bà vuốt trán đang vã ướt mồ hôi của cậu “Không sao đâu con.” “Con mơ thấy ác mộng thôi,  giờ thì con tỉnh rồi, con an toàn rồi mà, đúng không?” 

Cơn ác mộng chính xác là gì?

Nhiều người cũng đã từng gặp ác mộng giống như bạn. Hầu hết mọi người chúng ta – người lớn và trẻ con - ai cũng thỉnh thoảng mơ thấy ác mộng. Ác mộng là một giấc mơ rùng rợn, đầy những cảnh lo lắng sợ hãi. Nó có thể làm chúng ta sợ hãi, hồi hộp, hoặc bồn chồn khó chịu, nhưng ác mộng không có thực và chẳng thể nào làm hại chúng ta đâu. 

Trong khi bạn ngủ, não bộ không phải là ngưng hoạt động. Nó trải qua nhiều giai đoạn ngủ khác nhau, bao gồm giai đoạn ngủ mơ hay thấy cảnh này cảnh nọ (chưa ngủ thật, cơ thể có những thay đổi như nháy mắt, mất phản xạ, mạch đập nhanh, não hoạt động tích cực), hoặc mắt cử động trong lúc ngủ, và ngủ. Tại sao lại gọi bằng thuật ngữ đó? Bởi suốt giai đoạn này, mắt của chúng ta cử động lui tới hoặc cử động qua lại dưới đôi mi đã nhắm nghiền. Lúc này nhiều hình ảnh xuất hiện và đôi khi những giấc mơ ấy có thể làm chúng ta sợ hãi hoặc lo ngại, khó chịu trong lòng. 

Não bộ của chúng ta sẽ chuyển từ trạng thái ngủ mắt bất động sang trạng thái ngủ mắt cử động cứ khoảng 90 phút một lần. Khoảng thời gian ngủ mắt cử động gia tăng với từng chu kỳ ngủ suốt cả đêm và đạt đến đỉnh điểm khi trời càng về sáng. Nếu chúng ta thức giấc suốt giai đoạn này thì não sẽ dễ giúp chúng ta nhớ những gì xảy ra trong mơ dễ dàng hơn. Đó là lý do vì sao những giấc mơ sống động nhất – và những cơn ác mộng – thường hay xảy ra vào lúc sáng sớm.

Vì sao tôi mơ thấy ác mộng?

Nhiều chuyện căng thẳng xảy ra vào ban ngày có thể làm cho giấc mơ trở thành cơn ác mộng. Những cơn ác mộng này có thể là cách giải toả áp lực của ban ngày. Vấn đề này thường là những chuyện mà hầu hết trẻ nhỏ phải đối mặt: vấn đề ở nhà, vấn đề ở trường, áp lực thể thao hoặc áp lực học hành. Đôi khi những biến cố lớn, chẳng hạn như di chuyển chỗ ở hoặc là do một người thân yêu nào đó của chúng ta bệnh hoặc mất đi, có thể gây ra căng thẳng dẫn đến một điều là chúng ta gặp ác mộng.

Ác mộng còn có thể là do xem phim kinh dị hoặc đọc sách rùng rợn, nhất là trước khi đi ngủ.

Đôi khi bệnh, nhất là khi cơ thể bị sốt cao thì chúng ta cũng có thể mơ thấy ác mộng. Một số loại thuốc nào đó cũng có thể gây ác mộng. Bạn nên nói cho bố mẹ và bác sĩ biết khi phát hiện thấy mình bị ác mộng nhiều hơn vào khoảng thời gian bắt đầu sử dụng thuốc mới.

Nhưng cũng có những lúc mà chúng ta có thể mơ thấy ác mộng một cách vô cớ, không vì lý do nào hết.

Tôi có thể ngăn ngừa ác mộng như thế nào?

Dẫu rằng thỉnh thoảng chúng ta cũng mơ thấy ác mộng, chuyện đó quả là bình thường, nhưng cũng có vài cách bạn có thể thử để kiểm soát được ác mộng.  

Hãy tập một thói quen ngủ nghỉ đều đặn có lợi cho sức khỏe. Mỗi ngày bạn nên cố đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Trừ phi bị bệnh hoặc không ngủ đủ giấc đêm trước thì bạn nên tránh chợp mắt vào ban ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn hoặc tập thể dục ngay trước giờ ngủ. Đừng đọc sách rùng rợn hoặc xem phim kinh dị trước giờ ngủ nếu bạn nghĩ chúng có thể làm cho mình mơ thấy ác mộng.

Bạn nên mang theo vào giường một món đồ chơi nhồi bông hay một cái mền yêu thích nào đó. Điều này giúp cho một số trẻ nhỏ cảm thấy an toàn hơn.

Hãy sử dụng đèn ngủ. Cho dù là bạn đã không sử dụng đèn ngủ cách đây nhiều năm rồi thì bạn cũng cần nên dùng lại. Nếu bạn thức giấc do mơ thấy ác mộng thì khi có đèn ngủ, bạn sẽ có thể nhìn thấy nhiều vật quen thuộc xung quanh và nhớ ra mình đang ở đâu.

Đừng đóng kín cửa phòng. Cửa phòng để mở sẽ giúp bạn nhớ ra rằng gia đình của mình đang ở gần bên cạnh. Nếu bạn cảm thấy sợ hãi thì nên thức dậy và tìm một người nào đó để trấn an, làm cho bạn an tâm trở lại. Bạn chẳng bao giờ quá lớn đến nỗi không thể ôm người khác đâu!

Nếu bạn vẫn không hết bị ác mộng thì làm sao đây?

Ác mộng hầu như lúc nào cũng bình thường, không phải là chuyện gì to tát đâu. Bạn nên kể cho một người lớn nào đó mà mình tin tưởng, có thể bạn sẽ cảm thấy đỡ hơn. Nói về những điều xảy ra với bạn cũng có thể làm bạn thoải mái hơn. Nếu có vấn đề gì làm cho bạn khó chịu vào ban ngày thì bạn cũng nên bộc lộ, bày tỏ những cảm xúc ấy – điều này cũng có thể giúp ích cho bạn. 

Một số trẻ nhỏ “viết lại” các cơn ác mộng của mình bằng cách cho chúng có hậu vui hơn. Chẳng hạn như, Ben có thể tưởng tượng mình nhảy lên mình con thuỷ quái kia và cả gia đình cùng có một chuyến đi chơi thú vị. Một mẹo khác có thể giúp bạn khống chế ác mộng là vẽ ra một bức tranh về cơn ác mộng của mình rồi sau đó xé nát nó đi!

Đôi khi bạn cũng nên giữ một quyển nhật ký giấc mơ trong đó bạn miêu tả những điều trong mơ mà mình có thể nhớ lại được. Việc để ý, theo dõi giấc mơ – đẹp và kinh khủng – và cảm giác của bạn trước khi đi ngủ cũng có thể giúp bạn hiểu hơn về cách mà đầu óc mình hoạt động vào buổi tối như thế nào.  

Nếu thường xuyên mơ thấy ác mộng thì bạn và bố mẹ cũng cần nên đến một chuyên viên tư vấn hoặc một nhà tâm lý nào đó để có thể giúp bạn đối phó với những cơn ác mộng đó. Đây cũng là cơ hội cho bạn có thể nói ra những điều làm mình phiền muộn có thể liên quan đến những giấc mơ rùng rợn ấy.

Trẻ nhỏ mơ thấy ác mộng thường xuyên cũng hiếm khi cần đến khám bác sĩ hoặc bệnh viện hay trung tâm chuyên về giấc ngủ. Bác sĩ có thể xác định xem các cơn ác mộng của bạn có phải là do tình trạng sức khỏe gây ra hay không. Bệnh viện chuyên về giấc ngủ có thể kiểm tra sóng não của bạn, hoạt động cơ, hơi thở, và những thứ khác xảy ra với cơ thể bạn trong lúc ngủ. Nếu không có điều gì khác có thể làm bạn cảm thấy thoải mái hơn thì bác sĩ có thể kê toa cho bạn để giúp bạn ngủ được suốt cả đêm.

Xin nhớ rằng, những cơn ác mộng đó không phải là thực và chúng cũng chẳng thể làm tổn thương bạn đâu. Mơ thấy điều rùng rợn, kinh dị không đồng nhất với việc nó sẽ xảy ra trong đời sống hiện thực của bạn. Và cũng không có nghĩa là bạn là một người xấu muốn làm chuyện hèn hạ hay làm điều gì đó khủng khiếp. Con người chúng ta ai cũng thỉnh thoảng mơ thấy ác mộng.

Bạn chẳng phải là một đứa trẻ nếu cảm thấy sợ hãi sau một cơn ác mộng. Nếu cần ôm bố mẹ hoặc thậm chí là ôm anh em trai hoặc chị em gái, tất cả đều được thôi. Đôi khi chỉ cần nói chuyện với bố mẹ hoặc chỉ cần một vòng tay ôm nhanh cũng có thể là liều thuốc cần thiết với bạn.

Ác mộng có thể là đáng sợ một chút vậy thôi, nhưng giờ thì bạn đã biết làm gì rồi phải không. Hãy mơ giấc mơ ngọt ngào đi nhé!

 

 
Đăng bởi: vitconxauxi
Bình luận
Đăng bình luận
4 Bình luận
banhminho(13/12/2014 19:23:43)
Thát very good Cũng hay đấy
banhminho(13/12/2014 19:23:38)
Thát very good Cũng hay đấy
normal123(12/08/2011 04:37:52)
That's great!
Green(07/08/2011 17:20:51)
That's good!
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.