Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Tin tức thời sự
Germany: Nuclear power plants to close by 2022
Đức: Các nhà máy điện hạt nhân sẽ đóng cửa vào năm 2022
Germany's coalition government has announced a reversal of policy that will see all the country's nuclear power plants phased out by 2022.
Chính phủ liên hiệp Đức đã công bố là sẽ đảo ngược chính sách, cụ thể là xem xét việc đóng cửa dần dần tất cả các nhà máy điện hạt nhân của nước này vào năm 2022.
Germany: Nuclear power plants to close by 2022

Germany's coalition government has announced a reversal of policy that will see all the country's nuclear power plants phased out by 2022.

The decision makes Germany the biggest industrial power to announce plans to give up nuclear energy.

Environment Minister Norbert Rottgen made the announcement following late-night talks.

Chancellor Angela Merkel set up a panel to review nuclear power following the crisis at Fukushima in Japan.

There have been mass anti-nuclear protests across Germany in the wake of March's Fukushima crisis, triggered by an earthquake and tsunami.                                                                              

'Sustainable energy'

Mr Rottgen said the seven oldest reactors - which were taken offline for a safety review immediately after the Japanese crisis - would never be used again. An eighth plant - the Kruemmel facility in northern Germany, which was already offline and has been plagued by technical problems, would also be shut down for good.

Six others would go offline by 2021 at the latest and the three newest by 2022, he said.

Mr Rottgen said: "It's definite. The latest end for the last three nuclear power plants is 2022. There will be no clause for revision."

Mr Rottgen said a tax on spent fuel rods, expected to raise 2.3bn euros (£1.9bn) a year from this year, would remain despite the shutdown.

Mrs Merkel's centre-right Christian Democrats met their partners on Sunday after the ethics panel had delivered its conclusions.

Before the meeting she said: "I think we're on a good path but very, very many questions have to be considered.

"If you want to exit something, you also have to prove how the change will work and how we can enter into a durable and sustainable energy provision."

The previous German government - a coalition of the centre-left Social Democrats (SPD) and the Greens - decided to shut down Germany's nuclear power stations by 2021.

However, last September Chancellor Angela Merkel's coalition scrapped those plans - announcing it would extend the life of the country's nuclear reactors by an average of 12 years.

Ministers said they needed to keep nuclear energy as a "bridging technology" to a greener future.

The decision to extend was unpopular in Germany even before the radioactive leaks at the Fukushima plant.

But following Fukushima, Mrs Merkel promptly scrapped her extension plan, and announced a review.

Greens boosted

Germany's nuclear industry has argued that an early shutdown would be hugely damaging to the country's industrial base.

Before March's moratorium on the older power plants, Germany relied on nuclear power for 23% of its energy.

The anti-nuclear drive boosted Germany's Green party, which took control of the Christian Democrat stronghold of Baden-Wuerttemberg, in late March.

Shaun Burnie, nuclear adviser for environmental campaign group Greenpeace International, told the BBC World Service that Germany had already invested heavily in renewable energy.

"The various studies from the Intergovernmental Panel on Climate Change show that renewables could deliver, basically, global electricity by 2050," he said.

"Germany is going to be ahead of the game on that and it is going to make a lot of money, so the message to Germany's industrial competitors is that you can base your energy policy not on nuclear, not on coal, but on renewables."

Shares in German nuclear utilities RWE and E.On fell on the news.

But it was good news for manufacturers of renewable energy.

German solar manufacturer, Solarworld, was up 7.6% whilst Danish wind turbine maker Vestas gained more than 3%.

Đức: Các nhà máy điện hạt nhân sẽ đóng cửa vào năm 2022
Chính phủ liên hiệp Đức đã công bố là sẽ đảo ngược chính sách, cụ thể là xem xét việc đóng cửa dần dần tất cả các nhà máy điện hạt nhân của nước này vào năm 2022.

Quyết định này làm cho Đức trở thành cường quốc công nghiệp lớn nhất thông báo về kế hoạch từ bỏ năng lượng hạt nhân.

Bộ trưởng môi trường Norbert Rottgen đưa ra thông báo này sau những cuộc thảo luận đến tận đêm khuya.

Thủ tướng Merkel Angela lập ban thẩm định để xem xét lại vấn đề năng lượng hạt nhân sau vụ nổ ở Fukushima, Nhật Bản.

Đã có hàng loạt ý kiến phản đối về vấn đề hạt nhân khắp nước Đức sau vụ nổ tại Fukushima vào tháng ba do động đất và sóng thần gây ra.

'Năng lượng bền vững'

Ông Rottgen nói rằng bảy lò phản ứng cũ nhất (đã ngưng hoạt động để kiểm tra lại mức độ an toàn ngay sau khi xảy ra vụ nổ tại Nhật Bản) sẽ không bao giờ được sử dụng trở lại. Nhà máy thứ tám là Kruemmel ở miền bắc Đức, vốn đã ngưng hoạt động và bị trục trặc kỹ thuật, cũng sẽ đóng cửa vĩnh viễn.

Sáu nhà máy khác sẽ ngưng hoạt động trễ nhất là vào năm 2021 và ba nhà  máy mới nhất sẽ ngưng hoạt động vào năm 2022, ông nói.

Ông Rottgen nói: "Điều này lá dứt khoát. Thời hạn cuối cùng để chấm dứt hoạt động của ba nhà máy điện hạt nhân sau cùng là năm 2022. Sẽ không có điều khoản sửa đổi nào cả."

Ông Rottgen nói rằng thuế đánh vào những thanh nhiên liệu tiêu thụ, tuy dự kiến là sẽ tăng 2,3 tỷ ơ-rô (1,9 tỷ bảng Anh) mỗi năm kể từ năm nay, cũng vẫn vậy dù có đóng cửa nhà máy chăng nữa.

Phe Dân chủ Cơ Đốc thuộc phái hữu ôn hoà của Bà Merkel đã gặp gỡ các cộng sự của họ hôm chủ nhật sau khi ban thẩm định tư cách đạo đức đưa ra kết luận.

Trước khi họp, bà nói: "Tôi nghĩ chúng ta đang đi đúng hướng nhưng có rất, rất nhiều vấn đề cần phải được xem xét.

"Nếu bạn muốn từ bỏ cái gì đó thì bạn cũng phải chứng minh xem việc thay đổi sẽ có tác dụng như thế nào và làm sao chúng ta giải quyết được vấn đề cung cấp năng lượng bền vững và lâu dài."

Chính phủ Đức trước đây - liên minh giữa Đảng Dân chủ Xã hội thuộc phái tả ôn hoà (SPD) và Đảng Xanh – đã quyết định đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân của Đức vào năm 2021.

Tuy nhiên, tháng chín vừa qua, liên minh của Thủ tướng Angela Merkel loại bỏ các kế hoạch đó bằng cách thông báo rằng sẽ kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng hạt nhân của nước này trung bình là 12 năm.

Các bộ trưởng nói rằng họ cần giữ cho năng lượng hạt nhân là "công nghệ cầu nối" đến một tương lai xanh tươi hơn.

Quyết định kéo dài thời gian hoạt động không được ủng hộ ở Đức ngay cả trước khi xảy ra rò rỉ phóng xạ tại nhà máy Fukushima.

Nhưng sau vụ nổ ở Fukushima, Bà Merkel ngay lập tức loại bỏ kế hoạch kéo dài thời gian hoạt động, và thông báo sẽ xem xét lại.

Đảng Xanh tăng thêm uy tín

Ngành công nghiệp hạt nhân của Đức cho rằng việc đóng cửa sớm như vậy sẽ gây thiệt hại rất lớn cho nền tảng công nghiệp của quốc gia.

Trước khi có lệnh trì hoãn vào tháng ba về việc đóng cửa các nhà máy điện cũ, Đức vẫn nhờ vào năng lượng hạt nhân để có được 23% năng lượng của mình.

Nỗ lực chống lại việc sử dụng năng lượng hạt nhân đã làm cho Đảng Xanh của Đức tăng thêm uy tín vào cuối tháng ba (đảng này từng kiểm soát thành trì Baden-Wuerttemberg của phe dân chủ Cơ Đốc).

Shaun Burnie, cố vấn hạt nhân cho nhóm vận động bảo vệ môi trường Greenpeace International, nói với BBC World Service rằng Đức cũng đã đầu tư rất nhiều vào nguồn năng lượng có thể phục hồi.

"Có nhiều công trình nghiên cứu của Tổ chức liên chính phủ về thay đổi khí hậu cho thấy rằng nói chung, các nguồn năng lượng có thể phục hồi có thể cung cấp nguồn điện cho toàn cầu vào năm 2050," ông nói.

"Đức sẽ dẫn đầu cuộc chơi và nó sẽ kiếm được rất nhiều tiền, cho nên thông điệp gửi đến các đối thủ công nghiệp của Đức rằng nền tảng cho chính sách năng lượng của các bạn chỉ có thể là các nguồn năng lượng có thể phục hồi, chứ không phải là hạt nhân và than đá.”

Sau khi có tin này thì cổ phiếu ở các nhà máy điện hạt nhân của Đức như là RWE và E.On đã giảm xuống.

Nhưng đối với giới sản xuất năng lượng có thể phục hồi thì đó lại là tin tức tốt lành.

Solarworld, nhà sản xuất năng lượng mặt trời của Đức, tăng 7,6% trong khi nhà sản xuất tua-bin gió của Đan Mạch kiếm được hơn 3%.

 
Đăng bởi: tuhu
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.