Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Giáo dục
9 Mistakes parents make with toddlers
9 sai lầm thường gặp của bố mẹ khi chăm con mới tập đi
Children don't come with owner's manuals. Alas! Toddlers -- full of energy and eager to test your limits as well as their legs ---can be particularly tricky to parent. Here are nine parenting mistakes every mom and dad of a toddler should avoid.
Trẻ con thường không làm theo hướng dẫn của người lớn. Chao ôi! Trẻ mới biết đi – lúc nào cũng cọ quậy và muốn thử sức chịu đựng của bố mẹ; cũng như hai chân của chúng – có thể làm cho bạn phải “điên lên” đấy. Dưới đây là 9 sai lầm mà các bậc cha mẹ nên tránh với bé của mình.
9 Mistakes parents make with toddlers

Got a toddler? Avoid these 9 parenting mistakes.

By David Freeman

Children don't come with owner's manuals. Alas! Toddlers -- full of energy and eager to test your limits as well as their legs ---can be particularly tricky to parent. Here are nine parenting mistakes every mom and dad of a toddler should avoid.

Mistake No. 1: Being inconsistent.

Toddlers do best when they know what to expect, whether it's what time they bathe or go to bed or what consequences they'll face for misbehaving. The more consistent and predictable things are, the more resilient and agreeable a toddler is likely to be.

Fix it: As much as you can, keep regular routines for your child. Consistency can be a challenge when parents (or other caregivers) don't see eye to eye.

Not sure how best to react if your child dumps food on the floor or ignores bedtime? Sit down with your partner ahead of time to decide on an appropriate response -- and stick with it.

"You don't want to send mixed messages," says Tanya Remer Altmann, MD, the author of Mommy Calls: Dr. Tanya Answers Parents' Top 101 Questions about Babies and Toddlers and a pediatrician in private practice in Los Angeles. "You really want to be consistent."

Mistake No. 2: Focusing on family time

It's delightful to spend time with the whole family. But some parents go overboard on family time.

"Kids cherish time alone time with one parent," says Thomas Phelan, PhD, a clinical psychologist in suburban Chicago and the author of several parenting books, including 1-2-3 Magic. "One-on-one time is fun for parents too, because there's no sibling rivalry to contend with."

Fix it: What's a good way to spend one-on-one time with a toddler? Phelan recommends simply getting down on the floor together and playing.

Mistake No. 3: Offering too much help

Some parents jump in to help a toddler who is having trouble doing something. Before you do, consider that by helping your child complete a puzzle or put on a shirt, you may be sending the message that he/she can't do it alone -- in other words, that the child is incompetent.

"Parents who offer too much help may be sabotaging their young children's ability to become self-reliant," says Betsy Brown Braun, the Los-Angeles-based author of You're Not the Boss of Me.

Fix it: "We need to teach children to tolerate struggle," Braun says.

Of course, there's nothing wrong with offering praise and encouragement. "Be a cheerleader," Brown says. "Say, 'You can do this!'"

Mistake No. 4: Talking too much

Talking with toddlers is usually a terrific idea. But not when it's time to rein in errant behavior.

Imagine a mom has just said "no" to her 2-year-old's request for a cookie. The child fusses. Mom explains that it's suppertime. The child grabs a cookie anyway. Mom takes it away, and tries again to explain to her now tearful child. Back and forth it goes, with mounting frustration on both sides.

"Talking can lead to what I call the talk-persuade-argue-yell-hit pattern," Phelan says. "Toddlers are not adults in a little body. They're not logical, and they just can't assimilate what you are saying to them."

Fix it: What's the smart way to lay down the law? Once you tell your toddler to do something, Phelan says, don't talk about it or make eye contact. If the child disobeys, give a brief verbal warning or count to three. If the child refuses to toe the line, give a time-out or another immediate consequence. No explaining!

Mistake No. 5: Serving only kiddie food

Does your toddler seem to eat nothing but chicken fingers and fries? Are goldfish crackers the only fish he or she eats? Some parents realize too late, toddlers fed a steady diet of nutritionally iffy kid's foods may resist eating anything else.

Fix it: Encourage your child to try "grown-up" fare. "A good percentage of kids are willing to try a new food if they see mommy and daddy enjoying it," Altmann says. "If they push back, keep putting it on their plate. Some kids need to try things a dozen or more times before they take to it."

But don't worry too much if your toddler is a picky eater. "Most toddlers are," Braun says.

"Children love the fight over food. If we make a fuss about it, it becomes a much bigger deal than it needs to be," Braun says. Her advice:  As long as there's something your child can eat on the plate, don't worry. Do not allow yourself to become your child's short-order cook.

Mistake No. 6: Getting rid of the crib

Cribs do more than keep little ones safe. They promote good sleep habits.

A toddler moved too soon into a "real" bed may have trouble staying in bed or falling asleep.

"Some moms wear themselves out because they have to lie down with their child every night," Altmann says. "They don't realize they're the ones who set the pattern."

Fix it: When is it time to get rid of the crib? When your child asks for a bed or starts climbing out of the crib. For most kids, that comes between the ages of 2 and 3.

Mistake No 7: Starting potty training too soon

Some parents cajole their children into using the toilet when they think it's time -- and issue harsh reprimands when things go awry. That can lead to a power struggle.

Fix it: "Children learn to use the toilet when they're ready," Altmann says. "The process shouldn't be rushed."

But you can set the stage. Show your toddler the toilet. Explain its use. If you feel comfortable doing so, let your child watch you use the toilet -- and offer praise if he or she gives it a whirl.

What if your child is still in diapers at age 4? "Don't worry," Altmann says. "No child is ever going to go to college in diapers.”

Mistake No. 8: Allowing too much screen time

Toddlers who watch lots of TV often have more trouble learning later on. And studies suggest that kids under the age of 2 can't really take in what's being displayed on TV and computer screens.

Fix it: Keep your toddler busy with reading and other, more creative pursuits. Have conversations-and encourage talking as well as listening. "The longer you can hold off exposing your child to TV, the better," Altmann says.

Mistake No. 9: Trying to stop a tantrum

Some parents worry that an out-of-control child makes them seem like ineffectual parents. But all toddlers have tantrums. When they do, it's pointless to try to talk them out of it -- even if the drama is unfolding in front of company or in a public place.

"When we are in public and dealing with a child, we feel judged," Braun says. "We feel like there is a neon sign over our heads saying we are incompetent parents."

Fix it: Braun says parents must remember that the child matters more than the opinions of other people -- especially strangers.

If people glare or offer unwanted advice, simply smile and say something like, "Gosh, do you remember what it was like?" Then scoop up the wailing child and find a place away from prying eyes for the tantrum to run its course. Once it does, offer the child a hug and go on with your day.

9 sai lầm thường gặp của bố mẹ khi chăm con mới tập đi

Con của bạn mới tập đi ư? Hãy tránh 9 sai lầm sau nhé.

Tác giả David Freeman

Trẻ con thường không làm theo hướng dẫn của người lớn. Chao ôi! Trẻ mới biết đi – lúc nào cũng cọ quậy và muốn thử sức chịu đựng của bố mẹ; cũng như hai chân của chúng – có thể làm cho bạn phải “điên lên” đấy. Dưới đây là 9 sai lầm mà các bậc cha mẹ nên tránh với bé của mình.

Sai lầm thứ nhất: Không nhất quán

Trẻ con thường thực hiện nội quy tốt nhất khi bố mẹ nói cho chúng biết chúng nên làm gì, cho dù là mấy giờ đi tắm hoặc mấy giờ đi ngủ hoặc nếu bé không ngoan thì sẽ bị phạt gì. Càng nhất quán và càng có thể biết được chuyện gì xảy ra thì bé càng năng động và dễ chấp nhận bấy nhiêu.

Giải pháp: Hãy duy trì thói quen đều đặn hằng ngày ở mức tối đa có thể. Tính kiên định, nhất quán này có thể là một thách thức khi bố mẹ (hoặc người trông trẻ khác) không đồng ý hay tán thành với nhau.

Không chắc rằng cách nào là tốt nhất nếu bé vứt thức ăn trên sàn nhà hoặc không chịu đi ngủ? Hãy ngồi lại, bàn bạc với vợ (chồng) mình trước khi lựa chọn cách phản ứng nào là phù hợp – và hãy kiên định theo đó. 

“Bạn không muốn gửi những thông điệp trái chiều” Tanya Remer Altmann, bác sĩ nhi khoa, tác giả của cuốn sách “Nỗi niềm của mẹ” sẽ giải đáp 101 vấn đề thường gặp nhất của bố mẹ về những sai lầm hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ mới chập chững biết đi. “Bạn thực sự cần phải kiên định.”

Sai lầm thứ hai: Tập trung vào giờ giấc của gia đình

Trẻ nhỏ thường cảm thấy rất vui khi chơi cùng với gia đình. Nhưng một số bố mẹ lại phung phí khoảng thời gian ấy.

Tiến sĩ Thomas Phelan, nhà tâm lý lâm sàng ở ngoại ô Chicago và tác giả của một số quyyển sách dành cho bố mẹ, bao gồm quyển 1-2-3 Magic cho biết “Trẻ nhỏ rất thích được ở một mình với bố mẹ” “Bố mẹ cũng thấy vui khi được ở nhà với từng đứa con một, bởi chẳng có anh chị em gì của chúng tranh giành với nhau.” 

Giải pháp: Giải pháp nào là tốt khi ở nhà một mình với con? Tiến sĩ Phelan khuyên bạn chỉ cần nên nằm xuống sàn nhà và chơi đùa với bé là được.

Sai lầm thứ ba: Làm hộ con quá nhiều

Một số cha mẹ cứ hay giúp con làm một thứ gì đó khi con gặp khó khăn. Trước khi bạn làm điều này, hãy cân nhắc xem nhé bằng cách giúp bé giải trò chơi đố hoặc mặc áo thì bạn đã cho con biết rằng bé không tự làm việc đó được – hay nói một cách khác hơn là bé không có khả năng.

Betsy Brown Braun, tác giả quyển You're Not the Boss of Me dựa trên Los-Angeles cho biết “Bố mẹ làm hộ con quá nhiều có thể làm hỏng khả năng tự lực của con trẻ.”

Giải pháp: Braun chia sẻ “Chúng ta nên tập cho con biết cách chịu đựng với sự va chạm và khó khăn.”

Tất nhiên là chẳng có gì sai khi bạn khen ngợi và động viên cho bé. “Hãy cổ vũ, khuyến khích con nhé.” “Bạn nên  nói: Con có thể làm được điều này đấy!”

Sai lầm thứ tư: Nói quá nhiều

Nói chuyện với con thường là một khái niệm hết sức tuyệt vời. Nhưng không phải là lúc kiềm chế hành vi sai sót.

Hãy tưởng tượng một bà mẹ chỉ nói “không” khi đứa con 2 tuổi đòi ăn bánh quy. Nó khóc ầm lên. Mẹ nó giải thích đến giờ ăn cơm tối rồi. Đứa nhỏ vẫn cứ chộp lấy miếng bánh. Mẹ nó giật lại, cất đi và cố giải thích lại cho đứa con đang khóc nức nở. Hai mẹ con đều thất bại.

Phelan cho hay “Nói chuyện với trẻ là một chuỗi các hành động: nói chuyện-thuyết phục-cãi vã-la ó-đánh đập” “Trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ đâu. Chúng chẳng có lô-gích gì cả, và chẳng hiểu nổi những gì bạn nói đâu.”

Giải pháp: Biện pháp thông minh để ra oai là gì? Phelan nói, hễ khi yêu cầu con làm điều gì đó, bạn chớ nên nói về nó hoặc nhìn trực tiếp vào mắt con. Nếu bé không vâng lời thì hãy cảnh cáo ngắn gọn hoặc đếm tới 3. Nếu vẫn không tác dụng, bạn nên ngưng một chút hoặc cho con thấy hậu quả ngay tức khắc. Chẳng giải thích gì cả! 

Sai lầm thứ năm: Chỉ cho con ăn thức ăn của em bé

Có phải con bạn chẳng ăn một thứ gì ngoài thịt gà phi-lê và khoai tây chiên không? Và chỉ ăn bánh quy cá vàng? Một vài bố mẹ phát hiện quá muộn rằng những đứa trẻ có chế độ dinh dưỡng quanh đi quẩn lại những thức ăn cho em bé mà không biết chắc về mặt dưỡng chất thì có thể sẽ không chịu ăn bất cứ thứ gì khác.

Giải pháp: Hãy khuyến khích bé thử “thức ăn của người lớn” xem sao nhé. Altmann cho biết “Phần đông trẻ con sẽ sẵn sàng thử món ăn mới nếu thấy bố mẹ mình thưởng thức nó ngon lành.”Nếu bé con của bạn cứ xua tay đẩy thức ăn đi thì hãy cứ để vào đĩa cho bé nhé. Một số trẻ phải cần thử rất nhiều lần mới có thể ăn được món mới lạ.” 

Nhưng bạn cũng chớ nên quá lo lắng nếu như con mình là một đứa kén ăn. Braun chia sẻ thêm “Hầu hết trẻ con mới biết đi đều kén ăn như vậy.”

“Trẻ con thường thích tranh giành thức ăn. Nếu chúng ta quá quan tâm hay quan trọng hoá thì việc đó sẽ trở nên khó chịu hơn nhiều.” Braun khuyên rằng: Miễn là bé có thể ăn được thứ gì đó trên đĩa của nó, đừng lo lắng và đừng biến mình thành một đầu bếp làm thức ăn vội cho con.

Sai lầm thứ sáu: Bỏ nôi (giường cũi) của con đi

Cũi của bé còn nhiều tác dụng hơn cả việc giữ cho bé được an toàn; nó tạo thói quen ngủ ngon cho bé.

Trẻ mới biết đi nếu được mang lên ngủ trên giường “thực sự” có thể sẽ khó nằm xuống ngủ hoặc khó dỗ ngủ.

Altmann cho biết thêm “Một vài bà mẹ cảm thấy kiệt sức vì phải dỗ con ngủ mỗi đêm.” “Họ không biết chính mình đã làm cho mình mệt mỏi.”

Giải pháp: Khi nào nên bỏ cái cũi của bé? Khi nhóc tì của bạn đòi ngủ giường hoặc bắt đầu trèo ra khỏi nôi. Hầu hết các bé đòi ra ngủ giường ở độ tuổi từ 2 đến 3.

Sai lầm thứ bảy: Tập cho con đi nhà vệ sinh quá sớm

Một số bố mẹ phỉnh con mình đi nhà vệ sinh khi họ nghĩ là đã đến lúc rồi – và thường khiển trách bé gay gắt nếu mọi thứ trở nên không như mong đợi. Điều này có thể dẫn tới cuộc la ó, cãi vã.

Giải pháp: Altmann cho biết “Trẻ con học cách đi nhà vệ sinh khi chúng đã sẵn sàng.” “Việc này không nên vội vã đâu.”

Nhưng bạn cũng có thể đặt ra các giai đoạn cho bé. Hãy chỉ cho con nhà vệ sinh; giải thích cách dùng của nó. Nếu cảm thấy thoải mái, hãy để cho bé thấy cách bạn sử dụng nhà vệ sinh – và nên khen bé nếu chúng tập thử nhé.

Nếu lên 4 tuổi rồi mà con bạn vẫn còn bọc tã thì sao? “Đừng lo.” “Không có đứa nhỏ nào mặc tã khi đi học đại học đâu.”

Sai lầm thứ tám: Cho con ngồi trước màn hình quá nhiều

Trẻ mới chập chững biết đi xem ti vi nhiều quá thường gặp trục trặc về việc học sau này hơn. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trẻ dưới 2 tuổi thực sự không biết được những gì đang hiển thị trên ti vi hoặc trên màn hình vi tính.

Giải pháp: Hãy tập cho bé bận rộn với việc đọc sách và các hoạt động khác sáng tạo hơn. Hãy trò chuyện với con và khuyến khích con nói cũng như nghe hiểu. Altmann cho biết “Bạn càng tránh cho bé xem ti vi bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.”

Sai lầm thứ 9: Cố dằn cơn nóng giận 

Một vài bố mẹ lo rằng trẻ khó dạy có thể làm cho mình giống như người bất lực vậy. Nhưng trẻ nào cũng có lúc nổi cơn tam bành cả. Khi chúng giận dỗi, bạn không nên cố ép con dừng lại – vô ích, thậm chí là tình huống đó có diễn ra trước mặt bạn bè hoặc ở nơi đông người đi nữa.

Braun cho biết “Khi ở với bé chốn đông người, chúng ta có cảm giác bị người khác chỉ trích, đánh giá; giống như có bóng đèn nê-ông trên đầu cho chúng ta biết là mình không trị con nổi.”

Giải pháp: Braun chia sẻ rằng bố mẹ nên nhớ là con cái quan trọng hơn ý kiến của người khác – nhất là người lạ.

Nếu người ta trừng mắt nhìn bạn hoặc đưa ra lời khuyên không muốn nghe thì bạn chỉ cần mỉm cười và nói những thứ đại loại như “Ôi trời, bạn có nhớ nó giống gì không?” rồi bế thốc đứa con đang quấy khóc của mình lên, tìm một chỗ tránh những ánh nhìn tò mò vì giận dỗi một cách tự nhiên. Khi con nóng giận, bạn nên ôm chặt bé và hãy tiếp tục công việc một ngày của mình nhé.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.