Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Methods of acupuncture
Phương pháp châm cứu
The word "Acupuncture" is derived from two Latin words "acus" which means 'needle' and "punctura" which means 'to penetrate'. The word "acupuncture" therefore means, "to penetrate with a needle".
Thuật ngữ “châm cứu” có nguồn gốc từ 2 từ Latinh "acus" có nghĩa là “kim” và "punctura" nghĩa là “đâm thủng hoặc đâm vào”. “Châm cứu” có nghĩa là “dùng kim để đâm, kích thích vào huyệt.”
Methods of acupuncture

methods of treatment

The word "Acupuncture" is derived from two Latin words "acus" which means 'needle' and "punctura" which means 'to penetrate'. The word "acupuncture" therefore means, "to penetrate with a needle".

In acupuncture very thin needles, slightly thicker than a human hair, are inserted into acupuncture points. The objective of acupuncture as explained earlier is to regulate and normalize the flow of the Chi, so that the Yin and the Yang return to a state of dynamic equilibrium. Acupuncture aims to relieve symptoms by curing the disease.

It is possible for an acupuncturist to treat the symptoms of various diseases very effectively; for example a pain in the back can be relieved in minutes. However a mere symptomatic treatment, which just removes the symptoms.

The acupuncturist should treat the fundamental cause of the illness and as the cure progresses the symptoms disappear on their own. Of course it often takes a great deal of skill to find the true cause of some illnesses!

The choice of acupuncture points to be used is the most crucial part of the treatment. The acupuncturist must know the function of each acupuncture point and its interaction with other acupuncture points. He can then plan the treatment to eliminate obstructions in the flow of Chi and to balance the Yin and Yang. After the acupuncturist has examined the patient and reached a diagnosis, he decides how the patient should be treated.

An experienced acupuncturist uses as few needles as possible to balance the energy flows. In contrast, a novice may use many needles and still be unable to balance the energy flows. Most patients need ten to fifteen acupuncture needles for each treatment, but sometimes only a single needle may be enough. While treating a frozen shoulder, a single needle is inserted into the leg and then twirled. In a few minutes, a shoulder that has been immobile for up to three months moves freely and without pain. Though cartoonists are fond of drawing patients with needles stuck all over them, actually only a few needles are used for each patient.

the tools of an acupuncturlst – needles

The earliest acupuncture implements were sharp pieces of bone or flint in the shape of arrowheads called Bian stones. Their use was limited because of their size and shape and they were used to prick acupuncture points. Later, sharp pieces of pottery were used for this purpose. As time went on, the Chinese refined this process eventually using needles to stimulate acupuncture points.

Early acupuncture needles were made from bamboo and bone and as they were rather thick, their insertion was painful. In spite of there being no knowledge of sterilization before the 19th century, it is surprising to note that infection rarely occurred with acupuncture. This is because acupuncture stimulates the immune system enhancing the body's protective mechanisms.

With the advent of the Iron Age and the Bronze Age the next type of needles to be developed were metal needles. As the art of metallurgy progressed, different types of needles were made. Early needles were made from iron, copper, bronze, silver and gold. At the time when the "Nei ching" was written, there were nine different types of acupuncture needles in use. These were similar to present day needles. Very thin, fine needles were used for routine treatment. Arrowhead needles were used to prick the points. Blunt and round needles were used for acupressure. Scalpel like needles were used for cutting boils and abscesses. Larger and heavier needles were available for insertion into joints and when the acupuncture points lay deep below the skin, longer needles were used.

Small thumbtacks shaped needles were used for insertion at ear acupuncture points when prolonged stimulation was required. Three-sided needles were used to bleed the patient in cases of coma and high fever. The drawing of a few drops of blood from certain acupuncture points can bring down high fever, stop convulsions and restore consciousness in a matter of minutes without any other treatment. Finally there were the plum blossom needles also called the seven star needles which was used to tap the skin over acupuncture points. This was mainly used to treat skin diseases, children, old people and patients who were afraid of needles.

These needles were in widespread use for thousands of years until the early years of the 20th century, when the invention of stainless steel revolutionized the art of acupuncture.

Some acupuncturists claim that needles made from silver or gold have special therapeutic properties. Needles made from sliver and gold are expensive and so are often resharpened, straightened and reused. Unfortunately, the process of sharpening needles is laborious and time consuming and it is rarely possible to get as sharp a point on these needles as on a stainless steel needle. In my experience needles made from stainless steel are as effective in therapy as needles made from any other material.

Needles made from two metals act as a thermocouple, and generate a small electric current. So the handles of some acupuncture needles are made from metals like copper, silver and gold with the needle itself being made from stainless steel. Needle handles made with copper and silver get oxidized during use and storage, which reduces their electrical conductivity making them unsuitable for electrical stimulation.

Treatment by acupuncture: pain or pain relief?

An average acupuncture needle is slightly thicker than human hair and its insertion is virtually painless. Many patients are dissuaded from trying acupuncture by the pictures they see of acupuncture where long, thick needles are inserted into the patient. This has given rise to the misconception that acupuncture is painful. This misconception also arises from the belief that acupuncture needles are similar to injection needles. There are several fundamental differences between acupuncture needles and hypodermic needles used for giving an injection.

Normal acupuncture needles are so thin that they cannot be seen in a picture or on television. The needles used for demonstration are far thicker than those used for acupuncture. As you know, a silver needle slightly thicker than a human hair is hard to see.

An acupuncture needle is very thin, ranging from 0.16 mm to 0.38 mm in thickness, while injection needles range from 0.6 mm to 2 mm (in blood transfusion needles). The tip of an acupuncture needle is conical in shape, which allows it to penetrate the tissues separating the fibres of the muscle as it enters, without causing damage. Similarly on removing the needle the separated fibres close smoothly around the needle, preventing bleeding.

A hypodermic needle in contrast, has a sharp edge and its insertion cuts out a small cylinder of flesh as it enters. This fact is used for carrying out a needle biopsy to diagnose cancer. A hypodermic needle also has a hole through which a liquid is forced while giving the injection. The forcing of the medicine into a closed space also causes pain.

In acupuncture, no fluid is injected into the body and as the needle does not have a cavity in the middle, it is much thinner than a hypodermic needle. The sensation felt when an acupuncture needle is inserted is very different from the sensation felt when a hypodermic needle is used. In contrast to an injection, an acupuncture needle produces its effect by altering the energy flow inside the human body.

Acupuncture needles come in various sizes and thicknesses ranging from two millimeters to ten centimeters in length. The handles are one to three centimeters long. The longest needles are used on fat people in areas where there is thick muscle and a lot of fat, like the buttocks and hips. On the forehead, hands and face, only the tip of the needle is inserted. The depth of insertion of the needle varies from one millimeter to about ten centimeters depending on the depth of the acupuncture point to be treated.

moxibuxtion

Acupuncture points are also stimulated by burning a herb called "moxa" over the point. The name "moxa" is derived from its Japanese name Mogusa. The botanical name of the herb is Artemis Vulgaris commonly known as Mugwort. Before use, the raw herb is processed into moxawool by grinding the dry leaves of this plant into a fine wool. When the moxa is burnt, the smoke has a characteristic odour that is similar to the smell of hashish.

Moxa is used in two ways, either directly on the skin or indirectly through a needle, garlic, salt and ginger. Direct moxibuxtion is carried out with a smouldering cigar of moxa, which is used to warm the acupuncture point from a distance of one centimeter.

In indirect moxibuxtion a slice of ginger, or garlic is placed over the acupuncture point. The moxa is then placed on it and ignited. Another method of indirect moxibuxtion is to place a small ball of Moxawool on the head of an acupuncture needle. This is then lit, allowing the needle to transmit this heat directly to the acupuncture point through the needle. In a patient with severe pain in the abdomen, coma or shock the navel is filled with salt and a small ball of moxa is lit over it. This can revive a patient within a few minutes!

Moxa disperses the cold and so is used in the treatment of diseases like arthritis, and bronchitis, which are said to be caused by wind and cold. Moxibuxtion is used to treat chronic bronchitis, bronchial asthma, chronic diarrhoea, arthritis and some conditions where there has been an inadequate response to acupuncture with needles. Many other substances have been tried as alternatives to moxa, but it appears that none of these alternatives are as effective as moxa in healing.

Cupping

Another means of eliminating cold is cupping. A glass or a plastic cup is placed on the thigh or the chest, after a burning paper has been inserted into it. This creates a vacuum, which makes the cup stick to the skin. After a few minutes, the cup slips off the skin, leaving faint red marks. This is quite useful in treating bronchitis and fibrositis. This acts by increasing the flow of blood to the area being treated.

techniques of treatment

Patients will see that the acupuncturist uses different techniques of insertion of needles and different methods of stimulation of the needles at different stages in the treatment. This is because each patient requires an individual form of treatment that will vary from sitting to sitting.

The patient will also find that the acupuncturist may insert needles in different acupuncture points each time. This is because an acupuncture point used too often loses its sensitivity and is not as effective as it was earlier. When a patient is treated every day, he is given a course of eight to ten treatments. He is then given a break for a week to allow the acupuncture points to regain their sensitivity. If a patient requires continuous treatment, the acupuncture points used are rotated to allow the points that have been used to regain their sensitivity.

If a patient is treated on alternate days or once or twice a week, there is no need for a break between treatments. The course of treatment is decided after assessing each individual's requirements so that he receives the maximum benefit from the treatment.

I normally treat a patient daily, until he starts to improve. The frequency of the treatment is then reduced to three times a week, then to twice a week and finally to once a week. The patient is asked to return to reassessment four to six weeks after completion of treatment.

Most patients have multiple problems that are interrelated. Acupuncture treats the whole person and all his ailments are attended to. Even though there are numerous instances of quick and near miraculous cures, some ailments do respond slower than others. The patient should not feel disheartened if he finds that some of his problems take longer to respond than others. A cure requires a balancing of the energy flow that may be a slow process. In long standing ailments the response to treatment is slow, as the energy flows that have been disturbed for many years can take time to return to normal.

There are many methods used in acupuncture. The needles may be inserted for a few seconds and taken out immediately. They may be inserted, manipulated for a minute or two and removed or they may be left in for fifteen to thirty minutes without any stimulation. The needles may be inserted and stimulated periodically by hand or with a small battery operated electrical stimulator, which electrically vibrates the needles.

Each of these methods is used on different patients depending on the diagnosis that the acupuncturist makes. Chinese acupuncturists even leave the acupuncture needles in until they fall out. This can be a time consuming process!

There are many other methods of stimulating acupuncture points. These include electrical stimulation, where electric conducting pads are placed over the skin and a low frequency electric current is passed through it. Acupuncture points may also be stimulated with pressure, lasers, and ultrasound or with audible sound.

Phương pháp châm cứu

Phương pháp điều trị

Thuật ngữ “châm cứu” có nguồn gốc từ 2 từ Latinh "acus" có nghĩa là “kim” và "punctura" nghĩa là “đâm thủng hoặc đâm vào”. “Châm cứu” có nghĩa là “dùng kim để đâm, kích thích vào huyệt.”

Người ta dùng những cây kim rất mỏng, hơi dày hơn tóc người một chút để đâm vào các huyệt châm cứu. như đã giải thích từ trước thì mục đích của thuật châm cứu là để điều hoà và làm cho khí hoạt động bình thường, sao cho âm dương được cân bằng. Bên cạnh đó thì châm cứu cũng là phương pháp để làm giảm các triệu chứng bằng cách chữa lành bệnh tật. 

Chuyên viên châm cứu có thể chữa dứt các triệu chứng của rất nhiều chứng bệnh khác nhau một cách có hiệu quả; chẳng hạn như châm cứu trị làm giảm đau lưng trong nháy mắt. Tuy nhiên thì đó chỉ là sự điều trị triệu chứng đơn thuần, làm giảm hết các triệu chứng mà thôi.

Chuyên viên châm cứu nên chữa dứt nguyên nhân gây bệnh từ gốc và khi quá trình điều trị đáp ứng tốt thì các triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất. Và tất nhiên là việc này đòi hỏi nhiều kỹ năng và tay nghề giỏi để tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh!

Lựa chọn và tìm huyệt châm cứu là phần quan trọng nhất trong công việc điều trị. Chuyên viên châm cứu phải biết chức năng của mỗi huyệt châm cứu và những tương tác với các huyệt châm cứu khác để có thể phác thảo kế hoạch điều trị nhằm làm thông khí và cân bằng âm dương. Sau khi khám cho bệnh nhân và chẩn đoán xong, chuyên viên châm cứu sẽ xem xét nên điều trị cho bệnh nhân như thế nào.

Chuyên viên châm cứu có kinh nghiệm sử dụng càng ít kim châm càng tốt để giữ cân bằng luồng năng lượng (khí). Ngược lại, người chưa có kinh nghiệm có thể dùng nhiều kim và vẫn không làm cân bằng luồng năng lượng được. Hầu hết bệnh nhân cần từ 10 đến 15 kim trong mỗi lần điều trị, nhưng đôi khi chỉ cần 1 kim là đủ. Để chữa chứng vai tê cứng, người ta chỉ sử dụng 1 kim châm vào cẳng chân và xoay vòng kim. Vài phút sau, người bị vai tê cứng không cử động được 3 tháng có thể nhúc nhích và cử động thoải mái mà không đau đớn gì cả. Mặc dù trong tranh biếm hoạ, người ta thấy trên người bệnh nhân có rất nhiều kim, nhưng thực ra một người bệnh chỉ cần một vài kim châm là đủ rồi.  

Công cụ của chuyên viên châm cứu – kim châm cứu 

Thuật châm cứu đầu tiên sử dụng những mẩu xương sắc nhọn hoặc đá lửa có hình mũi tên nhọn có tên là đá Bian. Tuy nhiên những vật châm cứu này rất hạn chế vì kích cỡ, hình dáng và thường dùng để đâm vào huyệt châm cứu. Về sau, người ta sử dụng các mẩu gốm sắc để thay thế cho xương và đá lửa. Theo thời gian thì Trung Quốc đã cải tiến hơn quá trình này bằng cách dùng kim để kích thích huyệt châm cứu.

Kim châm cứu ban đầu được làm bằng tre và xương và vì những mẩu tre, xương này khá dày nên bệnh nhân rất đau khi châm cứu. Mặc dù chưa có khái niệm, chưa hiểu biết về việc khử trùng vào trước thế kỉ thứ 19, nhưng điều đáng ngạc nhiên là hiếm khi người ta bị nhiễm trùng do châm cứu. Điều này là do châm cứu làm kích thích hệ miễn dịch làm tăng cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.

Cùng với sự xuất hiện của thời kỳ đồ sắt và đồ đồng thì loại kim châm cứu mới cũng được phát triển hơn đó là kim làm bằng kim loại. Khi nghệ thuật luyện kim được cải tiến thì nhiều loại kim khác nhau cũng ra đời. Những cây kim ban đầu được làm bằng sắt, đồng, bạc và vàng. Vào thời mà cuốn sách “Nội Kinh” ("Nei ching") được xuất bản thì người ta đã sử dụng 9 loại kim châm cứu khác nhau. Những cây kim ấy cũng tương tự như kim thời nay. Kim rất mỏng và sắc được dùng để điều trị hằng ngày; kim có đầu mũi tên nhọn dùng để đâm vào huyệt; kim cùn và tròn để bấm huyệt; kim giống dao mổ dùng để rạch mổ các nhọt, đinh và các chỗ áp-xe; những kim lớn hơn và nặng hơn dùng để đâm vào các khớp và khi các huyệt châm cứu nằm sâu bên dưới da thì người ta sử dụng kim dài hơn.

Kim có hình dạng đinh bấm nhỏ được dùng để châm cứu vào các huyệt ở tai khi cần kích thích kéo dài. Người ta dùng kim 3 khía để chích cho bệnh nhân chảy máu trong trường hợp bệnh nhân bị hôn mê hoặc sốt cao. Việc làm chảy một vài giọt máu ở một số huyệt châm cứu nào đó cũng có thể giúp giảm sốt cao, hết chứng co giật và làm bệnh nhân tỉnh lại trong chừng vài phút mà không cần phải chữa trị gì khác. Cuối cùng là kim hình hoa mận hoặc kim 7 khía dùng để chích các huyệt châm cứu trên da. Loại kim 7 khía này thường để chữa các bệnh về da đối với trẻ con, người lớn tuổi và những bệnh nhân sợ kim tiêm.

Những loại kim này đã được sử dụng rộng rãi hàng ngàn năm nay cho đến những năm đầu của thế kỷ 20, sự phát minh thép chống gỉ ra đời đã làm một cuộc cách mạng tất cả nghệ thuật châm cứu.

Một số chuyên viên châm cứu khẳng định kim được làm bằng bạc hoặc bằng vàng đều có tính năng trị liệu đặc biệt. Kim được làm bằng bạc và bằng vàng thường mắc tiền và vì vậy cũng thường được làm sắc, làm thẳng trở lại và tái sử dụng. Đáng tiếc là quá trình làm sắc kim rất khó nhọc và tốn rất nhiều thời gian và hiếm khi đâm vào huyệt châm cứu được tốt như kim thép chống gỉ. Theo kinh nghiệm tôi thấy kim được làm bằng thép chống gỉ có hiệu quả trị bệnh như kim được làm bằng bất kỳ chất liệu nào khác.

Những cây kim được làm bằng 2 kim loại có tác dụng như một cặp nhiệt điện, và thường tạo ra dòng điện nhỏ. Vì thế cán của một số kim châm cứu được làm bằng các kim loại như đồng, bạc và vàng và thân kim được làm bằng thép chống gỉ. Cán kim làm bằng đồng và bạc thường bị ô-xy hoá trong quá trình sử dụng và bảo quản, có thể làm mất khả năng dẫn điện dẫn đến không kích thích điện được.  

Điều trị bằng thuật châm cứu: Đau hay giảm đau?

Kim châm cứu trung bình hơi dày hơn tóc người một chút và hầu như việc châm cứu là không đau đớn gì cả. Nhiều bệnh nhân cảm thấy kinh hãi không muốn châm cứu khi nhìn thấy những bức ảnh đầy kim dài và dày trên thân thể người bệnh. Điều này làm cho người ta có quan niệm sai lầm về thuật châm cứu là rất đau. Quan niệm sai lầm này cũng bắt nguồn từ chỗ người ta nghĩ rằng kim châm cứu cũng tương tự giống như kim tiêm. Có một vài sự khác biệt chính giữa kim châm cứu và kim tiêm dưới da dùng để tiêm thuốc.

Kim châm cứu bình thường rất mỏng và nhỏ đến nỗi người ta khó có thể thấy được trong hình hoặc trên ti vi. Những cây kim dùng để minh hoạ đây dày hơn nhiều so với những cây kim dùng để châm cứu thật. Như bạn biết đấy, kim bằng bạc hơi dày hơn tóc người một chút và rất khó nhìn thấy được.

Kim châm cứu rất mỏng và nhỏ, có bề dày thường dao động trong khoảng từ 0.16 mm đến 0.38 mm, trong khi kim tiêm thường dày từ 0.6 đến 2 mm (đối với kim truyền máu). Đầu kim châm cứu có hình nón, có thể giúp cho việc đâm vào các mô được dễ dàng và tách biệt các sợi cơ, không gây tổn hại đến sợi cơ. Tương tự như thế thì việc rút kim ra khỏi các sợi cơ khác gần chỗ kim trở nên nhẹ nhàng và tránh không làm chảy máu.

Ngược lại, kim tiêm dưới da có gờ sắc và khi tiêm vào da, nó cắt tế bào hình trụ (như tế bào cơ) trên da thịt. Điều này cũng thấy trong việc dùng kim sinh thiết để chẩn đoán ung thư. Kim tiêm dưới da còn có lỗ để chất lỏng hay dịch truyền có thể đi qua được khi tiêm. Thuốc tiêm vào làm ép lên các tế bào trên bề mặt da kín cũng làm cho người ta đau đớn.

Trong thuật châm cứu thì người ta chẳng tiêm một dịch truyền nào vào cơ thể cả vì kim châm cứu không có lỗ khoang bên trong kim, kim châm cứu mỏng hơn nhiều so với kim tiêm dưới da. Cảm giác khi châm cứu cũng khác xa với cảm giác khi tiêm thuốc. Không giống như tiêm thuốc, kim châm cứu gây ảnh hưởng trên cơ thể người bằng cách làm thay đổi luồng năng lượng bên trong cơ thể.

Kim châm cứu có nhiều kích cỡ và nhiều độ dày khác nhau, chiều dài thường dao động từ 2mm đến 10 cm. Cán kim thường dài từ 1 đến 3 cm. Những cây kim dài nhất được dùng cho người mập ở những vùng có cơ dày và nhiều mỡ, như mông và hai bên hông. Chỉ phần đầu của kim được đâm vào các huyệt châm cứu trên trán, tay và mặt. Tuỳ vào cách châm cứu huyệt sâu bao nhiêu mà người ta có thể đâm kim vào huyệt từ 1mm đến khoảng 10cm.

Liệu pháp moxibuxtion (ngải cứu, phép cứu bằng ngải)

Người ta cũng có thể kích thích các huyệt châm cứu bằng cách hơ một loại thảo dược có tên là “ngải cứu” lên huyệt. Tên gọi “ngải cứu” bắt nguồn từ tên Mogusa của Nhật. Tên thực vật học của loại thảo dược này là Artemis Vulgaris và thường gọi là Mugwort. Trước khi dùng thì loại cây này được làm thành sợi bằng cách xay nghiền lá khô thành sợi tơ mịn, nhỏ. Khi ngải cứu bị đốt nóng, khói có mùi rất đặc trưng giống như mùi của cây hasit (thuốc lá làm từ thuốc lá non và đọt gai dầu)

Ngải cứu được dùng theo 2 cách, dùng trực tiếp lên da hoặc gián tiếp bằng kim, tỏi, muối và gừng. Để sử dụng ngải cứu trực tiếp người ta quấn ngải cứu thành điều xì gà rồi đốt cho cháy âm ỉ và hơ nóng cách 1 cm lên chỗ huyệt châm cứu.

Đối với sử dụng ngải cứu gián tiếp, người ta xắt lát gừng hoặc tỏi để lên chỗ huyệt châm cứu và đặt ngải cứu lên đó rồi hơ nóng. Một phương pháp khác là đặt một búi tơ ngải cứu lên đầu kim châm cứu rồi đốt nóng, kim sẽ truyền nhiệt trực tiếp qua huyệt châm cứu. Trường hợp bệnh nhân bị đau bụng dữ dội, hôn mê hoặc sốc thì cho vào rốn người bệnh một búi tơ ngải cứu nhỏ kèm với muối và hơ nóng ở đó. Các triệu chứng bệnh sẽ khỏi trong một vài phút!

Ngải cứu có thể chữa dứt bệnh cảm lạnh và vì vậy ngải cứu cũng được dùng để chữa nhiều bệnh như viêm khớp, và viêm phế quản do gió và cảm lạnh. Người ta cũng dùng ngải cứu để chữa viêm phế quản mãn tính, suyễn cuống phổi, tiêu chảy mãn tính, viêm khớp và một số bệnh khác không châm cứu được. Nhiều chất khác cũng được dùng làm chất thay thế cho ngải cứu nhưng có vẻ như chẳng có chất thay thế nào có hiệu quả như ngải cứu trong việc chữa lành bệnh tật.

Giác hơi

Một phương pháp khác để chữa cảm lạnh là giác hơi. Người ta dùng một chén bằng thuỷ tinh hoặc nhựa dẻo chụp lên đùi hoặc ngực, sau khi đã hơ nóng trong chén bằng giấy đốt. Phương pháp này tạo chân không, làm chén dính chặt vào da. Sau vài phút, người ta bỏ chén ra, trên da còn lại nhiều vết đỏ mờ. Giác hơi cũng khá hữu ích trong việc chữa lành bệnh viêm phế quản và viêm xơ (chứng đau cứng, đặc biệt là ở cơ lưng) bằng cách làm tăng lưu thông máu đến vùng được giác. 

Các kỹ thuật điều trị

Bệnh nhân sẽ phát hiện ra nhiều chuyên viên châm cứu sửu dụng nhiều kỹ thuật để châm kim vào huyệt khác nhau và nhiều phương pháp để kích thích kim ở từng giai đoạn điều trị khác nhau. Đó là vì mỗi bệnh nhân đòi hỏi một hình thức điều trị riêng thay đổi liên tục.

Bên cạnh đó bệnh nhân còn có thể phát hiện ra người châm cứu có thể châm cứu mỗi lần ở các huyệt khác nhau. Đó là vì nếu châm cứu ở một huyệt nào đó thường xuyên thì ở đó sẽ mất đi độ nhạy và không đạt hiệu quả như lúc đầu nữa. Trong trường hợp bệnh nhân cần được châm cứu mỗi ngày thì khoảng thời gian châm cứu sẽ từ 8 đến 10 lần điều trị. Sau đó người bệnh được nghỉ 1 tuần để các huyệt châm cứu có thể phục hồi lại độ nhạy của mình. Nếu bệnh nhân cần phải châm cứu liên tục thì các huyệt châm cứu sẽ được luân phiên nhau để chúng có thể phục hồi lại được độ nhạy.

Nếu bệnh nhân được điều trị cách 1 ngày nghỉ 1 ngày hoặc một hoặc 2 lần trong 1 tuần thì chẳng cần phải có thời gian nghỉ giữa các đợt điều trị. Khoảng thời gian điều trị sẽ được quyết định sau khi biết được yêu cầu của từng đợt điều trị riêng lẻ sao cho sức khỏe người bệnh được cải thiện ở mức tốt nhất.

Tôi thường điều trị cho bệnh nhân mỗi ngày, cho đến khi bệnh nhân bắt đầu hồi phục. Tần số điều trị giảm xuống còn 3 lần một tuần, rồi 2 lần và cuối cùng là 1 lần. Bệnh nhân được yêu cầu trở lại tái khám sau khi chấm dứt đợt điều trị từ 4 đến 6 tuần.

Hầu hết bệnh nhân thường gặp nhiều vấn đề liên quan với nhau. Thuật châm cứu điều trị toàn thân và tất cả các chứng bệnh khác nữa. Mặc dù có rất nhiều trường hợp khỏi bệnh rất nhanh và kỳ diệu nhưng cũng có một số bệnh chậm lành hơn so với các chứng bệnh khác. Bệnh nhân không nên nản lòng khi thấy một vài chứng bệnh của mình lâu lành hơn những bệnh khác. Phương pháp chữa bệnh đòi hỏi sự cân bằng luồng khí trong cơ thể có thể rất lâu dài. Đối với những chứng bệnh đã lâu đời thì thời gian điều trị cũng lâu, bởi luồng khí bị rối loạn lâu năm có thể cần thời gian lâu dài mới trở lại bình thường được.

Có rất nhiều phương pháp châm cứu. Người ta có thể châm kim vào huyệt một vài giây và rút kim ra ngay tức khắc. Người ta cũng có thể châm kim và thao tác một vài phút rồi mới rút kim ra hoặc có thể giữ kim trong vòng 15 đến 30 phút mà không kích thích gì nơi đó. Kim có thể được châm và kích thích đều đặn bằng tay hoặc bằng máy kích thích điện hoạt động bằng pin tiểu, có tác dụng kích thích kim rung bằng dòng diện. 

Mỗi bệnh nhân cần một phương pháp châm cứu khác nhau, tuỳ thuộc vào chẩn đoán của chuyên viên châm cứu. Các nhà châm cứu Trung Quốc thậm chí còn để cho kim châm cứu tự rơi ra. Đây chắc có lẽ là một quá trình châm cứu hết sức lâu dài và rất tốn thời gian!

Có nhiều phương pháp khác dùng để kích thích các huyệt châm cứu bao gồm kích thích điện, người ta dùng miếng lót dẫn điện đặt trên da và cho dòng điện tần số thấp đi qua. Các huyệt châm cứu cũng có thể được kích thích bằng áp suất, tia la-ze, siêu âm hoặc âm thanh có thể nghe được.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.