Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Fever and taking your child's temperature
Sốt và phương pháp đo nhiệt độ cho con của bạn
You've probably experienced waking in the middle of the night to find your child flushed, hot, and sweaty. Your little one's forehead feels warm. You immediately suspect a fever, but are unsure of what to do next. Should you get out the thermometer? Call the doctor?
Hẳn là bạn cũng đã từng rơi vào trường hợp: giật mình thức giấc giữa đêm thấy con mình mặt đỏ au, người nóng và đẫm mồ hôi, trán ấm. Ngay lập tức bạn sẽ nghi là con mình bị sốt, nhưng không biết nên làm gì đây. Có nên lấy nhiệt kế để đo nhiệt độ cho bé hay là nên gọi điện cho bác sĩ?
Fever and taking your child’s temperature

You've probably experienced waking in the middle of the night to find your child flushed, hot, and sweaty. Your little one's forehead feels warm. You immediately suspect a fever, but are unsure of what to do next. Should you get out the thermometer? Call the doctor?

In healthy kids, fevers usually don't indicate anything serious. Although it can be frightening when your child's temperature rises, fever itself causes no harm and can actually be a good thing — it's often the body's way of fighting infections. And not all fevers need to be treated. High fever, however, can make a child uncomfortable and worsen problems such as dehydration.

Here's more about fevers, how to measure and treat them, and when to call your doctor.

Fever facts

Fever occurs when the body's internal "thermostat" raises the body temperature above its normal level. This thermostat is found in the part of the brain called the hypothalamus. The hypothalamus knows what temperature your body should be (usually around 98.6° Fahrenheit or 37° Celsius) and will send messages to your body to keep it that way.

Most people's body temperatures even change a little bit during the course of the day: It's usually a little lower in the morning and a little higher in the evening and can fluctuate as kids run around, play, and exercise.

Sometimes, though, the hypothalamus will "reset" the body to a higher temperature in response to an infection, illness, or some other cause. So, why does the hypothalamus tell the body to change to a new temperature? Researchers believe turning up the heat is the body's way of fighting the germs that cause infections and making the body a less comfortable place for them.

Causes of Fever

It's important to remember that fever by itself is not an illness — it's usually a symptom of an underlying problem. Fever has a few potential causes:

Infection: Most fevers are caused by infection or other illness. Fever helps the body fight infections by stimulating natural defense mechanisms.

Overdressing: Infants, especially newborns, may get fevers if they're overbundled or in a hot environment because they don't regulate their body temperature as well as older kids. However, because fevers in newborns can indicate a serious infection, even infants who are overdressed must be evaluated by a doctor if they have a fever.

Immunizations: Babies and kids sometimes get a low-grade fever after getting vaccinated.

Although teething may cause a slight rise in body temperature, it's probably not the cause if a child's temperature is higher than 100° F (37.8° C).

When Fever Is a Sign of Something Serious

In the past, doctors advised treating a fever on the basis of temperature alone. But now they recommend considering both the temperature and a child's overall condition.

Kids whose temperatures are lower than 102° F (38.9° C) often don't require medication unless they're uncomfortable. There's one important exception to this rule: If you have an infant 3 months or younger with a rectal temperature of 100.4° F (38° C) or higher, call your doctor or go to the emergency department immediately. Even a slight fever can be a sign of a potentially serious infection in very young infants.

If your child is between 3 months and 3 years old and has a fever of 102.2° F (39° C) or higher, call your doctor to see if he or she needs to see your child. For older kids, take behavior and activity level into account. Watching how your child behaves will give you a pretty good idea of whether a minor illness is the cause or if your child should be seen by a doctor.

The illness is probably not serious if your child:

    * is still interested in playing

    * is eating and drinking well

    * is alert and smiling at you

    * has a normal skin color

    * looks well when his or her temperature comes down

And don't worry too much about a child with a fever who doesn't want to eat. This is very common with infections that cause fever. For kids who still drink and urinate normally, not eating as much as usual is OK.

Is it a Fever?

A gentle kiss on the forehead or a hand placed lightly on the skin is often enough to give you a hint that your child has a fever. However, this method of taking a temperature (called tactile temperature) is dependent on the person doing the feeling and doesn't give an accurate measure of temperature.

Use a reliable thermometer to confirm a fever (which is when a child's temperature is at or above one of these levels):

    * 100.4° F (38° C) measured rectally (in the bottom)

    * 99.5° F (37.5° C) measured orally (in the mouth)

    * 99° F (37.2° C) measured in an axillary position (under the arm)

But how high a fever is doesn't tell you much about how sick your child is. A simple cold or other viral infection can sometimes cause a rather high fever (in the 102°-104° F / 38.9°-40° C range), but this doesn't usually indicate a serious problem. And serious infections might cause no fever or even an abnormally low body temperature, especially in infants.

Because fevers can rise and fall, a child might have chills as the body tries to generate additional heat as its temperature begins to rise. The child may sweat as the body releases extra heat when the temperature starts to drop.

Sometimes kids with a fever breathe faster than usual and may have a higher heart rate. You should call the doctor if your child is having difficulty breathing, is breathing faster than normal, or continues to breathe fast after the fever comes down.

Types of Thermometers

Whatever thermometer you choose, be sure you know how to use it correctly to get an accurate reading. Keep and follow the manufacturer's recommendations for any thermometer.

Digital thermometers usually provide the quickest, most accurate readings. They come in many sizes and shapes and are available at most supermarkets and pharmacies in a range of prices. You should read the manufacturer's instructions to determine what the thermometer is designed for and how it signals that the reading is complete. Overall, digital thermometers usually can be used for these temperature-taking methods:

    * oral (in the mouth)

    * rectal (in the bottom)

    * axillary (under the arm)

Turn on the thermometer and make sure the screen is clear of any old readings. Digital thermometers usually have a plastic, flexible probe with a temperature sensor at the tip and an easy-to-read digital display on the opposite end. If your thermometer uses disposable plastic sleeves or covers, put one on according to the manufacturer's instructions. Remember to discard the sleeve after each use and to clean the thermometer according to the manufacturer's instructions before putting it back in its case.

Electronic ear thermometers measure the tympanic temperature — the temperature inside the ear canal. Although they're quick and easy to use in older babies and kids, they aren't as accurate as digital thermometers for infants 3 months or younger and are more expensive.

Plastic strip thermometers (small plastic strips that you press against the forehead) may be able to tell you whether your child has a fever, but aren't reliable for taking an exact measurement, especially in infants and very young children. If you need to know your child's exact temperature, plastic strip thermometers are not the way to go.

Forehead thermometers also may be able to tell you if your child has a fever, but are not as accurate as oral or rectal digital thermometers.

Pacifier thermometers may seem convenient, but again, their readings are less reliable than rectal temperatures and shouldn't be used in infants younger than 3 months. They also require kids to keep the pacifier in their mouth for several minutes without moving, which is a nearly impossible task for most babies and toddlers.

Glass mercury thermometers were once common, but the American Academy of Pediatrics (AAP) now says they should not be used because of concerns about possible exposure to mercury, which is an environmental toxin. (If you still have a mercury thermometer, do not simply throw it in the trash where the mercury can leak out. Talk to your doctor or your local health department about how and where to dispose of a mercury thermometer.)

Tips for Taking Temperatures

As any parent knows, taking a squirming child's temperature can be challenging. But it's one of the most important tools doctors have to determine if a child has an illness or infection. The best method will depend on a child's age and temperament.

For kids younger than 3 months, you'll get the most reliable reading by using a digital thermometer to take a rectal temperature. Electronic ear thermometers aren't recommended for infants younger than 3 months because their ear canals are usually too small.

For kids between 3 months to 4 years old, you can use a digital thermometer to take a rectal temperature or an electronic ear thermometer to take the temperature inside the ear canal. You could also use a digital thermometer to take an axillary temperature, although this is a less accurate method.

For kids 4 years or older, you can usually use a digital thermometer to take an oral temperature if your child will cooperate. However, kids who have frequent coughs or are breathing through their mouths because of stuffy noses might not be able to keep their mouths closed long enough for an accurate oral reading. In these cases, you can use the tympanic method (with an electronic ear thermometer) or axillary method (with a digital thermometer).

To take a rectal temperature: Before becoming parents, most people cringe at the thought of taking a rectal temperature. But don't worry — it's a simple process:

   1. Lubricate the tip of the thermometer with a lubricant, such as petroleum jelly.

   2. Place your child:

      - belly-down across your lap or on a firm, flat surface and keep your palm along the lower back

      - or face-up with legs bent toward the chest with your hand against the back of the thighs

   3. With your other hand, insert the lubricated thermometer into the anal opening about ½ inch to 1 inch (about 1.25 to 2.5 centimeters). Stop if you feel any resistance.

   4. Steady the thermometer between your second and third fingers as you cup your hand against your baby's bottom. Soothe your child and speak quietly as you hold the thermometer in place.

   5. Wait until you hear the appropriate number of beeps or other signal that the temperature is ready to be read. Write down the number on the screen, noting the time of day that you took the reading.

To take an oral temperature: This process is easy in an older, cooperative child.

   1. Wait 20 to 30 minutes after your child finishes eating or drinking to take an oral temperature, and make sure there's no gum or candy in your child's mouth.

   2. Place the tip of the thermometer under the tongue and ask your child to close his or her lips around it. Remind your child not to bite down or talk, and to relax and breathe normally through the nose.

   3. Wait until you hear the appropriate number of beeps or other signal that the temperature is ready to be read. Write down the number on the screen, noting the time of day that you took the reading.

To take an axillary temperature: This is a convenient way to take a child's temperature. Although not as accurate as a rectal or oral temperature in a cooperative child, some parents prefer to take an axillary temperature, especially for kids who can't hold a thermometer in their mouths.

   1. Remove your child's shirt and undershirt, and place the thermometer under an armpit (it must be touching skin only, not clothing).

   2. Fold your child's arm across the chest to hold the thermometer in place.

   3. Wait until you hear the appropriate number of beeps or other signal that the temperature is ready to be read. Write down the number on the screen, noting the time of day that you took the reading.

Whatever method you choose, keep these additional tips in mind:

    * Never take a child's temperature right after a bath or if he or she has been bundled tightly for a while — this can affect the temperature reading.

    * Never leave a child unattended while taking a temperature.

Helping Kids Feel Better

Again, not all fevers need to be treated. And in most cases, a fever should be treated only if it's causing a child discomfort.

Here are ways to alleviate symptoms that often accompany a fever:

    * If your child is fussy or appears uncomfortable, you can give acetaminophen or ibuprofen based on the package recommendations for age or weight. (Unless instructed by a doctor, never give aspirin to a child due to its association with Reye syndrome, a rare but potentially fatal disease.) If you don't know the recommended dose or your child is younger than 2 years old, call the doctor to find out how much to give.

Infants under 2 months old should not be given any medication for fever without being evaluated by a doctor. If your child has any medical problems, check with the doctor to see which medication is best to use. Remember that fever medication will usually temporarily bring a temperature down, but won't return it to normal — and it won't treat the underlying reason for the fever.

    * Giving a sponge bath can make your child more comfortable and help bring the fever down. Use only lukewarm water; cool water may cause shivering, which actually raises body temperature. Never use alcohol (it can cause poisoning when absorbed through the skin) or ice packs/cold baths (they can cause chills that may raise body temperature).

    * Dress your child in lightweight clothing and cover with a light sheet or blanket. Overdressing and overbundling can prevent body heat from escaping and can cause a temperature to rise.

    * Make sure your child's bedroom is a comfortable temperature — not too hot or too cold.

    * Offer plenty of fluids to avoid dehydration — a fever will cause a child to lose fluids more rapidly. Water, soup, ice pops, and flavored gelatin are all good choices. Avoid drinks containing caffeine, including colas and tea, because they can cause increased urination.

    * If your child also is vomiting and/or has diarrhea, ask the doctor if you should give an electrolyte (rehydration) solution made especially for kids. You can find these solutions at drugstores and supermarkets. Don't offer sports drinks — they're not designed for younger children, and the added sugars may make diarrhea worse. Also, limit your child's intake of fruits and apple juice.

    * In general, let your child eat what he or she wants (in reasonable amounts) but don't force eating if your child doesn't feel like it.

    * Make sure your child gets plenty of rest. Staying in bed all day isn't necessary, but a sick child should take it easy.

    * It's best to keep a child with a fever home from school or childcare. Most doctors feel that it's safe to return when the temperature has been normal for 24 hours.

When to Call the Doctor

The exact temperature that should trigger a call to the doctor depends on the age of the child, the illness, and whether there are other symptoms with the fever.

Call your doctor if you have an:

    * infant younger than 3 months old with a temperature of 100.4° F (38° C) or higher

    * older child with a temperature of higher than 102.2° F (39° C)

Call the doctor if an older child has a fever of less than 102.2° F (39° C) but also:

    * refuses fluids or seems too ill to drink adequately

    * has persistent diarrhea or repeated vomiting

    * has any signs of dehydration (urinating less than usual, not having tears when crying, less alert and less active than usual)

    * has a specific complaint (e.g., sore throat or earache)

    * still has a fever after 24 hours (in kids younger than 2 years) or 72 hours (in kids 2 years or older)

    * has recurrent fevers, even if they only last a few hours each night

    * has a chronic medical problem such as heart disease, cancer, lupus, or sickle cell anemia

    * has a rash

    * has pain with urination

Seek emergency care if your child shows any of these signs:

    * inconsolable crying

    * extreme irritability

    * lethargy and difficulty waking

    * rash or purple spots that look like bruises on the skin (that were not there before the child got sick)

    * blue lips, tongue, or nails

    * infant's soft spot on the head seems to be bulging outward or sunken inwards

    * stiff neck

    * severe headache

    * limpness or refusal to move

    * difficulty breathing that doesn't get better when the nose is cleared

    * leaning forward and drooling

    * seizure

    * abdominal pain

Also, ask your doctor for his or her specific guidelines on when to call about a fever.

Fever: A Common Part of Childhood

All kids get fevers, and in the majority of cases, most are completely back to normal within a few days. Everyone gets cranky when they have a fever. This is normal and should be expected.

But if you're ever in doubt about what to do or what a fever might mean, or if your child is acting ill in a way that concerns you even if there's no fever, always call your doctor for advice.

Sốt và phương pháp đo nhiệt độ cho con của bạn

Hẳn là bạn cũng đã từng rơi vào trường hợp: giật mình thức giấc giữa đêm thấy con mình mặt đỏ au, người nóng và đẫm mồ hôi, trán ấm. Ngay lập tức bạn sẽ nghi là con mình bị sốt, nhưng không biết nên làm gì đây. Có nên lấy nhiệt kế để đo nhiệt độ cho bé hay là nên gọi điện cho bác sĩ?

Đối với trẻ khoẻ mạnh thì sốt thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Mặc dù nó cũng có thể khiến cho bạn lo sợ khi thấy thân nhiệt của bé tăng cao, bản thân của sốt cũng không gây hại gì cho cơ thể và đôi khi sốt cũng có tác dụng tốt – thường thì đó là một cách chống các bệnh lây nhiễm của cơ thể. Và không phải bất kỳ chứng sốt nào cũng cần nên chữa trị. Tuy nhiên, sốt cao có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu và làm cho vấn đề trở nên tệ hại hơn như là chứng mất nước đối với trẻ.

Dưới đây là những thông tin chi tiết về triệu chứng sốt, cách đo nhiệt độ và chữa trị cho bé và khi nào nên gọi điện cho bác sĩ.

Sự thật về triệu chứng sốt

Sốt thường xảy ra khi “bộ điều chỉnh nhiệt” bên trong cơ thể làm nâng thân nhiệt lên cao hơn so với mức bình thường. bộ điều chỉnh nhiệt này nằm bên trong não bộ được gọi là vùng dưới đồi (hoặc vùng dưới gò: là vùng não điều khiển thân nhiệt và các cảm giác như đói, khát, ...). vùng dưới đồi này biết thân nhiệt nên ở mức nào (thường khoảng chừng 98.6° Pha-ren-het hoặc 37° C) và có nhiệm vụ phát tín hiệu cho cơ thể biết nên giữ ở nhiệt độ như vậy.

Thân nhiệt của hầu hết mọi người cũng thay đổi chút ít suốt cả ngày: buổi sáng thường hơi thấp và cao hơn một chút vào buổi chiều tối và có thể thay đổi thất thường khi trẻ chạy nhảy, chơi giỡn và tập thể dục.

Mặc dù vậy nhưng đôi khi vùng dưới đồi sẽ “thiết lập lại (điều chỉnh lại)” nhiệt độ cao hơn cho cơ thể để phản ứng với một chứng bệnh hay một bệnh lây nhiễm nào đó hoặc một nguyên nhân nào khác. Vậy thì lý do gì mà vùng dưới đồi bắt cơ thể phải thay đổi nhiệt độ mới? Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tăng nhiệt độ cơ thể lên cao là một cách giúp cơ thể kháng lại mầm bệnh gây nhiễm trùng và làm cho cơ thể không còn là nơi lý tưởng cho mầm bệnh trú ngụ nữa.

Nguyên nhân gây sốt

Quan trọng là bạn nên nhớ rằng bản thân sốt không phải là bệnh – mà thường là một triệu chứng của một vấn đề tiềm ẩn nào đó. Một số nguyên nhân gây sốt có thể là: 

Bệnh lây nhiễm (hay nhiễm trùng): Hầu hết các triệu chứng sốt đều là do nhiễm trùng hoặc một chứng bệnh khác nào đó. Sốt giúp cơ thể kháng lại sự nhiễm trùng, chống các bệnh lây nhiễm bằng cách kích thích cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Mặc quá nhiều quần áo: Trẻ sơ sinh, nhất là trẻ mới sinh, có thể bị sốt nếu được bọc quấn nhiều quá hoặc ở một môi trường quá nóng vì các bé này không điều tiết thân nhiệt được như những trẻ lớn tuổi hơn. Tuy nhiên, vì triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của một chứng bệnh lây nhiễm nào đó nên ngay cả các bé sơ sinh được quấn bọc nhiều quá cũng phải nên được bác sĩ khám và chẩn đoán nếu bị sốt.

Chủng ngừa: Trẻ nhỏ đôi khi cũng bị sốt nhẹ sau khi tiêm ngừa xong.

Mặc dù việc mọc răng của bé cũng có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể hơi tăng cao, nhưng đây hẳn không phải là nguyên nhân khiến cho thân nhiệt của trẻ cao hơn 100° F (37.8° C).

Khi nào sốt là dấu hiệu của một vấn đề nào đó nghiêm trọng

Trước đây, bác sĩ khuyến cáo chỉ nên điều trị sốt dựa theo thân nhiệt cơ thể thôi. Nhưng giờ đây họ đề nghị nên xem xét cả thân nhiệt và tình hình sức khỏe tổng quát của trẻ nữa. 

Trẻ có thân nhiệt dưới 102° F (38.9° C) thường không cần phải sử dụng thuốc trừ phi cảm thấy khó chịu. Một ngoại lệ hết sức quan trọng đối với nguyên tắc này là: Nếu con bạn ở độ tuổi từ 3 tháng trở xuống có nhiệt độ trực tràng 100.4° F (38° C) trở lên thì bạn nên gọi điện cho bác sĩ hoặc cho bé đến khoa cấp cứu ngay lập tức nhé. Thậm chí sốt nhẹ cũng có thể là một dấu hiệu của một bệnh lây nhiễm nghiêm trọng nào đó có thể xảy ra đối với trẻ sơ sinh rất nhỏ.

Nếu con bạn từ 3 tháng đến 3 tuổi bị sốt 102.2° F (39° C) trở lên thì bạn nên gọi điện cho bác sĩ xem liệu bé có cần đến bác sĩ không. Đối với trẻ lớn hơn, bạn hãy để ý xem mức hoạt động và cách hoạt động của bé nhé. Việc theo dõi xem bé hoạt động như thế nào giúp bạn hình dung được ý tưởng hay liệu đây là chứng bệnh nhẹ của bé hay bé cần nên đến bác sĩ ngay tức khắc. 

Triệu chứng sốt này có lẽ không là vấn đề gì nghiêm trọng nếu con bạn:

* vẫn thích chơi bình thường

* ăn uống khỏe

* tươi tỉnh và hay cười với bạn

* có sắc da bình thường

* trông khỏe mạnh, tươi tỉnh khi thân nhiệt của bé hạ

Và bạn chớ nên lo lắng thái quá khi bé sốt và không muốn ăn. Điều này cũng rất thường gặp đối với các chứng nhiễm trùng gây sốt cho bé. Nếu trẻ vẫn uống nước và đi tiểu bình thường thì việc bé không ăn nhiều như mọi khi vẫn là điều bình thường thôi.

Có phải bé bị sốt không?

Một cái hôn nhẹ nhàng lên trán hoặc đặt tay nhẹ lên da bé thường cũng đủ để giúp bạn nhận biết bé đang bị sốt. Tuy nhiên, cách đo nhiệt độ như thế này (gọi là đo nhiệt độ bằng xúc giác) lệ thuộc vào cảm giác của người đo và đây không phải là một cách đo nhiệt độ chính xác.

Bạn nên sử dụng một nhiệt kế tin cậy để biết chính xác bé bị sốt (sốt là khi thân nhiệt của bé ở mức độ nào hoặc trên một trong những mức dưới đây):

* 100.4° F (38° C) đo nhiệt độ trực tràng (đo ở hậu môn của bé)

* 99.5° F (37.5° C) đo ở miệng

* 99° F (37.2° C) đo ở vùng dưới nách (dưới cánh tay )

Nhưng sốt cao bao nhiêu cũng không cho bạn biết nhiều về việc bé bệnh như thế nào. Một chứng bệnh cảm lạnh nhẹ hoặc nhiễm vi rút khác nhiều khi cũng có thể làm cho bé sốt khá cao (dao động từ102°-104° F / 38.9°-40° C) nhưng điều này cũng không thường là dấu hiệu cho biết bé đang có vấn đề gì nghiêm trọng. Và lắm lúc thì nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể không làm cho bé sốt hoặc thậm chí là thân nhiệt của bé thấp hơn bình thường, nhất là đối với trẻ sơ sinh.

Do cơn sốt có thể tăng hoặc giảm, nên trẻ có thể bị ớn lạnh do cơ thể cố sinh thêm nhiệt khi nhiệt độ cơ thể bắt đầu tăng cao. Trẻ có thể bị vã mồ hôi vì cơ thể thoát nhiệt dư thừa khi nhiệt độ cơ thể bắt đầu hạ xuống.

Đôi khi, trẻ bị sốt có thể thở gấp hơn bình thường và nhịp tim nhanh hơn. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bé có dấu hiệu khó thở, thở nhanh hơn nhiều so với bình thường hoặc vẫn còn thở gấp sau khi hạ sốt.

Các loại nhiệt kế

Bất kể là bạn chọn mua loại nhiệt kế nào đi nữa thì hãy đảm bảo bạn nên biết cách sử dụng sao cho đúng để có được số ghi thân nhiệt chính xác. Hãy nên gìn giữ và làm theo đúng các chỉ dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại nhiệt kế khác nhau.

Nhiệt kế số thường cho bạn số đo nhanh nhất và chính xác nhất. Loại nhiệt kế này có nhiều kích cỡ và nhiều kiểu dáng và có bán ở hầu hết các siêu thị và hiệu thuốc với nhiều giá cả khác nhau. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết nhiệt kế này dùng để làm gì và tín hiệu cho biết số ghi thân nhiệt của bé dừng lại ở đâu. Nhìn chung, nhiệt kế số thường có thể dùng làm phương pháp đo nhiệt độ cho bé:

* đo ở miệng

* đo ở hậu môn

* đo ở dưới nách

Bật nhiệt kế lên và đảm bảo không còn số đo cũ nào. Nhiệt kế số thường có que thăm bằng  mềm, một đầu là thiết bị cảm biến nhiệt và đầu kia là màn hình hiển thị số rất dễ đọc. Nếu nhiệt kế của bạn sử dụng vỏ bọc hoặc ống bọc ngoài bằng  có thể bỏ đi, bạn nên lắp vào một vỏ bọc khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nên nhớ bỏ đi ống bọc bên ngoài sau mỗi lần sử dụng xong và lau sạch nhiệt kế theo hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi cho vào hộp trở lại.

Nhiệt kế đo tai điện tử dùng để đo nhiệt độ màng nhĩ – nhiệt độ bên trong ống tai. Mặc dù loại nhiệt kế này nhanh và dễ sử dụng cho trẻ lớn tuổi hơn nhưng không chính xác bằng nhiệt kế số cho trẻ sơ sinh từ 3 tháng trở xuống và thường đắt tiền hơn nhiều so với nhiệt kế số.

Nhiệt kế dán trán (những sợi plastic nhỏ giúp bạn có thể dán lên trán cho bé) có thể cho bạn biết xem con mình có đang bị sốt hay không, nhưng đây không phải là cách đo thân nhiệt chính xác, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ rất nhỏ. Nếu bạn muốn biết chính xác thân nhiệt của bé thì không nên dùng loại nhiệt kế dán trán này.

Nhiệt kế đo trán cũng có thể cho bạn biết xem con mình có bị sốt không nhưng cũng không chính xác như nhiệt kế số đo miệng hoặc đo trực tràng. 

Nhiệt kế ti ngậm cũng có vẻ tiện lợi nhưng số đo cũng ít tin cậy bằng nhiệt kế trực tràng và không nên dùng cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Kiểu nhiệt kế ti ngậm này cũng đòi hỏi trẻ phải ngậm ti giả này trong vài phút mà không được nhúc nhích, đây quả là một yêu cầu bất khả thi đối với hầu hết các trẻ nhỏ và trẻ mới tập đi.

Nhiệt kế thuỷ ngân trước đây được sử dụng rộng rãi, nhưng Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ hiện cho biết loại nhiệt kế này không nên được sử dụng nữa bởi họ lo ngại về việc bé có thể tiếp xúc với thủy ngân, đây là một độc tố gây hại cho môi trường. (Nếu bạn vẫn còn nhiệt kế thuỷ ngân thì không nên quăng vứt bừa bãi vì thuỷ ngân có thể rò rỉ ra ngoài. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc sở y tế địa phương mình về việc huỷ bỏ nhiệt kế thuỷ ngân ở đâu và bằng cách nào nhé.)

Bí quyết giúp bạn đo nhiệt độ cho bé

Như bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng biết là việc đo thân nhiệt cho con mình có thể là một điều không dễ dàng gì. Nhưng đây là một trong những công cụ quan trọng nhất giúp cho bác sĩ có thể biết chính xác là liệu con bạn đang bị bệnh hay bị nhiễm trùng hay không. Phương pháp tốt nhất tùy thuộc vào độ tuổi và tính tình của từng đứa trẻ một.

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì bạn nên dùng nhiệt kế số để đo nhiệt độ trực tràng nhằm có số đo thân nhiệt đáng tin cậy nhất. Nhiệt kế đo tai điện tử không nên sử dụng cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bởi ống tai của bé ở độ tuổi này thường là rất nhỏ.

Đối với trẻ từ 3 tháng đến 4 tuổi thì bạn có thể sử dụng nhiệt kế số để đo nhiệt độ trực tràng hoặc dùng nhiệt kế đo tai điện từ để đo nhiệt độ bên trong ống tai. Bạn cũng có thể sử dụng nhiệt kế số để đo nhiệt độ ở nách, mặc dù đây là cách đo thân nhiệt không chính xác lắm.

Đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên thì bạn thường có thể sử dụng nhiệt kế số để đo nhiệt độ miệng cho bé nếu con bạn chịu hợp tác. Tuy nhiên, những trẻ hay bị ho hoặc đang phải thở bằng miệng vì bị nghẹt mũi có lẽ không tài nào ngậm miệng lâu đủ để có thể cho bạn đo được thông số chính xác. Trong trường hợp như thế này thì bạn có thể sử dụng phương pháp đo nhiệt độ ở màng nhĩ (bằng nhiệt kế đo tai điện tử) hoặc phương pháp đo nhiệt độ ở nách (bằng nhiệt kế số).

Kỹ thuật đo nhiệt độ trực tràng: Trước khi trở thành bố mẹ thì hầu hết người ta đều cảm thấy lúng túng khi nghĩ đến việc đo nhiệt độ trực tràng. Nhưng bạn chớ nên lo ngại – đây là một quá trình đơn giản thôi mà:

1. Bôi trơn một đầu của nhiệt kế bằng dầu nhờn, như mỡ bôi trơn chẳng hạn.

2. Đặt con bạn nằm xuống:

- bụng bé úp xuống vào lòng của bạn hoặc để cho bụng bé úp xuống trên một bề mặt cứng và phẳng; giữ tay bạn dọc theo vùng lưng dưới

- hoặc cho bé nằm ngửa, 2 chân co lên ngực; tay bạn áp tì vào mặt sau của đùi bé

3. Tay kia của bạn đẩy nhiệt kế đã được bôi trơn vào lỗ hậu môn khoảng chừng ½ đến 1 in-sơ (tương đương khoảng từ 1,25 đến 2,5 cm). Hãy dừng lại nếu bạn cảm thấy bé nhúc nhích khó chịu.

4. Giữ chặt nhiệt kế giữa ngón trỏ và ngón giữa khi bạn khum bàn tay áp vào hậu môn của bé. Bạn nên dỗ dành và nói ngọt, nhẹ nhàng với bé khi bạn giữ cố định nhiệt kế nhé.

5. Hãy chờ cho đến khi bạn nghe đúng số lần kêu bíp-bíp hoặc một tín hiệu nào đó cho biết nhiệt độ đã được đo xong. Bạn nên ghi lại số đo trên màn vạch và ghi chú lại thời gian bạn đo nhiệt độ cho bé là giờ nào nhé.

Kỹ thuật đo nhiệt độ ở miệng: Quá trình này cũng dễ dàng đối với trẻ lớn tuổi hơn và chịu hợp tác.

1. Bạn hãy chờ khoảng chừng từ 20 đến 30 phút sau khi bé ăn hoặc uống xong để đo nhiệt độ ở miệng cho bé, và hãy chắc rằng là bé không ngậm kẹo hay kẹo cao su trong miệng khi đo nhiệt độ.

2. Đặt một đầu nhiệt kế vào dưới lưỡi và bảo bé ngậm miệng lại, giữ chặt nhiệt kế bằng môi. Bạn nên nhắc bé là không nên cắn hay nói chuyện trong lúc này, và hãy thư giãn, hít thở bình thường bằng mũi.

3. Hãy chờ cho đến khi bạn nghe thấy đúng số lần kêu bíp-bíp hoặc một tín hiệu nào đó cho biết nhiệt độ đã được đo xong. Bạn nên ghi lại số đo trên màn vạch và ghi chú lại thời gian bạn đo nhiệt độ cho bé là giờ nào nhé.

Kỹ thuật đo nhiệt độ ở nách: Đây là một phương pháp tiện lợi dùng để đo thân nhiệt cho bé. Mặc dù không chính xác như phương pháp đo nhiệt độ trực tràng hoặc đo nhiệt độ miệng đối với trẻ chịu hợp tác, nhưng hầu hết các bố mẹ đều chuộng phương pháp đo nhiệt độ ở nách hơn, nhất là đối với những đứa trẻ không ngậm nhiệt kế trong miệng được.

1. Bạn hãy cởi áo sơ mi và áo lót của bé ra, và đặt nhiệt kế vào dưới nách cho bé (nhiệt kế phải được tiếp xúc với da, không phải tiếp xúc với quần áo).

2. Gập cánh tay của bé lại qua ngực để giữ cố định nhiệt kế.

3. Hãy chờ cho đến khi bạn nghe thấy đúng số lần kêu bíp-bíp hoặc một tín hiệu nào đó cho biết nhiệt độ đã được đo xong. Bạn nên ghi lại số đo trên màn vạch và ghi chú lại thời gian bạn đo nhiệt độ cho bé là giờ nào nhé.

Bất kể là bạn chọn phương pháp nào để đo nhiệt độ cho bé đi nữa thì hãy nên nhớ những bí quyết bổ sung này nhé:

* Không bao giờ đo thân nhiệt của bé ngay sau khi bé mới tắm xong hoặc sau khi quấn bọc bé một thời gian ngắn nào đó – bởi điều này có thể ảnh hưởng đến số đo thân nhiệt, làm cho số đo không được chính xác.

* Không bao giờ bỏ mặc bé một mình khi đang đo nhiệt độ cho bé.

Bí quyết giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn

Xin nhớ lại lần nữa là không phải tất cả các trường hợp sốt đều phải điều trị. Trong hầu hết các trường hợp thì sốt chỉ nên được điều trị nếu làm cho bé cảm thấy khó chịu.

Dưới đây là những cách có thể giúp làm dịu các triệu chứng thường đi kèm với sốt:

* Nếu con bạn cảm thấy bức rức, bực bội, la ó om sòm hoặc khó chịu trong người thì bạn có thể cho bé sử dụng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen dựa theo chỉ định trên bao bì đối với từng độ tuổi và cân nặng khác nhau. (Nếu bác sĩ không chỉ định thì bạn chớ nên cho bé dùng thuốc aspirin vì thuốc này thường liên quan đến hội chứng Reye – đây là một bệnh nguy hiểm ở trẻ em sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, triệu chứng là ói mửa, gan tụ mỡ, mất phương hướng, sưng não và thận – bệnh này hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong ở trẻ.) Nếu bạn không biết liều lượng chỉ định là bao nhiêu hoặc con bạn dưới 2 tuổi thì bạn nên gọi điện cho bác sĩ để biết nên cho bé sử dụng liều lượng nào là thích hợp. 

Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào mà không có chỉ định của bác sĩ. Nếu con bạn đang mắc một bệnh nào đó thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xem thuốc nào là tốt nhất cho bé. Nên nhớ rằng thuốc hạ sốt thường có tác dụng làm hạ sốt tạm thời chứ không làm cho bé có thân nhiệt bình thường như trước được – và thuốc hạ sốt không chữa dứt một nguyên do tiềm ẩn nào khác gây sốt cả.

* Cho bé tắm bằng bọt biển cũng có thể làm bé thoải mái, dễ chịu hơn và giúp hạ sốt. Bạn chỉ nên cho bé tắm bằng nước ấm thôi nhé, nước lạnh có thể khiến cho bé run cóng lên nhưng thực chất là làm tăng thân nhiệt của bé đấy. Đừng bao giờ cho bé tắm bằng rượu (rượ có thể gây ngộ độc khi thẩm thấu qua da) hoặc chớ nên cho bé chườm túi nước đá/ hoặc tắm nước lạnh (có thể khiến bé lạnh run và làm tăng thân nhiệt của bé).

* Bạn nên cho bé mặc áo quần thoáng, nhẹ và đắp chăn mềm mỏng thôi. Việc mặc áo quần nhiều quá hoặc quấn bọc bé nhiều quá có thể làm cho nhiệt độ cơ thể không thoát được và có thể làm tăng thân nhiệt của bé.

* Nên đảm bảo nhiệt độ trong phòng ngủ của bé được dễ chịu - không quá nóng hoặc quá lạnh.

* Cho bé uống nhiều nước để tránh mất nước – sốt có thể làm cho trẻ bị mất nước nhanh hơn. Nước, canh, kem, và các món thạch có hương vị bé yêu thích đều rất tốt. Tránh các thức uống có cà-phê-in, như nước uống có ga và trà bởi những thức uống này có thể khiến bé đi tiểu nhiều hơn.

* Nếu con bạn đang bị sốt có kèm theo ói mửa và/ hoặc tiêu chảy thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem liệu có nên cho bé sử dụng dung dịch điện phân (bổ sung nước cho cơ thể) đặc biệt dành cho trẻ hay không. Bạn có thể mua những dung dịch này ở các hiệu thuốc và siêu thị. Đừng cho bé uống các thức uống thể thao – các thức uống này không dùng cho trẻ nhỏ và các thức uống có thêm đường có thể làm cho tình trạng tiêu chảy của bé tệ hại hơn. Ngoài ra, bạn nên hạn chế cho bé ăn trái cây và uống nước táo ép nhé.

* Nói chung là hãy để cho bé ăn những thứ mà bé thích (lượng vừa phải) nhưng cũng đừng bắt ép con bạn ăn nếu bé không muốn ăn.

* Đảm bảo cho bé được nghỉ ngơi nhiều. Không cần thiết phải cho bé nằm trên giường cả ngày đâu nhưng trẻ bị bệnh thì nên được nghỉ ngơi thoải mái.

* Tốt hơn hết là nên cho bé nghỉ ở nhà hơn là đi học hoặc ở trung tâm chăm sóc và giám sát trẻ con. Hầu hết các bác sĩ đều cho rằng bé có thể an toàn ở nhà khi thân nhiệt của bé đã bình thường trở lại trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Khi nào nên gọi điện cho bác sĩ

Nhiệt độ chính xác khiến bạn phải gọi điện cho bác sĩ cũng tuỳ thuộc vào độ tuổi của bé, bệnh của bé và xem bé có những triệu chứng khác đi kèm với sốt không.

Bạn nên gọi điện cho bác sĩ nếu:

* con bạn dưới 3 tháng tuổi bị sốt 100.4° F (38° C) trở lên

* con bạn trên 3 tháng tuổi bị sốt trên 102.2° F (39° C)

Hãy gọi điện cho bác sĩ nếu con bạn trên 3 tháng tuổi đang bị sốt dưới 102.2° F (39° C) kèm theo:

* không chịu uống nước hoặc bé bị bệnh quá nặng không thể uống đủ được

* bị tiêu chảy dai dẳng hoặc nôn ói liên tục

* có bất kỳ dấu hiệu nào của triệu chứng mất nước (đi tiểu ít hơn bình thường, khóc không có nước mắt, kém tươi tỉnh, hay lừ đừ và kém hoạt bát như thường lệ)

* mắc bệnh nào đó (như đau họng hoặc đau lỗ tai)

* vẫn còn sốt sau 24 tiếng đồng hồ (đối với trẻ dưới 2 tuổi) hoặc sau 72 tiếng đồng hồ (với trẻ từ 2 tuổi trở lên)

* bị sốt trở lại, dù là chỉ sốt một vài tiếng đồng hồ mỗi đêm

* bị một chứng bệnh mãn tính nào đó như bệnh tim, ung thư, bệnh lu-pút (lao da), hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm

* bị nổi ban đỏ

* bị đau khi đi tiểu

Hãy cho bé đến cấp cứu nếu con bạn có những biểu hiện dưới đây:

* khóc dai dẳng không nín

* hết sức bức rức, khó chịu

*  ngủ lịm và khó thức dậy

* bị nổi ban hoặc có nhiều đốm màu tía trông giống như vết thâm tím trên da (không có hiện tượng này trước khi trẻ bị bệnh)

* môi, lưỡi hoặc móng tai có màu xanh

* thóp đầu của bé có vẻ như đang phình ra hoặc lõm vào

* bị vẹo cổ

* bị nhức đầu dữ dội

* khó cử động, nhúc nhích

* khó thở lâu không dứt khi lỗ mũi đã hết nghẹt

* bị chúi về trước và chảy nước dãi

* bị động kinh, co giật

* đau bụng

Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các quy định cụ thể khi nào nên gọi điện cho họ.

Sốt là triệu chứng thường thấy của trẻ nhỏ

Đứa trẻ nào cũng bị sốt cả, và trong hầu hết các trường hợp thì triệu chứng sốt sẽ hết trong một vài ngày. Ai cũng trở nên ốm yếu khi bị sốt; điều này cũng bình thường thôi và bạn nên chuẩn bị tư tưởng như thế nhé.

Nhưng nếu bạn không biết chắc nên làm gì hoặc không biết sốt có thể là nguyên nhân hay dấu hiệu của bệnh gì hoặc nếu con bạn đang bị bệnh khiến cho bạn đứng ngồi không yên mặc dù bé không bị sốt thì bạn hãy gọi điện cho bác sĩ để tìm lời khuyên nhé.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.