Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Anesthesia
Sự gây tê
Anesthesia is broken down into three main categories: local, regional, and general, all of which affect the nervous system in some way and can be administered using various methods and different medications.
Phương pháp gây tê được chia thành 3 kiểu chính: gây tê cục bộ, gây tê vùng, và gây tê toàn thân, tất cả đều gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh theo một kiểu nào đó và có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau và nhiều thuốc khác nhau.
Anesthesia

About Anesthesia

Anesthesia is broken down into three main categories: local, regional, and general, all of which affect the nervous system in some way and can be administered using various methods and different medications.

Here's a basic look at each kind:

    * Local anesthesia. An anesthetic drug (which can be given as a shot, spray, or ointment) numbs only a small, specific area of the body (for example, a foot, hand, or patch of skin). With local anesthesia, a person is awake or sedated, depending on what is needed. Local anesthesia lasts for a short period of time and is often used for minor outpatient procedures (when patients come in for surgery and can go home that same day). For someone having outpatient surgery in a clinic or doctor's office (such as the dentist or dermatologist), this is probably the type of anesthetic used. The medicine used can numb the area during the procedure and for a short time afterwards to help control post-surgery discomfort.

    * Regional anesthesia. An anesthetic drug is injected near a cluster of nerves, numbing a larger area of the body (such as below the waist, like epidurals given to women in labor). Regional anesthesia is generally used to make a person more comfortable during and after the surgical procedure. Regional and general anesthesia are often combined.

    * General anesthesia. The goal is to make and keep a person completely unconscious (or "asleep") during the operation, with no awareness or memory of the surgery. General anesthesia can be given through an IV (which requires sticking a needle into a vein, usually in the arm) or by inhaling gases or vapors by breathing into a mask or tube.

The anesthesiologist will be there before, during, and after the operation to monitor the anesthetic and ensure you constantly receive the right dose. With general anesthesia, the anesthesiologist uses a combination of various medications to do things like:

    * relieve anxiety

    * keep you asleep

    * minimize pain during surgery and relieve pain afterward (using drugs called analgesics)

    * relax the muscles, which helps to keep you still

    * block out the memory of the surgery

How does anesthesia work?

To better understand how the different types of anesthesia work, it may help to learn a little about the nervous system. If you think of the brain as a central computer that controls all the functions of your body, then the nervous system is like a network that relays messages back and forth from it to different parts of the body. It does this via the spinal cord, which runs from the brain down through the back and contains threadlike nerves that branch out to every organ and body part.

The American society of anesthesiologists (ASA) compares the nervous system to an office's telephone system — with the brain as the switchboard, the nerves as the cables, and body parts feeling pain as the phones. Here's how the ASA puts it into perspective:

    * With local anesthesia, the phone (the small part of the body being numbed) is "off the hook" and, therefore, can't receive calls (pain signals) from the switchboard (the brain) or the phone cables (the nerves).

    * With regional anesthesia, the phone cable (the nerves) is broken, causing all of the area's phones (entire area of the body being numbed) to be out of service.

    * With general anesthesia, the switchboard operator (the brain) is on a break and, therefore, can't connect incoming calls (pain signals).

Will I get a needle?

Often, anesthesiologists may give a person a sedative to help them feel sleepy or relaxed before a procedure. Then, people who are getting general anesthesia may be given medication through a special breathing mask or tube first and then given an IV after they're asleep. Why? Because many people are afraid of needles and may have a hard time staying still and calm.

What type of anesthesia will I get?

The type and amount of anesthesia given to you will be specifically tailored to your needs and will depend on various factors, including:

    * the type of surgery

    * the location of the surgery

    * how long the surgery may take

    * your current and previous medical condition

    * allergies you may have

    * previous reactions to anesthesia (in you or family members)

    * medications you are taking

    * your age, height, and weight

The anesthesiologist can discuss the options available, and he or she will make the decision based on your individual needs.

What are the common side effects?

You will most likely feel disoriented, groggy, and a little confused when waking up after surgery. Some other common side effects, which should go away fairly quickly, include:

    * nausea or vomiting, which can usually be alleviated with anti-nausea medication

    * chills

    * shakiness

    * sore throat (if a tube was used to administer the anesthesia or help with breathing)

What are the risks?

Anesthesia today is very safe. In very rare cases, anesthesia can cause complications (such as strange heart rhythms, breathing problems, allergic reactions to medications, and even death). However, rare complications usually involve patients with other medical problems. The risks depend on the kind of procedure, the condition of the patient, and the type of anesthesia used. Be sure to talk to your doctor, surgeon, and/or anesthesiologist about any concerns.

Most complications can usually be prevented by simply providing the anesthesiologist with complete information before the surgery about things like:

    * your current and past health (including diseases or conditions such as recent or current colds, or other issues such as snoring or depression)

    * any medications (prescription and over-the-counter), supplements, or herbal remedies you are taking

    * any allergies (especially to foods, medications, or latex) you may have

    * whether you smoke, drink alcohol, or take any recreational drugs

    * any previous reactions you or any family member has had to anesthesia

To ensure your safety during the surgery or procedure, it's extremely important to answer all of the anesthesiologist's questions as honestly and thoroughly as possible. Things that may seem harmless could interact with or affect the anesthesia and cause you to react to it.

It's also important that you follow the doctor's recommendations about what not to do before the surgery. You probably won't be able to eat or drink (usually nothing after midnight the day before) and may need to stop taking herbal supplements for a certain period of time before surgery.

You can rest assured that the safety of anesthetic procedures has improved a lot in the past 25 years, thanks to advances in technology and the extensive training anesthesiologists receive. The more informed, calm, and reassured you are about the surgery and the safety of anesthesia, the easier the experience will probably be.

Sự gây tê

Tìm hiểu về sự gây tê (gây mê)

Phương pháp gây tê được chia thành 3 kiểu chính: gây tê cục bộ, gây tê vùng, và gây tê toàn thân, tất cả đều gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh theo một kiểu nào đó và có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau và nhiều thuốc khác nhau.

Dưới đây là cái nhìn cơ bản nhất về từng kiểu loại gây tê:

* Gây tê cục bộ. Thuốc gây tê (có thể dùng theo đường tiêm, xịt hoặc là thuốc mỡ bôi trên da), thuốc gây tê có tác dụng làm tê chỉ một phần nhỏ, cụ thể nào đó trên cơ thể (chẳng hạn như bàn chân, bàn tay, hoặc một mảng da nào đó). Với phương pháp gây tê cục bộ này thì bệnh nhân vẫn có thể nhận biết, tỉnh táo, tuỳ vào vùng nào được gây tê thôi. Phương pháp gây tê này kéo dài không lâu và thường được dùng cho những ca phẫu thuật ngoại trú nhỏ (bệnh nhân có thể đến phẫu thuật và về nhà trong một ngày được). Đối với người phẫu thuật cho bệnh nhân ngoại trú ở bệnh viện hoặc phòng khám (như nha sĩ hay bác sĩ chuyên khoa da liễu), thì ắt hẳn đây là phương pháp gây tê thường xuyên được sử dụng. Thuốc tê không những có thể giúp làm tê tại một vùng nào đó trong suốt quá trình phẫu thuật mà còn kéo dài được một thời gian ngắn sau đó nhằm làm giảm sự khó chịu, đau đớn hậu phẫu thuật.

* Gây tê vùng. Thuốc gây tê được tiêm gần cụm dây thần kinh, có tác dụng làm tê một vùng lớn trên cơ thể (như bên dưới vùng thắt lưng, chẳng hạn như gây tê ngoài màng cứng cho thai phụ sắp sanh). Phương pháp gây tê vùng thường giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn trong suốt quá trình phẫu thuật và cả sau đó nữa. Người ta cũng thường kết hợp gây tê vùng và gây tê toàn thân.

* Gây tê toàn thân. Mục đích của phương pháp gây tê toàn thân là làm cho bệnh nhân hoàn toàn vô ý thức (hoặc như “ngủ” vậy) trong suốt quá trình phẫu thuật, làm cho bệnh nhân không biết gì hoặc không nhớ gì về cuộc phẫu thuật cả. Phương pháp gây tê toàn thân có thể được dùng qua đường IV (intravenous: tĩnh mạch) (cần phải tiêm qua đường tĩnh mạch, thường là ở cánh tay) hoặc có thể cho bệnh nhân hít hơi nước hoặc khí gây mê qua mặt nạ hoặc ống gây mê. 

Chuyên viên gây tê sẽ có mặt trước, trong và cả sau quá trình phẫu thuật để theo dõi thuốc gây tê và chắc rằng bạn đã được sử dụng đúng liều. Với phương pháp gây tê toàn thân, chuyên viên gây tê có thể kết hợp nhiều thứ thuốc khác nhau để giúp cho bệnh nhân:

* giảm lo âu

* ngủ được

* giảm thiểu đau đớn trong suốt quá trình phẫu thuật và làm giảm đau sau đó (bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau)

* thư giãn cơ, giúp cho bạn nằm yên

* làm bạn không nhớ gì về cuộc phẫu thuật

Phương pháp gây tê hoạt động như thế nào?

Để hiểu hơn về cách thức các phương pháp gây tê hoạt động như thế nào thì bạn cũng nên hiểu một chút về hệ thần kinh. Nếu bạn cho rằng bộ não là một máy tính trung tâm có thể điều khiển toàn bộ các chức năng trong cơ thể và hệ thần kinh giống như một mạng lưới chuyển tiếp thông điệp qua lại từ não đến các bộ phận khác trong cơ thể. Hệ thần kinh thực hiện được điều này qua tuỷ sống, nó chạy từ não xuống đến lưng và chứa nhiều sợi thần kinh phân nhánh đến từng cơ quan và từng bộ phận của cơ thể.   

Hội Chuyên viên gây mê Hoa Kỳ (ASA) đã so sánh hệ thần kinh với hệ thống điện thoại của văn phòng – bộ não như là một tổng đài, các dây thần kinh như là dây cáp, và các bộ phân của cơ thể cảm nhận được cảm giác đau đớn giống như các điện thoại vậy. Dưới đây là cách tổ chức ASA đã đối chiếu:

* Với phương pháp gây tê cục bộ, thì điện thoại (một vùng nhỏ trên cơ thể bị gây tê) bị “tuột móc/ không móc vào máy” và vì vậy không nhận được cuộc gọi (dấu hiệu đau đớn) từ tổng đài (bộ não) hoặc các dây cáp điện thoại (dây thần kinh).

* Với phương pháp gây tê vùng thì dây cáp điện thoại (dây thần kinh) bị đứt, khiến tất cả các máy điện thoại trong khu vực (toàn thân bị tê liệt) không hoạt động được.

* Với phương pháp gây tê toàn thân thì người điều hành tổng đài (bộ não) bị suy nhược/ bị hỏng và vì vậy không nhận được các cuộc gọi đến (dấu hiệu đau đớn).

Tôi có phải tiêm thuốc không?

Trong nhiều trường hợp thì các chuyên viên gây mê có thể cho bệnh nhân thuốc an thần để giúp bệnh nhân ngủ hoặc cảm thấy thoải mái trước khi phẫu thuật. Đối với bệnh nhân gây tê toàn thân thì có thể được gây mê bằng thuốc qua một ống thở hay mặt nạ gây mê trước và rồi qua đường tiêm tĩnh mạch sau khi bệnh nhân ngủ. Tại sao ư? Bởi nhiều người thường cảm thấy sợ kim tiêm và có thể phải rất vất vả để giữ bình tĩnh và nằm im được.

Tôi sẽ sử dụng kiểu gây tê nào?

Loại và lượng thuốc gây tê cho bạn sẽ được điều chỉnh cụ thể theo nhu cầu của bạn và cũng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như:

* loại phẫu thuật

* vị trí phẫu thuật

* thời gian phẫu thuật

* tình hình sức khỏe của bạn hiện giờ và trước đây

* bạn có bị dị ứng gì không

* (bạn hoặc người thân trong gia đình mình) có phản ứng với thuốc gây tê trước đây không

* bạn đang sử dụng thuốc gì

* tuổi tác, chiều cao và cân nặng của bạn

Chuyên viên gây mê có thể bàn bạc cho bạn lựa chọn và sẽ quyết định dựa trên nhu cầu cá nhân của bạn.

Tác dụng phụ thường gặp là gì?

Bạn sẽ rất có khả năng cảm thấy mất phương hướng, chuệnh choạng, và hơi hoang mang, mơ hồ khi tỉnh dậy sau ca phẫu thuật. Một số tác dụng phụ thường thấy khác, sẽ nhanh hết đi như:

* buồn nôn hay ói mửa, thường có thể giảm bớt bằng cách dùng thuốc chống nôn

* ớn lạnh

* run rẩy

* đau cổ họng  (nếu gây mê bằng ống hoặc thở bằng ống)

Những rủi ro, nguy hiểm gì?

Phương pháp gây mê ngày nay rất an toàn. Rất hiếm khi có thể xảy ra biến chứng (như nhịp tim không bình thường, xảy ra vấn đề hô hấp, dị ứng với thuốc, và thậm chí là tử vong). Tuy nhiên các biến chứng hiếm thấy này thường xảy ra khi bệnh nhân mắc các bệnh khác. Nguy cơ biến chứng tuỳ thuộc vào loại phẫu thuật, bệnh lý của bệnh nhân, và kiểu gây mê. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, bác sĩ phẫu thuật, và/ hoặc chuyên viên gây mê về bất kỳ vấn đề gì mà bạn quan tâm.

Hầu hết các biến chứng thường có thể phòng tránh được bằng cách chỉ cho chuyên viên gây mê biết đầy đủ thông tin trước khi phẫu thuật như:

* tình hình sức khỏe của bạn hiện giờ và trước đây (như gần đây hay hiện giờ bạn có bị cảm lạnh không, hoặc các vấn đề khác như bạn có ngáy hay có bị trầm cảm, suy nhược không)

* bạn có đang sử dụng thuốc gì không (thuốc theo đơn và thuốc mua tự do không theo toa), thuốc bổ sung, hoặc thảo dược gì không

* bạn có bị dị ứng (nhất là dị ứng thức ăn, thuốc, hoặc nhựa mủ) gì không

* bạn có đang hút thuốc, uống rượu bia, hoặc sử dụng bất kỳ chất kích thích nào không

* trước đây bạn hoặc bất cứ người thân nào trong gia đình phản ứng với thuốc gây mê không

Để đảm bảo cho bạn được an toàn trong suốt quá trình phẫu thuật, điều hết sức quan trọng là bạn nên trả lời càng thành thật và càng kỹ lưỡng càng tốt tất cả các câu hỏi của chuyên viên gây mê. Những điều có vẻ như vô hại có thể tương tác với nhau hoặc làm ảnh hưởng đến quá trình gây mê và khiến cơ thể bạn phải phản ứng với nó.

Điều quan trọng nữa là bạn nên làm theo lời khuyên của bác sĩ về những việc không nên làm trước khi phẫu thuật. Bạn có lẽ sẽ không được ăn uống  gì (thường là không nên ăn uống sau 12 giờ đêm của ngày trước khi phẫu thuật) và cũng cần ngưng bổ sung thảo dược trong một thời gian trước khi phẫu thuật.

Bạn có thể yên tâm rằng tính an toàn của quy trình gây mê đã được cải thiện nhiều trong 25 năm qua, nhờ tiến bộ của công nghệ và chương trình đào tạo bao quát cho chuyên viên gây mê. Càng am hiểu, bình tĩnh và an tâm về cuộc phẫu thuật và tính an toàn của thuốc gây mê bao nhiêu, bạn càng cảm thấy cuộc phẫu thuật trở nên nhẹ nhàng hơn bấy nhiêu.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.