Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Tin tức thời sự
Father of the 'test tube baby' Edwards wins Nobel Prize
Edwards – cha đẻ của 'trẻ thụ tinh trong ống nghiệm' - được trao giải Nô-ben
STOCKHOLM (AFP) – IVF pioneer Bob Edwards, who brought the joy of parenthood to millions of infertile couples, won the Nobel Prize for Medicine on Monday, more than three decades after the first test tube birth.
STOCKHOLM (AFP) - Bob Edwards, người tiên phong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (IVF) mang đến niềm vui được làm cha mẹ cho hàng triệu cặp vợ chồng vô sinh đã giành được giải Nô-ben Y học vào ngày thứ hai, hơn ba thập niên kể khi đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên được sinh ra.
Father of the 'test tube baby' Edwards wins Nobel Prize

STOCKHOLM (AFP) – IVF pioneer Bob Edwards, who brought the joy of parenthood to millions of infertile couples, won the Nobel Prize for Medicine on Monday, more than three decades after the first test tube birth.

In their first announcement of the annual prize season, the Nobel committee hailed the 85-year-old Briton's work as "a milestone in the development of modern medicine" while the original test tube baby offered her congratulations.

"It's fantastic news. Me and mum are so glad that one of the pioneers of IVF has been given the recognition he deserves," said Louise Brown.

"We hold Bob in great affection and are delighted to send our personal congratulations to him and his family at this time."

Her parents, Lesley and John, had been trying to have children for nine years but could not because Lesley Brown's fallopian tubes were blocked.

But thanks to Edwards' work in developing in-vitro fertilisation (IVF), Louise was born at Oldham and District General Hospital in north-west England, weighing five pounds 12 ounces (2.61 kilograms) on July 25, 1978.

The IVF procedure entails taking an egg from a woman and fertilising it in a lab dish with sperm donated from a man.

The egg divides, is allowed to develop into an early-stage embryo and is then inserted in the woman's uterus where, if all goes well, it will become a baby.

The Vatican criticised the decision to honour Edwards with the head of the Pontifical Academy for Life, which speaks for the Vatican on medical ethics issues, describing the move as "completely out of order".

"Without Edwards, there would not be a market on which millions of ovocytes are sold... and there would not be a large number of freezers filled with embryos in the world," ANSA news agency quoted Ignacio Carrasco de Paula as saying.

"In the best of cases they are transferred into a uterus but most probably they will end up abandoned or dead, which is a problem for which the new Nobel Prize winner is responsible," he added.

In a toned down transcript of the interview with ANSA, he said the choice was understandable and specified he was speaking in a personal capacity.

After getting his doctorate in 1955 at Edinburgh University, the Manchester-born Edwards then began working on developing the IVF process, first studying germ cells in animals.

Since Brown's birth, nearly four million people have been born through IVF.

"His achievements have made it possible to treat infertility, a medical condition afflicting a large proportion of humanity including more than 10 percent of all couples worldwide," the Nobel Assembly at the Swedish Karolinska Institute said.

Edwards is too frail to give interviews but his wife Ruth said the family was "thrilled and delighted" at the honour.

He has in the past described how controversial his work had been.

"I was called crazy," he told Swedish news agency TT five years ago.

"No one wanted to take the ethical risk. People told me the child would not be normal and wondered what I would do then. But I was never worried, my research had showed that IVF worked just like natural conception," he said.

Edwards worked closely with British gynecologist Patrick Steptoe, who died in 1988. Together they established the Bourn Hall Clinic in Cambridge, the world's first centre for IVF therapy.

After he won the prestigious Albert Lasker award in 2001, Edwards told US broadcaster CBS he and Steptoe "never thought the embryos would be born abnormal, even though famous people, including Nobel Prize winners, told me that I would have to do infanticide on the babies."

Today, 20 to 30 percent of eggs fertilised by IVF lead to the birth of a child.

"Long-term follow-up studies have shown that IVF children are as healthy as other children," the Nobel jury said, pointing out that Louise Brown and a number of other IVF children have naturally given birth to children themselves.

Edwards will receive a medal and 10 million Swedish kronor (1.49 million dollars, 1.09 million euros).

The Medicine Prize kicked off a week of prestigious award announcements, with the two most watched, Literature and Peace, to be announced on Thursday and Friday.

Edwards – cha đẻ của 'trẻ thụ tinh trong ống nghiệm' - được trao giải Nô-ben

STOCKHOLM (AFP) - Bob Edwards, người tiên phong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (IVF) mang đến niềm vui được làm cha mẹ cho hàng triệu cặp vợ chồng vô sinh đã giành được giải Nô-ben Y học vào ngày thứ hai, hơn ba thập niên kể khi đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên được sinh ra.

Trong buổi công bố đầu tiên của giải thưởng hàng năm này, hội đồng giám khảo đã vinh danh công trình của bác sĩ người Anh 85 tuổi này như “một cột mốc quan trọng trong sự phát triển y học hiện đại” đồng thời đứa trẻ ống nghiệm đầu tiên cũng gửi đến ông lời chúc mừng.

"Đó thực sự là một tin tuyệt vời. Tôi và mẹ vui mừng khi thấy một trong những người tiên phong phương pháp thụ tinh nhân tạo đã giành được sự công nhận xứng đáng," Louise Brown nói.

"Chúng tôi rất yêu quý Bob và vui mừng gởi lời chúc mừng của riêng chúng tôi đến ông cùng gia đình mình vào khoảnh khắc này đây."

Cha mẹ của cô, Lesley và John, đã cố gắng có con trong chín năm nhưng không thành công vì Lesley Brown bị tắt ống dẫn trứng.

Nhưng nhờ công trình của Edwards về sự phát triển phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), Louise được sinh ra ở Oldham tại Bệnh viện đa khoa quận phía tây bắc nước Anh, nặng 5 pao 12 ao-sơ (2,61 kg) vào ngày 25 tháng bảy năm 1978.

Quy trình thụ tinh nhân tạo được tiến hành bằng cách lấy trứng từ phụ nữ và thụ tinh trong một cái đĩa thí nghiệm với tinh trùng được hiến tặng từ một người đàn ông.

Trứng phân chia, cho phép phát triển thành phôi non và sau đó được đưa vào tử cung của người phụ nữ nơi nó sẽ phát triển thành một đứa bé nếu tất cả mọi việc đều diễn ra tốt đẹp.

Chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo hoàng về Sự sống đại diện Toà thánh Vatican phát biểu về những vấn đề y đức đã chỉ trích quyết định vinh danh Edwards, mô tả động thái này như là "một việc hoàn toàn không thể chấp nhận được".

"Nếu không có Edwards, chắc chắn sẽ không có thị trường buôn bán hàng triệu noãn bào. .. Và chắc chắn trên thế giới sẽ không có vô số ngân hàng trữ lạnh phôi thai," thông tấn xã ANSA viện dẫn lời của Ignacio Carrasco de Paula.

"Phôi tốt nhất thì được đưa vào tử cung người mẹ nhưng có lẽ hầu hết những phôi còn lại sẽ bị bỏ đi hay bị chết, đây là một vấn đề mà người đoạt giải Nô-ben mới này phải chịu trách nhiệm,” ông nói thêm.

Trong bản ghi lại cuộc phỏng vấn với ANSA nhằm làm dịu bớt tình trạng gay gắt ông đã nói sự lựa chọn người thắng giải là dễ hiểu và xác định điều ông nói này chỉ mang tính cách cá nhân.

Sau khi lấy học vị tiến sĩ vào năm 1955 tại trường Đại học Edinburgh, tiến sĩ Edwards sinh ra tại Manchester đã bắt đầu nghiên cứu phát triển quá trình thụ tinh nhân tạo, trước tiên nghiên cứu trên nguyên bào ở động vật.

Từ khi Brown ra đời, đã có gần 4 triệu đứa trẻ khác được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

"Thành tựu của ông đã giúp điều trị vô sinh, một căn bệnh làm khổ sở rất nhiều người trong đó có hơn 10 phần trăm cặp vợ chồng trên toàn thế giới," hội đồng giám khảo Nô-ben tại Học viện Karolinska Thuỵ Điển đã nói.

Edwards quá xúc động đến độ không thể phát biểu phỏng vấn nhưng Ruth vợ ông cho biết là gia đình rất "vui và xúc động " với danh dự này.

Ông cho biết đã từng có nhiều cuộc tranh cãi về công việc của ông.

"Người ta cho tôi là loạn trí," ông đã nói với thông tấn xã TT của Thụy Điển cách đây năm năm.

"Chẳng ai muốn mạo hiểm về mặt đạo đức. Mọi người nói tôi rằng đứa bé sẽ không được bình thường và hỏi tôi sẽ làm gì để giải quyết. Nhưng tôi không bao giờ lo lắng, nghiên cứu của tôi đã chứng minh phương pháp thụ tinh nhân tạo cũng hoạt động giống như quan niệm của tạo hoá,” ông nói.

Edwards đã cộng tác mật thiết với bác sĩ phụ khoa người Anh Patrick Steptoe, người đã mất vào năm 1988. Họ đã cùng thành lập Bourn Hall Clinic ở Cambridge, trung tâm thụ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới.

Sau khi giành giải thưởng uy tín Albert Lasker vào năm 2001, Edwards phát biểu với đài CBS của Mỹ rẳng ông và Steptoe "không bao giờ nghĩ phôi thai sẽ được sinh ra mà có một di chứng bất thường nào, thậm chí có những người nổi tiếng, trong đó có những người đoạt giải Nô-ben, nói với tôi rằng tôi sẽ phải gánh chịu tội giết trẻ con."

Ngày nay, 20 đến 30 phần trăm trứng thụ tinh bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo dẫn đến sự ra đời của một đứa trẻ.

"Những nghiên cứu tiếp theo trong thời gian dài chứng tỏ trẻ sinh ra bằng phương pháp IVF khoẻ mạnh như bao khác đứa trẻ," một giám khảo Nô-ben nói, bằng chứng là Louise Brown và một số đứa trẻ thụ tinh nhân tạo khác có thể sinh em bé của họ một cách tự nhiên.

Edwards sẽ nhận huy chương và 10 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 1,49 triệu đô-la hay 1,09 triệu euro ).

Giải thưởng Nô-ben Y học khởi đầu một tuần công bố giải thưởng uy tín, với hai giải được trông đợi nhất là giải Văn học và Hoà bình, sẽ được công bố vào ngày thứ năm và thứ sáu.

 
Đăng bởi: tvmthu
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.