Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Giáo dục
10 Steps to creating beginner ESL lesson plans
10 bước để tạo giáo án cho người mới bắt đầu học tiếng Anh
The big picture question you have to ask yourself before you start planning lessons for beginning students is: What do you want them to be able to do by the end of the class? This might include what they’ll be able to understand, say, read or write.
Câu hỏi quan trọng cần tự hỏi trước khi bắt đầu lên giáo án cho học trò mới học tiếng Anh là: Bạn muốn học trò làm được gì sau khi học xong? Ví dụ như: học trò có thể hiểu, đọc hoặc viết gì.
1. Identify Your Students

Are you teaching children or adults?

With children, use all sorts of games and activities. All they really need is to see that English class is fun!

Teenagers are right in the sweet spot between childhood and adulthood. They’ll mostly need material and resources that are relatable and engaging, like and technology.

When it comes to teaching adults, get them talking about themselves and asking questions with other students.
In many business situations, they’ll need to be conversational and to have a vocabulary related to their field. So, incorporate relevant terms—including jargon, if required—into your lesson plans. It may sound difficult, but oftentimes the words will be Latin-based and will sound similar to the words in your students’ native language.

When beginning adult students start to recognize technical terms, it’ll encourage them to feel more comfortable with language learning.
Học trò là ai?

Bạn dạy người lớn hay con nít?

Dạy cho con nít thì phải dùng đủ loại game và hoạt động. Chúng cần thấy học tiếng Anh vui vẻ!

Thanh thiếu niên thì lỡ cỡ giữa con nít và người lớn. Điều chúng cần nhất là tài liệu dính dáng tới mình thì mới hứng thú học, như âm nhạc hay công nghệ.

Dạy cho người lớn thì hãy làm họ kể về mình và hỏi han các bạn học khác.

Khi làm ăn kinh doanh, họ sẽ cần trò chuyện được và có vốn từ liên quan đến chuyên môn của mình. Cho nên phải đưa các từ liên quan, cả biệt ngữ, nếu cần - vào giáo án của bạn. Nghe có vẻ khó, nhưng thường các từ la-tinh cả cho nên sẽ giông giống tiếng mẹ đẻ của học trò thôi.


Khi học trò người lớn mới học tiếng Anh bắt đầu nhận ra những từ chuyên môn, họ sẽ cảm thấy học ngôn ngữ thoải mái hơn.
2. Develop a Plan

The big picture question you have to ask yourself before you start planning lessons for beginning students is: What do you want them to be able to do by the end of the class? This might include what they’ll be able to understand, say, read or write.

Another question is: What are the skills they need to reach their language goals? By having the answers thought through you can work backwards and divide the whole lesson into key components.


Lên giáo án

Câu hỏi quan trọng cần tự hỏi trước khi bắt đầu lên giáo án cho học trò mới học tiếng Anh là: Bạn muốn học trò làm được gì sau khi học xong? Ví dụ như: học trò có thể hiểu, đọc hoặc viết gì.

Một câu hỏi nữa là: Học trò cần những kỹ năng gì để đạt được mục tiêu học tiếng Anh? Có được câu trả lời thấu đáo thì bạn có thể rà lại rồi chia bài học thành những phần chính.


3. Create interactive classes

Make it your goal to get the students doing most of the talking. Absolutely nothing is more boring than a teacher droning on and people—no matter what age they are—tuning out after about five minutes.

This is most easily done in a one-on-one tutoring session, as you can just keep asking questions and directing the conversation. In classes, have students work together or interview each other and then present reports to the class.

Use technology to encourage interaction. Watch a YouTube piece to give students a discussion topic. Again, it all goes back to the age and interests of the students you’re working with.
Tạo lớp học tương tác

Hãy đề ra mục tiêu là làm học trò nói là chính. Chả gì chán bằng thầy cứ ê a còn học trò, bất kể tuổi nào, cứ 5 phút lại xao nhãng một lần.

Nếu một kèm một thì dễ nhất, vì bạn chỉ việc hỏi và điều khiển cuộc trò chuyện. Còn lớp đông thì cho học trò bàn thảo với nhau rồi báo cáo lại cho cả lớp.


Hãy sử dụng công nghệ để khuyến khích tương tác. Hãy cho học trò xem YouTube để có đề tài thảo luận. Một lần nữa, quan trọng là chọn đề tài phù hợp lứa tuổi và mối quan tâm của học trò mình dạy.
4. Include all four language components

Young children will start off with speaking.

With older students and adults, though, the general trend is that the first skill they’ll learn is to read in a new language. Next they’ll be able to listen and understand. Television, radio, DVDs, computer programs and music come in at this point.

The next step for adults is that they’ll start to speak. In some cultures, students of all ages are horrified about making mistakes and will be reluctant to talk. If you can convince them that making mistakes is acceptable, you’ll have accomplished a major step towards making them willing to speak and interact.

One way to help students develop their writing skills is to have them keep journals or diaries. The translation sites on the Internet may not be perfect, but they’re getting better all the time. And they’re certainly much faster than using a dictionary.
Dạy đủ 4 kỹ năng

Dạy con nít thì dạy nói trước.

Nhưng với học trò người lớn, thì thường kỹ năng đầu tiên sẽ là đọc. Sau đó mới nghe và hiểu được. Lúc này thì sử dụng tivi, rađiô, DVDs, chương trình máy tính và âm nhạc để dạy.


Sau đó người lớn mới bắt đầu nói. Trong vài nền văn hoá, học trò lứa tuổi nào cũng sợ nói sai cho nên ngại nói. Nếu có thể thuyết phục học trò thấy rằng sai lầm là chuyện đương nhiên là bạn đã hoàn thành một bước quan trọng giúp học trò muốn nói và trò chuyện.


Một cách giúp học trò viết giỏi là bắt chúng viết nhật ký. Tuy các trang dịch thuật trên Internet có thể không hoàn hảo, nhưng ngày càng tốt hơn. Và chắc chắn xài chúng nhanh hơn nhiều so với sử dụng từ điển.
5. Develop a vocabulary book

This requires some planning in advance.

Developing vocabulary books will depend on the situation.

With beginner students about 12 or older, you’ll find that they may want to develop personal vocabulary books to reflect their personal interests.

Do you want your students to write down each new word as they learn it or do you want them to separate new words into categories? Do you want them to use cellphones, tablets or notebooks to record words? While paper may be outdated in some contexts, it can still reinforce the written word.
Tạo Sổ tay từ vựng
Cần lên kết hoạch trước mới làm được chuyện này.

Tạo sổ tay từ vựng sẽ tùy theo tình huống.

Với học trò người lớn mới học tiếng Anh cỡ 12 tuổi trở lên, bạn sẽ thấy họ muốn lập những quyển sổ tay từ vựng cá nhân phù hợp với quan tâm của riêng mình.

Thế bạn muốn học trò phải ghi lại từng từ mới khi đang học hay muốn học trò xếp loại các từ mới học này? Bạn có muốn học trò dùng điện thoại di động, tablet hay notebook ghi âm các từ này không? Tuy ghi lại trên giấy, có lúc có thể lạc hậu, nhưng vẫn có thể làm học trò nhớ kỹ hơn khi viết xuống giấy.
6. Start with the pronouns

English is a pronoun based language: I, me, you, he, she, it, us, them.

With children you can use flashcards with pictures. Older students and adults will have written materials before, so the focus is getting them to memorize the words. For example, you could help them to create a pronoun chart.

Another essential set of words are the 5-Ws: who, when, where, when and why. Again, create a chart and get them using the words regularly.
6. Hãy cho học đại từ trước

Tiếng Anh là ngôn ngữ dựa trên đại từ : I, me, you, he, she, it, us, them.

Với học trò nhỏ, bạn có thể sử dụng flashcard có hình. Còn học trò lớn thì cho ghi xuống tập trước, để tập trung nhớ từ. Chẳng hạn như, bạn có thể giúp học trò tạo ra 1 biểu đồ đại từ.


Một bộ từ quan trọng là 5 chữ W: who, when, where, when and why. Hãy tạo biểu đồ và cho học trò sử dụng thường xuyên.
7. Introduce the most important verbs

The Oxford English Dictionary has identified the most frequently used verbs. Beginning students can start working with common verbs like be, have, do, say, get, make, go, know, take and see. The problem with verbs in most languages—and English is no exception—is conjugation. This is where you link the verbs back to the pronouns.
7. Dạy những động từ quan trọng nhất

Từ điển tiếng Anh Oxford đã xác định những động từ được sử dụng nhiều nhất. Học trò mới học tiếng Anh có thể bắt đầu học những động từ thường gặp như be, have, do, say, get, make, go, know, take and see. Ngôn ngữ nào cũng khó phần chia động từ, tiếng Anh cũng vậy. Cho nên đây là lúc bạn sẽ liên kết động từ với đại từ đấy.
8. Pick out the most important nouns or objects

Different students will have some nouns or objects that are most important to them.


Developing noun clusters is one way to start. Categories such as food, sports, clothes and holidays fit nicely into this approach. Link it back to the vocabulary book and make sure everything is recorded so that students can review it all later.

8. Lựa ra danh từ hoặc đồ đạc quan trọng nhất

Mỗi học trò sẽ thấy có một số danh từ hoặc đồ vật quan trọng nhất đối với mình.

Một cách để phát triển vốn danh từ là dùng chuỗi danh từ liên quan. Các loại chung như danh từ mô tả đồ ăn, thể thao, quần áo và kỳ nghỉ hợp với cách này. Hãy liên kết ngược về sổ tay từ vựng và đảm bảo học trò ghi lại đầy đủ để ôn lại sau.
9. Speak in sentences

As soon as beginning students understand the very basics, move towards speaking in simple sentences. Knowing things in isolation is of little value when it comes to understanding English. Memorizing the names of all the colors is a waste of time if students don’t use the words in full sentences.

“I see the book” may sound very elementary—which it is—but it’s a sentence. When beginning students can start to put pronouns, verbs and objects to real use, they’re closer to being able to move up to the intermediate level.
9. Nói thành câu

Ngay khi vừa hiểu được những kiến thức cơ bản, hãy chuyển qua nói những câu đơn giản. Biết riêng lẻ chẳng ích lợi gì để hiểu tiếng Anh. Nhớ hết tên mọi màu sắc chỉ tổ phí thời gian nếu không nói được thành câu trọn vẹn.

"Tôi xem quyển sách này" nghe có thể sơ đẳng quá nhưng vẫn là một câu. Khi học trò có thể bắt đầu sử dụng đại từ, động từ và object được, là có thể lên trình độ trung cấp rồi.
10. Begin each class with a review

Rather then launching into new material, take the time to review the material that was covered in the last lesson. With children it might be getting them to identify the names of food from photos. With adults it could involve asking them about what they learned in the last lesson.

The review is also a way to evaluate how much your beginner students are understanding. If they can’t remember words or sentences you may need to slow down. On the other hand, if they can rattle off everything from the last lesson, you may have to pick up the pace so that they don’t get bored.

Repeat, repeat, repeat. This is the way babies learn to talk and it doesn’t differ all that much as we get older. With older students, all this is effectively reinforced with vocabulary books and diaries.
10. Trước khi học phải ôn bài

Thay vì nhào vô học cái mới, hãy bỏ thời gian ôn bài hôm trước. Dạy con nít thì có thể bảo chúng gọi tên món ăn trong hình. Dạy người lớn thì hỏi đã học gì trong bài vừa rồi.

Ôn bài cũng là cách để biết học trò hiểu được bao nhiêu. Nếu không nhớ từ hay câu đã học thì bạn cần dạy chậm lại. Còn nếu ngược lại mà họ xổ ra một tràng mọi thứ đã học vừa rồi, thì bạn có thể tăng tốc dạy để họ không cảm thấy chán.

Lặp đi hoài, lặp lại mãi: là cách trẻ em tập nói, mà người lớn cũng chẳng khác bao nhiêu. Với học trò lớn tuổi thì vừa lặp đi lặp lại, vừa ghi sổ tay từ vựng và viết nhật ký sẽ càng thêm hiệu quả.
 
Đăng bởi: emcungyeukhoahoc
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.