Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Female genital mutilation: a tradition steeped in blood
Cắt âm vật: một truyền thống đầy máu
Female circumcision, officially known as female genital mutilation, is one of the most political areas of women's health. Worldwide it is estimated that well over 100 million women have been subjected to it.
Cắt bao quy đầu ở nữ giới, chính thức gọi là cắt âm vật, là một trong những phạm vi mang tính chính trị nhất của sức khỏe phụ nữ. Ước tính trên toàn cầu có hơn 100 triệu phụ nữ đã bị ảnh hưởng bởi truyền thống này.
Female genital mutilation: a tradition steeped in blood

Female circumcision, officially known as female genital mutilation, is one of the most political areas of women's health. Worldwide it is estimated that well over 100 million women have been subjected to it.

Supporters of the practice say it is done for cultural and religious reasons, but opponents say that not only is it potentially life-threatening - it is also an extreme form of oppression of women.

Those who persist in the practice in Senegal will now face a prison term of between one and five years.

Female circumcision is mainly carried out in western and southern Asia, the Middle East and large areas of Africa.

It is also known to take place among immigrant communities in the USA, Canada, France, Australia and Britain, where it is illegal.

In total it is estimated that two million a year are subjected to genital mutilation.

There are three main types of circumcision:

  • The removal of the tip of the clitoris;
  • Total removal of the clitoris and surrounding labia;
  • The removal of the clitoris and labia and the sewing up of the vagina, leaving only a small opening for urine and menstrual blood - a process known as infibulation.

So drastic is the mutilation involved in the latter operation that young brides have to be cut open to allow penetration on their wedding night and are customarily sewn up afterwards.

The aim of the process is to ensure the woman is faithful to her future husband. Some communities consider girls ineligible for marriage if they have not been circumcised.

Girls as young as three undergo the process, but the age at which the operation is performed varies according to country and culture.

Health workers say that the operation is often carried out in unsanitary conditions.

Razor blades, scissors, kitchen knives and even pieces of glass are used, often on more than one girl, which increases the risk of infection.

Anaesthesia is rarely used.

Some girls die as a result of haemorraging, septicemia and shock.

It can also lead to long-term urinary and reproductive problems.

However, girls who have not been circumcised are considered "unclean" in many cultures, and can be treated as harlots by other women. Many men believe the folklore which says they will die if their penis touches a clitoris.

Campaigns are working

Due to health campaigns, female circumcision has been falling in some countries in the last decade. In Kenya, a 1991 survey found that 78% of teenagers had been circumcised, compared to 100% of women over 50. In Sudan, the practice dropped by 10% between 1981 and 1990.

Several governments have introduced legislation to ensure the process is only carried out in hospitals by trained doctors.

Other countries such as Egypt have banned the operation altogether, but there is significant opposition to change because of the traditional nature of the process and health workers think a less confrontational approach, such as Ntanira Na Mugambo, could be more successful.

Ntanira Na Mugambo, also known as 'circumcision by words', has been developed in rural areas of Kenya by local and international women's health organisations.

It involves a week-long programme of community education about the negative effects of female genital mutilation, culminating in a coming of age ceremony for young women.

The young women are secluded for a week and undergo classes in reproduction, anatomy, hygiene, respect for adults, developing self-esteem and dealing with peer pressure.

Family members also undergo health education sessions and men in the community are taught about the negative effects of female circumcision.

Health workers believe the programme works because it does not exert a blunt prohibition on female genital mutilation, but offers an attractive alternative.

Cắt âm vật: một truyền thống đầy máu

Cắt bao quy đầu ở nữ giới, chính thức gọi là cắt âm vật, là một trong những phạm vi mang tính chính trị nhất của sức khỏe phụ nữ. Ước tính trên toàn cầu có hơn 100 triệu phụ nữ đã bị ảnh hưởng bởi truyền thống này.

Phe ủng hộ cho rằng cắt âm vật được thực hiện vì các lý do tôn giáo và văn hóa, nhưng theo những người phản đối thì thủ thuật này không chỉ là đe dọa tiềm ẩn đến tính mạng mà nó cũng là một dạng cực đoan của sự đàn áp phụ nữ.

Những người khăng khăng bảo vệ thủ thuật này ở Senegal giờ đây sẽ phải đối mặt với án tù từ một đến năm năm.  

Cắt âm vật chủ yếu được thực hiện ở miền Tây và Nam châu Á, Trung Đông và nhiều khu vực ở Châu Phi.  

Nó cũng diễn ra bất hợp pháp trong các cộng đồng dân nhập cư ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc và Anh.

Người ta ước tính tổng cộng có hai triệu phụ nữ bị cắt âm vật mỗi năm.  

Có ba kiểu thủ thuật cắt âm vật chính:

  • Cắt đầu âm vật;
  • Cắt toàn bộ âm vật và các môi xung quanh;
  • Cắt âm vật và các môi và sau đó khâu âm đạo lại, chỉ để lại một lỗ nhỏ cho nước tiểu và máu kinh nguyệt thoát ra – một quy trình được cho là để tránh giao hợp.

Rất nghiêm trọng là việc cắt xẻo này bao gồm cả một ca phẫu thuật sau này khi cô dâu trẻ phải bị cắt mở ra lại để cho phép quan hệ trong đêm tân hôn rồi thông thường sẽ bị khâu lại sau đó.

Mục đích của hủ tục này là đảm bảo người phụ nữ chung thuỷ với chồng tương lai của cô ấy. Một số cộng đồng phán xét các cô gái là không đạt tiêu chuẩn cho hôn nhân nếu như họ không được cắt âm vật.  

Những bé gái chỉ mới ba tuổi đã phải trải qua hủ tục này, nhưng độ tuổi mà phẫu thuật được thực hiện thay đổi tuỳ quốc gia và nền văn hoá.

Theo các nhân viên y tế, phẫu thuật như thế thường được thực hiện trong những điều kiện thiếu vệ sinh.

Lưỡi lam, kéo, dao làm bếp và thậm chí là mảnh thủy tinh được sử dụng để làm vật cắt, thường dùng chung cho nhiều người, càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Gây mê được hiếm khi được thực hiện.

Một số cô gái chết do mất máu, nhiễm trùng huyết và sốc.  

Việc cắt âm vật cũng có thể dẫn đến những vấn đề tiết niệu và sinh sản lâu dài.

Tuy nhiên, những cô gái không được cắt âm vật bị coi là "không sạch sẽ" trong nhiều nền văn hoá, và có thể bị các phụ nữ khác đối xử như là gái điếm. Nhiều đàn ông tin vào chuyện hoang đường là họ sẽ bị chết nếu dương vật của họ chạm vào âm vật.  

Các cuộc vận động đang được tiến hành

Nhờ vào các cuộc vận động vì sức khoẻ, hủ tục cắt âm vật đã và đang mất dần ở một số quốc gia trong thập niên vừa qua. Ở Kenya, mộc cuộc điều tra thăm dò vào năm 1991 cho thấy rằng 78% thanh thiếu niên đã được cắt bao quy đầu, 100% ở nữ giới so với 50% ở nam giới. Ở Sudan, hủ tục này giảm 10% giữa năm 1981 và năm 1990.

Nhiều chính phủ đã đề ra pháp chế nhằm đảm bảo thủ thuật này chỉ được thực hiện trong bệnh viện do các bác sĩ có chuyên môn.

Các quốc gia khác như là Ai Cập đã cấm hoàn toàn thủ thuật này, nhưng có sự chống đối đáng kể đối với sự thay đổi vì bản chất truyền thống của hủ tục và các nhân viên y tế cho rằng một phương pháp ít gây đối đầu hơn, như là chương trình Ntanira Na Mugambo, có thể thành công hơn.

Ntanira Na Mugambo, hay còn được gọi là “cắt âm vật bằng ngôn ngữ”, đã được phát triển ở vùng nông thôn của Kenya do các tổ chức sức khỏe của phụ nữ địa phương và quốc tế.  

Nó bao gồm một chương trình giáo dục cộng đồng kéo dài một tuần về các ảnh hưởng tiêu cực của việc cắt âm vật, kết thúc bằng một buổi lễ kỷ niệm đến tuổi trưởng thành của các thiếu nữ.  

Các thiếu nữ sẽ được tách ra khỏi cộng đồng trong một tuần và trải qua các lớp học về sinh sản, cơ thể học, vệ sinh, các khía cạnh của việc trưởng thành, phát triển lòng tự trọng và kỹ năng đương đầu với những áp lực xã hội từ bạn bè cùng trang lứa.

Thành viên trong gia đình cũng trải qua các khoá giáo dục sức khỏe và nam giới trong cộng đồng được giảng dạy về ảnh hưởng tiêu cực của việc cắt âm vật.

Các nhân viên y tế tin rằng chương trình sẽ có tác dụng vì nó không đưa ra lệnh cấm đối với hủ tục cắt âm vật, nhưng cung cấp các giải pháp thay thế hấp dẫn.  

 
Đăng bởi: sweety
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.