Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
What happens in the operating room?
Chuyện gì sẽ xảy ra trong phòng mổ?
There are lots of common surgeries for kids.
Có nhiều cuộc phẫu thuật thường hay thấy ở trẻ.
Maybe you've seen an operating room on TV or you know someone who's had an operation in one. It sounds mysterious and interesting — but what's it really all about?
Có lẽ bạn cũng đã từng nhìn thấy phòng mổ trên ti vi hoặc biết ai đó nằm trong phòng mổ. Nghe có vẻ bí ẩn và thú vị quá – nhưng thực sự là gì đây?
What is the operating room?
The operating room, sometimes called the OR or surgery center, is where surgery takes place in a hospital. Having surgery is also called having an operation. When someone has surgery, a special doctor called a surgeon works on or inside the body to fix something that is wrong.
Phòng mổ là gì?
Phòng mổ, đôi khi cũng được gọi là OR hoặc là trung tâm phẫu thuật, đây là nơi thực hiện phẫu thuật trong bệnh viện. Phẫu thuật cũng được gọi là mổ. Khi bệnh nhân được phẫu thuật thì một bác sĩ đặc biệt được gọi là bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành thực hiện ở một bộ phận nào đó trên cơ thể hoặc bên trong cơ thể để điều chỉnh lại cơ quan bị bệnh.
Why would a kid need to go to the OR?
There are lots of common surgeries for kids. One is having special tubes put in the eardrums to help prevent ear infections and improve hearing. Or someone who gets tonsillitis again and again might need a tonsillectomy, which is when the tonsils are taken out to prevent more infections.
Tại sao trẻ cần phải phẫu thuật?
Có nhiều cuộc phẫu thuật thường hay thấy ở trẻ. Người ta có thể đặt các ống đặc biệt vào màng nhĩ để giúp ngăn ngừa bệnh viêm tai và cải thiện thính giác. Hoặc khi trẻ bị viêm a-mi-đan liên tục thì cũng có thể cần phải được phẫu thuật cắt a-mi-đan – lúc này a-mi-đan được cắt bỏ để tránh nhiễm trùng nhiều hơn.
Some kids need surgery to repair something they've been born with, such as a cleft palate, which is a gap or opening in the roof of the mouth. These kind of surgeries are scheduled ahead of time, so you know when you're going into the hospital.
Một số trẻ nhỏ cần được phẫu thuật để chỉnh sửa một vài tật bẩm sinh, chẳng hạn như hở vòm miệng, đây là tật mà vòm miệng bị tét hoặc bị rách hở ra. Các loại phẫu thuật này được lên kế hoạch trước, vì vậy bạn có thể biết khi nào mình sắp sửa vào bệnh viện.
Less often, a kid might need surgery in a hurry. Surgery might need to be done right away if a kid has appendicitis or broke a bone that couldn't be fixed with just a cast.
Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp ít thấy hơn – trẻ cũng có thể cần được phẫu thuật cấp bách. Nếu trẻ bị viêm ruột thừa hoặc gãy xương không thể chữa lành bằng cách bó bột thì cần phải được phẫu thuật ngay tức khắc.
Before the operation
If you know in advance that you'll be having an operation, try to visit the hospital beforehand. Also be sure to ask your parents, doctors, and nurses if you have any questions about what will happen before, during, or after the surgery.
Trước khi phẫu thuật
Nếu biết trước mình sắp sửa mổ thì bạn nên cố đến bệnh viện trước. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hỏi bố mẹ, bác sĩ, và y tá nếu có bất kỳ thắc mắc nào về những chuyện sẽ xảy ra trước, trong, hoặc sau khi phẫu thuật.
When you're preparing to go to the hospital, you might want to bring along a little bit of home. Many hospitals have waiting rooms with TVs and toys, but you can also bring things from home that make you feel good, like a favorite stuffed animal, book, blanket, or game.
Khi bạn đang chuẩn bị đến bệnh viện, bạn có lẽ cần mang theo một ít vật dụng ở nhà. Nhiều bệnh viện có phòng chờ được trang bị sẵn ti vi và đồ chơi, nhưng bạn cũng có thể mang theo một số thứ ở nhà mình tới để có thể làm mình yên tâm, thoải mái, chẳng hạn như môt con thú nhồi bông cưng nhất, một quyển sách, một chiếc mền, hoặc một trò chơi nào đó.
Who will you see at the hospital?
If it's not an emergency, you'll have an appointment when you need to come to the hospital and get ready for the surgery. You'll see someone at the reception desk, who will take lots of information like your name, address, phone number, your parents' names, and more. Sometimes, you'll check into the hospital to stay a while after your surgery. Other times, a kid can have minor surgery and go home the same day.
Bạn sẽ gặp ai ở bệnh viện?
Nếu không phải là một trường hợp khẩn cấp thì bạn sẽ được hẹn thời gian cần có mặt ở bệnh viện và chuẩn bị phẫu thuật. Bạn sẽ gặp nhân viên quầy tiếp tân, người này sẽ hỏi bạn nhiều thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại, tên của bố mẹ bạn, và những thứ khác nữa. Đôi khi, bạn sẽ nhập viện để ở lại một thời gian sau khi phẫu thuật xong. Hoặc đôi khi trẻ được tiểu phẫu và có thể về nhà ngay trong ngày.
As it gets closer to the time of the operation, you'll probably see a nurse who will help you get ready. The nurse may ask you and your parents some questions about your health and if you're allergic to anything. You also might get a physical exam to check your temperature, heart rate, and blood pressure and make sure you are feeling fine. If you didn't get your questions answered before the operation, it's OK to ask the nurse now.
Y tá có lẽ sẽ đến gặp bạn khi sắp tới giờ mổ, y tá sẽ giúp cho bạn chuẩn bị sẵn sàng để tiến hành làm phẫu thuật. Cô ấy/ Anh ấy có thể hỏi bạn và bố mẹ bạn một số câu hỏi về tình hình sức khỏe của bạn và hỏi xem bạn có bị dị ứng gì không. Ngoài ra bạn cũng có thể được kiểm tra sức khỏe để đo/ kiểm tra nhiệt độ, nhịp tim, và huyết áp và đảm bảo sức khỏe của bạn được tốt. Nếu chưa được giải đáp thắc mắc trước khi phẫu thuật thì bạn có thể hỏi y tá ngay lúc này.
One good thing about surgery is that you usually get to sleep through it. The doctor or nurse who helps you fall into a deep sleep is called an anesthesiologist or nurse anesthetist. He or she is specially trained to give you medicine that helps you fall asleep and stay asleep until the operation is over. The medicine also prevents you from feeling any pain while the operation is happening.
Phẫu thuật hay ở chỗ là bạn thường ngủ say trong quá trình thực hiện. Bác sĩ hoặc y ýa giúp cho bạn ngủ say được gọi là chuyên viên gây mê hoặc y tá gây mê. Họ thường được đào tạo đặc biệt để cho sử dụng thuốc giúp bạn ngủ cho đến khi phẫu thuật xong. Thuốc này cũng giúp cho bạn không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật.
Before you drift off to sleep, you'll probably see the surgeon, too. That's the person who will do your operation.
Trước khi bạn “lăn ra ngủ” thì có lẽ bạn cũng sẽ gặp được bác sĩ phẫu thuật. Đây là người sẽ phẫu thuật cho bạn.
Who are all those masked people?
To keep the OR germ free, the people who work there wear caps over their hair and masks over their mouths and noses to avoid spreading germs. They even wear booties over their shoes! They might all look alike, but everyone in the OR has a different job.
Tất cả những người mang mặt nạ kia là ai?
Để giữ cho phòng mổ được tiệt trùng, mọi người làm việc ở đây phải đội mũ phủ tóc và mang mặt nạ che miệng và mũi để tránh làm lây lan mầm bệnh. Thậm chí họ còn mang cả giày ống bên ngoài giày của mình nữa! Tất cả đều trông có vẻ giống hệt nhau, nhưng mỗi người trong phòng mổ đều có một công việc khác nhau.
What happens on the day of surgery?
If you will be going to sleep for the surgery, you probably won't be able to eat breakfast. That's because having food — or even water — in your stomach can make it dangerous to give you anesthesia. You'll be told ahead of time what you can and can't eat or drink. After the operation, your doctor will give you the green light to eat and drink again.
Chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày phẫu thuật?
Nếu bạn chuẩn bị gây mê để phẫu thuật thì có lẽ bạn không được ăn sáng. Đó là vì có thức ăn - hoặc thậm chí nước - trong dạ dày có thể làm cho việc gây mê trở nên nguy hiểm. Bạn sẽ được báo trước là có thể và không thể ăn hoặc uống được những gì. Sau khi phẫu thuật xong, bác sĩ sẽ cho phép bạn ăn uống trở lại.
You may be given some special medicine to drink just before you go into the operating room and go off to sleep. This medicine is to help make you feel very relaxed.
Bạn cũng có thể được cho uống một loại thuốc đặc biệt nào đó ngay trước khi vào phòng mổ và ngủ say. Loại thuốc này giúp cho bạn cảm thấy hết sức thoải mái. 
Your mom or dad will be able to stay with you until it's time for surgery. Sometimes, parents can even be there while their kid gets the anesthesia. But parents can't stay in the operating room. They'll wait in a waiting room until it's finished. Your doctor will probably talk to them as soon as the surgery's done to tell them that it's over and you're now in the PACU.
Bố hoặc mẹ của bạn sẽ có thể ở cùng bạn cho đến lúc phẫu thuật. Đôi khi, bố mẹ thậm chí còn có thể ở lại trong khi trẻ được gây mê, nhưng không được ở lại phòng mổ. Họ sẽ chờ ở phòng chờ cho đến khi nào phẫu thuật xong. Bác sĩ có thể sẽ nói cho bố mẹ biết là đã hoàn thành ca phẫu thuật ngay khi thực hiện xong và bạn hiện giờ đang ở phòng PACU (chăm sóc hậu gây mê).
What's the PACU?
PACU stands for post-anesthesia care unit. "Post" means "after," so you can probably guess that the PACU is where you go after your operation is done. This is the "wake-up" room, and that's exactly what you'll be doing there — waking up!
PACU là gì?
PACU viết tắt của post-anesthesia care unit (bộ phận chăm sóc hậu gây mê). "Post" có nghĩa là “sau”, vì vậy bạn có thể đoán rằng PACU là nơi bạn sẽ đến sau khi thực hiện phẫu thuật xong. Đây là phòng hồi sức - cho bạn “tỉnh dậy”, và chính xác là bạn sẽ tỉnh dậy ở đây!
A nurse will be there to see how you're doing as you wake up. Often, your parents are able to see you in post-op, so when you wake up, they'll be there. Sometimes, they may have to wait a while, but you'll be able to see them soon.
Y tá sẽ có mặt ở phòng hồi sức để theo dõi cách bạn tỉnh dậy như thế nào. Thông thường thì bố mẹ bạn có thể gặp bạn sau khi phẫu thuật xong, vì vậy khi bạn tỉnh dậy thì họ sẽ ở đó với bạn ngay. Đôi khi bố mẹ bạn cũng có thể chờ một chút nhưng bạn sẽ có thể gặp họ sớm thôi.
Once you're fully awake, you'll either be moved to a hospital room (if you're staying overnight) or to another PACU, where you can wait with your parents while the doctors or nurses see how you're doing.
Khi bạn hoàn toàn tỉnh táo thì hoặc là bạn sẽ được chuyển đến một phòng nào đó ở bệnh viện (nếu bạn ở lại qua đêm) hoặc đến một phòng hồi sức khác, nơi đây bạn có thể chờ với bố mẹ của mình trong khi các bác sĩ hoặc y tá theo dõi sức khỏe của bạn.
Even if you feel great right after surgery, the nurses and doctors will tell you to take it easy. Rest is an important part of getting better. So rest up and feel better soon!
Cho dù là bạn có cảm thấy khỏe khoắn sau khi phẫu thuật xong thì y tá và bác sĩ cũng sẽ bảo bạn nên nghỉ ngơi thư giãn. Việc nghỉ ngơi rất quan trọng đối với quá trình hồi sức. Vì vậy bạn hãy nên nghỉ ngơi và sẽ cảm thấy khoẻ lại ngay thôi mà! 
 
Đăng bởi: hoahamtieu
Bình luận
Đăng bình luận
2 Bình luận
TheTich(21/12/2013 01:03:44)
Thanks!
tiemtuan@email.com(18/12/2012 12:56:21)
guih
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.