Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Hemophilia
Bệnh máu khó đông
Hemophilia is a rare bleeding disorder that prevents the blood from clotting properly. Currently, about 17,000 people in the United States have hemophilia.
Bệnh máu khó đông là một bệnh máu loãng hiếm thấy làm cho máu không đông như bình thường. Ở Mỹ hiện có khoảng 17.000 người mắc bệnh này.
Bumps and scrapes are a part of every child's life. For most kids, a tumble off a bike or a stray kick in a soccer game means a temporary bruise. However, for kids with hemophilia, these normal traumas of childhood are reason for extra concern.
Trẻ nhỏ rất hay bị va đập và trầy xước. Đối với hầu hết trẻ nhỏ thì việc té xe đạp hoặc “ăn” một cú sút bóng lạc thì da hay nổi bầm thâm lên tạm thời. Tuy nhiên, đối với trẻ bị bệnh máu khó đông thì các chấn thương bình thường này của trẻ nhỏ là lý do khiến bạn phải quan tâm lo lắng nhiều hơn.
Hemophilia is a rare bleeding disorder that prevents the blood from clotting properly. Currently, about 17,000 people in the United States have hemophilia. About 1 in every 5,000 boys is born with hemophilia; girls are more rarely affected by this genetic condition linked to gender. A male can't pass the gene for hemophilia to his sons, though all his daughters will be carriers of the disease gene. Each male child of a female carrier has a 50% chance of having hemophilia.
Bệnh máu khó đông là một bệnh máu loãng hiếm thấy làm cho máu không đông như bình thường. Ở Mỹ hiện có khoảng 17.000 người mắc bệnh này. Tỉ lệ bé trai bị bệnh máu khó đông bẩm sinh chừng 1: 5.000; bé gái ít khi mắc bệnh di truyền liên quan đến giới tính này hơn. Nam giới không truyền gien bệnh máu khó đông cho con trai mình, mặc dù tất cả con gái của người đàn ông ấy sẽ mang gien bệnh. Mỗi một bé trai của người nữ mang gien bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh máu khó đông là 50%.
About hemophilia
When most people get a cut, the body naturally protects itself. Sticky blood cells called platelets go to where the bleeding is and plug up the hole. This is the first step in the clotting process. When the platelets plug the hole, they release chemicals that attract more sticky platelets and also activate various proteins in the blood known as clotting factors. These proteins mix with the platelets to form fibers, and these fibers make the clot stronger and stop the bleeding.
Tìm hiểu về bệnh máu khó đông
Phần đông người ta khi bị đứt da thì cơ thể sẽ tự động bảo vệ mình. Các tế bào máu đông dính được gọi là tiểu cầu xuất hiện ở vết thương và làm bít vết đứt. Đây là bước đầu tiên trong quá trình đông tụ máu. Khi tiểu cầu làm bít vết thương thì chúng tiết ra một số loại hoá chất có tác dụng kích thích, làm xuất hiện nhiều tiểu cầu kết dính hơn và cũng làm cho nhiều prô-tê-in trong máu hoạt động – đây được gọi là yếu tố đông tụ. Những prô-tê-in này kết hợp với các tiểu cầu để tạo thành sợi, và những sợi này làm cho cục máu cứng hơn và có thể làm cầm máu.
Our bodies have 12 clotting factors that work together in this process (numbered using Roman numerals from I through XII). Having too little of factors VIII (8) or IX (9) is what causes hemophilia. A person with hemophilia will only lack one factor, either factor VIII or factor IX, but not both.
Cơ thể của chúng ta có 12 yếu tố làm đông tụ máu – tất cả hoạt động cùng nhau trong quá trình này (được đánh số La Mã từ I đến XII). Nguyên nhân gây bệnh máu khó đông là do cơ thể có quá ít yếu tố VIII (8) hoặc IX (9). Người bị bệnh máu khó đông chỉ thiếu một yếu tố đó thôi, hoặc là yếu tố VIII hoặc là yếu tố IX, không bị thiếu cả hai.
There are two major kinds of hemophilia, hemophilia A and hemophilia B. About 80% of cases are hemophilia A, which is a factor VIII deficiency. Hemophilia B is when factor IX is lacking.
Có hai loại bệnh máu khó đông chính – đó là bệnh máu khó đông loại A và bệnh máu khó đông loại B. Khoảng 80% các ca bệnh rơi vào loại A, đây là loại bệnh thiếu yếu tố VIII. Bệnh máu khó đông loại B xảy ra khi thiếu yếu tố đông tụ thứ IX.
Hemophilia is classified as mild, moderate, or severe, based on the amount of the clotting factor in the person's blood. If someone produces only 1% or less of the clotting factor, the case is called severe. Someone that produces 2% to 5% has a moderate case, and someone that produces 6% to 50% of the affected factor level is considered to have a mild case of hemophilia.
Bệnh máu khó đông được phân loại nhẹ, trung bình, hoặc nặng dựa vào lượng yếu tố đông tụ ở máu của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân chỉ tạo ≤ 1% yếu tố đông tụ: bệnh máu khó đông nặng. Từ 2 đến 5%: trung  bình, và từ 6 đến 50%: nhẹ. 
In general, a person with milder hemophilia may only bleed excessively once in a while, whereas severe hemophilia puts someone at risk for having bleeding problems much more often.
Nói chung, người bị bệnh máu khó đông nhẹ hơn có thể chỉ thỉnh thoảng mới chảy máu quá nhiều, trong khi đó bệnh máu khó đông nặng làm cho bệnh nhân có nguy cơ xảy ra các vấn đề xuất huyết nhiều hơn.
Signs and symptoms
Signs and symptoms of hemophilia vary, depending on severity of the factor deficiency and the location of the bleeding. Few babies are diagnosed with hemophilia within the first 6 months of life because they're unlikely to sustain an injury that would lead to bleeding. For example, only about 30% of males with hemophilia bleed excessively when circumcised and only 1% to 2% of newborns with hemophilia have bleeding within the skull (called an intracranial hemorrhage).
Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh máu khó đông
Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh máu khó đông không ai giống ai, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu yếu tố và vị trí xuất huyết. Ít có em bé nào bị chẩn đoán mắc bệnh máu khó đông trong 6 tháng đầu đời bởi có lẽ chúng không bị chấn thương nào dẫn đến xuất huyết cả. Chẳng hạn như chỉ có 30% nam giới bị bệnh máu khó đông xuất huyết dữ dội khi cắt bao quy đầu và chỉ 1 - 2% trẻ sơ sinh bị bệnh máu khó đông xuất huyết trong hộp sọ (được gọi là xuất huyết trong sọ).
Once babies with hemophilia begin crawling and toddling, parents may notice raised bruises on the stomach, chest, buttocks, and back. Sometimes, because bruises appear in unlikely places, parents may be suspected of child abuse before their child is diagnosed with hemophilia.
Khi trẻ bị bệnh máu khó đông bắt đầu biết bò và lẫm chẫm tập đi thì bố mẹ có thể để ý thấy trên bụng, ngực, mông, và lưng trẻ ngày càng có nhiều vết bầm hơn. Đôi khi bởi vết bầm xuất hiện ở những chỗ khó có thể xảy ra được nên bố mẹ có thể bị nghi ngờ lạm dụng trẻ con trước khi trẻ bị chẩn đoán mắc bệnh máu khó đông. 
The baby may also be fussy and may not want to reach for a cup, walk, or crawl. Other symptoms include:
* prolonged nosebleeds
* excessive bleeding from biting down on the lips or tongue
* excessive bleeding following a tooth extraction
* excessive bleeding following surgery
* blood in the urine (called hematuria)

Trẻ cũng có thể quấy khóc và có thể không muốn với lấy cái tách, không muốn đi hoặc cũng không muốn bò. Một số triệu chứng khác gồm:
* chảy máu mũi kéo dài
* xuất huyết dữ dội do cắn phải môi hoặc lưỡi
* xuất huyết dữ dội sau khi nhổ răng xong
* xuất huyết dữ dội sau khi phẫu thuật xong
* trong nước tiểu có máu (được gọi là huyết niệu)

The most common type of bleeding in hemophilia involves muscles and joints. A child with hemophilia will usually refuse to move the affected joint or muscle because of pain and swelling. Recurrent joint bleeding can also lead to chronic damage.
Loại xuất huyết thường thấy nhất ở bệnh máu khó đông liên quan đến cơ và khớp. Trẻ bị bệnh máu khó đông thường không chịu cử động khớp hoặc cơ bị bệnh do đau và phù nề. Tình trạng xuất huyết khớp tái phát cũng có thể dẫn đến tổn thương mãn tính.
Diagnosis
Your doctor may suspect your child has hemophilia if there's a pattern of bruising and bleeding, particularly if this includes bleeding into the joint. Diagnosing the condition requires a set of blood tests, including a complete blood count (CBC), prothrombin time (PT), activated partial thromboplastin time (PTT), factor VIII level, and factor IX level.
Chẩn đoán bệnh máu khó đông
Bác sĩ có thể nghi ngờ con bạn bị bệnh máu khó đông nếu bị bầm da và xuất huyết một kiểu nào đó, nhất là nếu tình trạng này gồm xuất huyết vào khớp. Việc chẩn đoán bệnh đòi hỏi phải cần một loạt các xét nghiệm máu, như đếm huyết cầu toàn phần (CBC), thời gian prothrombin (kiểm tra đông máu ngoại sinh), thời gian thromboplastin từng phần hoạt hoá (PTT), mức độ yếu tố thứ VIII và thứ IX.
Treatment
Although hemophilia is a lifelong condition with no cure (other than liver transplantation), it can be successfully managed with clotting factor replacement therapy — periodic infusions of the deficient clotting factor into the child's bloodstream. Factor replacement may be given through an intravenous (IV) line either at the hematology clinic or at home by a visiting nurse or by parents (and even older patients) who have undergone special training. Your child's hemophilia team (doctors called hematologists who specialize in treating blood disorders, nurse practitioners, nurses, and social workers) will teach you how to prepare the concentrated clotting factor and when and how to inject it into your child's vein. Once the clotting factor is "infused," it begins to work quickly and helps prevent joint damage.
Điều trị bệnh máu khó đông
Mặc dù chứng bệnh máu khó đông là bệnh kéo dài suốt đời vô phương cứu chữa (ngoại trừ việc ghép gan), nhưng có thể kiểm soát thành công bằng liệu pháp thay thế yếu tố làm đông tụ máu – đây là thủ thuật truyền yếu tố đông tụ bị thiếu định kỳ vào máu của trẻ. Thủ thuật này có thể được áp dụng qua đường truyền tĩnh mạch (IV) hoặc là ở phòng khám khoa huyết học hoặc là ở nhà với sự hỗ trợ của y tá hoặc bố mẹ (và thậm chí là bệnh nhân lớn tuổi hơn) đã được đào tạo đặc biệt. Đội ngũ y tế chăm sóc sức khỏe bệnh máu khó đông của con bạn (bác sĩ chuyên khoa huyết học chuyên điều trị các bệnh về máu, y sĩ, y tá, và những người làm công tác xã hội) sẽ hướng dẫn cho bạn cách chuẩn bị yếu tố làm đông máu cô đặc và khi nào tiêm vào tĩnh mạch con và tiêm như thế nào. Khi yếu tố đông tụ máu được truyền vào cơ thể thì nó bắt đầu hoạt động nhanh chóng và giúp ngăn ngừa tình trạng tổn thương khớp.
Between 14% and 25% of children with severe hemophilia A develop inhibitors (antibodies to the clotting factor). Their bodies view the clotting factor as a foreign substance and develop antibodies that block its clotting action. This can make the hemophilia difficult to treat. One method for overcoming the inhibitors is to increase the body's tolerance to the clotting factor by carefully infusing increasing amounts of the clotting factor over time. Inhibitors to factor IX (hemophilia B) are less common and are also more difficult to treat.
Khoảng 14 -25% trẻ bị máu loãng khó đông nặng loại A tạo chất ức chế (đây là loại kháng thể chống lại yếu tố động tụ). Cơ thể trẻ xem yếu tố đông tụ như là một chất “ngoại lai” và tạo kháng thể ngăn không cho nó đông tụ. Tình trạng này làm cho bệnh máu khó đông khó có thể chữa trị. Một phương pháp có thể giúp kháng được chất ức chế là làm tăng khả năng dung nạp yếu tố đông tụ của cơ thể bằng cách cẩn  thận truyền lượng yếu tố đông tụ tăng dần theo thời gian. Chất ức chế đối với yếu tố thứ IX (bệnh máu khó đông loại B) hiếm thấy hơn và cũng khó có thể điều trị hơn.
Preventing problems
You can help your child with hemophilia prevent problems by encouraging healthy behaviors now. For example, exercise can strengthen muscles and help decrease bleeding from injuries. Swimming is strongly encouraged because it exercises all the muscle groups without putting stress on the joints.
Ngăn ngừa rắc rối của chứng máu khó đông
Bạn có thẻ giúp trẻ bị bệnh máu khó đông ngăn ngừa rắc rối bằng cách khuyến khích các hành vi lành mạnh ngay từ bây giờ. Chẳng hạn như tập thể dục có thể làm chắc cơ và làm giảm xuất huyết do chấn thương. Môn thể thao bơi lội rất được mọi người khuyến khích bởi nó luyện tập tất cả các nhóm cơ mà không hề đè áp lực lên khớp.
Your child's weight should also be managed properly, because excess weight can cause strain in regions of the body. If your child is overweight, speak to your doctor for advice on weight management.
Bạn cũng nên kiểm soát chỉ số cân nặng của con mình một cách đúng đắn, bởi tình trạng béo phì dư cân có thể làm kéo căng một số vùng trên cơ thể. Nếu con bạn bị thừa cân thì hãy nên nói chuyện với bác sĩ để xin lời khuyên về cách kiểm soát cân nặng cho trẻ.
Medications can also help prevent problems in kids within hemophilia. Many patients prevent "bleeds" by infusing clotting factors on a regular basis (usually two or three times per week). Some young children have a surgical procedure to implant a central venous catheter (a hollow, soft tube) into a vein.
Thuốc cũng có thể giúp ngăn ngừa rắc rối ở trẻ bị bệnh máu khó đông. Nhiều bệnh nhân ngăn ngừa tình trạng “xuất huyết” bằng cách truyền yếu tố làm đông tụ một cách thường xuyên (thường thì hai hoặc ba lần/ tuần). Một số trẻ nhỏ cũng được phẫu thuật để cấy ống thông tĩnh mạch trung tâm vào tĩnh mạch (ống thông tĩnh mạch trung tâm là một ống rỗng, mềm).
Your child's needs
Although each stage of development comes with its own set of issues, experts say the toddler and teenage years can be the most challenging for kids with hemophilia. Both phases naturally involve a child's quest for independence. For example, a toddler may not tell his or her parents about an injury that resulted from doing something that wasn't allowed (i.e., riding a bike without a helmet, jumping on the furniture, running in the house, etc.). Most kids, though, will discover that seeking prompt treatment is better than waiting until pain and swelling become unbearable.
Nhu cầu của con bạn
Mặc dù từng giai đoạn phát triển có nhiều vấn đề khác nhau, nhưng một số chuyên gia cho biết thời gian trẻ mới chập chững tập đi và giai đoạn thanh thiếu niên có thể là lúc khó khăn nhất đối với trẻ bị chứng máu khó đông này. Cả 2 giai đoạn này thường là lúc mà trẻ cần tự do hoạt động. Chẳng hạn như trẻ mới tập đi có thể giấu bố mẹ chuyện bị chấn thương do một việc gì đó mà chúng không được phép làm (như là chạy xe đạp mà không đội nón bảo hiểm, nhảy lên bàn ghế, chạy nhảy trong nhà,…). Mặc dù  vậy, đa số trẻ nhỏ sẽ phát hiện ra rằng việc điều trị ngay tốt hơn là chờ cho tới khi nào vết thương trở nên đau đớn và sưng phù lên không chịu nổi. 
Kids with hemophilia can still participate in activities, though they might have to take on a different role. For example, hemophilia might prevent kids from participating in contact sports but they can still be a part of the team as the scorekeeper or assistant manager.
Trẻ bị bệnh máu khó đông vẫn có thể sinh hoạt bình thường, mặc dù chúng có thể phải ở một vai trò khác. Chẳng hạn như trẻ bị bệnh này không nên chơi các môn thể thao va chạm, tiếp xúc nhưng vẫn có thể nắm giữ một vai trò trong nhóm như làm người ghi tỉ số hoặc là trợ lý của nhóm trưởng.
Another excellent option is to send them to an appropriate summer camp where they can meet other kids with hemophilia and work toward being able to give themselves a sense of control over the condition. Ask your child's doctor for information about finding a camp near you.
Một chọn lựa tuyệt vời khác là bạn có thể cho trẻ đến một trại hè thích hợp nào đó nơi mà chúng có thể giao lưu gặp gỡ với những đứa khác cũng bị bệnh máu khó đông này và làm việc nhằm mục đích có thể tự ý thức kiểm soát bệnh tật của mình. Bạn nên hỏi bác sĩ của con để biết thông tin về việc tìm một trại hè nào đó gần nơi mình ở.
Caring for kids with hemophilia
When your child is an infant, you should put bumper pads in the crib, cushion furniture with sharp edges, and put gates across stairs to prevent falls. As your baby begins to crawl and walk, special knee and elbow pads can offer protection against joint bleeds. Some parents sew a pocket in the seat of their child's pants and pad it with a piece of diaper. If your house has ceramic tile or hardwood floors, consider installing carpet or buying rugs to soften the floor surface.
Chăm sóc trẻ bị bệnh máu khó đông
Khi bé còn giai đoạn sơ sinh, bạn nên đặt miếng đệm chống xóc trong nôi, nên lót nệm đồ đạc có gờ nhọn, sắc, và nên chèn cửa ngang cầu thang để tránh té ngã. Khi con bạn bắt đầu bò và tập đi, bạn nên đặt miếng đệm đầu gối và khuỷu tay đặc biệt để có thể ngăn ngừa tình trạng xuất huyết khớp. Một số bố mẹ may túi ở chỗ ngồi của của quần con và đệm vào đó một miếng tã. Nếu nhà của bạn lót gạch men hoặc sàn gỗ cứng, thì hãy nên xem xét việc lót thảm hoặc mua thảm trải để làm mềm bề mặt của sàn.
Depending on how rambunctious and adventurous your toddler is, you might want to have him or her wear a helmet to protect against head injuries.
Tuỳ con bạn bướng bỉnh và mạo hiểm đến độ nào, bạn có thể cần cho con đội mũ bảo hiểm để bảo vệ khỏi bị chấn thương đầu.

Dental care is just as important for a child with hemophilia, but routine cleanings can sometimes cause bleeding. For this reason, it's important that your child's dentist has experience with hemophilia. This will make it easier for the dentist to respond to any bleeding.
Chăm sóc răng miệng cũng quan trọng đối với trẻ bị bệnh máu khó đông, nhưng việc đánh răng hàng ngày đôi khi có thể làm cho trẻ xuất huyết. Vì lý do này, nên điều quan trọng là nha sĩ của con phải có kinh nghiệm, kiến thức về bệnh máu khó đông. Điều này sẽ giúp cho nha sĩ đối phó được với bất kỳ chứng xuất huyết nào dễ dàng hơn.
Doctors also recommend splinting an affected joint for a short period of time and then applying ice to decrease inflammation, promote clotting, and relieve pain. Acetaminophen (such as Tylenol) is the preferred pain reliever because many other over-the-counter pain medications contain aspirin or NSAIDs (non-steroidal anti-inflammatory drugs such as ibuprofen or naproxen sodium), which can affect blood platelets and lead to increased bleeding.
Bác sĩ cũng khuyến nghị con bạn nên được bó nẹp khớp bị đau một thời gian ngắn rồi sau đó sử dụng đá để làm giảm viêm, thúc đẩy quá trình đông tụ máu, và làm giảm đau. Acetaminophen (chẳng hạn như Tylenol) là loại thuốc giảm đau được nhiều người ưa chuộng bởi nhiều loại thuốc giảm đau không theo toa khác có chứa thành phần aspirin hoặc NSAIDs (thuốc kháng viêm không chứa steroid như ibuprofen hoặc naproxen na-tri), có thể ảnh hưởng đến tiểu cầu máu và làm cho xuất huyết ngày càng nhiều hơn. 
Bleeds must be treated promptly because prolonged bleeding can cause joint disorders. The accumulation of blood in the joint spaces can erode the smooth surfaces that allow limbs to bend easily. As the surfaces roughen, inflammation and the number of bleeds can increase. This cycle can lead to chronic joint damage that may require surgery to remove the damaged joint tissue (called a synovectomy).
Tình trạng xuất huyết phải được chữa trị kịp thời vì xuất huyết kéo dài có thể gây nhiều bệnh khớp. Hiện tượng tụ máu trong khoang khớp có thể làm mòn bề mặt trơn giúp cho các chi có thể gấp/ gập một cách dễ dàng. Khi bề mặt trở nên thô ráp, không còn trơn nhẵn nữa thì tình trạng viêm và tần số xuất huyết có thể ngày càng tăng. Chu kỳ này có thể gây tổn thương khớp mãn tính có thể cần phải được phẫu thuật để cắt mô khớp bị tổn thương (đây được gọi là thủ thuật cắt bỏ màng hoạt dịch).
When to call the doctor
Certain bleeds require medical attention, including those injuries affecting:
* the central nervous system — any suspected trauma to the head, neck, or back
* the face, including the eyes and ears
* the throat or another portion of the airway
* the gastrointestinal tract (which might produce signs such as bright red or black blood in your child's stool)
* the kidneys and urinary tract (if you find blood in the urine, this may require treatment and bed rest)
Khi nào cần nên gọi bác sĩ
Một số tình trạng xuất huyết cần nên được điều trị kịp thời, bao gồm các chấn thương có ảnh hưởng đến:
* hệ thần kinh trung ương – bất kỳ chấn thương nào bị nghi ngờ liên quan đến đầu, cổ, hoặc lưng
* mặt, bao gồm mắt và tai
* cổ họng hoặc một bộ phận ở đường thở khác
* đường dạ dày-ruột (có thể xuất hiện một số dấu hiệu như có máu đỏ tươi hoặc máu đen trong phân của con bạn)
* thận và đường tiểu (nếu bạn phát hiện thấy trong nước tiểu có máu, tình trạng này có thể cần phải được điều trị và nằm nghỉ ngơi trên giường)
* the iliopsoas muscle in the trunk (which might produce signs that mimic a hip or abdominal bleed, including lower abdominal/groin or upper thigh pain, an inability to raise the leg on the affected side, and a feeling of relief when contracting or flexing that side of the body)
* the genital area
* the hips or shoulders (these can be complicated bleeds because they involve the rotator joints)
* large muscle compartments, such as the thighs
* cơ thắt lưng-chậu trong cơ thể (có thể xuất hiện dấu hiệu tương tự như xuất huyết ở hông hoặc xuất huyết ở bụng, gồm đau vùng bụng dưới/ háng hoặc đau ở vùng bắp đùi trên, không nhấc chân bên đau lên được, và cảm thấy thoải mái hơn khi co hoặc gập bên người đó)
* cơ quan sinh dục
* hông hoặc vai (các bộ phận này có thể xuất huyết dữ dội bởi chúng liên quan đến các khớp cơ quay)
* khoang cơ lớn, như là đùi

If the bleed requires going to the emergency room, make sure your child is treated at a hospital that has experience treating hemophilia. Any injury affecting the brain or any part of the central nervous system or a vital organ should be treated as an emergency and you should get medical assistance immediately.
Nếu tình trạng xuất huyết dữ dội đòi hỏi cần phải được đến phòng cấp cứu thì bạn nên đảm bảo con mình được điều trị ở bệnh viện có kinh nghiệm điều trị bệnh máu khó đông. Bất kỳ tổn thương nào liên quan đến não hoặc một vùng nào khác của hệ thần kinh trung ương hoặc nội tạng cũng đều nên được điều trị khẩn cấp và bạn nên được hỗ trợ về mặt y tế ngay tức khắc.
Looking to the future
Tremendous advances have been made in the treatment of hemophilia, and most patients can now lead full, healthy lives with careful management of their condition.
Nhìn về tương lai
Phương pháp điều trị bệnh máu khó đông đã có những bước tiến bộ vượt bậc, và phần đông bệnh nhân hiện có thể sống một cách khỏe mạnh và trọn vẹn với sự kiểm soát cẩn thận bệnh tình của mình.
The development of clotting factors made in the laboratory has virtually eliminated the danger of transfusion-related infection with HIV or hepatitis viruses.
Sự phát triển tân tiến của nhiều yếu tố làm đông tụ máu trong phòng thí nghiệm đã hầu như loại bỏ được mối nguy hiểm lây nhiễm HIV hoặc vi rút viêm gan liên quan đến truyền máu. 
Thanks to advances like these, kids with hemophilia can now participate in a wide range of sports and have the freedom to lead more active lives.
Nhờ vào những tiến bộ như thế nên trẻ bị bệnh máu khó đông hiện có thể tham gia nhiều môn thể thao và có thể thoải mái sống một cuộc sống năng động hơn.
 
Đăng bởi: hoahamtieu
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.