Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Earbuds
Tai nghe trong
Chances are all you know about earbuds is that they're easy to carry around and they sound good. Earbuds are useful little devices as long as they're used at low volumes. But they're basically a pair of tiny speakers that you wear inside your ears. And loud music playing that close to your eardrum can cause permanent hearing loss.
Rất có thể tất cả những gì bạn biết về tai nghe trong là chúng dễ dàng mang theo và cho âm thanh tốt. Tai nghe trong là thiết bị nhỏ hữu ích miễn là chúng được sử dụng ở âm lượng thấp. Nhưng về cơ bản chúng là một cặp loa nhỏ xíu mà bạn đeo bên trong tai của mình. Và chơi nhạc lớn gần màng nhĩ của bạn có thể gây ra mất thính lực vĩnh viễn.
How Earbuds Damage the Ears

Tai nghe trong gây hại cho tai ra sao

Believe it or not, earbuds can damage your hearing in the same way that things like chainsaws and motorcycles can. That may seem weird because earbuds are so small. But the damage is all in the volume.

Dù bạn tin hay không thì tai nghe trong có thể gây hại cho thính giác của bạn theo cùng một cách mà những thứ như cưa xích và xe mô tô có thể. Điều đó có vẻ kỳ lạ bởi vì tai nghe trong rất nhỏ. Tuy nhiên, nguyên nhân gây hại là do âm lượng.

Chainsaws and motorcycle engines create about 100 decibels of sound. That much sound can start to damage a person's ears after less than half an hour. An MP3 player at 70% of its top volume is about 85 decibels. Turning the volume up and listening for long periods of time can put you in real danger of permanent hearing loss.

Cưa xích và động cơ xe máy tạo ra âm thanh có cường độ khoảng 100 đề-xi-ben. Âm thanh lớn như vậy có thể bắt đầu gây hại cho tai của một người chỉ sau chưa đến nửa giờ. Một máy nghe nhạc MP3 ở mức 70% cường độ âm thanh tối đa của nó là khoảng 85 đề-xi-ben. Bật âm thanh to và lắng nghe trong một thời gian dài có thể khiến bạn gặp nguy cơ mất thính lực vĩnh viễn.

Hearing loss from earbuds is an example of a condition called noise-induced hearing loss (NIHL). This kind of hearing loss is becoming more of a problem among kids and teens.

Mất thính lực do tai nghe trong là một ví dụ của một tình trạng được gọi là mất thính giác do tiếng ồn (NIHL). Loại mất thính giác này ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên.

How Does Noise Cause Hearing Loss?

Tiếng ồn gây ra mất thích lực như thế nào?

The ear is made up of three parts that work together to process sounds: the outer ear, the middle ear, and the inner ear. Part of the inner ear called the cochlea contains tiny hair cells. These hair cells help send sound messages to the brain. But loud noise can damage the hair cells. When this happens, the cochlea can't relay sound messages to the brain as well.

Tai bao gồm ba bộ phận hoạt động cùng với nhau để xử lý âm thanh: tai ngoài, tai giữa, và tai trong. Bộ phận của tai trong gọi là ốc tai chứa các tế bào có lông nhỏ xíu. Những tế bào có lông này giúp gởi tin nhắn âm thanh đến não. Tuy nhiên, tiếng ồn lớn có thể gây tổn thương các tế bào này. Khi điều này xảy ra, ốc tai cũng có thể không chuyển âm thanh tin nhắn đến não.

Unlike damage to other parts of your body, inner ear damage never heals. Over time, as more and more hair cells get damaged, your hearing will get worse and worse.

Không giống như tổn thương ở các bộ phận khác của cơ thể, tổn thương tai trong không bao giờ lành. Theo thời gian, khi ngày càng nhiều tế bào có lông bị hư hại, thính lực của bạn sẽ càng lúc càng tệ hơn.

What to Do
Nên làm gì
Noise-induced hearing loss from using earbuds usually takes a while. Because it happens gradually, a lot of people don't know they have a problem until it's too late.

Mất thính giác do tiếng ồn vì sử dụng tai nghe thường mất một thời gian. Vì nó xảy ra dần dần, nhiều người không biết họ có vấn đề cho đến khi đã quá muộn.

Signs you may have hearing loss are:
· ringing, buzzing, or roaring in your ears after hearing a loud noise
· muffling or distortion of sounds
Những dấu hiệu bạn có thể đã mất thính lực là:
· tiếng kêu, ù, hoặc ro ro trong tai của bạn sau khi nghe một tiếng động lớn
· không nghe được hoặc biến dạng âm thanh
What should you do if you think you have signs of hearing loss? Call your doctor. The doctor may examine you and send you to see an audiologist. The audiologist will most likely give you a series of tests to determine how much your hearing has been affected.

Bạn nên làm gì nếu bạn nghĩ rằng mình có dấu hiệu mất thính lực?? Gọi cho bác sĩ của bạn. Bác sĩ có thể kiểm tra và giới thiệu bạn đến một chuyên gia thính lực. Nhà thính học rất có thể sẽ cung cấp cho bạn một loạt các xét nghiệm để xác định thính lực của bạn đã bị ảnh hưởng đến mức nào.

The audiologist can also answer any questions you might have about using earbuds and about protecting your hearing.

Nhà thính lực học cũng có thể trả lời bất kỳ thắc mắc nào của bạn về việc sử dụng tai nghe và bảo vệ thính giác của bạn.

Using Earbuds the Right Way

Sử dụng tai nghe trong đúng cách

Noise-induced hearing loss due to earbuds is 100% preventable if you use them in moderation.

Giảm thính lực do tiếng ồn vì dùng tai nghe trong có thể phòng ngừa được 100% nếu bạn sử dụng chúng ở mức độ vừa phải.

You've probably heard the saying, "All things in moderation." Not overdoing things is true whether you're eating chocolate cake or using earbuds. The more cake you eat, the faster you'll gain weight. The louder the volume, the faster hearing loss can happen.

Có lẽ bạn đã từng nghe câu nói, "Tất cả mọi thứ vừa phải đều tốt." Đừng quá độ là đúng khi bạn ăn sôcôla hay sử dụng tai nghe trong. Bạn càng ăn nhiều bánh thì bạn tăng cân càng nhanh. Bạn nghe âm lượng càng lớn thì bạn cũng mất thính lực càng nhanh.

So what does moderation mean when it comes to using earbuds? Doctors recommend the 60%/60-minute rule:
· Listen to music or play a movie or video game at no more than 60% of the maximum volume.
· Limit the amount of time you spend with earbuds in your ears to 60 minutes.
Vậy, nói sử dụng tai nghe trong điều độ có nghĩa là gì? Các bác sĩ khuyên áp dụng quy tắc 60% / 60-phút:
· Nghe nhạc, chơi điện tử hoặc xem phim không quá 60% âm lượng tối đa.
· Giới hạn lượng thời gian bạn sử dụng tai nghe trong trong vòng 60 phút.
Here's another trick you can use to find out if your earbuds are at a safe volume: Ask people sitting near you if they can hear your music. If they can, it's a sign that your hearing is being damaged. Turn the volume down until other people can no longer hear it.

Đây là một mẹo khác mà bạn có thể sử dụng để kiểm tra xem tai nghe trong của bạn có đang bật ở âm lượng an toàn không: Hỏi xem người ngồi gần bạn có thể nghe thấy nhạc bạn đang nghe không. Nếu họ có thể, đó là một dấu hiệu cho thấy thính giác của bạn đang bị gây hại. Chỉnh âm thanh nhỏ lại cho đến khi người khác không nghe được nữa.

Hearing loss isn't the only problem that earbuds can cause. Listening to music at a loud volume can make you unaware of what's going on around you. That increases your chances of an accident. If you're running on a bike path, for example, it's hard to hear a cyclist shout, "Heads up!" when your music drowns out all other sounds.

Mất thính giác không phải là vấn đề duy nhất mà tai nghe trong có thể gây ra. Nghe nhạc ở mức âm lượng lớn có thể làm cho bạn không biết những gì đang xảy ra xung quanh bạn. Điều đó làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Ví dụ bạn đang chạy trên một con đường dành cho xe đạp, thật khó có thể nghe thấy tiếng hét của một tay đua xe đạp “coi chừng!” khi tiếng nhạc của bạn lấn át hết tất cả những âm thanh khác.

Are There Other Options?

Có lựa chọn khác?

It might feel like every phone or music player comes packaged with a tiny pair of earbuds. After all, they're cheap to manufacture and easy to use.

Hầu như mỗi chiếc điện thoại và máy nghe nhạc đều có sẵn một cặp tai nghe trong nhỏ xíu đi kèm. Rốt cuộc, chúng rẻ tiền để sản xuất và dễ sử dụng.

So what can you do? Go retro with headphones. There's a reason they're making a comeback. Sometimes old-school is better.

Vậy bạn có thể làm được gì? Quay trở về với tai nghe truyền thống. Có lý do loại tai nghe này đang thịnh hành trở lại. Đôi khi kiểu cổ sẽ tốt hơn.

Most electronics stores have entire sections devoted to headphones. The best headphones, noise-canceling headphones, help block out other noises. That way, you don't have to turn up the volume on your music as loud to hear it well. Noise-canceling headphones may be good for staying focused on studying or homework, but they're not great choices if you need to hear the world around you.

Hầu hết các cửa hàng điện tử đều có hẳn các khu chuyên bán tai nghe. Tai nghe tốt nhất là loại tai nghe loại bỏ tiếng ồn, giúp ngăn chặn các tiếng ồn khác. Bằng cách đó, bạn không phải bật âm lượng nhạc của bạn lớn lên để nghe rõ. Tai nghe lọc tiếng ồn có thể là lựa chọn tốt khi cần tập trung học hoặc làm bài tập về nhà, nhưng chúng không phải là sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn cần phải nghe thấy mọi việc xung quanh bạn.

Headphones that go over your ears can also damage your hearing if you use them too long or play music too loudly. Having the source of the sound in your ear canal can increase a sound's volume by 6 to 9 decibels — enough to cause some serious problems.

Tai nghe đeo trong tai của bạn cũng có thể gây hại cho thính giác nếu bạn sử dụng chúng quá lâu hoặc chơi nhạc quá lớn. Có nguồn phát ra âm thanh này trong tai của bạn có thể tăng âm lượng lên 6 đến 9 đề-xi-ben - đủ để gây ra một số vấn đề nghiêm trọng.

Earbuds exist because so many of us love music. So you probably want to protect your hearing so you can continue to appreciate music. That's why it helps to know about the risks of earbuds (and other noise hazards) so you can take steps to be safe.

Tai nghe trong tồn tại bởi vì rất nhiều người trong chúng ta yêu âm nhạc. Vì vậy, bạn có thể muốn bảo vệ thính giác của mình để có thể tiếp tục thưởng thức âm nhạc.

Reviewed by: Danielle Inverso, AuD, PhD
Date reviewed: December 2011
Tường thuật: Tiến sĩ, bác sĩ thính lực Danielle Inverso
Ngày: Tháng 12, 2011
 
Đăng bởi: thanhthanh
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.