Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Emotional Eating
Ăn theo tâm trạng
Imagine you've had a fight with your best friend. It's a stupid fight, something you'll both get over. But right now you're upset. When you walk in the door, your mom asks what's wrong. How are you most likely to respond?
Hãy tưởng tượng bạn đã có một trận cãi nhau người bạn thân nhất. Đó là một cuộc chiến ngu ngốc, và cả hai bạn sẽ phải khắc phục. Nhưng ngay bây giờ thì bạn đang cảm thấy rất buồn bực. Khi bạn về nhà, mẹ bạn hỏi có gì xảy ra sao. Bạn sẽ đáp lại như thế nào?
· Tell your mom what happened and have a long, comforting talk about it.
or
· Tell your mom, "Everything's fine" and head to the freezer for the ice cream.
· Cho mẹ biết chuyện đã xảy ra và có một cuộc nói chuyện dài, được mẹ an ủi.
Hoặc
· Trả lời mẹ là mọi việc đều ổn và xông thẳng đến tủ lạnh tìm kem ăn.
But can that pint of Rocky Road really help you feel better — or just make you feel sickeningly full?

Nhưng liệu kem Rocky Road có thực sự giúp bạn cảm thấy tốt hơn không - hay chỉ làm cho bạn cảm thấy no khủng khiếp thôi?

What Is Emotional Eating?

Ăn theo tâm trạng là gì?

Emotional eating is when people use food as a way to deal with feelings instead of to satisfy hunger. We've all been there, finishing a whole bag of chips out of boredom or downing cookie after cookie while cramming for a big test. But when done a lot — especially without realizing it — emotional eating can affect weight, health, and overall well-being.

Ăn theo tâm trạng là khi người ta sử dụng thực phẩm như là một cách để đối phó với cảm xúc thay vì để thỏa mãn cơn đói. Chúng ta đều đã từng làm vậy, ăn sạch 1 bịch khoai tây chiên khi chán nản hoặc ngốn hết cái bánh quy này đến cái bánh quy khác khi cố nhồi nhét bài vở cho một kỳ thi quan trọng. Nhưng khi lạm dụng - đặc biệt là không nhận ra điều đó – việc ăn uống theo cảm xúc có thể ảnh hưởng đến cân nặng, sức khỏe, và sự khoẻ mạnh nói chung.

Not many of us make the connection between eating and our feelings. But understanding what drives emotional eating can help people take steps to change it.

Không nhiều người trong chúng ta có sự kết nối giữa việc ăn uống và cảm xúc của mình. Nhưng hiểu biết những gì khiến bạn ăn theo tâm trạng có thể giúp bạn có biện pháp thay đổi nó.

One of the biggest myths about emotional eating is that it's prompted by negative feelings. Yes, people often turn to food when they're stressed out, lonely, sad, anxious, or bored. But emotional eating can be linked to positive feelings too, like the romance of sharing dessert on Valentine's Day or the celebration of a holiday feast.

Một trong những chuyện hoang đường nhất về việc ăn theo tâm trạng là nó bị thúc đẩy bởi cảm xúc tiêu cực. Đúng vậy, người ta thường hướng về thực phẩm khi họ đang căng thẳng, cô đơn, buồn, lo lắng, hay chán nản. Nhưng ăn uống theo tâm trạng có thể cũng liên kết với cảm xúc tích cực, giống như sự lãng mạn khi cùng nhau ăn món tráng miệng trong ngày Valentine hoặc lễ kỷ niệm của một ngày hội, ngày lễ.

Sometimes emotional eating is tied to major life events, like a death or a divorce. More often, though, it's the countless little daily stresses that cause someone to seek comfort or distraction in food.

Ăn uống theo tâm trạng đôi khi gắn bó với những biến cố lớn của cuộc đời, như chết hoặc ly hôn. Tuy nhiên, thường xuyên hơn, có vô số những căng thẳng vụn vặt hàng ngày khiến một người tìm đến sự an ủi hay tiêu khiển bằng thực phẩm.

Emotional eating patterns can be learned: A child who is given candy after a big achievement may grow up using candy as a reward for a job well done. A kid who is given cookies as a way to stop crying may learn to link cookies with comfort.

Thói quen ăn uống theo cảm xúc có thể bắt nguồn do học: một đứa trẻ được thưởng kẹo khi làm được một điều tốt có thể dùng kẹo như một cách khen thưởng khi lớn lên. Một đứa trẻ được cho bánh như là một cách để ngừng khóc có thể xem bánh là thức ăn mang lại sự thoải mái.

It's not easy to "unlearn" patterns of emotional eating. But it is possible. And it starts with an awareness of what's going on.

Không dễ dàng để không nhiễm thói quen ăn uống theo tâm trạng. Nhưng điều đó là có thể. Và nó bắt đầu với nhận thức về chuyện đang xảy ra.

"Comfort" Foods

Những thực phẩm có tác dụng “an ủi”

We all have our own comfort foods. Interestingly, they may vary according to moods and gender. One study found that happy people seem to want to eat things like pizza, while sad people prefer ice cream and cookies. Bored people crave salty, crunchy things, like chips. Researchers also found that guys seem to prefer hot, homemade comfort meals, like steaks and casseroles. Girls go for chocolate and ice cream.

Tất cả chúng ta đều có những món yêu thích của mình. Thú vị là, các món ăn đó có thể thay đổi theo tâm trạng và giới tính. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng những người hạnh phúc dường như muốn ăn những thứ như bánh pizza, trong khi những người u buồn lại thích kem và bánh quy. Những người chán nản thì lại thèm thức ăn giòn mặn, như khoai tây chiên. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng phái nam có vẻ thích thức ăn nóng, làm tại nhà, như thịt nướng và thịt hầm. Phái nữ lại thích sô-cô-la và kem.

This brings up a curious question: Does no one take comfort in carrots and celery sticks? Researchers are looking into that, too. What they're finding is that high-fat foods, like ice cream, may activate certain chemicals in the body that create a sense of contentment and fulfillment. This almost addictive quality may actually make you reach for these foods again when feeling upset.

Điều này dẫn đến một thắc mắc: sao không ai thích cà rốt và cần tây? Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm câu trả lời cho điều đó. Những gì họ đang tìm thấy là các loại thực phẩm nhiều chất béo, như kem, có thể kích hoạt một số hóa chất trong cơ thể tạo ra một cảm giác mãn nguyện và hài lòng. Đặc tính gần như gây nghiện này thực sự có thể làm cho bạn tìm đến những thực phẩm này một lần nữa khi cảm thấy khó chịu.

Physical Hunger vs. Emotional Hunger

Cơn đói vật lý & Cơn đói tâm lý

We're all emotional eaters to some extent (who hasn't suddenly found room for dessert after a filling dinner?). But for some people, emotional eating can be a real problem, causing serious weight gain or cycles of binging and purging.

Trong một mức độ nào đó, tất cả chúng ta đều đói theo tâm lý (có ai chưa từng chợt muốn ăn thêm tráng miệng dù đã ăn tối no nê?). Nhưng đối với một số người, việc ăn uống theo cảm xúc có thể là một vấn đề thực sự, gây tăng cân nghiêm trọng hoặc dẫn đến chu kỳ ăn uống vô độ rồi lại dùng thuốc xổ hết ra.

The trouble with emotional eating (aside from the health issues) is that once the pleasure of eating is gone, the feelings that cause it remain. And you often may feel worse about eating the amount or type of food you did. That's why it helps to know the differences between physical hunger and emotional hunger.

Rắc rối với việc ăn uống theo cảm xúc (ngoài các vấn đề sức khỏe) là một khi đã kết thúc, thì cảm xúc gây ra nó vẫn còn. Và bạn thường có thể cảm thấy tệ hơn về số thực phẩm mà bạn đã ăn. Đó là lý do giúp để biết sự khác biệt giữa cơn đói vật lý và cơn đói tâm lý.

Next time you reach for a snack, check in and see which type of hunger is driving it.

Lần sau, khi bạn với lấy đồ ăn vặt, hãy kiểm tra xem cơn đói của bạn bắt nguồn từ đâu.

Physical Hunger: 
· Tends to come on gradually and can be postponed
· Can be satisfied with any number of foods
· Once full, you’re likely to stop eating
· Doesn’t cause feelings of guilt
Cơn đói vật lý:
· Có khuynh hướng đến từ từ có thể được hoãn lại
· Có thể được hài lòng với bất kỳ loại thực phẩm nào
· Sauk hi no, bạn có thể ngừng ăn
· Không gây ra cảm giác tội lỗi
Emotional Hunger
· Feels sudden and urgent
· Causes very specific cravings (say, for pizza or ice cream)
· You tend to eat more than you normally would
· Can cause guilt afterwards

Cơn đói tâm lý:
· Cảm thấy đột ngột và khẩn cấp
· Nguyên nhân thèm rất cụ thể (ví dụ như pizza hoặc kem)
· Bạn có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường
· Sau đó có thể gây ra cảm giác tội lỗi
Questions to Ask Yourself

Các câu hỏi để hỏi bản thân

You can also ask yourself these questions about your eating:

Bạn cũng có thể tự hỏi mình những câu hỏi về việc ăn uống của bạn:

· Have I been eating larger portions than usual?
· Do I eat at unusual times?
· Do I feel a loss of control around food?
· Am I anxious over something, like school, a social situation, or an event where my abilities might be tested?
· Has there been a big event in my life that I'm having trouble dealing with?
· Am I already overweight or obese, or has there recently been a big jump in my weight or body mass index (BMI)?
· Do other people in my family use food to soothe their feelings too?
· Tôi có ăn suất lớn hơn bình thường không?
· Tôi ăn tại thời điểm bất thường?
· Tôi có cảm thấy mất kiểm soát với thực phẩm?
· Tôi đang lo lắng về một điều gì đó, như trường học, tình huống xã hội, hoặc một sự kiện mà khả năng của mình có thể bị kiểm tra?
· Có một sự kiện trọng đại trong cuộc sống của tôi mà tôi đang gặp khó khăn khi đối phó với nó?
· Tôi bị thừa cân hoặc béo phì, hoặc gần đây đã có một bước nhảy lớn về trọng lượng hay chỉ số khối cơ thể (BMI) của tôi?
· Những người khác trong gia đình tôi cũng có sử dụng thực phẩm để làm dịu cảm xúc của mình hay không?
If you answered yes to many of these questions, then it's possible that eating has become a coping mechanism instead of a way to fuel your body.

Nếu bạn trả lời có nhiều cho những câu hỏi này, thì có thể ăn uống đã trở thành một cơ chế đối phó thay vì một cách để nạp năng lượng cho cơ thể của bạn.

Breaking the Cycle

Phá vỡ chu kỳ

Managing emotional eating means finding other ways to deal with the situations and feelings that make someone turn to food.

Quản lý việc ăn uống theo cảm xúc có nghĩa là tìm những cách khác để đối phó với các tình huống và cảm xúc khiến một người tìm đến thức ăn.

For example, do you come home from school each day and automatically head to the kitchen? Stop and ask yourself, "Am I really hungry?" Is your stomach growling? Are you having difficulty concentrating or feeling irritable? If these signs point to hunger, choose something light and healthy to take the edge off until dinner.

Ví dụ, bạn có đi học về và tự động chạy vào bếp mỗi ngày? Hãy dừng lại và tự hỏi mình, "Tôi có thực sự đói không?" Dạ dày của bạn có đang cồn cào không? Bạn có khó tập trung hoặc cảm thấy khó chịu? Nếu các dấu hiệu này là đói, hãy chọn một việc gì đó nhẹ nhàng và lành mạnh để giúp làm giảm bớt cơn đói và chờ đến bữa ăn tối.

Not really hungry? If the post-school food foraging has just become part of your routine, think about why.

Không thực sự đói? Nếu nhu cầu thèm ăn sau giờ học đã trở thành một phần thói quen của bạn, hãy suy nghĩ về lý do tại sao.

Tips to Try
Những lời khuyên để thử

These three techniques can help:

Ba kỹ thuật này có thể có ích:

1. Explore why you're eating and find a replacement activity.
For example:
· If you're bored or lonely, call or text a friend or family member.
· If you're stressed out, try a yoga routine. Or listen to some feel-good tunes and let off some steam by jogging in place, doing jumping jacks, or dancing around your room until the urge to eat passes.
· If you're tired, rethink your bedtime routine. Tiredness can feel a lot like hunger, and food won't help if sleepless nights are causing daytime fatigue.
· If you're eating to procrastinate, open those books and get that homework over with. You'll feel better afterwards (honestly!).
1. Khám phá lý do tại sao bạn ăn và tìm một hoạt động thay thế.
Ví dụ:
· Nếu bạn đang chán hay cô đơn, hãy gọi điện thoại hoặc nhắn tin cho một người bạn hay thành viên trong gia đình.
· Nếu bạn đang căng thẳng, hãy thử thói quen tập yoga. Hoặc nghe một số giai điệu mang lại cảm giác tốt và thư giãn đôi chút bằng cách chạy bộ tại chỗ, ​​làm các bài tập khởi động, hoặc nhảy múa quanh phòng của bạn cho đến khi hết nhu cầu muốn ăn.
· Nếu bạn mệt mỏi, hãy xem lại thói quen đi ngủ của mình. Mệt mỏi có thể cảm thấy rất giống với đói, và thực phẩm sẽ không có ích nếu thiếu ngủ vào ban đêm gây mệt mỏi vào ban ngày.
· Nếu bạn ăn để trì hoãn, hãy mở sách và hoàn thành bài tập cho xong. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau đó (thật đấy!).
2. Write down the emotions that trigger your eating. One of the best ways to keep track is with a mood and food journal. Write down what you ate, how much, and how you felt as you ate (e.g., bored, happy, worried, sad, mad) and whether you were really hungry or just eating for comfort.

Through journaling, you'll start to see patterns emerging between what you feel and what you eat. You'll be able to use this information to make better choices (like choosing to clear your head with a walk around the block instead of a bag of Doritos).
2. Ghi lại những cảm xúc khiến bạn thèm ăn. Một trong những cách tốt nhất để theo dõi tâm trạng và nhật ký ăn uống. Ghi lại những gì bạn ăn, bao nhiêu, và cảm giác của bạn khi ăn (ví dụ, buồn chán, hạnh phúc, lo lắng, buồn bã, tức giận) và bạn có thực sự đói không hay chỉ ăn cho thoải mái.

Qua nhật ký, bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy những đặc điểm nổi bật giữa các tâm trạng của bạn và những gì bạn ăn. Bạn có thể sử dụng thông tin này để có những lựa chọn tốt hơn (ví dụ như quyết định làm đầu óc bạn minh mẫn bằng cách đi dạo quanh khu phố thay vì ăn một túi bánh snack Doritos).
3. Pause and "take 5" before you reach for food. Too often, we rush through the day without really checking in with ourselves. We're so stressed, overscheduled, and plugged-in that we lose out on time to reflect.

Instead of eating when you get in the door, take a few minutes to transition from one part of your day to another. Go over the things that happened that day. Acknowledge how they made you feel: Happy? Grateful? Excited? Angry? Worried? Jealous? Left out?
3. Tạm dừng và "đếm tới 5" trước khi bạn chạm vào đồ ăn. Chúng ta thường xuyên vội vã trải qua một ngày mà không thực sự quan tâm lưu ý đến chính mình. Chúng ta quá căng thẳng, bận bịu với quá nhiều kế hoạch, và cắm cúi với công việc đến nỗi chúng ta bỏ mất cơ hội để nhìn lại.

Thay vì ăn ngay sau khi bạn về nhà, hãy dành vài phút đến chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác trong ngày của bạn. Nhìn lại những chuyện đã xảy ra trong ngày hôm đó. Nhận thức về cảm giác mà những việc đó mang lại cho bạn: Hạnh phúc? Vui mừng? Phấn khích? Tức giận? Lo lắng? Ghen tuông? Cảm thấy bị ra rìa?
Getting Help

Nhận giúp đỡ

Even when we understand what's going on, many of us still need help breaking the cycle of emotional eating. It's not easy — especially when emotional eating has already led to weight and self-esteem issues. So don't go it alone when you don't have to.

Ngay cả khi bản thân hiểu những gì đang xảy ra, nhiều người trong chúng ta vẫn cần giúp đỡ trong việc phá vỡ thói quen ăn uống theo cảm xúc. Điều đó không dễ dàng - đặc biệt là khi ăn uống cảm xúc đã dẫn đến cân nặng và các vấn đề về lòng tự trọng. Vì vậy, đừng cố gắng một mình khi bạn có thể nhận được sự giúp đỡ.

Take advantage of expert help. Counselors and therapists can help you deal with your feelings. Nutritionists can help you identify your eating patterns and get you on track with a better diet. Fitness experts can get your body's feel-good chemicals firing through exercise instead of food.

Hãy tận dụng sự giúp đỡ của chuyên gia. Nhân viên tư vấn và trị liệu có thể giúp bạn đối phó với những cảm xúc của mình. Các nhà dinh dưỡng có thể giúp bạn xác định mô hình ăn uống của bạn và giúp bạn đi đúng hướng với một chế độ ăn uống tốt hơn. Các chuyên gia thể dục có thể khiến các hoá chất mang lại cảm giác dễ chịu trong cơ thể của bạn được tiết ra thông qua việc tập thể dục thay vì ăn thức ăn.

If you're worried about your eating, talk to your doctor. He or she can make sure you reach your weight-loss goals safely and put you in touch with professionals who can put you on a path to a new, healthier relationship with food.

Nếu bạn lo lắng về việc ăn uống của mình, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bác sĩ có thể đảm bảo bạn đạt được các mục tiêu giảm cân của mình một cách an toàn và giúp bạn liên lạc với các chuyên gia, những người có thể hướng dẫn bạn đạt được một mối quan hệ mới, lành mạnh hơn với thức ăn.

Reviewed by: Meredith Lutz Stehl, PhD
Date reviewed: February 2010
Tường thuật: Tiến sĩ Meredith Lutz Stehl
Ngày: Tháng 2, 2010
 
Đăng bởi: thanhthanh
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.