Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Coping with common period problems
Đối phó với những vấn đề kinh nguyệt thường thấy
Premenstrual syndrome (PMS) is the term for the physical and emotional symptoms that many girls and women get right before their periods begin each month.
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là thuật ngữ miêu tả các triệu chứng vật lý và xúc cảm mà nhiều bạn gái và phụ nữ thường hay mắc phải ngay trước ngày “đèn đỏ” mỗi tháng.

Sometimes having your period can be a pain. Most girls have to deal with PMS, cramps, or headaches around the time of their periods. These problems are usually normal and nothing to worry about. Here are the facts on which period problems are common and normal — and which ones might indicate there's something else going on.

Đôi khi hành kinh có thể làm cho bạn đau nhức. Đa số các bạn gái đều phải đối phó với hội chứng PMS, chuột rút, hoặc nhức đầu gần thời điểm xuất hiện kinh nguyệt. Các vấn đề này thông thường là bình thường và chẳng có gì phải lo lắng cả. Dưới đây là một số thông tin cho thấy vấn đề “nguyệt san” nào là bình thường – và vấn đề nào có thể là dấu hiệu của một chứng bệnh khác có thể xảy ra.

What is PMS?

Premenstrual syndrome (PMS) is the term for the physical and emotional symptoms that many girls and women get right before their periods begin each month. If you have PMS, you might experience:

    * acne

    * bloating

    * fatigue

    * backaches

    * sore breasts

    * headaches

    * constipation

    * diarrhea

    * food cravings

    * depression or feeling blue

    * irritability

    * difficulty concentrating

    * difficulty handling stress

PMS là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là thuật ngữ miêu tả các triệu chứng vật lý và xúc cảm mà nhiều bạn gái và phụ nữ thường hay mắc phải ngay trước ngày “đèn đỏ” mỗi tháng. Nếu bạn mắc hội chứng này thì có thể là bạn bị:

* mụn trứng cá

* trướng bụng

* mệt mỏi

* đau lưng

* đau ngực

* nhức đầu

* táo bón

* tiêu chảy

* thèm ăn

* trầm cảm hoặc chán nản, ủ dột

* dễ cáu gắt

* khó tập trung

* khó chế ngự stress

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) thường hay diễn tiến dữ dội nhất trong thời gian từ 1 đến 2 tuần trước khi “nguyệt san” xuất hiện, và thường sẽ biến mất khi bắt đầu hành kinh.

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) thường hay diễn tiến dữ dội nhất trong thời gian từ 1 đến 2 tuần trước khi “nguyệt san” xuất hiện, và thường sẽ biến mất khi bắt đầu hành kinh.

Why do some girls get PMS?

Doctors have not pinpointed the exact cause of PMS, but many believe it is linked to changing hormone levels. Following a girl’s period, the amounts of estrogen and progesterone (female hormones) in a girl's body increase. Then about 1 week before her period starts, levels of both of these hormones begin to fall. The thinking is that these changing hormone levels can lead to PMS symptoms.

Tại sao một số bạn gái bị hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)?

Bác sĩ chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây PMS là gì, nhưng nhiều người cho là nó có liên quan đến việc thay đổi nồng độ hoóc-môn bên trong cơ thể. Lượng hoóc-môn estrogen progesterone (hoóc-môn nữ) trong cơ thể của bạn gái tăng lên sau chu kỳ kinh nguyệt. Sau đó chừng 1 tuần trước kỳ “nguyệt san”, nồng độ cả hai loại hoóc-môn này bắt đầu giảm xuống. Người ta cho rằng tình trạng thay đổi nồng độ hoóc môn này có thể dẫn đến các triệu chứng PMS.

It isn't clear why some girls develop PMS and others don't. It's possible that those who develop PMS are simply more sensitive to the changes in hormone levels. There are other theories as well. For example, some believe that what you eat can affect how you feel, especially during the couple of weeks before a girl's period.

Người ta chưa rõ nguyên nhân vì sao một số bạn gái mắc hội chứng tiền kinh nguyệt nhưng số khác thì không. Có thể là những người mắc hội chứng này chỉ là nhạy cảm hơn với những thay đổi nồng độ hoóc-môn. Bên cạnh đó, cũng có một số giả thuyết khác. Chẳng hạn như một số người thì cho là thức ăn có thể ảnh hưởng đến xúc cảm của bạn, nhất là trong một vài tuần trước khi hành kinh.  

Luckily, there are several things you can do to ease PMS symptoms. Eating a balanced diet with lots of fresh fruits and vegetables and cutting back on processed foods like chips and crackers can help. You might also want to reduce your salt intake (salt can make you retain water and become more bloated) and, believe it or not, drink more water. Say no to caffeine (it can make you jumpy and anxious) and yes to certain vitamins: B-complex vitamins, calcium, magnesium, and vitamin E are thought to be helpful. Also, daily exercise and stress-relief techniques like meditation can help some girls.

May mắn là bạn có thể thực hiện một số biện pháp để có thể làm giảm triệu chứng PMS. Một chế độ dinh dưỡng cân đối với nhiều rau quả tươi và hạn chế các thức ăn đã chế biến sẵn như khoai tây chiên và bánh quy giòn có thể làm bạn dễ chịu hơn. Bên cạnh đó bạn cũng cần nên hạn chế lượng muối hấp thu (muối cũng có thể làm cho bạn giữ nước và cơ thể trở nên húp híp hơn) và bạn có tin hay không thì tuỳ, hãy uống nhiều nước. Đừng nên uống cà-phê-in (thức uống này có thể làm cho bạn lo âu và hồi hộp) và cung cấp thêm cho cơ thể một số loại vi-ta-min: nhóm vi-ta-min B, can-xi, ma-giê, và vi-ta-min E được xem là hữu ích. Bạn cũng nên tập thể dục mỗi ngày và rèn các kỹ thuật giảm stress như thiền có thể giúp cho một số bạn gái cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

When it comes to medicine, over-the-counter pain medicines like ibuprofen can relieve achy heads and backs. But for really serious PMS pain, see your doctor. He or she might be able to prescribe a different medicine or birth control pills to help with many of your PMS symptoms.

Nếu đề cập đến thuốc thì nhiều loại thuốc giảm đau mua tự do không theo toa chẳng hạn như ibuprofen có thể làm giảm chứng đau đầu và đau lưng. Nhưng đối với chứng đau nhức do hội chứng tiền kinh nguyệt PMS thực sự nghiêm trọng thì bạn nên đến khám bác sĩ. Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc khác hoặc có thể cho bạn sử dụng thuốc tránh thai để làm giảm nhiều triệu chứng PMS của bạn.

Why do some girls get cramps?

Lots of girls have abdominal cramps during the first few days of their periods. Cramps are most likely caused by prostaglandins, chemicals your body produces that make the muscles of the uterus contract. The good news is that cramps usually only last a few days. But if you're in pain, medicine like ibuprofen may help.

Vì sao một số bạn gái bị chuột rút?

Nhiều bạn gái bị chuột rút ở bụng trong một vài ngày đầu “nguyệt san”. Chứng chuột rút này rất có khả năng là do tiền liệt tuyến tố (a-xít chưa bão hoà có trong cơ thể của động vật hữu nhũ có tác dụng như một loại hoóc-môn kích thích), đây là các chất hóa học mà cơ thể bạn sản sinh ra làm cho cơ tử cung co bóp. Tin vui là nó thường chỉ kéo dài một vài ngày. Nhưng nếu bạn đau đớn, thì có thể sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen.

Exercise may also make you feel better, possibly because it releases endorphins, chemicals in the body that make you feel good. Soaking in a warm bath or putting a warm compress on your stomach won't make your cramps disappear but may help your muscles relax a little. If you have severe cramps that keep you home from school or from doing stuff with your friends, visit your doctor for advice.

Tập thể dục cũng có thể làm cho bạn dễ chịu hơn, có thể là do nó làm tiết hoóc-môn giảm đau, đây là loại hoá chất trong cơ thể làm bạn cảm thấy khoẻ khoắn. Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm hoặc hoặc chườm gạc ấm lên bụng sẽ không làm cho bạn hết bị chuột rút mà có thể giúp các cơ giãn ra một chút. Nếu bạn bị chuột rút dữ dội làm cho bạn không đi học được hoặc không làm việc với bạn bè được thì hãy đến khám bác sĩ để có được lời khuyên.

Why isn't my period regular?

It can take up to 3 years from the time a girl starts menstruating for her body to develop a regular cycle. Even then, what's regular varies from person to person. Girls' cycles can range from 21 to 45 days.

Vì sao chu kỳ kinh nguyệt của tôi không đều đặn?

Có thể phải mất tới 3 năm từ khi bạn gái hành kinh lần đầu thì cơ thể mới có được chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Mặc dù thế, thuật ngữ “đều đặn” này không ai giống ai. Chu kỳ kinh của bạn gái có thể dao động từ 21 đến 45 ngày.

Changing hormone levels might make your period short one month (such as 2 or 3 days) and more drawn out (such as 7 days) the next. You might skip a few months, have a really heavy period, or one so light you almost don't notice it. (If you're sexually active and you skip a period, you should visit your doctor or a women's clinic to make sure you're not pregnant.)

Tình trạng thay đổi nồng độ hoóc-môn có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn ngắn đi trong một tháng (chẳng hạn 2-3 ngày) và kéo dài hơn (chẳng hạn như 7 ngày) ở tháng kế. Bạn cũng có thể có một vài tháng không hành kinh, “đèn đỏ” thực sự dữ dội, hoặc là xuất hiện kinh nguyệt quá ít đến nỗi bạn hầu như không nhận ra. (Nếu có quan hệ tình dục và không xuất hiện kinh thì bạn nên đến khám bác sĩ hoặc đến phòng khám nữ để chắc rằng mình không mang thai.)

All this irregularity can make planning for your period a real hassle. Try to keep track of when your last period started, and guess that about 4 weeks from that day you could be due for another. If you're worried about wearing that cute dress and suddenly starting your period at school, just make sure you pack protection. Carry a pad or tampon in your backpack, and wear a pantiliner to handle the first time.

Mọi sự bất thường này có thể làm cho chu kỳ của bạn thực sự rắc rối về sau. Hãy cố theo dõi lần hành kinh cuối của mình là khi nào, và đoán khoảng 4 tuần nữa từ ngày mà bạn có thể nghĩ là chu kỳ kế tiếp của mình. Nếu lo lắng về chuyện mặc chiếc áo đầm xinh xắn và bất thình lình “bị đèn đỏ” ở trường thì bạn nên đảm bảo mình đã có “đồ bảo vệ” sẵn sàng. Nên để sẵn trong ba lô của mình một miếng băng vệ sinh hoặc miếng tampon (băng vệ sinh dạng ống), và mang băng vệ sinh để đối phó với lần “nguyệt san” đầu tiên.

When it comes to periods, every girl's body has a unique (and unpredictable) timeline. If your period still has not settled into a relatively predictable pattern after 3 years, or if you have four or five regular periods and then skip your periods for a couple of months, make an appointment with your doctor to check for possible problems.

Nếu nói đến chu kỳ kinh nguyệt thì có lẽ là mỗi bạn gái đều có “lịch trình” không thể đoán (không ai giống ai). Nếu chu kỳ của bạn vẫn không định hình theo một kiểu có thể đoán được tương đối sau 3 năm, hoặc nếu bạn hành kinh được 4-5 lần đều đặn và không hành kinh nữa trong một vài tháng thì bạn nên hẹn khám bác sĩ để kiểm tra các vấn đề có thể xảy ra. 

Why haven't I started my period yet?

Everybody goes through puberty at different speeds. Some girls begin menstruating as early as age 8 or 9; others don't get going until they're 15 or 16. It all depends on your hormones — and your family. Want to guess when you'll get your period? Ask when your mom and grandmothers (from both sides of your family) started theirs. When you start puberty is partly linked to genetics. So although there's no guarantee that you'll follow in their footsteps, your relatives could give you a pretty good clue about your own period.

Vì sao tôi chưa hành kinh?

Không ai dậy thì giống nhau cả. Một số bạn gái bắt đầu hành kinh sớm ở tuổi 8 hoặc 9; số khác mãi đến 15-16 tuổi mới dậy thì. Tất cả tuỳ thuộc vài hoóc-môn của bạn – và gia đình của bạn nữa. Muốn đoán khi nào bạn hành kinh? Hãy hỏi mẹ và bà của bạn xem sao (cả bà nội lẫn bà ngoại). Thời điểm bắt đầu dậy thì của bạn có liên quan một phần đến yếu tố di truyền. Vì vậy mặc dù không có gì bảo đảm bạn sẽ theo đúng y như mẹ hoặc bà, nhưng người thân của bạn có thể cho bạn biết khá chính xác khi nào bạn bắt đầu hành kinh.  

One thing that can delay puberty — and your period — is excessive exercising, usually distance running, ballet, or gymnastics, combined with a poor diet. You should train gradually for several hours a day, most days of the week, and not get enough calories, vitamins, and minerals.

Một điều có thể làm cho bạn chậm dậy thì – chậm hành kinh – là tập luyện thể dục thể thao quá độ, thường là chạy cự li dài, múa ba-lê, hoặc thể dục, kèm theo chế độ dinh dưỡng kém. Bạn nên tập luyện từ từ một vài tiếng đồng hồ một ngày, hầu hết các ngày trong tuần, và nên bổ sung đầy đủ ca-lo, vi-ta-min, và khoáng chất.

Unless compulsive exercise has postponed your period, there's nothing you can do on your own to hurry things along. If you haven't started to menstruate by the time you're 16, consult your doctor. He or she will probably do a pelvic exam and take a blood test to determine the hormone levels in your body. Then the doctor might prescribe hormones to jump-start your cycle.

Trừ phi chế độ tập luyện bắt buộc làm bạn chậm hành kinh thì chẳng có điều gì bạn có thể làm để giục hành kinh mau được. Nếu chưa xuất hiện kinh nguyệt ở tuổi 16 thì bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ có thể khám vùng chậu và cho làm xét nghiệm máu để xác định nồng độ hoóc-môn trong cơ thể bạn. Sau đó, bác sĩ có thể kê toa các hoóc-môn để giục hành kinh.

Menstrual problems

Even if it seems strange to you, most of the stuff that goes along with a girl's period is completely normal. But there are a few conditions that can be more serious. If you suspect you have any of these conditions, see your doctor for advice.

Các vấn đề kinh nguyệt

Mặc dù có vẻ lạ lẫm đối với bạn, nhưng đa số những điều xảy ra ở chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái đều hoàn toàn bình thường. Nhưng cũng có một số vấn đề có thể nghiêm trọng hơn. Nếu nghi ngờ mình mắc bất kỳ chứng bệnh nào dưới đây, bạn nên đến khám bác sĩ để có được lời khuyên.

No periods

Amenorrhea is the term doctors use for absence of periods. Girls who haven't started their periods by the time they are 16 may have primary amenorrhea, usually caused by a hormone imbalance or developmental problem.

Không hành kinh/ Vô kinh

Tắt kinh là thuật ngữ mà bác sĩ sử dụng để chỉ sự không hành kinh. Các bạn gái không xuất hiện kinh nguyệt ở tuổi 16 có thể mắc chứng vô kinh nguyên phát, thường là do sự mất cân bằng hoóc-môn hoặc do vấn đề về phát triển nào đó gây ra.

There's also a condition called secondary amenorrhea, when someone who had normal periods stops menstruating for at least 3 months. Low levels of gonadotropin-releasing hormone (GnRH), which controls ovulation and the menstrual cycle, frequently bring on amenorrhea. Stress, anorexia, weight loss or gain, stopping birth control pills, thyroid conditions, and ovarian cysts are examples of things that can throw your hormones out of whack. To get everything back on course, your doctor may use hormone therapy. If a medical condition is affecting your monthly cycles, then treatment of the condition will help to resolve the problem. As mentioned earlier, lots of strenuous exercise combined with a poor diet can also cause amenorrhea. Cutting back on exercise and eating a balanced diet with more calories will help correct the problem, but be sure to talk with your doctor as well.

Vô kinh thứ phát là khi bệnh nhân đã từng hành kinh bình thường nay không xuất hiện kinh nguyệt trong thời gian ít nhất là 3 tháng. Nồng độ hoóc-môn tiết kích tố sinh dục (GnRH), kiểm soát tình trạng rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt, thường gây ra tắt kinh. Stress, chán ăn, giảm hoặc tăng cân, ngưng sử dụng thuốc tránh thai, bệnh tuyến giáp, và u nang buồng trứng là những ví dụ điển hình có thể làm cho hoóc-môn bị rối loạn. Để giúp chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường, bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp hoóc-môn. Nếu chu kỳ hằng tháng của bạn bị ảnh hưởng do một chứng bệnh nào đó thì việc điều trị chứng bệnh đó sẽ giúp giải quyết được vấn đề. Như đã đề cập bên trên, tập thể dục quá độ kết hợp chế độ ăn uống kém dinh dưỡng cũng có thể làm tắt kinh. Giảm bớt cường độ tập luyện và có một chế độ dinh dưỡng cân đối với nhiều ca-lo hơn sẽ giúp điều chỉnh vấn đề, nhưng bạn cũng nên chắc rằng phải nói chuyện với bác sĩ của mình.

Heavy periods

Menorrhagia is the term doctors use for extremely heavy, prolonged periods. Girls who have menorrhagia soak through at least a pad an hour for several hours in a row or have periods that are more than 7 days long. (Clotting during your period is not necessarily a sign of menorrhagia  — lots of girls, with both heavy and light periods, pass clots when they menstruate.)

Kinh nguyệt kéo dài

Rong kinh là thuật ngữ mà bác sĩ sử dụng để chỉ tình trạng kinh nguyệt hết sức dữ dội và kéo dài nhiều ngày. Bạn gái bị rong kinh thấm ít nhất 1 miếng băng vệ sinh trong 1 tiếng đồng hồ liên tiếp một vài tiếng đồng hồ hoặc hành kinh kéo dài hơn 7 ngày. (Tình trạng huyết khối trong khi hành kinh không nhất thiết là dấu hiệu của chứng rong kinh – nhiều bạn gái, cả hành kinh ít lẫn hành kinh nhiều, thì cũng xuất huyết khối khi hành kinh.)

The most frequent cause of menorrhagia is an imbalance between the amounts of estrogen and progesterone in the body. Because of this imbalance, the endometrium (the lining of the uterus) keeps building up. Then when the body gets rid of the endometrium during a period, the bleeding is very heavy.

Nguyên nhân gây rong kinh thường thấy nhất là sự mất cân đối giữa lượng hoóc-môn estrogen và progesterone trong cơ thể. Do tình trạng mất cân đối này mà màng trong dạ con (niêm mạc tử cung) vẫn phát triển. Sau đó khi cơ thể tống niêm mạc tử cung ra ngoài khi hành kinh thì máu xuất ra rất nhiều.

Many girls have hormone imbalances during puberty, so it's not uncommon to experience menorrhagia during the teen years. Other cases of heavy bleeding may be caused by thyroid conditions, blood diseases, or inflammation or infections in the vagina or cervix. To help figure out the cause of abnormal bleeding, a doctor can do a pelvic exam, a Pap smear, and blood tests. If you do have menorrhagia, it can be treated with hormones, medicine, or removal of any growths in the uterus that may be the cause of excessive bleeding.

Nhiều bạn gái mất cân bằng hoóc-môn trong gian đoạn dậy thì, nên chuyện xảy ra rong kinh là bình thường – không có gì là ngạc nhiên ở lứa tuổi thanh thiếu niên này. Những trường hợp xuất huyết nặng khác có thể là do bệnh tuyến giáp, các bệnh về máu, nhiễm trùng hoặc viêm âm đạo hoặc cổ tử cung. Để giúp xác định nguyên nhân gây xuất huyết bất thường, bác sĩ có thể cho khám vùng chậu, làm phết tế bào cổ tử cung, và xét nghiệm máu. Nếu bạn thực sự bị rong kinh, thì có thể điều trị bằng hoóc-môn, bằng thuốc, hoặc cắt bỏ bất kỳ khối u nào trong tử cung - có thể là nguyên do gây xuất huyết nặng.

Extremely painful periods

Dysmenorrhea is the medical term for very painful periods. Primary dysmenorrhea — painful periods that are not caused by a disease or other condition — is more common in teens than secondary dysmenorrhea (painful periods caused by a disease or condition).

Hành kinh vô cùng đau đớn

Đau bụng kinh là thuật ngữ y học diễn tả chứng đau bụng rất dữ dội khi hành kinh. Đau bụng kinh nguyên phát – chứng đau bụng lúc “đèn đỏ” không phải do bệnh hoặc một tình trạng sức khỏe nào đó khác gây ra – thường thấy ở thanh thiếu niên nhiều hơn chứng đau bụng kinh thứ phát (đau bụng do bệnh hoặc do sức khỏe yếu gây ra).

The culprit in primary dysmenorrhea is prostaglandin, the same naturally occurring chemical that causes cramps. In large amounts, prostaglandin can cause nausea, vomiting, headaches, backaches, diarrhea, and severe cramps when you have your period. Fortunately, these symptoms usually only last for a day or two. Doctors usually prescribe anti-inflammatory medicines to treat primary dysmenorrhea. As with cramps, exercise, hot water bottles, and birth control pills might also bring some relief.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát là prostaglandin (chất giống như hóoc-môn), hoá chất tiết ra gần như tự nhiên có thể gây chuột rút. Khi cơ thể tiết ra nhiều prostaglandin, nó có thể gây buồn nôn, ói, nhức đầu, đau lưng, tiêu chảy, và chuột rút dữ dội khi hành kinh. May là các triệu chứng này thường chỉ kéo dài trong một hoặc hai ngày. Bác sĩ thường kê toa thuốc kháng viêm để chữa chứng đau bụng kinh nguyên phát này. Tập thể dục, chườm chai nước nóng, và sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể làm giảm chuột rút.

Some of the common conditions that can cause secondary dysmenorrhea include:

    * endometriosis, a condition in which tissue normally found only in the uterus starts to grow outside the uterus

    * pelvic inflammatory disease (PID), a type of bacterial infection

    * fibroids or growths on the inside wall of the uterus

All of these conditions require that a doctor diagnose the problem and then treat you appropriately.

Một số bệnh thường thấy có thể gây đau bụng kinh thứ phát như:

* lạc nội mạc tử cung, đây là chứng bệnh trong đó mô thường chỉ có trong tử cung bắt đầu phát triển ra bên ngoài tử cung

* viêm khung chậu (PID), đây là loại nhiễm khuẩn

* bên trong thành tử cung bị u hoặc bị

Tất cả các chứng bệnh này cần phải được bác sĩ chẩn đoán và điều trị thích hợp.

What to do if you suspect a problem?

When you have questions about your period or anything else related to your development, talk to your doctor. This is particularly true if you notice a change in your menstrual cycle. Though most period problems turn out to be nothing to worry about, it's always good to be safe.

Nếu nghi ngờ bị bệnh thì bạn nên làm gì?

Khi thắc mắc về chu kỳ kinh nguyệt hay bất cứ vấn đề nào khác liên quan đến sự phát triển của mình thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Điều này hết sức đúng đắn nếu bạn phát hiện thấy một sự thay đổi nào đó trong kỳ kinh của mình. Cho dù là đa số các vấn đề “nguyệt san” ấy thực ra chẳng có gì để lo lắng nhưng an toàn thì lúc nào cũng tốt.

See your doctor if:

    * You have not started your period by the time you are 16. This may indicate that you have a problem that requires medical attention.

    * You stop getting your period or it becomes really irregular after it has been regular for a while (like 6 months or more). This can be a sign that you may have a hormone imbalance or a problem with nutrition, which can harm your body if left untreated.

    * You have very heavy or long periods, especially if you have a short cycle and get your period frequently. In rare cases, lots of blood loss can cause anemia (iron deficiency) and leave you feeling really weak and tired.

    * Your periods are really painful. You might have endometriosis or benign growths that should be removed. Or if you're sexually active, you might have PID.

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu:

* Bạn chưa xuất hiện kinh nguyệt khi lên 16. Điều này có thể cho thấy bạn đang mắc một chứng bệnh nào đó đòi hỏi phải được điều trị.

* Bạn mất kinh hoặc kinh nguyệt trở nên thực sự bất thường sau một thời gian hành kinh đều đặn (chẳng hạn như 6 tháng trở lên). Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mất cân bằng hoóc-môn hoặc đang gặp một vấn đề nào đó về dinh dưỡng, mà có thể sẽ gây hại cho cơ thể bạn nếu không được điều trị.

* Bạn hành kinh rất nhiều hoặc kéo dài nhiều ngày, nhất là nếu chu kỳ của bạn ngắn và bạn hành kinh thường xuyên. Trong một số trường hợp hiếm thất, tình trạng mất nhiều máu có thể gây ra bệnh thiếu máu (thiếu sắt) và làm bạn cảm thấy thực sự mệt mỏi và uể oải.

* Bạn thực sự rất đau đớn khi bị “đèn đỏ”. Bạn có thể bị lạc nội mạc tử cung hoặc bị khối u lành tính cần nên được cắt bỏ. Hoặc nếu bạn có quan hệ tình dục thì có thể bạn sẽ bị viêm chậu hông (Pelvic Inflammatory Disease).

Chances are that your painful or irregular periods are nothing to worry about. But if there is something going on, the quicker you get it taken care of, the sooner you'll be on your way to feeling great again.

Rất có thể là chứng đau bụng kinh hoặc kinh nguyệt thất thường của bạn chẳng có gì đáng ngại. Nhưng nếu có chuyện gì đó đang xảy ra, thì càng được chăm sóc sớm, thì bạn càng cảm thấy an tâm trở lại nhanh hơn.

 
Đăng bởi: hoahamtieu
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.