Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Heart and Circulatory System
Tim và hệ tuần hoàn
With each heartbeat, blood is sent throughout our bodies, carrying oxygen and nutrients to every cell.
Khi tim co bóp một nhát hay đập một nhịp thì máu được truyền đi khắp cơ thể, mang khí ô-xy và dưỡng chất đến từng tế bào.

With each heartbeat, blood is sent throughout our bodies, carrying oxygen and nutrients to every cell. Each day, 2,000 gallons of blood travel many times through about 60,000 miles of blood vessels that branch and cross, linking the cells of our organs and body parts.

Khi tim co bóp một nhát hay đập một nhịp thì máu được truyền đi khắp cơ thể, mang khí ô-xy và dưỡng chất đến từng tế bào. Mỗi ngày có đến 2.000 galông máu di chuyển nhiều lần qua khoảng 60.000 dặm mạch máu nằm phân nhánh và bắt chéo nhau, nối kết tế bào trong các cơ quan và các bộ phận trên cơ thể của chúng ta.

About the heart and circulatory system

The circulatory system is composed of the heart and blood vessels, including arteries, veins, and capillaries. Our bodies actually have two circulatory systems: The pulmonary circulation is a short loop from the heart to the lungs and back again, and the systemic circulation (the system we usually think of as our circulatory system) sends blood from the heart to all the other parts of our bodies and back again.

Tìm hiểu về tim và hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn do tim và mạch máu tạo thành, bao gồm động mạch, tĩnh mạch, và các mao mạch. Cơ thể của chúng ta thực sự có hai hệ tuần hoàn: tiểu tuần hoàn là một mạch ngắn đi từ tim đến phổi và quay ngược trở lại; đại tuần hoàn (đây là hệ thống mà chúng ta thường nghĩ là hệ thống tuần hoàn của mình) - đại tuần hoàn này có nhiệm vụ vận chuyển máu từ tim đến tất cả các bộ phận khác trên cơ thể của chúng ta và ngược lại – từ các bộ phận về tim.

The heart is the key organ in the circulatory system. As a hollow, muscular pump, its main function is to propel blood throughout the body. It usually beats from 60 to 100 times per minute, but can go much faster when necessary. It beats about 100,000 times a day, more than 30 million times per year, and about 2.5 billion times in a 70-year lifetime.

Tim là cơ quan chủ yếu trong hệ tuần hoàn. Với nhiệm vụ như một “chiếc máy bơm” lõm, hoạt động chính của tim là bơm, đẩy máu đi khắp cơ thể. Mỗi phút tim thường đập từ 60 đến 100 lần, nhưng có thể đập nhanh hơn nhiều khi cần. Mỗi ngày tim đập chừng 100.000 lần, mỗi năm trên 30 triệu lần, và suốt cuộc đời 70 năm thì tim đập chừng 2,5 tỉ lần.

The heart gets messages from the body that tell it when to pump more or less blood depending on an individual's needs. When we're sleeping, it pumps just enough to provide for the lower amounts of oxygen needed by our bodies at rest. When we're exercising or frightened, the heart pumps faster to increase the delivery of oxygen.

Cơ thể phát ra tín hiệu cho tim biết khi nào cần bơm nhiều hoặc ít máu hơn tuỳ vào nhu cầu của từng người. Khi chúng ta ngủ, tim chỉ bơm máu đủ để cung cấp lượng ô-xy cần thiết ít hơn cho cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi. Ngược lại, khi chúng ta luyện tập thể dục thể thao hoặc sợ hãi thì tim bơm máu nhanh hơn để phân phối khí ô-xy nhanh hơn.

The heart has four chambers that are enclosed by thick, muscular walls. It lies between the lungs and just to the left of the middle of the chest cavity. The bottom part of the heart is divided into two chambers called the right and left ventricles, which pump blood out of the heart. A wall called the interventricular septum divides the ventricles.

Tim có 4 buồng được bao bọc xung quanh bởi thành cơ dày. Tim nằm giữa 2 lá phổi và ngay về bên trái tâm của khoang ngực. Phần đáy tim được chia thành 2 buồng được gọi là tâm thất trái và tâm thất phải, chúng có nhiệm vụ bơm máu ra khỏi tim. Vách ngăn được gọi là vách gian tâm thất chia đôi 2 tâm thất.

The upper part of the heart is made up of the other two chambers of the heart, the right and left atria. The right and left atria receive the blood entering the heart. A wall called the interatrial septum divides the right and left atria, which are separated from the ventricles by the atrioventricular valves. The tricuspid valve separates the right atrium from the right ventricle, and the mitral valve separates the left atrium and the left ventricle.

Phần trên của tim bao gồm hai buồng tim khác – đó là tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải. 2 tâm nhĩ này nhận máu vào tim. Vách ngăn được gọi là vách ngăn gian tâm nhĩ chia tâm nhĩ trái và phải, chúng bị ngăn cách với các tâm thất bởi van nhĩ- thất. Van ba lá tách tâm nhĩ phải ra khỏi tâm thất phải, và van hai lá tách biệt tâm nhĩ trái và tâm thất trái.

Two other cardiac valves separate the ventricles and the large blood vessels that carry blood leaving the heart. These are the pulmonic valve, which separates the right ventricle from the pulmonary artery leading to the lungs, and the aortic valve, which separates the left ventricle from the aorta, the body's largest blood vessel.

2 van tim khác tách tâm thất và các mạch máu lớn vận chuyển máu ra khỏi tim. Đây là van động mạch phổi, tách tâm thất phải ra khỏi động mạch phổi dẫn đến phổi, và van động mạch chủ, tách tâm thất trái ra khỏi động mạch chủ - đây là mạch máu lớn nhất của cơ thể.

Arteries carry blood away from the heart. They are the thickest blood vessels, with muscular walls that contract to keep the blood moving away from the heart and through the body. In the systemic circulation, oxygen-rich blood is pumped from the heart into the aorta. Two coronary arteries branch off at the beginning of the aorta and divide into a network of smaller arteries that provide oxygen and nourishment to the muscles of the heart.

Các động mạch vận chuyển máu ra khỏi tim. Chúng là những mạch máu dày nhất, kết hợp thành cơ co thắt để giữ cho máu lưu thông ra khỏi tim và đi khắp cơ thể. Ở đại tuần hoàn, máu giàu ô-xy được bơm từ tim vào động mạch chủ. Hai nhánh động mạch vành phân nhánh ở đầu động mạch chủ và chia thành một mạng lưới các động mạch nhỏ hơn cung cấp ô-xy và chất dinh dưỡng đến cho cơ tim.

Unlike the aorta, the body's other main artery, the pulmonary artery, carries oxygen-poor blood. From the right ventricle, the pulmonary artery divides into right and left branches, on the way to the lungs where blood picks up oxygen.

Không giống như động mạch chủ - một động mạch chính khác của cơ thể - động mạch phổi, vận chuyển máu rất nghèo ô-xy. Từ tâm thất phải, động mạch phổi chia thành nhánh trái và nhánh phải, trên đường đến phổi – nơi mà máu nhận được khí ô-xy.

Arterial walls have three layers:

    * The endothelium is on the inside and provides a smooth lining for blood to flow over as it moves through the artery.

    * The media is the middle part of the artery, made up of a layer of muscle and elastic tissue.

    * The adventitia is the tough covering that protects the outside of the artery.

As they get farther from the heart, the arteries branch out into arterioles, which are smaller and less elastic.

Thành động mạch có ba lớp:

* Màng trong nằm bên trong, làm lớp đệm/ lớp niêm mạc trơn tru cho máu di chuyển qua động mạch.

* Tầng giữa huyết quản là phần nằm giữa động mạch, được cấu thành từ lớp cơ và mô đàn hồi.

* Lớp vỏ mạch máu là lớp phủ ngoài chắc bền có nhiệm vụ bảo về phần bên ngoài của động mạch.

Khi các động mạch càng ngày càng cách xa tim thì chúng chuyển thành tiểu động mạch, nhỏ hơn và ít đàn hồi hơn.

Veins carry blood back to the heart. They're not as muscular as arteries, but they contain valves that prevent blood from flowing backward. Veins have the same three layers that arteries do, but are thinner and less flexible. The two largest veins are the superior and inferior vena cavae. The terms superior and inferior don't mean that one vein is better than the other, but that they're located above and below the heart.

Tĩnh mạch vận chuyển máu ngược trở lại tim. Tĩnh mạch không cứng cáp như động mạch, nhưng chúng có nhiều van tránh không cho máy lưu thông ngược trở lại. Tĩnh mạch cũng có 3 lớp như động mạch, nhưng các lớp mỏng hơn và kém đàn hồi hơn. Hai tĩnh mạch lớn nhất là tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch chủ trên. Thuật ngữ “trên” và “dưới” không có nghĩa là tĩnh mạch này hoạt động tốt hơn tĩnh mạch kia, mà chúng nằm bên trên và bên dưới tim.

A network of tiny capillaries connects the arteries and veins. Though tiny, the capillaries are one of the most important parts of the circulatory system because it's through them that nutrients and oxygen are delivered to the cells. In addition, waste products such as carbon dioxide are also removed by the capillaries.

Một hệ thống các mao mạch nhỏ li ti nối kết động mạch và tĩnh mạch. Mặc dù rất nhỏ nhưng các mao mạch này là một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ tuần hoàn bởi qua đây mà dưỡng chất và khí ô-xy mới có thể đến được các tế bào. Bên cạnh đó, chất thải chẳng hạn như các-bon đi-ô-xít cũng được các mao mạch thải ra ngoài.

What the heart and circulatory system do

The circulatory system works closely with other systems in our bodies. It supplies oxygen and nutrients to our bodies by working with the respiratory system. At the same time, the circulatory system helps carry waste and carbon dioxide out of the body.

Chức năng của tim và hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn kết hợp chặt chẽ với các hệ thống khác trong cơ thể của chúng ta. Nó cung cấp ô-xy và dưỡng chất đến cho cơ thể bằng cách cùng hoạt động với hệ hô hấp. Đồng thời, hệ tuần hoàn cũng có nhiệm vụ giúp thải bỏ chất thải và các-bon đi-ô-xít ra ngoài cơ thể.

Hormones — produced by the endocrine system — are also transported through the blood in the circulatory system. As the body's chemical messengers, hormones transfer information and instructions from one set of cells to another. For example, one of the hormones produced by the heart helps control the kidneys' release of salt from the body.

Hoóc-môn do hệ nội tiết trong cơ thể tiết ra – cũng được vận chuyển qua máu trong hệ tuần hoàn. Làm nhiệm vụ chuyển tải hoá chất của cơ thể, các hoóc-môn này truyền thông tin và “mệnh lệnh” từ nhóm tế bào này đến nhóm tế bào khác. Ví dụ như, một trong những hoóc-môn do tim tiết ra giúp kiểm soát được tình trạng thải muối của thận ra ngoài cơ thể.

One complete heartbeat makes up a cardiac cycle, which consists of two phases:

   * In the first phase, the ventricles contract (this is called systole), sending blood into the pulmonary and systemic circulation. To prevent the flow of blood backwards into the atria during systole, the atrioventricular valves close, creating the first sound (the lub). When the ventricles finish contracting, the aortic and pulmonary valves close to prevent blood from flowing back into the ventricles. This is what creates the second sound (the dub).

Mỗi nhịp tim hoàn chỉnh tạo nên một vòng tuần hoàn tim, bao gồm 2 giai đoạn:

* Trong giai đoạn đầu, tâm thất co lại (đây được gọi là thời gian tâm thu), vận chuyển máu vào phổi và đại tuần hoàn. Để ngăn ngừa tình trạng máu lưu thông ngược trở lại vào tâm nhĩ trong thời gian tâm thu, các van nhĩ-thất đóng kín lại, tạo ra tiếng tim đập đầu tiên (lub-dub-lub-dub). Khi các tâm thất không còn co nữa, thì van động mạch chủ và van phổi đóng kín lại nhằm tránh cho máu lưu thông ngược trở lại vào tâm thất. Giai đoạn này hình thành nên tiếng tim đập thứ hai (lub-dub-lub-dub).

    * Then the ventricles relax (this is called diastole) and fill with blood from the atria, which makes up the second phase of the cardiac cycle.

* Sau đó tâm thất giãn ra (đây gọi là tâm trương) và chứa đầy máu từ tâm nhĩ, hình thành nên giai đoạn thứ 2 trong vòng tuần hoàn tim.

A unique electrical conduction system in the heart causes it to beat in its regular rhythm. The sinoatrial or SA node, a small area of tissue in the wall of the right atrium, sends out an electrical signal to start the contracting of the heart muscle. This node is called the pacemaker of the heart because it sets the rate of the heartbeat and causes the rest of the heart to contract in its rhythm.

Hệ thống dẫn truyền điện duy nhất bên trong tim làm cho tim đập được đều nhịp. Nút xoang nhĩ hoặc nút xoang SA (nút SA) – vùng mô nhỏ nằm trong vách tâm nhĩ phải, phát ra tín hiệu điện để bắt đầu cơn co thắt của cơ tim. Nút xoang này được gọi là thiết bị điều hoà nhịp tim bởi nó xác định số lần tim đập và làm cho các bộ phận còn lại của tim co thắt theo một nhịp điệu của nó.

These electrical impulses cause the atria to contract first, and then travel down to the atrioventricular or AV node, which acts as a kind of relay station. From here the electrical signal travels through the right and left ventricles, causing them to contract and forcing blood out into the major arteries.

Những xung lực điện này làm cho tâm nhĩ co thắt đầu tiên, và sau đó di chuyển xuống nút nhĩ thất hoặc nút AV, cơ quan này hoạt động như một “đài tiếp sóng”. Từ đây, tín hiệu điện di chuyển qua tâm thất trái và tâm thất phải, làm cho chúng co thắt và ép máu đi ra vào thành động mạch chủ.

In the systemic circulation, blood travels out of the left ventricle, to the aorta, to every organ and tissue in the body, and then back to the right atrium. The arteries, capillaries, and veins of the systemic circulatory system are the channels through which this long journey takes place.

Trong đại tuần hoàn, máu di chuyển ra khỏi tâm thất trái, đến động mạch chủ, đến tất cả các cơ quan và mô trong cơ thể, và rồi sau đó quay ngược trở lại tâm nhĩ phải. Các động mạch, mao mạch, và tĩnh mạch trong hệ tuần hoàn là những đường dẫn, những ống dẫn mà qua đây một cuộc hành trình dài được xảy ra.

Once in the arteries, blood flows to smaller arterioles and then to capillaries. While in the capillaries, the bloodstream delivers oxygen and nutrients to the body's cells and picks up waste materials. Blood then goes back through the capillaries into venules, and then to larger veins until it reaches the vena cavae.

Khi đã ở trong động mạch, máu lưu thông đến các động mạch nhỏ hơn rồi đến các mao mạch. Khi ở trong mao mạch, máu làm nhiệm vụ vận chuyển khí ô-xy và dưỡng chất đến cho các tế bào của cơ thể và loại bỏ chất thải. Sau đó máu lưu thông ngược trở lại đi qua các mao mạch vào các tĩnh mạch nhỏ, rồi đến các tĩnh mạch lớn hơn cho đến khi đến tĩnh mạch chủ thì thôi.

Blood from the head and arms returns to the heart through the superior vena cava, and blood from the lower parts of the body returns through the inferior vena cava. Both vena cavae deliver this oxygen-depleted blood into the right atrium. From here the blood exits to fill the right ventricle, ready to be pumped into the pulmonary circulation for more oxygen.

Máu ở đầu và cánh tay quay về tim qua tĩnh mạch chủ trên, và máu ở các bộ phận bên dưới của cơ thể về tim qua tĩnh mạch chủ dưới. Cả 2 loại tĩnh mạch này làm nhiệm vụ vận chuyển máu không chứa ô-xy vào tâm nhĩ phải. Từ đây máu di chuyển ra ngoài để làm đầy tâm thất phải, chuẩn bị để được bơm vào tiểu tuần hoàn để có nhiều ô-xy hơn.

In the pulmonary circulation, blood low in oxygen but high in carbon dioxide is pumped out the right ventricle into the pulmonary artery, which branches off in two directions. The right branch goes to the right lung, and vice versa.

Trong tiểu tuần hoàn, máu chứa ít ô-xy nhưng có hàm lượng các-bon đi-ô-xít cao được bơm ra tâm thất phải vào động mạch phổi, phân nhánh thành 2 hướng. Nhánh phải dẫn đến phổi bên phải, và ngược lại.

In the lungs, the branches divide further into capillaries. Blood flows more slowly through these tiny vessels, allowing time for gases to be exchanged between the capillary walls and the millions of alveoli, the tiny air sacs in the lungs.

Trong phổi, các nhánh phân chia nhiều hơn thành các mao mạch. Máu lưu thông qua các mạch li ti này chậm hơn, tạo khoảng thời gian để cho các khí có thể được trao đổi với nhau qua các vách mao mạch và hàng triệu phế nang, túi khí nhỏ xíu trong phổi.

During the process called oxygenation, oxygen is taken up by the bloodstream. Oxygen locks onto a molecule called hemoglobin in the red blood cells. The newly oxygenated blood leaves the lungs through the pulmonary veins and heads back to the heart. It enters the heart in the left atrium, then fills the left ventricle so it can be pumped into the systemic circulation.

Trong quá trình được gọi là quá trình ô-xy hoá, khí ô-xy được máu hấp thụ. Khí ô-xy làm nghẽn phân tử có tên là hê-mô-glô-bin trong hồng cầu. Máu mới đầy ô-xy di chuyển ra khỏi phổi qua các tĩnh mạch phổi và quay ngược về tim. Máu này vào tâm nhĩ trái của tim, sau đó làm đầy tâm thất trái sao cho có thể được bơm vào đại tuần hoàn.

Problems of the heart and circulatory system

Problems with the cardiovascular system are common — more than 64 million Americans have some type of cardiac problem. But cardiovascular problems don't just affect older people — many heart and circulatory system problems affect children and teens, too.

Các vấn đề tim mạch và hệ tuần hoàn

Vấn đề hệ tim mạch là vấn đề thường thấy – hơn 64 triệu người Mỹ mắc một số loại bệnh tim nào đó. Nhưng các vấn đề tim mạch này không chỉ xảy ra ở người già lớn tuổi – mà nhiều vấn đề về tim và hệ tuần hoàn cũng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

Heart and circulatory problems are grouped into two categories: congenital (problems present at birth) and acquired (problems developed some time after birth).

Các vấn đề tim mạch và tuần hoàn được chia thành 2 loại: bẩm sinh (xảy ra khi sinh) và mắc phải (xảy ra ở một thời điểm nào đó sau khi sinh).

Congenital heart defects. These abnormalities in the heart's structure are present at birth. Approximately 8 out of every 1,000 newborns have congenital heart defects ranging from mild to severe. These defects occur while the fetus is developing in the mother's uterus and it's not usually known why they occur. Some congenital heart defects are caused by genetic disorders, but most are not. All congenital heart defects involve abnormal or incomplete development of the heart.

Dị tật tim bẩm sinh. Những dị tật trong cấu trúc tim này xuất hiện khi sinh. Cứ 1.000 trẻ sơ sinh thì có chừng 8 ca mắc dị tật tim bẩm sinh từ nhẹ đến nặng. Các dị tật này xảy ra trong khi bào thai đang phát triển trong tử cung mẹ/ trong lòng mẹ và người ta thường không biết nguyên nhân của chúng. Một số dị tật tim bẩm sinh là do bệnh di truyền, nhưng hầu hết là không phải thế. Tất cả những dị tật tim bẩm sinh đều liên quan đến sự phát triển bất thường và không hoàn thiện của tim.

A common sign of a congenital heart defect is a heart murmur — an abnormal sound (like a blowing or whooshing sound) that's heard when listening to the heart. Usually a heart murmur is detected by a doctor who's listening to the heart with a stethoscope during a routine exam. Murmurs are very common in children and can be caused by congenital heart defects or other heart conditions.

Dấu hiệu dị tật tim bẩm sinh thường thấy là tiếng thổi tim – đây là một âm thanh bất thường (nghe như tiếng thổi hoặc tiếng rít) – âm thanh này có thể nghe được khi lắng nghe tiếng tim đập. Thông thường tiếng thổi tim được bác sĩ phát hiện ra trong khi nghe tim bằng ống nghe khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tiếng thổi tim rất thường thấy ở trẻ nhỏ và có thể gây ra do các dị tật tim bẩm sinh hoặc các chứng bệnh tim mạch khác.

Arrhythmia. Cardiac arrhythmias, also called dysrhythmias or rhythm disorders, are problems in the rhythm of the heartbeat. They may be caused by a congenital heart defect or they may be acquired later. An arrhythmia may cause the heart's rhythm to be irregular, abnormally fast, or abnormally slow. Arrhythmias can occur at any age and may be discovered during a routine physical examination. Depending on the type of rhythm disorder, an arrhythmia may be treated with medication, surgery, or pacemakers.

Loạn nhịp tim. Nhịp tim bị rối loạn, cũng được gọi là rối loạn nhịp tim hoặc rối loạn nhịp, là vấn đề/ là sự cố xảy ra ở nhịp tim. Chúng có thể gây ra do dị tật tim bẩm sinh hoặc có thể là do mắc phải về sau. Chứng loạn nhịp tim có thể làm cho nhịp tim không đều, nhanh hoặc chậm một cách bất thường. Loạn nhịp tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có thể được phát hiện trong khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuỳ vào loại rối loạn nhịp mà chứng bệnh này có thể được điều trị bằng thuốc, bằng phẫu thuật, hoặc bằng thiết bị điều hoà nhịp tim.

Cardiomyopathy. This chronic disease causes the heart muscle (the myocardium) to become weakened. Usually, it first affects the lower chambers of the heart, the ventricles, and then progresses and damages the muscle cells and even the tissues surrounding the heart. In its most severe forms, it can lead to heart failure and even death. Cardiomyopathy is the reason for heart transplants in children.

Bệnh cơ tim. Chứng bệnh mãn tính này làm cho cơ tim trở nên yếu đi. Thông thường, ban đầu bệnh sẽ xảy ra ở các buồng dưới của tim, tâm thất, và sau đó diễn tiến và làm tổn thương các tế bào cơ và thậm chí các mô xung quanh tim. Đối với hầu hết các dạng bệnh cơ tim nặng nhất có thể dẫn đến suy tim và thậm chí là tử vong. Bệnh cơ tim là nguyên do cấy ghép tim ở trẻ nhỏ.

Coronary artery disease. The most common heart disorder in adults, coronary artery disease is caused by atherosclerosis. Deposits of fat, calcium, and dead cells, called atherosclerotic plaques, form on the inner walls of the coronary arteries (the blood vessels that supply the heart) and interfere with the smooth flow of blood. Blood flow to the heart muscle may even stop if a thrombus, or clot, forms in a coronary vessel, which may cause a heart attack. In a heart attack (or myocardial infarction), the heart muscle becomes damaged by lack of oxygen, and unless blood flow returns within minutes, muscle damage increases and the heart's ability to pump blood is compromised. If the clot can be dissolved within a few hours, damage to the heart can be reduced. Heart attacks are rare in kids and teens.

Bệnh động mạch vành. Đây là bệnh tim thường thấy nhất ở người lớn tuổi, nó gây ra do xơ vữa động mạch. Hiện tượng lắng tụ chất béo, can-xi, và tế bào chết, được gọi mảng xơ vữa động mạch, hình thành nên vách động mạch vành bên trong (động mạch vành là các mạch máu cung cấp máu cho tim) và làm cho máu lưu thông không được thông thoáng. Máu lưu thông đến cơ tim thậm chí có thể bị chặn đứng nếu cục máu đông, hoặc cục nghẽn, hình thành trong mạch vành, có thể gây ra cơn đau tim. Trong một cơn đau tim (hoặc nhồi máu cơ tim), cơ tim bị làm tổn thương do thiếu ô-xy, và trừ phi máu lưu thông ngược trở lại trong vòng một vài phút, thì tình trạng tổn thương cơ này ngày càng tăng và khả năng bơm máu của tim cũng bị hạn chế lại. Nếu có thể làm tan cục máu đông trong một vài tiếng đồng hồ thì tổn thương tim có thể giảm xuống. Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên hiếm khi bị đau tim. 

Hypercholesterolemia (high cholesterol). Cholesterol is a waxy substance that's found in the body's cells, in the blood, and in some foods. Having too much cholesterol in the blood, also known as hypercholesterolemia, is a major risk factor for heart disease and can lead to a heart attack.

Tăng cholesterol huyết (cholesterol cao). Cholesterol là chất sền sệt y như sáp có trong các tế bào của cơ thể, trong máu, và trong một số thức ăn nào đó. Tình trạng quá nhiều cholesterol trong máu, cũng được gọi là tăng cholesterol huyết, đây là yếu tố rủi ro chính đối với bệnh tim và có thể dẫn đến cơn đau tim.

Cholesterol is carried in the bloodstream by lipoproteins. Two kinds — low-density lipoproteins (LDL) and high-density lipoproteins (HDL) — are the most important. High levels of LDL cholesterol (the bad cholesterol) increase a person's risk for heart disease and stroke, whereas high levels of HDL cholesterol (the good cholesterol) can protect against these.

Cholesterol được prô-tê-in li-pít vận chuyển đi trong máu. Có 2 loại cholesterol quan trọng nhất đó là chất đạm béo mật độ thấp (LDL) và chất đạm béo mật độ cao (HDL). Hàm lượng cholesterol LDL cao (cholesterol có hại) làm cho con người tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ, trong khi hàm lượng cholesterol HDL (cholesterol có lợi) có thể chống lại được các chứng bệnh này. 

A blood test can indicate if someone's cholesterol is too high. A child's cholesterol level is borderline if it's 170 to 199 mg/dL, and it's considered high if it's above 200 mg/dL.

Xét nghiệm máu có thể cho biết liệu hàm lượng cholesterol của một người nào đó có quá cao hay không. Hàm lượng cholesterol của trẻ trong tình trạng không ổn định nếu nó dao động trong khoảng từ 170 đến 199 mg/dL, và được cho là cao nếu ở mức trên 200 mg/dL.

About 10% of teens between 12 and 19 have high cholesterol levels that put them at increased risk of cardiovascular disease.

Khoảng chừng 10% thanh thiếu niên từ 12 đến 19 tuổi có hàm lượng cholesterol cao đã làm cho nguy cơ bệnh tim mạch của họ tăng cao.

High blood pressure (hypertension). Over time, high blood pressure can damage the heart, arteries, and other body organs. Symptoms can include headache, nosebleeds, dizziness, and lightheadedness. Infants, kids, and teens can have high blood pressure, which may be caused by genetic factors, excess body weight, diet, lack of exercise, and diseases such as heart disease or kidney disease.

Cao huyết áp. Chứng cao huyết áp có thể gây hại cho tim, động mạch, và các cơ quan trên cơ thể dần dần theo thời gian. Triệu chứng có thể bao gồm nhức đầu, chảy máu mũi, chóng mặt, và choáng váng. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, và thanh thiếu niên cũng bị cao huyết áp, có thể gây ra do các yếu tố di truyền, thừa cân/béo phì, chế độ dinh dưỡng, thiếu thể dục thể thao, và bệnh tật chẳng hạn như bệnh tim hoặc bệnh thận.

Kawasaki disease. Also known as mucocutaneous lymph node syndrome, Kawasaki disease affects the mucous membranes (the lining of the mouth and breathing passages), the skin, and the lymph nodes (part of the immune system). It can also lead to vasculitis, an inflammation of the blood vessels. This can affect all major arteries in the body — including the coronary arteries. It can also cause inflammation of the heart muscle, called myocarditis. When coronary arteries become inflamed, a child can develop aneurysms, which are weakened and bulging spots on the walls of arteries. This increases the risk of a blood clot forming in this weakened area, which can block the artery, possibly leading to a heart attack. In addition to the coronary arteries, the heart muscle, lining, valves, or the outer membrane that surrounds the heart can become inflamed. Arrhythmias or abnormal functioning of some heart valves can occur. Kawasaki disease has surpassed rheumatic fever as the leading cause of acquired heart disease in children in the United States.

Bệnh Kawasaki. Cũng được gọi là hội chứng hạch bạch huyết niêm mạc da, bệnh Kawasaki xảy ra ở niêm mạc (niêm mạc miệng và đường thở), da, và các hạch bạch huyết (nằm trong hệ miễn dịch). Bệnh này cũng có thể gây viêm mạch máu. Điều này có thể ảnh hưởng đến tất cả động mạch chủ trong cơ thể - bao gồm động mạch vành. Nó cũng có thể gây viêm cơ tim. Khi động mạch vành bị viêm, trẻ có thể bị phình mạch, các mạch này suy yếu và làm phình to các đốm trên thành động mạch. Tình trạng này làm tăng nguy cơ vón cục máu ở vùng bị suy yếu này, có thể làm nghẽn động mạch, có khả năng gây đau tim. Bên cạnh đó, động mạch vành, cơ tim, niêm mạc, van, hoặc màng ngoài bao quanh tim cũng có thể bị viêm. Chứng loạn nhịp tim hoặc tình trạng một số van tim hoạt động bất thường có thể xảy ra. Bệnh Kawasaki đã vượt qua bệnh sốt thấp khớp trở thành nguyên nhân gây bệnh tim mắc phải hàng đầu đối với trẻ em ở Hoa Kỳ.

Rheumatic heart disease. Usually the complication of an untreated strep throat infection, rheumatic fever can lead to permanent heart damage and even death. Most common in kids between 5 and 15 years of age, it begins when antibodies the body produces to fight the strep infection begin to attack other parts of the body. They react to tissues in the heart valves as though they were the strep bacteria and cause the heart valves to thicken and scar. Inflammation and weakening of the heart muscle may also occur. Usually, when strep throat infections are promptly treated with antibiotics, this condition can be avoided.

Bệnh tim biến chứng từ bệnh thấp khớp. Thông thường biến chứng của bệnh viêm họng cấp tính nếu không được chữa – sốt thấp khớp có thể dẫn đến tổn thương tim lâu dài và thậm chí còn tử vong. Phổ biến nhiều nhất là ở trẻ nhỏ từ 5 đến 15 tuổi, bệnh bắt đầu khi kháng thể được tạo ra để kháng nhiễm khuẩn cầu chuỗi bắt đầu tấn công các bộ phận khác trên cơ thể. Chúng phản ứng lại các mô trong van tim như thể chúng là khuẩn cầu chuỗi và làm cho van tim trở nên dày hơn và tạo thành sẹo. Thông thường, khi bệnh viêm họng cấp tính được điều trị bằng thuốc kháng sinh kịp thời thì chứng bệnh này có thể tránh khỏi.  

Stroke. Strokes occur when the blood supply to the brain is cut off or when a blood vessel in the brain bursts and spills blood into an area of the brain, causing damage to brain cells. Children or infants who have experienced stroke may be suddenly numb or weak, especially on one side of the body, and they may experience a sudden severe headache, nausea or vomiting, and difficulty seeing, speaking, walking, or moving. During childhood, strokes are rare.

Đột quỵ. Đột quỵ xảy ra khi máu cung cấp cho não bị chặn đứng hoặc khi mạch máu trong não bị vỡ và tràn máu vào một phần nào đó của não, làm tổn thương cho các tế bào não. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị đột quỵ có thể đột nhiên bị tê cứng hoặc suy yếu, nhất là ở một bên cơ thể, và có thể đột nhiên bị nhức đầu dữ dội, buồn nôn hoặc ói mửa, và khó nhìn, khó nói, khó đi, hoặc khó cử động. Trẻ nhỏ hiếm khi bị đột quỵ.

Getting plenty of exercise, eating a nutritious diet, maintaining a healthy weight, and getting regular medical checkups are the best ways to help keep the heart healthy and avoid long-term problems like high blood pressure, high cholesterol, and heart disease.

Tích cực rèn luyện thân thể, ăn uống bổ dưỡng, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, và thường xuyên kiểm tra sức khoẻ là cách tốt nhất để giúp giữ cho tim khoẻ mạnh và tránh các vấn đề lâu dài như cao huyết áp, cao cholesterol, và bệnh tim mạch.

 
Đăng bởi: hoahamtieu
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.