Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Who's Who in the Hospital (P2)
Vai trò của các nhân viên bệnh viện (phần 2)
Nurses
Y tá
Nurses provide much of the day-to-day care in hospitals, closely monitoring a patient's condition and performing vital jobs like giving medicine.

Y tá đảm nhiệm phần lớn việc chăm sóc hàng ngày trong bệnh viện, theo dõi chặt chẽ tình trạng của bệnh nhân và thực hiện các công việc quan trọng như phát thuốc cho bệnh nhân uống.

Many kinds of nurses provide varying levels of care:

Nhiều y tá chuyên khoa để đảm nhiệm các mức độ chăm sóc khác nhau:

Licensed practical nurse (LPN): LPNs provide basic care and assistance to patients with tasks like bathing, changing wound dressings, and taking vital signs. An LPN has at least 1 year of training in this kind of care.

Điều dưỡng thực hành (LPN): đảm nhiệm việc săn sóc cơ bản và giúp đỡ cho bệnh nhân các việc như tắm, thay băng vết thương và ghi nhận các dấu hiệu quan trọng. Điều dưỡng thực hành phải có ít nhất 1 năm được đào tạo chuyên ngành.

Registered nurse (RN): A registered nurse gives medication, performs small procedures such as drawing blood, and closely follows a child's condition. RNs have graduated from a nursing program and have a state license.

Điều dưỡng viên có đăng ký hành nghề (RN): cho thuốc men, thực hiện các thủ tục nhỏ như lấy máu, và theo dõi chặt chẽ tình trạng của một đứa trẻ. Điều dưỡng viên có đăng ký hành nghề đã tốt nghiệp từ một khóa học điều dưỡng và có giấy phép của tiểu bang.

Advanced practice nurses (APN): An advanced practice nurse is an RN who has received advanced training beyond nursing school. At minimum, APNs have a college degree and a master's degree in nursing. Different kinds of APNs include:

Điều dưỡng thực hành nâng cao (APN): là một điều dưỡng viên có đăng ký hành nghề đã được đào tạo nâng cao sau khi tốt nghiệp trường điều dưỡng. Điều dưỡng thực hành nâng cao có trình độ thấp nhất cũng phải là bằng đại học và bằng thạc sĩ điều dưỡng. Những dạng điều dưỡng thực hành nâng cao khác nhau bao gồm:

· Nurse practitioner (NP): A nurse practitioner has additional training in a particular area, such as family practice or pediatrics. NPs often take the medical history, do the initial physical exam, perform some tests and procedures, write prescriptions, and treat minor illnesses and injuries. NPs have a master's degree, board certification in their specialty, and a state license.

· Y sĩ (NP): được đào tạo chuyên sâu trong một lĩnh vực nào đó, ví dụ như bác sĩ gia đình hoặc nhi khoa. Y sĩ thường theo dõi tiền sử sức khoẻ, làm kiểm tra thể chất ban đầu, thực hiện một số thủ tục xét nghiệm và viết đơn thuốc, và xử lý các bệnh và chấn thương nhẹ. Y sĩ có bằng thạc sĩ, chứng nhận hành nghề trong chuyên môn của họ, và một giấy phép nhà nước.

· Certified nurse midwife (CNM): A certified nurse midwife provides gynecological care and obstetrics care for low-risk pregnancies. CNMs attend births in hospitals, birth centers, and homes.

· Nữ hộ sinh có chứng nhận (CNM): cung cấp dịch vụ chăm sóc phụ khoa và chăm sóc sản khoa cho thai phụ ít nguy hiểm. CNMs tham dự sinh trong bệnh viện, trung tâm sinh, và nhà cửa. Nữ hộ sinh có chứng nhận tham dự đỡ đẻ trong bệnh viện, trung tâm sinh sản và tại gia.

· Clinical nurse specialist (CNS): A clinical nurse specialist provides a wide range of care in hospitals, clinics, nursing homes, private offices, and community health centers. A CNS has been licensed in nursing, has a master's degree, and often works in administration, education, or research.

· Chuyên viên điều dưỡng (CNS): cung cấp một loạt các dịch vụ chăm sóc trong bệnh viện, phòng khám, nhà điều dưỡng, văn phòng tư nhân, và các trung tâm y tế cộng đồng. Một chuyên viên điều dưỡng đã được cấp phép trong điều dưỡng, có bằng thạc sĩ, và thường làm việc trong quản lý, giáo dục, nghiên cứu.

· Certified registered nurse anesthetist (CRNA): CRNAs specialize in giving and monitoring anesthesia. They prepare patients before procedures, administer anesthesia, and oversee recovery from anesthesia. CRNAs receive 2 to 3 years of training in this area.

· Y tá gây mê có chứng chỉ hành nghề (CRNA): chuyên về tiến hành và giám sát quá trình gây mê. Họ chuẩn bị cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật, điều hành gây mê, và giám sát sự hồi tỉnh sau gây mê. Các y tá gây mê có chứng chỉ hành nghề nhận được đào tạo 2 đến 3 năm trong lĩnh vực này.

Other Medical Staff

Các nhân viên y tế khác

In addition to care from doctors and nurses during a hospital stay, kids may also see therapists with special training in different fields.

Ngoài sự chăm sóc từ các bác sĩ và y tá trong suốt thời gian nằm viện, trẻ cũng có thể gặp các nhà trị liệu được đào tạo đặc biệt trong các lĩnh vực khác nhau.

Child life specialist: A child life specialist works to reduce stress and anxiety while kids are in the hospital. A child life specialist can help in a variety of ways, helping kids deal with everything from getting blood drawn to missing home and coping with a diagnosis of a serious illness. They give kids an opportunity to play, and offer comfort and the chance to talk about feelings. A child life specialist often has training in social work.

Chuyên gia về đời sống trẻ em: làm việc để giúp giảm căng thẳng và lo lắng khi trẻ đang trong bệnh viện. Một chuyên gia về đời sống trẻ em có thể giúp đỡ theo nhiều cách khác nhau, giúp trẻ đối phó với tất cả mọi thứ từ việc lấy máu đến nhớ nhà và đối mặt với việc chẩn đoán mắc phải một bệnh nghiêm trọng. Họ cung cấp cho trẻ em một cơ hội để vui chơi, được an ủi và cơ hội để thổ lộ cảm xúc. Một chuyên gia về đời sống trẻ em thường được đào tạo về công tác xã hội.

Health educator: This specialist works as part of a medical team, teaching patients about a particular health condition and how to manage it. Health educators are trained and certified. They often specialize in a particular field, such as diabetes or asthma.

Nhà giáo dục sức khoẻ: chuyên gia này làm việc như một phần của một đội ngũ y tế, giảng dạy các bệnh nhân về tình trạng sức khỏe cụ thể và cách thức để quản lý sức khỏe của họ. Nhà giáo dục sức khoẻ được huấn luyện và cấp chứng nhận. Họ thường chuyên về một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc hen suyễn.

Nutritionist: A nutritionist plans meals for patients based on their medical condition and needs. A nutritionist might also provide dietary guidance for kids to help them after they leave the hospital.

Chuyên gia dinh dưỡng: lên thực đơn bữa ăn cho bệnh nhân dựa trên bệnh và nhu cầu của họ. Chuyên gia dinh dưỡng cũng có thể cung cấp hướng dẫn ăn kiêng cho trẻ sau khi xuất viện.

Occupational therapist: An occupational therapistworks with kids to improve coordination, motor skills, and skills to play, function in school, and perform routine activities, like hand-eye coordination. Kids in occupational therapy may be coping with birth defects, autism, juvenile rheumatoid arthritis, developmental delays, burns, amputations, or severe injuries.

Nhà trị liệu hoạt động (chuyên gia trị liệu các sinh hoạt hằng ngày): làm việc với trẻ em để cải thiện sự phối hợp, kỹ năng vận động, và kỹ năng chơi đùa, chức năng ở trường, và thực hiện các hoạt động hàng ngày, như phối hợp tay và mắt. Trẻ trong lao động liệu pháp có thể phải đương đầu với các khuyết tật bẩm sinh, bệnh tự kỷ, viêm khớp kinh niên tuổi thanh thiếu niên, chậm phát triển, bỏng, phẫu thuật cắt cụt chi, hoặc những chấn thương nặng.

Pharmacist: A pharmacist provides medications for patients, checks for any interactions between drugs, and works with the rest of the medical team to choose appropriate treatments. In hospitals, patients typically don't interact with the pharmacists on staff.

Dược sĩ: cung cấp dược phẩm cho bệnh nhân, kiểm tra đối với bất kỳ sự tương tác thuốc nào, và làm việc với phần còn lại của đội ngũ y tế để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Trong bệnh viện, bệnh nhân thường không tiếp xúc với đội ngũ dược sĩ.

Physical therapist: A physical therapist uses exercises, stretches, and other techniques to improve mobility, decrease pain, and reduce any disability related to illness or injury. Kids may need physical therapy as a result of developmental delays, injuries, long hospitalizations, or after surgery.

Nhà vật lý trị liệu: sử dụng các bài tập, sự căng duỗi, và các kỹ thuật khác để cải thiện khả năng vận động, giảm đau, và giảm thiểu bất kỳ khuyết tật nào liên quan đến bệnh tật hoặc chấn thương. Trẻ có thể cần vật lý trị liệu do chậm phát triển, chấn thương, thời kỳ nằm viện dài, hoặc sau khi phẫu thuật.

Respiratory therapist: A respiratory therapist evaluates, treats, and cares for kids with breathing problems and heart problems that also affect the lungs. Kids with obstructed airway passages may receive chest physiotherapy (exercises that move mucus out of the lungs to open airway passages) or inhaler medications that are breathed into the lungs. Others who are critically ill and unable to breathe on their own may be put on ventilators to improve breathing.

Bác sĩ chuyên khoa hô hấp: Một bác sĩ chuyên khoa hô hấp đánh giá, xử lý, và chăm sóc trẻ em có vấn đề về hô hấp và các vấn đề về tim mà còn ảnh hưởng đến phổi. Trẻ bị nghẽn đường hô hấp có thể được vật lý trị liệu ngực (các bài tập làm di chuyển chất nhầy ra khỏi phổi để mở thông đường thở) hoặc các thuốc hít được hít vào phổi. Những người bị bệnh rất nặng không thể tự thở sẽ được đặt máy thở để giúp hô hấp.

Social worker: A social worker at a hospital focuses on improving the emotional well-being of kids and their families, and helps coordinate health care. In addition to offering emotional support, a social worker can also help facilitate improvements a child needs at school or at home.

Nhân viên xã hội: Một nhân viên xã hội tại bệnh viện tập trung vào việc cải thiện sức khỏe cảm xúc của trẻ em và gia đình họ, và phối hợp chăm sóc sức khoẻ. Ngoài việc cung cấp sự hỗ trợ tinh thần, một nhân viên xã hội cũng có thể giúp tạo điều kiện cho sự tiến bộ mà một đứa trẻ cần ở trường hoặc ở nhà.

Speech-language therapist: A speech-language therapist can work with patients who have problems speaking or swallowing, such as kids with developmental delays, hearing problems, neurological issues, or birth defects like cleft palates.

Chuyên viên phục hồi khuyết tật ngôn ngữ: có thể làm việc với các bệnh nhân có vấn đề về nói hoặc nuốt, như trẻ em chậm phát triển, có vấn đề về nghe, vấn đề thần kinh, hoặc những dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch.

Volunteer: Volunteers of all ages, from high school students to retirees, donate their time to help enhance patient care. The tasks volunteers do vary from hospital to hospital, but might include bringing games and books to patients or taking them for a walk around the hospital.

Tình nguyện viên: Các tình nguyện viên ở mọi lứa tuổi, từ học sinh trung học đến người đã về hưu, dành thời gian của họ để giúp tăng cường chăm sóc bệnh nhân. Các nhiệm vụ mà tình nguyện viên làm khác nhau tuỳ theo mỗi bệnh viện, nhưng có thể bao gồm việc đưa trò chơi và sách cho bệnh nhân hay đưa họ đi dạo xung quanh bệnh viện.

Pet therapy volunteer: Hospitals sometimes use pet therapy, also called animal-assisted therapy, to help reduce patient stress, make them feel more comfortable, and improve mood. Research has shown that pet therapy can improve emotional well-being in patients coping with a variety of conditions, and may even improve mobility, motor skills, and independence of those with disabilities. In pet therapy, volunteers and their pets who have completed training programs are brought to the patient's bedside, with the patient's consent.


Tình nguyện viên của liệu pháp thú cưng: Bệnh viện đôi khi sử dụng liệu pháp thú cưng, cũng được gọi là liệu pháp động vật hỗ trợ, để giúp giảm bớt căng thẳng của bệnh nhân, làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn, và cải thiện tâm trạng. Nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp thú cưng có thể cải thiện cảm xúc ở bệnh nhân phải đối mặt với nhiều tình trạng sức khỏe, và thậm chí có thể cải thiện khả năng di chuyển, kỹ năng vận động, và sự độc lập của những người khuyết tật. Trong liệu pháp thú cưng, tình nguyện viên và vật nuôi của họ, những người đã hoàn thành chương trình đào tạo được đưa đến bên giường của bệnh nhân, với sự đồng ý của bệnh nhân.

The hospital can be a busy place, but if you're uncertain about who someone is or what role a person plays in your child's care, don't hesitate to ask someone on staff. Understanding this will help you and your child feel more comfortable during a hospital stay.

Bệnh viện có thể là một nơi bận rộn, nhưng nếu bạn không chắc chắn về một người nào đó hoặc vai trò của một người trong việc chăm sóc con cháu của bạn, đừng ngần ngại hỏi thăm một nhân viên có trách nhiệm. Nắm được điều này sẽ giúp bạn và con bạn cảm thấy thoải mái hơn trong thời gian nằm viện.

Reviewed by: Steven Dowshen, MD
Date reviewed: April 2011
Tường thuật: Bác sĩ Steven Dowshen
Ngày: Tháng 4, 2011
 
Đăng bởi: thanhthanh
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.