Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Giáo dục
Becoming a Stepparent
Trở thành cha mẹ kế
Becoming a parent by blending families or marrying someone with kids can be a rewarding and fulfilling experience. If you've never had kids, you'll get the opportunity to share your life with a younger person and help to shape his or her character. If you have kids, you'll offer them more opportunities to build relationships and establish a special bond that only siblings can have.
Trở thành cha mẹ bằng cách kết hợp 2 gia đình, kết hôn với một người có con riêng có thể là một kinh nghiệm bổ ích và thú vị. Nếu bạn chưa từng có con, bạn sẽ có cơ hội để chia sẻ cuộc sống của bạn với một người nhỏ hơn và giúp định hình tính cách của người đó. Nếu bạn có con, bạn sẽ cung cấp cho các bé thêm nhiều cơ hội để xây dựng mối quan hệ và thiết lập sự gắn bó đặc biệt chỉ anh chị em ruột mới có thể có.
In some cases, your new family members may get along without a hitch (just like The Brady Bunch), but other times you can expect difficulties along the way. Figuring out your role as a parent — aside from the day-to-day responsibilities that come with it — also may lead to confusion or even conflict between you and your partner, your partner's ex-wife or ex-husband, and their kids.

Trong một số trường hợp, các thành viên trong gia đình mới của bạn có thể hòa thuận cùng nhau mà không có bị vướng mắc (như The Brady Bunch), nhưng đôi khi bạn có thể phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc hành trình đó. Hình dung vai trò của bạn khi làm cha mẹ - ngoài trách nhiệm hàng ngày đi cùng nó - cũng có thể dẫn đến sự nhầm lẫn hoặc thậm chí xung đột giữa bạn và vợ / chồng của bạn, người cũ của vợ hoặc chồng và con cái của họ.

While there is no foolproof formula for creating the"perfect" family (every family has its own dynamics), it's important to approach this new situation with patience and understanding for the feelings of those involved. Here's how to make things easier as you adapt to your new role.

Trong khi không có công thức cơ bản cho việc tạo ra một gia đình "hoàn hảo" (mỗi gia đình có động lực riêng của nó), điều quan trọng là phải tiếp cận tình hình mới này với sự kiên nhẫn và thông hiểu cảm xúc của những người trong cuộc. Sau đây là cách để giúp mọi việc dễ dàng hơn khi bạn thích ứng với vai trò mới của mình.

Start Slow

Bắt đầu từ từ

The initial role of a stepparent is that of another caring adult in a child's life, similar to a loving family member or mentor. You may desire a closer bond right away, and might wonder what you're doing wrong if your new stepchild doesn't warm up to you or your kids as quickly as you'd like — but relationships need time to grow.

Vai trò ban đầu của cha mẹ kế là một người lớn chăm sóc trong cuộc sống của một đứa trẻ, tương tự như một thành viên trong gia đình yêu thương hoặc người cố vấn. Bạn có thể mong muốn một mối liên kết gần gũi hơn ngay lập tức, và có thể tự hỏi bạn đang làm gì sai nếu con riêng của chồng / vợ mới của bạn không nhanh chóng thích bạn hay con riêng của bạn – thì những mối quan hệ này cần thời gian để phát triển.

Start out slow and try not to rush into things. Let things develop naturally — kids can tell when adults are being fake or insincere. Over time, you can develop a deeper, more meaningful relationship with your stepchildren, which doesn't necessarily have to resemble the one they share with their birth parents.

Hãy bắt đầu từ từ và cố không vội vàng. Hãy để mọi việc phát triển tự nhiên - trẻ con có thể phân biệt người lớn đang giả tạo hoặc không thành thực. Theo thời gian, bạn có thể phát triển một mối quan hệ sâu sắc có ý nghĩa hơn với con riêng của vợ / chồng bạn, mối quan hệ mà không nhất thiết phải giống với một trong những gì bé chia sẻ với cha mẹ ruột của bé.

Factors That Affect Your Relationship

Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn

Children who are mourning the loss of a deceased parent or the separation or divorce of their birth parents may need time to heal before they can fully accept you as a new parent.

Những đứa trẻ đang đau buồn về sự qua đời hoặc chia tay, ly dị của cha mẹ có thể cần thời gian để nguôi ngoai trước khi chúng có thể hoàn toàn chấp nhận bạn là một phụ huynh mới. 

For those whose birth parents are still alive, remarriage may mean the end of hope that their parents will reunite. Even if it has been several years since the separation, kids (even grown ones!) often hang onto that hope for a long time. From the kids' perspective, this reality can make them feel angry, hurt, and confused.

Đối với những trẻ mà cha mẹ ruột vẫn còn sống, tái hôn có thể có nghĩa là kết thúc hy vọng cha mẹ của chúng sẽ tái hợp với nhau. Ngay cả khi cha mẹ ruột của trẻ đã chia tay nhau lâu, thì đối với trẻ (cả những trẻ đã lớn) cũng vẫn nuôi hy vọng cha mẹ sẽ làm lành trong một thời gian dài. Trong suy nghĩ của trẻ, thực tế này có thể làm chúng cảm thấy giận dữ, đau đớn, và bối rối.

Other factors that may affect the transition into stepparenting:

Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quá trình trở thành cha mẹ kế:

· How old the kids are. When it comes to adjusting and forming new relationships, younger kids generally have an easier time than older kids.

· Lũ trẻ bao nhiêu tuổi. Khi nói đến việc điều chỉnh và hình thành mối quan hệ mới, trẻ nhỏ thường dễ thích nghi hơn so với trẻ lớn tuổi hơn.

· How long you've known them. Usually, the longer you know the kids, the better the relationship. There are exceptions (for example, if you were friends with the parents before they separated and are blamed for the break-up), but in most cases having a history together makes the transition a little smoother.

· Thời gian bạn và bé biết nhau. Thường thì hai bên càng biết nhau lâu, mối quan hệ sẽ càng tốt hơn. Có những trường hợp ngoại lệ (ví dụ, nếu bạn là bạn bè với cha mẹ của trẻ trước khi họ chia tay và bạn bị đổ lỗi cho điều đó), nhưng trong hầu hết các trường hợp, có một thời gian dài tìm hiểu nhau thường sẽ khiến mọi việc thuận lợi hơn.

· How long you dated the parent before marriage. Again, there are exceptions but typically if you don't rush into the relationship with the adult, kids have a good sense that you are in this for the long haul.

· Thời gian bạn hẹn hò cha mẹ của trẻ trước khi kết hôn. Một lần nữa, có những trường hợp ngoại lệ nhưng thông thường nếu bạn không lao vào các mối quan hệ với người lớn, trẻ em có một cảm giác rằng bạn đang ở trong này cho lâu dài.

· How well the parent you marry gets along with the ex-spouse. This is a critical factor. Minimal conflict and open communication between ex-partners can make a big difference regarding how easily kids accept you as their stepparent. It's much easier for kids to transition to new living arrangements when adults keep negative comments out of earshot. 

· Tình trạng quan hệ của người mà bạn kết hôn với người phối ngẫu cũ. Đây là một yếu tố quan trọng. Giảm thiểu xung đột và giao tiếp cởi mở giữa các cựu đối tác có thể tạo nên một sự khác biệt lớn liên quan đến cách trẻ dễ dàng chấp nhận bạn như cha mẹ kế của chúng. Sẽ dễ dàng hơn nhiều cho trẻ thích nghi với cuộc sống mới khi người lớn không để những lời tiêu cực đến tai trẻ.

Knowing ahead of time what situations may become problematic as you bring new family members together can help you prepare so that, if complications arise, you can handle them with an extra dose of patience and grace.

Chuẩn bị trước cho những tình huống có thể trở thành vấn đề khi bạn mang lại cho các thành viên gia đình mới có thể giúp bạn chuẩn bị do đó, nếu có rắc rối phát sinh, bạn có thể xử lý chúng với nhiều kiên nhẫn và khoan dung hơn.

Steps to Great Stepparenting

Các bước để trở thành cha / mẹ kế tuyệt vời


All parents face difficulties now and then. But when you're a stepparent, those obstacles are compounded by the fact that you are not the birth parent — this can open up power struggles within the family, whether it's from the kids, your partner's ex, or even your partner.

Tất cả các bậc cha mẹ đều có lúc phải đối mặt với những khó khăn. Nhưng khi bạn là cha mẹ kế, những trở ngại đó càng phức tạp hơn bởi thực tế rằng bạn không phải là cha mẹ đẻ - điều này có thể dẫn đến cuộc đấu tranh quyền lực trong gia đình, cho dù đó là từ những đứa trẻ, người cũ của vợ / chồng bạn, hoặc thậm chí chính vợ / chồng bạn.

When times get tough, however, putting kids' needs first can help you make good decisions. Here's how:

Tuy nhiên, khi gặp khó khăn, việc ưu tiên cho các nhu cầu của trẻ có thể giúp bạn có những quyết định đúng. Đây là cách:

· Put needs, not wants, first. Kids need love, affection, and consistent rules above all else. Giving them toys or treats, especially if they're not earned with good grades or behavior, can lead to a situation where you feel like you're trading gifts for love. Similarly, if you feel guilty for treating your biological kids differently from your stepchildren, don't buy gifts to make up for it. Do you best to figure out how to treat them more equally.

· Ưu tiên cho các nhu cầu, chứ không phải các mong muốn. Trẻ cần trên hết là tình yêu, tình cảm và các quy tắc phù hợp. Thưởng đồ chơi hoặc xử phạt, đặc biệt khi trẻ không đạt được điểm cao hay có hành vi tốt, có thể dẫn đến một tình huống mà bạn cảm thấy như bạn đang dùng quà tặng để đổi lấy tình yêu. Tương tự như vậy, nếu bạn cảm thấy có lỗi khi đối xử với con ruột của mình tốt hơn con riêng của vợ / chồng bạn, không mua quà bù đắp lại. Hãy cố gắng để đối xử với trẻ công bằng hơn.

· House rules matter. Keep your house rules as consistent as possible for all kids, whether they're your kids from a previous relationship, your partner's kids from a previous relationship, or new children you have had together. Children and teens will have different rules, but they should be consistently applied at all times. This helps kids adjust to transitions, like moving to a new house or welcoming a new baby, and helps them feel that all kids in your home are treated equally. 

· Xử lý những luật lệ của gia đình. Càng công bằng càng tốt trong việc áp dụng các quy định của gia đình đối với mọi trẻ, không phân biệt con riêng của bạn, con riêng của người phối ngẫu hay con chung của cả hai. Trẻ nhỏ và thiếu niên sẽ có những quy định khác nhau, nhưng các quy định cần được áp dụng thống nhất trong mọi trường hợp. Điều này giúp trẻ em điều chỉnh phù hợp với những thay đổi, như di chuyển đến một ngôi nhà mới hoặc chào đón một thành viên chào đời, và giúp trẻ cảm thấy rằng tất cả con cái trong nhà của bạn đều được đối xử bình đẳng. 

· Create new family traditions. Find special activities to do with your stepkids, but be sure to get their feedback. Some new family traditions could include board game nights, bike riding together, cooking, doing crafts, or even playing quick word games in the car. The key is to have fun together, not to try to win their love — kids are smart and will quickly figure out if you're trying to force a relationship.

· Tạo truyền thống gia đình mới. Tìm các hoạt động đặc biệt để cùng tham gia với con riêng của vợ / chồng bạn, nhưng hãy chắc chắn có được thông tin phản hồi của trẻ. Một số truyền thống gia đình mới có thể bao gồm các trò chơi ban đêm, đạp xe cùng nhau, nấu ăn, làm đồ thủ công, hoặc thậm chí chơi trò đố chữ nhanh chóng trong xe. Điều quan trọng là để vui chơi với nhau, đừng cố gắng để giành lấy tình yêu của trẻ - những đứa trẻ thông minh sẽ nhanh chóng nhận ra nếu bạn đang cố gắng để ràng buộc một mối quan hệ.

· Respect all parents. When a partner's ex is deceased, it's important to be sensitive to and honor that person. If you and your partner share custody with the birth parent, try to be courteous and compassionate in your interactions with each other (no matter how hard that can be!). Never say negative things about the birth parent in front of the kids. Doing so often backfires and kids get angry with the parent making the remarks. No child likes to hear their parents criticized, even if he or she is complaining about them to you.

· Tôn trọng tất cả các bậc cha mẹ. Nếu cha / mẹ ruột của trẻ đã mất, thì việc tỏ ra kính trọng & nhạy cảm về người đó là rất quan trọng. Nếu bạn và người phối ngẫu cùng có trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ với cha / mẹ ruột của bé, hãy cố gắng lịch sự nhã nhặn và bao dung trong mối quan hệ với nhau (mặc dù điều đó là rất khó!). Đừng bao giờ nói những điều tiêu cực về cha mẹ ruột ở trước mặt trẻ. Làm như vậy thường phản tác dụng và trẻ sẽ nổi giận với những lời nói đó của bạn. Không trẻ em nào thích nghe cha mẹ của mình bị chỉ trích, thậm chí là người đó bị phàn nàn là vì chúng.

· Don't use kids as messengers or go-betweens. Try not to question kids about what's happening in the other household — they'll resent it when they feel that they're being asked to "spy" on another parent. Wherever possible, communicate directly with the other parent about relevant matters, such as scheduling, visitation, health issues, or school problems. Online custody calendars make this process a little easier because parents can note visitation days and share this information with each other via the Internet.

· Đừng sử dụng trẻ như người đưa tin hoặc trung gian. Cố đừng chất vấn trẻ về chuyện xảy ra ở gia đình kia – trẻ sẽ bực bội vì cảm thấy mình đang bị yêu cầu “theo dõi” cha / mẹ kia. Bất cứ khi nào có thể, hãy liên lạc trực tiếp với phụ huynh bên kia về các vấn đề có liên quan, chẳng hạn như lập thời khóa biểu, thăm viếng, các vấn đề sức khỏe, hoặc các rắc rối ở trường. Lịch trông nom trực tuyến giúp quá trình này dễ dàng hơn một chút vì các bậc phụ huynh có thể ghi chú các ngày thăm viếng và chia sẻ thông tin với nhau qua Internet.

· Talk to your partner or spouse. Communication between you and your partner is important so that you can make parenting decisions together. This is especially crucial if you each have different notions on parenting and discipline. If you're new to parenting as a stepparent, ask your partner what would be the best way to get to know the kids. Use resources to find out what kids of different ages are interested in — and don't forget to ask them.

· Nói chuyện với bạn đời hoặc người phối ngẫu của bạn. Việc trò chuyện giữa bạn và người bạn đời của bạn là rất quan trọng để các bạn có thể thực hiện các quyết định nuôi dạy con cái với nhau. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn và người bạn đời có quan niệm khác nhau trong việc nuôi dạy con cái và kỷ luật. Nếu bạn chưa quen với vai trò cha mẹ kế, hãy hỏi người bạn đời của bạn tư vấn cho bạn cách tốt nhất để làm thân với lũ trẻ. Sử dụng các cách khác nhau để tìm hiểu sở thích của trẻ ở các độ tuổi khác nhau – và đừng quên hỏi ý trẻ.

No matter what the circumstances of your new family, chances are there'll be some bumps along the way. But don't give up trying to make things work — even if things started off a little rocky, they still can (and probably will) improve as you and your new family members get to know each other better.

Bất kể hoàn cảnh của gia đình mới của bạn như thế nào, chắc chắn sẽ luôn có những trở ngại trong cuộc hành trình này. Nhưng đừng từ bỏ cố gắng để mọi việc trở nên tốt đẹp – dù ngay cả khi khởi đầu đầy gian nan, thì mọi việc vẫn có thể (và có lẽ sẽ) được cải thiện khi bạn và thành viên trong gia đình mới của bạn đã hiểu rõ nhau hơn.

Reviewed by: D'Arcy Lyness, PhD
Date reviewed: October 2010
Tường thuật: Tiến sĩ D'Arcy Lyness
Ngày: Tháng 10, 2010
 
Đăng bởi: thanhthanh
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.