Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Skin Biopsy
Sinh thiết da
What Is a Skin Biopsy and Why Would You Need One?
Sinh thiết da là gì và tại sao bạn lại cần làm sinh thiết da?
In a biopsy, a doctor or surgeon takes a sample of a lump, a sore, or tissue from a person's body so experts can examine it and find out exactly what it is.

Khi sinh thiết, bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy mẫu của một cái bướu, vết loét hoặc mô từ cơ thể một người để các chuyên gia có thể kiểm tra nó và tìm hiểu chính xác nó là gì.

Doctors may order skin biopsies to help diagnose or monitor possible health problems like these:

Bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết da để giúp chẩn đoán hay theo dõi các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra như sau:

· skin rashes or conditions, such as eczema or psoriasis
· skin infections, such as staph
· diseases, such as cancer
· other medical problems that may affect the skin, such as a metabolic disorder (where there's too much or too little of a hormone or other body chemical in a person's system)
· bệnh về da hay phát ban, ví dụ như chàm hoặc bệnh vảy nến
· nhiễm trùng da, chẳng hạn như khuẩn tụ cầu
· bệnh, như ung thư
· những vấn đề sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến da, chẳng hạn như một rối loạn trao đổi chất (có quá nhiều hoặc quá ít hormone hay hoá chất khác trong cơ thể của một người)

In a skin biopsy, the doctor removes a tiny piece or all of the area that's affected. This skin tissue is then treated with a special chemical to preserve the sample and sent to a lab, where an expert will examine it under a microscope to determine what it is. Once that is known, your doctor can provide the right treatment for you.

Trong sinh thiết da, bác sĩ loại bỏ một mảnh nhỏ hoặc tất cả các vùng bị ảnh hưởng. Mô da này sau đó được xử lý với một chất hóa học đặc biệt để bảo quản mẫu và gửi tới một phòng thí nghiệm, ở đó một chuyên gia sẽ kiểm tra nó dưới kính hiển vi để xác định nó là gì. Một khi xác định được bệnh, bác sĩ có thể cung cấp các phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.

Preparation

Chuẩn bị

You won't need to do anything special to prepare for a skin biopsy. Depending on where the biopsy is, you may need to change into a hospital gown.

Bạn sẽ không cần phải làm bất cứ điều gì đặc biệt để chuẩn bị cho một lần sinh thiết da. Tùy thuộc vào nơi sinh thiết, bạn có thể cần phải mặc một áo choàng bệnh nhân.

The Procedure

Thủ tục
A skin biopsy can be done several ways, including the shave method, the punch method, and as an incisional biopsy.
Sinh thiết da có thể được thực hiện theo nhiều cách, bao gồm sinh thiết cạo, sinh thiết bấm, và sinh thiết mổ.

Shave
Sinh thiết cạo 

The shave method of skin biopsy is similar to shaving hair from your body. The skin has many layers and the doctor will shave the very top, which will heal itself in no time. It's a quick procedure and you will be home within hours.

Phương pháp cạo sinh thiết da giống cạo lông cơ thể bạn. Da có nhiều lớp và các bác sĩ sẽ cạo lớp trên cùng, lớp này sẽ tự lành rất nhanh. Đó là một phẫu thuật nhanh chóng và bạn sẽ về nhà trong vòng vài giờ.

First, a nurse or doctor numbs the skin by injecting a local anesthetic. The doctor then shaves off the top layer of skin with a surgical knife. He or she may shave off the entire problem area or just a small sample.

Đầu tiên, một y tá hoặc bác sĩ sẽ gây tê da bằng cách tiêm thuốc tê cục bộ. Sau đó bác sĩ cạo ra lớp da trên cùng bằng dao phẫu thuật. Có thể cạo toàn bộ vùng da, hoặc chỉ một mẫu nhỏ.

Afterwards, the doctor will apply pressure to the area with a cotton ball or gauze to stop any bleeding. Then it's cleaned, bandaged, and you're sent on your way with instructions to keep the area clean and safe.

Sau đó, bác sĩ sẽ ép một miếng bông hoặc gạc thấm lên vùng này để cầm máu. Sau đó, nó được làm sạch, băng bó, và bạn được hướng dẫn cách để giữ vùng da đó sạch sẽ và an toàn.

Punch
Sinh thiết bấm
A punch biopsy takes a sample of the affected skin area so doctors can learn what is going on. Because the piece of skin that's removed is very small, you'll heal quickly.

Sinh thiết bấm sẽ lấy mẫu của vùng da bị ảnh hưởng để bác sĩ có thể tìm hiểu điều gì đang xảy ra. Bởi vì các mảnh da bị cắt ra rất nhỏ, bạn sẽ chữa lành lại nhanh chóng.

A skin punch biopsy starts with the doctor or nurse injecting local anesthetic to numb the area so you don't feel anything. The punch itself is like a mini cookie cutter that the doctor presses into the skin and turns. It makes a little circle in the top layer of skin that the surgeon can then lift up and snip off.

Sinh thiết bấm da bắt đầu là bác sĩ hoặc y tá tiêm thuốc gây tê để làm tê khu vực, do đó bạn không cảm thấy gì nữa. Dụng cụ bấm da giống như một khuôn cắt bánh quy và bác sĩ ấn nó lên da và xoay. Nó tạo thành một vòng tròn nhỏ trong lớp trên cùng của da mà các bác sĩ phẫu thuật sau đó có thể nâng lên và cắt bỏ.

The doctor then applies pressure using a cotton ball or gauze to stop any bleeding (there's not a lot of bleeding after this procedure) and usually closes the area with one or two stitches. After that, the area is cleaned and bandaged to keep it safe from germs.

Bác sĩ sau đó dùng một miếng bông hoặc gạc thấm để cầm máu (không có chảy máu nhiều sau tiểu phẫu này) và thường khâu lại bằng một hoặc hai mũi khâu. Sau đó, vùng da được làm sạch và băng bó để giữ cho nó không bị nhiễm trùng.

Incision
Sinh thiết rạch

With this type of biopsy, the doctor cuts into the affected area of skin and removes a sample of tissue. You'll get an injection to numb the area first. Afterwards, the doctor will sew up the cut or tape it closed with small strips of clear, sticky tape.

Với dạng sinh thiết này, bác sĩ cắt vào vùng bị ảnh hưởng của da và lấy ra một mẫu mô. Trước tiên, bạn sẽ được nhận một mũi tiêm để làm tê vùng da. Sau đó, bác sĩ sẽ khâu vết cắt hoặc băng nó lại bằng những dải băng dính trong.

If you get stitches, your doctor will remove them in a week or so. If the doctor closes the cut with tape, try to keep it on as long as possible. Covering the tape with a bandage can help.

Nếu phải khâu thì sau vài tuần bác sĩ sẽ tháo chỉ cho bạn. Nếu bác sĩ dùng băng dính băng vết cắt, hãy cố gắng giữ nó càng lâu càng tốt. Dùng băng băng lại sẽ có tác dụng.

Your doctor will probably schedule a follow-up appointment to check on how your cut is healing and remove the tape then. But don't worry if it falls off on its own after a few days.

Bác sĩ của bạn có thể sắp xếp một ngày tái khám để kiểm tra vết cắt của bạn lành chưa và tháo băng dính. Nhưng đừng lo lắng nếu nó tự rơi ra sau một vài ngày.

After any type of biopsy, the skin will be tender. So follow the doctor's instructions for caring for the area while it heals.

Sau khi bất kỳ loại sinh thiết nào, da sẽ mỏng đi. Vì vậy, theo hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc cho vùng da này trong khi nó lành.

Safety

An toàn

A biopsy is a safe procedure. As with any such procedure, there's a slight risk of infection or bleeding. Let your doctor know if the area doesn't seem to be healing, becomes red, or feels sore.

Sinh thiết là phẫu thuật an toàn. Như với bất kỳ phẫu thuật nào như vậy, cũng có một chút nguy cơ nhiễm trùng hoặc chảy máu. Hãy báo với bác sĩ nếu vùng da bạn không lành, biến thành màu đỏ, hoặc cảm thấy đau.

Results

Kết quả
You should have the results of the biopsy in a week or so. Doctors will let you and your parents know what they find, but don't sweat the results. Having a biopsy means getting some answers and the care you need, whatever the problem.

Bạn sẽ có kết quả sinh thiết trong vòng một tuần hoặc hơn. Các bác sĩ sẽ cho bạn và cha mẹ biết điều họ tìm thấy, nhưng đừng lo lắng quá về kết quả. Làm sinh thiết chỉ có nghĩa là giải đáp một số câu hỏi và biết được mình cần làm gì, bất kể vấn đề là gì.

Lots of people who hear the word "biopsy" think "cancer." But getting a biopsy doesn't always mean that your doctor thinks you might have cancer. If you need a biopsy because of a tumor, lump, or mass, don't hit the panic button. Often, a lump or bump is benign, which means it's not cancerous.

Rất nhiều người nghe thấy từ "sinh thiết" là nghĩ đến "ung thư". Song việc sinh thiết đâu phải lúc nào cũng nghĩa là bác sĩ nghĩ bạn có thể bị ung thư. Nếu bạn cần làm sinh thiết vì một khối u, bướu, hoặc khối lồi, đừng hoảng loạn. Thông thường, một khối u hoặc bướu là lành tính, có nghĩa là nó không phải là ung thư.

If you're worried, talk with your doctor, your parents, or a child life specialist.

Nếu bạn lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ, cha mẹ, hoặc một chuyên gia về cuộc sống của trẻ em.

Reviewed by: Patrice Hyde, MD
Date reviewed: July 2009
Tường thuật: Bác sĩ Patrice Hyde
Ngày: tháng 7, 2009
 
Đăng bởi: thanhthanh
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.