Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Kinh tế
How To Choose The Best Stock Valuation Method
Làm thế nào để chọn được phương pháp định giá cổ phiếu tốt nhất?
Each stock is different, and each industry sector has unique properties that may require varying valuation approaches. The good news is that this article will attempt to explain the general cases of when to use most of the valuation methods.
Mỗi cổ phiếu mỗi khác, và mỗi ngành lại có những đặc tính độc nhất vô nhị có thể đòi hỏi bạn phải thay đổi phương pháp định giá khác nhau. Thật vui mừng là bài này sẽ cố gắng giải thích các trường hợp tổng quát khi nào thì thường dùng phương pháp định giá nấy.

When trying to figure out which valuation method to use to value a stock for the first time, most investors will quickly discover the overwhelming number of valuation techniques available to them today. There are the simple to use ones, such as the comparables method, and there are the more involved methods, such as the discounted cash flow model. Which one should you use? Unfortunately, there is no one method that is best suited for every situation. Each stock is different, and each industry sector has unique properties that may require varying valuation approaches. The good news is that this article will attempt to explain the general cases of when to use most of the valuation methods.

Khi cố gắng tìm xem phương pháp định giá nào dùng để định giá một cổ phiếu trong lần đầu tiên, hầu hết các nhà đầu tư đều nhanh chóng nhận thấy rằng hiện nay có vô số phương pháp kỹ thuật định giá. Có những phương pháp đơn giản, chẳng hạn phương pháp so sánh, và có những phương pháp phức tạp hơn, chẳng hạn phương pháp mô hình luồng tiền mặt chiết khấu. Bạn nên sử dụng phương pháp nào? Đáng tiếc, không có một phương pháp tối ưu đối với mọi tình huống. Mỗi cổ phiếu mỗi khác, và mỗi ngành lại có những đặc tính độc nhất vô nhị có thể đòi hỏi bạn phải thay đổi phương pháp định giá khác nhau. Thật vui mừng là bài này sẽ cố gắng giải thích các trường hợp tổng quát khi nào thì thường dùng phương pháp định giá nấy.

Two Categories of Valuation Models

Hai loại mô hình định giá

Valuation methods typically fall into two main categories: absolute and relative valuation models. Absolute valuation models attempt to find the intrinsic or "true" value of an investment based only on fundamentals. Looking at fundamentals simply mean you would only focus on such things as dividends, cash flow and growth rate for a single company, and not worry about any other companies. Valuation models that fall into this category include the dividend discount model, discounted cash flow model, residual income models and asset-based models.

Các phương pháp định giá thường rơi vào hai loại chính: mô hình định giá tương đối và tuyệt đối. Những mô hình định giá tuyệt đối cố gắng tìm ra giá trị bản chất hay giá trị "thực" của một khoản đầu tư chỉ dựa trên những yếu tố cơ bản. Xem xét những yếu tố cơ bản đơn giản có nghĩa là bạn chỉ tập trung vào những thứ như cổ tức, luồng tiền mặt, tốc độ tăng trưởng của một công ty riêng lẻ, và không bận tâm về bất kỳ công ty nào khác. Những mô hình kinh doanh thuộc nhóm này bao gồm mô hình chiết khấu cổ tức, mô hình luồng tiền mặt chiết khấu, những mô hình thu nhập thặng dư và mô hình dựa trên tài sản.

In contrast to absolute valuation models, relative valuation models operate by comparing the company in question to other similar companies. These methods generally involve calculating multiples or ratios, such as the price-to-earnings multiple, and comparing them to the multiples of other comparable firms. For instance, if the P/E of the firm you are trying to value is lower than the P/E multiple of a comparable firm, that company may be said to be relatively undervalued. Generally, this type of valuation is a lot easier and quicker to do than the absolute valuation methods, which is why many investors and analysts start their analysis with this method.

Ngược lại các mô hình định giá tuyệt đối, mô hình định giá tương đối so sánh công ty đang bàn với những công ty tương tự khác. Những phương pháp này thường đòi hỏi phải tính bội số hoặc tỷ số, chẳng hạn bội số giá trên thu nhập (P/E), và so sánh chúng với bội số của các công ty có thể so sánh được khác. Ví dụ, nếu bội số giá trên thu nhập (P/E) của công ty bạn đang cố gắng định giá mà thấp hơn bội số P/E của một công ty có thể so sánh nào đó, thì công ty ấy có thể được cho là bị định giá tương đối thấp. Nhìn chung, loại định giá này thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều các phương pháp định giá tuyệt đối, đây là lý do tại sao nhiều nhà đầu tư và chuyên gia phân tích sử dụng nó.

Let's take a look at some of the more popular valuation methods available to investors, and see when it is appropriate to use each model.

Chúng ta hãy tìm hiểu một số phương pháp định giá phổ biến hơn, có sẵn cho nhà đầu tư, và xem khi nào sử dụng chúng thì thích hợp.

'cúng̀

Dividend Discount Model (DDM)

Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM)

The dividend discount model (DDM) is one of the most basic of the absolute valuation models. The dividend model calculates the "true" value of a firm based on the dividends the company pays its shareholders. The justification for using dividends to value a company is that dividends represent the actual cash flows going to the shareholder, thus valuing the present value of these cash flows should give you a value for how much the shares should be worth. So, the first thing you should check if you want to use this method is if the company actually pays a dividend.

Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM) là một trong những mô hình cơ bản nhất về định giá tuyệt đối. Mô hình cổ tức tính giá trị "thực" của một doanh nghiệp dựa trên cổ tức doanh nghiệp này trả cho các cổ đông của mình. Lý lẽ cho việc sử dụng cổ tức để định giá công ty là cổ tức đại diện cho các luồng tiền mặt trên thực tế đến với cổ đông, do đó định giá giá trị hiện tại các dòng tiền này sẽ cho bạn biết giá trị cổ phiếu đáng là bao nhiêu. Vì thế, nếu bạn muốn dùng phương pháp này, điều đầu tiên cần kiểm tra là công ty thực sự có trả cổ tức hay không.

Secondly, it is not enough for the company to just a pay dividend; the dividend should also be stable and predictable. The companies that pay stable and predictable dividends are typically mature blue-chip companies in mature and well-developed industries. These type of companies are often best suited for this type of valuation method. For instance, take a look at the dividends and earnings of company XYZ below and see if you think the DDM model would be appropriate for this company:

Thứ hai, nếu chỉ là công ty có trả cổ tức thôi thì chưa đủ; mà cổ tức còn phải ổn định và có thể ước tính được. Những công ty trả cổ tức ổn định và có thể ước tính được thường là những công ty lớn hàng đầu, đang phát đạt thuộc những ngành rất phát triển và thịnh vượng. Những công ty như vậy thường thích hợp nhất với loại phương pháp định giá này. Chẳng hạn, hãy nhìn vào cổ tức và lợi nhuận của công ty XYZ dưới đây và thấy rằng mô hình chiết khấu cổ tức (DDM) phù hợp với nó:

 

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Dividends Per Share

$0.50

$0.53

$0.55

$0.58

$0.61

$0.64

Earnings Per Share

$4.00

$4.20

$4.41

$4.63

$4.86

$5.11

 

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

0,50 đô-la

0,53 đô-la

0,55 đô-la

0,58 đô-la

0,61 đô-la

0,64 đô-la

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

4,00 đô-la

4,20 đô-la

4,41 đô-la

4,63 đô-la

4,86 đô-la

5,11 đô-la

In this example, the earnings per share are consistently growing at an average rate of 5%, and the dividends are also growing at the same rate. This means the firm's dividend is consistent with its earnings trend which would make it easy to predict for future periods. In addition, you should check the payout ratio to make sure the ratio is consistent. In this case the ratio is 0.125 for all six years which is good, and makes this company an ideal candidate for the dividend model.

Trong ví dụ này, lợi nhuận mỗi cổ phiếu đang tăng trưởng ổn định với tốc độ bình quân 5% và cổ tức cũng tăng giống như vậy. Nghĩa là cổ tức của công ty phù hợp với xu hướng lợi nhuận của nó - giúp dễ dàng dự đoán tương lai. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra tỷ lệ chi trả cổ tức để chắc chắn tỷ lệ đó trước sau như một. Nếu tỷ lệ chi trả là 0,125 đều trong 6 năm - tỷ lệ rất tốt, thì trường hợp công ty này ta sử dụng mô hình cổ tức sẽ là lý tưởng.

Discounted Cash Flow Model (DCF)

Mô hình luồng tiền mặt chiết khấu ( DCF )

What if the company doesn't pay a dividend or its dividend pattern is irregular? In this case, move on to check if the company fits the criteria to use the discounted cash flow model. Instead of looking at dividends, the DCF model uses a firm's discounted future cash flows to value the business. The big advantage of this approach is that it can be used with a wide variety of firms that don't pay dividends, and even for companies that do pay dividends, such as company XYZ in the previous example.

Nếu công ty không trả cổ tức hoặc cổ tức trả không đều đặn thì sao? Trong trường hợp này, hãy tiếp tục kiểm tra xem công ty đó có phù hợp với các tiêu chuẩn sử dụng mô hình luồng tiền mặt chiết khấu hay không. Thay vì xem xét cổ tức, mô hình luồng tiền mặt chiết khấu (DCF) sử dụng những luồng tiền mặt trong tương lai được chiết khấu của doanh nghiệp để định giá doanh nghiệp. Ưu điểm lớn của phương pháp này là có thể sử dụng cho nhiều doanh nghiệp không trả cổ tức, và thậm chí cho cả những công ty có trả cổ tức, chẳng hạn công ty XYZ trong ví dụ trên.

The DCF model has several variations, but the most commonly used form is the Two-Stage DCF model. In this variation, the free cash flows are generally forecasted for five to ten years, and then a terminal value is calculated to account for all the cash flows beyond the forecast period. So, the first requirement for using this model is for the company to have predictable free cash flows, and for the free cash flows to be positive. Based on this requirement alone, you will quickly find that many small high-growth firms and non-mature firms will be excluded due to the large capital expenditures these companies generally face.

Mô hình DCF có một số biến thể, nhưng hình thức thông dụng nhất là mô hình luồng tiền mặt chiết khấu hai giai đoạn. Trong biến thể này, các luồng tiền tự do thường được dự báo 5 đến 10 năm, và sau đó giá trị còn lại ở cuối kỳ dự báo được tính để phát hiện ra tất cả các luồng tiền ngoài thời gian dự báo. Vì vậy, yêu cầu đầu tiên của việc sử dụng mô hình này là công ty có những luồng tiền tự do có thể dự báo, và những luồng tiền tự do ấy là luồng tiền dương. Chỉ căn cứ vào mỗi yêu cầu ấy thôi, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra nhiều công ty nhỏ tăng trưởng cao và những công ty không lớn mạnh sẽ bị loại trừ vì những khoản chi tiêu đầu tư lớn họ thường phải đối mặt.

For example, take a look at the simplified cash flows of the following firm:

Ví dụ, hãy xem xét những luồng tiền mặt được giản hoá của doanh nghiệp sau:

 

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Operating Cash Flow

438

789

1462

890

2565

510

Capital Expenditures

785

995

1132

1256

2235

1546

Free Cash Flow

-347

-206

330

-366

330

-1036

 

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh

438

789

1462

890

2565

510

Chi tiêu đầu tư

785

995

1132

1256

2235

1546

Luồng tiền tự do

-347

-206

330

-366

330

-1036

In this snapshot, the firm has produced increasing positive operating cash flow, which is good. But you can see by the high level of capital expenditures that the company is still investing a lot of its cash back into the business in order to grow. This results in negative free cash flows for four of the six years, and would make it extremely difficult or impossible to predict the cash flows for the next five to ten years. So, in order to use the DCF model most effectively, the target company should generally have stable, positive and predictable free cash flows. Companies that have the ideal cash flows suited for the DCF model are typically the mature firms that are past the growth stages.

Trong bản kê ngắn này, doanh nghiệp nọ đã tạo ra luồng tiền dương tăng dần từ hoạt động kinh doanh, điều đó rất tốt. Nhưng bạn có thể thấy qua mức độ chi tiêu đầu tư cao là công ty vẫn đang đầu tư nhiều tiền trở lại hoạt động kinh doanh để phát triển. Việc này dẫn đến những luồng tiền tự do âm 4 trong 6 năm, và sẽ gây rất nhiều khó khăn hoặc khiến cho không thể dự báo nổi các luồng tiền 5 đến 10 năm tiếp theo. Vì vậy, để sử dụng hiệu quả nhất mô hình DCF, công ty mục tiêu nói chung cần có luồng tiền mặt tự do dương, ổn định và có thể dự báo. Những công ty có các luồng tiền mặt lý tưởng thích hợp với mô hình DCF thường là những công ty lớn mạnh đã trải qua các giai đoạn tăng trưởng.

Comparables Method

Phương pháp so sánh

The last method we'll look at is sort of a catch-all method that can be used if you are unable to value the company using any of the other models, or if you simply don't want to spend the time crunching the numbers. The method doesn't attempt to find an intrinsic value for the stock like the previous two valuation methods do; it simply compares the stock's price multiples to a benchmark to determine if the stock is relatively undervalued or overvalued. The rationale for this is based off of the Law of One Price, which states that two similar assets should sell for similar prices. The intuitive nature of this method is one of the reasons it is so popular.

Phương pháp cuối cùng chúng ta tìm hiểu là loại phương pháp bao trùm có thể dùng khi bạn không thể định giá công ty bằng bất kì mô hình nào ở trên, hoặc trường hợp bạn chỉ đơn giản là không muốn tốn thời gian nghiền ngẫm những con số. Phương pháp này không cố tìm ra giá trị thực của cổ phiếu giống như hai phương pháp kia; nó chỉ so sánh bội số giá cổ phiếu với một chuẩn nào đó để xác định người ta định giá cổ phiếu tương đối cao hay thấp. Nguyên lý căn bản của phương pháp này được dựa trên quy luật một giá, phát biểu rằng 2 tài sản giống nhau phải bán đồng giá. Bản chất trực giác của phương pháp này là một trong những lý do vì sao nhiều người sử dụng nó.

The reason why it can be used in almost all circumstances is due to the vast number of multiples that can be used, such as the price-to-earnings (P/E), price-to-book (P/B), price-to-sales (P/S), price-to-cash flow (P/CF), and many others. Of these ratios though, the P/E ratio is the most commonly used one because it focuses on the earnings of the company, which is one of the primary drivers of an investments value.

Lý do phương pháp này có thể được mọi người sử dụng trong hầu hết mọi trường hợp là vì có thể sử dụng rất nhiều bội số, chẳng hạn, giá-trên-thu nhập (P/E), giá-trên-giá trị sổ sách (P/B), giá-trên-doanh thu (P/S), giá-trên-dòng tiền (P/CF), và nhiều bội số khác. Mặc dù nằm trong đám những tỷ số này, nhưng tỷ số giá trên thu nhập (P/E) là tỷ số thông dụng nhất vì nó tập trung vào lợi nhuận của công ty, một trong những động lực quan trọng nhất của giá trị đầu tư.

When can you use the P/E multiple for a comparison? You can generally use it if the company is publicly traded because you need the price of the stock and you need to know the earnings of the company. Secondly, the company should be generating positive earnings because a comparison using a negative P/E multiple would be meaningless. And lastly, the earnings quality should be strong. That is, earnings should not be too volatile and the accounting practices used by management should not distort the reported earnings drastically.

Khi nào bạn có thể dùng bội số P/E để so sánh? Nói chung bạn có thể sử dụng nó khi công ty được giao dịch trên thị trường chứng khoán vì bạn cần giá cổ phiếu và cần biết lợi nhuận của công ty. Thứ hai, công ty phải đang có lợi nhuận dương vì nếu so sánh mà sử dụng bội số P/E âm thì sẽ vô nghĩa. Và cuối cùng, chất lượng lợi nhuận phải tốt. Như vậy, lợi nhuận phải thật ổn định và các phương pháp kế toán lãnh đạo công ty sử dụng không được bóp méo trầm trọng lợi nhuận báo cáo.



These are just some of the main criteria investors should look at when choosing which ratio or multiples to use. If the P/E multiple cannot be used, simply look at using a different ratio such as the price-to-sales multiple.

Đây chỉ là một vài trong số các tiêu chuẩn chính nhà đầu tư nên xem xét khi chọn dùng tỷ lệ hay bội số nào. Nếu không thể sử dụng bội số P/E, thì đơn giản là xem xét dùng một tỷ số khác chẳng hạn như bội số giá-trên-doanh thu.

The Bottom Line

Kết luận

 

No one valuation method is perfect for every situation, but by knowing the characteristics of the company, you can select a valuation method that best suits the situation. In addition, investors are not limited to just using one method. Often, investors will perform several valuations to create a range of possible values or average all of the valuations into one.

Không có một phương pháp định giá nào hoàn hảo với mọi tình huống, nhưng nếu bạn biết được các đặc điểm của công ty thì có thể lựa chọn một phương pháp định giá thích hợp nhất với trường hợp đó. Ngoài ra, các nhà đầu tư có rất nhiều phương pháp khác nhau để sử dụng. Trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư sẽ định giá một vài lần nhằm tạo ra một loạt giá trị khả dĩ hoặc lấy giá trị bình quân.

 
Đăng bởi: Binh-toong
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.