Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
What is cholesterol?
Cholesterol là gì?
Burgers. Bacon. Cheese fries. What do they have in common (besides being some people's idea of delicious)? They're all high in cholesterol.
Bánh hăm-bơ-gơ. Thịt muối xông khói. Khoai tây chiên phô-mai. Tất cả các món ấy đều có chung điểm gì (ngoài ý kiến của một số người là ngon)? Hết thảy đều có hàm lượng cholesterol cao.

Cholesterol and where it lurks

Burgers. Bacon. Cheese fries. What do they have in common (besides being some people's idea of delicious)? They're all high in cholesterol.

Cholesterol và nơi ẩn nấp

Bánh hăm-bơ-gơ. Thịt muối xông khói. Khoai tây chiên phô-mai. Tất cả các món ấy đều có chung điểm gì (ngoài ý kiến của một số người là ngon)? Hết thảy đều có hàm lượng cholesterol cao.

Cholesterol, a waxy substance produced by the liver and found in certain foods, is needed to make vitamin D and some hormones, build cell walls, and create bile salts that help you digest fat. Actually, your liver produces about 1,000 milligrams of cholesterol a day, enough cholesterol so that if you never touched another cheese fry, you'd be OK. But it's hard to avoid cholesterol entirely because so many foods contain it.

Cholesterol, là một chất giống như sáp do gan tiết ra và có trong nhiều loại thức ăn, cần thiết để tổng hợp vitamin D và một số hoóc-môn, làm thành tế bào, sản sinh muối mật giúp bạn tiêu hoá được chất béo. Thực ra thì, gan của bạn tạo ra chừng 1.000 mi-li-gam cholesterol/ngày – đây là một lượng cholesterol đủ để bạn không cần “sờ” tới món khoai tây chiên phô mai, nhưng cơ thể bạn cũng thấy ổn. Nhưng rất khó có thể kiêng được cholesterol hoàn toàn bởi quá nhiều món ăn chứa thành phần cholesterol trong đó.

Too much cholesterol in the body can lead to serious problems like heart disease. Many factors can contribute to high cholesterol, but the good news is there are things you can do to control them.

Quá nhiều cholesterol trong cơ thể có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng chẳng hạn như tim mạch. Nhiều yếu tố có thể góp phần tạo nên cholesterol cao, nhưng tin mừng là bạn cũng có thể có nhiều cách để kiểm soát hàm lượng cholesterol đó trong cơ thể mình.

Lipids are fats that are found throughout the body. Cholesterol, a type of lipid, is found in foods from animal sources. This means that eggs, meats, and whole-fat dairy products (including milk, cheese, and ice cream) are loaded with cholesterol — and vegetables, fruits, and grains contain none.

Li-pít là mỡ ở khắp cơ thể chúng ta. Cholesterol là một loại li-pít có trong nhiều loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật; gồm trứng, thịt, và các sản phẩm làm từ sữa 100% chất béo (như sữa, phô-mai, và kem) rất nhiều cholesterol — rau, trái cây, và ngũ cốc không chứa cholesterol.

The liver produces about 1,000 milligrams of cholesterol a day, and you probably consume about 150 to 250 milligrams in the foods you eat.

Gan sản sinh khoảng 1.000 mi-li-gam cholesterol/ngày, và bạn cũng có thể hấp thụ vào cơ thể khoảng 150 đến 250 mi-li-gam trong các loại thức ăn hằng ngày.

Because cholesterol can't travel alone through the bloodstream, it has to combine with certain proteins. These proteins act like trucks, picking up the cholesterol and transporting it to different parts of the body. When this happens, the cholesterol and protein form a lipoprotein together.

Vì cholesterol không tự đi qua máu được nên nó phải kết hợp với một số loại prô-tê-in nào đó. Những prô-tê-in này hoạt động y như những xe tải, lấy cholesterol và vận chuyển đến nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể. Khi thực hiện điều này thì cholesterol và prô-tê-in đã cùng nhau hình thành nên prô-tê-in li-pít.

The two most important types of lipoproteins are high-density lipoproteins (or HDL) and low-density lipoproteins (or LDL). You've probably heard people call LDL cholesterol "bad cholesterol" and HDL cholesterol "good cholesterol" because of their very different effects on the body. Most cholesterol is LDL cholesterol, and this is the kind that's most likely to clog the blood vessels, keeping blood from flowing through the body the way it should.

Hai loại prô-tê-in li-pít quan trọng nhất là prô-tê-in li-pít hàm lượng cao (hoặc HDL) và prô-tê-in li-pít hàm lượng thấp (hoặc được gọi là LDL). Ắt bạn cũng đã nghe nói cholesterol LDL là “cholesterol có hại” và cholesterol HDL là “cholesterol có lợi” bởi tác dụng rất khác nhau của chúng đối với cơ thể người. Phần lớn cholesterol là cholesterol LDL, và đây là loại cholesterol rất có khả năng làm nghẽn mạch máu, làm cho máu không lưu thông khắp cơ thể như bình thường.

On the other hand, HDL cholesterol removes cholesterol from the blood vessels and carries it back to the liver, where it can be processed and sent out of the body.

Mặt khác, cholesterol HDL lọc cholesterol ra khỏi mạch máu và vận chuyển ngược trở lại cho gan, nơi đây nó có thể được xử lý và bài tiết ra ngoài cơ thể.

Why do people worry about high cholesterol?

When you have too much cholesterol, it can be dangerous to your health. When LDL cholesterol levels are high, cholesterol is deposited on the walls of arteries and forms a hard substance called plaque. Over time, plaque causes the arteries to become narrower, decreasing blood flow and causing a condition called atherosclerosis, or hardening of the arteries.

Tại sao người ta lo lắng về hàm lượng cholesterol cao?

Khi cơ thể bạn có quá nhiều cholesterol thì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Khi nồng độ cholesterol LDL cao, cholesterol lắng lại ở thành động mạch và tạo thành một chất cứng được gọi là mảng bám. Dần dần, mảng bám này làm động mạch trở nên hẹp hơn, làm giảm lưu thông máu và gây nên bệnh được gọi là bệnh xơ vữa động mạch, hoặc bệnh xơ cứng động mạch.

When atherosclerosis affects the coronary arteries (the blood vessels that supply the muscles of the heart), the condition is called coronary artery disease, which puts a person at risk for having a heart attack. When atherosclerosis affects the blood vessels that supply the brain, the condition is called cerebral vascular disease, which puts a person at risk of having a stroke.

Khi động mạch vành bị xơ vữa động mạch (động mạch vành là các mạch máu “tiếp tế” cho cơ tim), thì bệnh được gọi là bệnh động mạch vành, làm cho bệnh nhân có nguy cơ đau tim. Khi các mạch máu cung cấp máu cho não bị xơ vữa động mạch thì bệnh được gọi là bệnh mạch não, làm cho bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ.

Atherosclerosis may also block blood flow to other vital organs, including the kidneys and intestines. This is why it's so important to start paying attention to cholesterol levels as a teen — you can delay or prevent serious health problems in the future.

Xơ vữa động mạch cũng có thể ngăn lưu thông máu đến các cơ quan quan trọng khác, như thận và ruột. Đây là lý do phải nên bắt đầu chú ý đến hàm lượng cholesterol ở lứa tuổi thanh thiếu niên – bạn có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng xảy ra trong tương lai.

What causes high LDL cholesterol levels?

Some of the factors that can lead to high cholesterol are:

Overweight — Excess weight has been linked with high cholesterol levels.

Heredity — If cholesterol problems or heart disease run in your family, you are at a higher risk for having problems.

Diet — Remember the saying "you are what you eat"? Avoid foods that are high in cholesterol, saturated fat, and trans fat, all of which increase cholesterol levels and your risk of developing heart disease.

Age — The risk of high cholesterol increases as you get older.

      Physical activity tends to increase HDL levels, which reduces your chance of developing heart disease.

Nguyên nhân làm cho nồng độ cholesterol LDL tăng cao là gì?

Một số yếu tố có thể làm cho cholesterol tăng cao:

Béo phì – Thừa cân có liên quan đến hàm lượng cholesterol tăng cao.

Di truyền – Nếu các vấn đề về cholesterol hoặc tim mạch di truyền trong gia đình bạn thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Chế độ dinh dưỡng – Bạn có nhớ người ta hay nói “Ăn sao thì người vậy” không? Nên tránh các thức ăn nhiều cholesterol, chất béo bão hoà, và trans fat (a-xít béo chuyển hoá), tất cả các chất ấy làm tăng hàm lượng cholesterol và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch cho bạn.

Tuổi tác – Nguy cơ tăng cholesterol tỉ lệ thuận với tuổi tác. 

Hoạt động thể lực có khuynh hướng làm tăng hàm lượng cholesterol HDL, làm giảm nguy cơ bệnh tim của bạn.

What can I do to lower my cholesterol?

Some people who have high cholesterol levels need to be on medication as part of their treatment to lower it. Although most teens won't need to take medication to lower their cholesterol, it's still important to keep cholesterol in check because plaques can start to form during the teen years. To see if you have high cholesterol, talk to your doctor, who can test your cholesterol levels by drawing a sample of your blood.

Tôi có thể làm gì để giảm nồng độ cholesterol?

Một số người có nồng độ cholesterol cao cần phải được sử dụng thuốc khi điều trị để làm giảm cholesterol. Mặc dù phần đông thanh thiếu niên đều không cần phải uống thuốc để hạ cholesterol, nhưng vẫn phải nên kiểm soát cholesterol bởi mảng bám có thể bắt đầu từ lứa tuổi này. Để biết có bị cholesterol cao hay không, bạn nên nói chuyện với bác sĩ, bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ cholesterol cho bạn bằng cách lấy một mẫu máu để làm xét nghiệm.

You can't change your genes but there are things you can do now to decrease your risk for heart disease later.

Bạn không thay đổi được gien của mình, nhưng hiện có nhiều cách mà bạn có thể làm để làm giảm nguy cơ bệnh tim về sau.

The American Heart Association recommends that cholesterol intake should be less than 300 milligrams a day, total fat intake should be 30% or less of your total calories, saturated fat should be 10% or less of the total daily calories, and trans fats should be less than 1% of the total calories you consume.

Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị hàm lượng cholesterol hấp thu nên dưới 300 mi-li-gam/ngày, tổng lượng chất béo hấp thụ nên ở mức 30% trở xuống so với tổng ca-lo của mình, chất béo bão hoà nên ở mức 10% trở xuống so với tổng ca-lo hằng ngày, và trans fats (axít béo chuyển hoá) nên ở mức dưới 1% tổng ca-lo mà bạn tiêu thụ.

Also, maintain a healthy weight and get moving. Regular aerobic exercise — stuff like biking, walking, and swimming — strengthens your heart, lowers cholesterol, and helps you to lose excess weight. For people who smoke, quitting can help decrease the risk of heart disease.

Bên cạnh đó, bạn nên duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và hãy luôn vận động. Chế độ tập luyện thể dục nhịp điệu thường xuyên – chẳng hạn như đạp xe đạp, đi bộ, và bơi lội – làm cho tim bạn khỏe mạnh hơn, làm giảm cholesterol, và giúp bạn giảm cân thừa. Đối với người hút thuốc thì việc bỏ thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim.

Healthy tips

Here are some helpful tips you can try:

* Eat a diet that contains many low-cholesterol foods: fruits, veggies, whole grains (like breads and cereals), legumes (beans), and fish.

Các bí quyết khỏe mạnh

Dưới đây là một số bí quyết hữu ích mà bạn có thể sử dụng:

* Nên có một chế độ dinh dưỡng nhiều thức ăn có hàm lượng cholesterol thấp như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt (như bánh mì và ngũ cốc), rau đậu, và cá.

* Eat a diet that is low in saturated and trans fat. Replace saturated and trans fats with unsaturated fats. Use liquid vegetable oil or trans fat-free margarine instead of butter, shortening, or stick margarine. Stay away from products that contain hydrogenated vegetable oils.

* Nên có một chế độ dinh dưỡng hạn chế chất béo bão hoà và axit béo chuyển hoá. Hãy thay chất béo bão hoà và axit béo chuyển hoá bằng chất béo chưa bão hoà. Hãy sử dụng dầu thực vật lỏng hoặc mác-ga-rin không có axit béo chuyển hoá thay vì dùng bơ, mỡ pha, hoặc mác-ga-rin cứng dạng khối. Bạn nên tránh xa các sản phẩm chứa dầu thực vật đã bị hy-đrô hoá.

* If you eat meat, try using lean meats and skinless poultry. Make sure you trim off all noticeable fat before cooking and drain the fat from the pan after browning meats.

* Nếu ăn thịt, bạn nên cố sử dụng thịt nạc và thịt gia cầm không da. Phải đảm bảo cắt hết những chỗ mỡ có thể nhìn thấy được trước khi nấu và hãy làm ráo hết dầu mỡ khỏi chảo sau khi rán vàng thịt.

* Instead of frying, try boiling, broiling, baking, roasting, poaching, steaming, or sautéing.

* Thay vì chiên, bạn nên thử ăn luộc, nướng, quay, kho/rim, hấp, hoặc chiên áp chảo (chiên nhanh).

* Instead of whole milk, use low-fat or nonfat milk, which contains all the nutrients without all the fat. Choose other low-fat or nonfat dairy products including yogurt, cheese, and cottage cheese. You can also substitute low-fat buttermilk or yogurt in recipes that call for cream cheese or sour cream.

* Thay vì sử dụng sữa nguyên chất, bạn nên dùng sữa ít chất béo hoặc không chất béo, chứa tất cả các dưỡng chất mà không có một chút chất béo nào. Hãy chọn các sản phẩm làm từ sữa ít chất béo hoặc không chất béo khác như sữa chua, phô-mai, và phó-mát làm từ sữa đã gạn kem. Bạn cũng có thể thay thế sữa chua ít chất béo hoặc sữa chua được làm bằng phó-mát làm bằng sữa không gạn bớt kem hoặc kem chua.

* Use trans-fat-free margarine.

* Nên sử dụng bơ thực vật không chứa trans-fat (không chứa axít chuyển hoá).

* Instead of meat, use different sources of protein including fish, beans, peas, nuts, and tofu or other soy products.

* Thay vì sử dụng thịt, bạn nên dùng nhiều nguồn cung cấp prô-tê-in khác như cá, đậu, quả hạch, và đậu hũ hay các sản phẩm làm từ đậu nành khác.

* Instead of eggs, try just egg whites or cholesterol-free commercial egg substitutes.

* Thay vì ăn trứng, bạn nên cố chỉ sử dụng lòng trắng trứng hoặc các sẩn phẩm thay thế trứng được bán mà không chứa cholesterol.

* Pass on commercially prepared baked goods, which are often made with hydrogenated oils or trans fats.

* Ngừng sử dụng bánh được nướng sẵn được bán trên thị trường, thường được chế biến bằng dầu đã bị hy-đrô hoá hoặc axít béo chuyển hoá.  

* Looking for snacks that are low in fat and cholesterol? Try fruits, raw veggies and low-fat whole-grain crackers, plain unsalted popcorn or pretzels, gelatin, or low-fat yogurt.

* Bạn đang tìm đồ ăn vặt ít chất béo và ít cholesterol? Hãy thử ăn trái cây, rau sống và bánh quy giòn làm bằng ngũ cốc nguyên hạt ít chất béo, bỏng ngô thường không muối hoặc bánh quy cây không muối, giê-la-tin, hoặc sữa chua ít chất béo.

If you are concerned about cholesterol and heart disease, talk to your doctor. Visit the American Heart Association's website, which contains lots of information as well as easy low-cholesterol recipes for you to try at home. Although not all the factors contributing to heart disease and high cholesterol can be controlled, many can. Start taking care of your body now and it will thank you in the future.

Nếu lo lắng về cholesterol và bệnh tim của mình thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Hãy ghé thăm website của Hội Tim mạch Hoa Kỳ - nơi đây cung cấp nhiều thông tin cũng như nhiều công thức chế biến thức ăn ít cholesterol dễ dàng cho bạn có thể làm ở nhà. Mặc dù không phải tất cả các yếu tố đều góp phần gây nên bệnh tim và cholesterol tăng cao có thể kiểm soát được, nhưng nhiều yếu tố đó có thể thực hiện được. Hãy nên bắt đầu chăm sóc cho cơ thể mình ngay bây giờ, cơ thể bạn sẽ cảm ơn bạn trong tương lai cho xem.

 
Đăng bởi: hoangti
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.